Hòa thượng thuộc dòng thiền Lâm Tế gia phổ đời thứ 39, pháp danh Ngộ Đạo hiệu Từ Vân. Thế danh Đinh Công Thân, sinh năm Bính Dần (1866) niên hiệu Tự Đức năm thứ 20, tại làng Định Yên, Lấp Vò (nay thuộc tỉnh Đồng Tháp). Thân phụ là cụ ông Đinh Công Thành và hiền mẫu là cụ bà Lê Thị Hoài. Gia đình 7 anh em, Ngài thứ tư. Sinh trong gia đình có truyền thống đạo Phật.

	Tiểu sử Hòa thượng Thích Từ Vân (1866 – 1934)

Tiểu sử Hòa thượng Thích Từ Vân (1866 – 1934)

 Thuở nhỏ Ngài tỏ vẻ khác hơn các trẻ khác, không thích ăn sang mặc đẹp, ít nô đùa, ưa trầm tư và ham đọc sách Thánh Hiền.

Năm Bính Tuất (1886) niên hiệu Đồng Khánh năm thứ 2, vừa tròn 21 tuổi, sau khi đi chiêm bái vùng thất sơn Châu Đốc, bổng nhiên Bồ Đề tâm hoa khai, Ngài đến An Phước Tự tại quê nhà cầu lão Tổ Đạt Hóa hiệu Nguyên Hòa làm Bổn Sư Hòa thượng cạo tóc xuất gia và ban pháp danh Ngộ Đạo hiệu Từ Vân.

Năm Mậu Tý (1888) niên hiệu Đồng Khánh năm thứ 4, Ngài thọ giới Sa Di tại giới đàn An Phước do Thiền sư Minh Thông hiệu Hải Huệ đương vi Đường đầu Hòa thượng, Ngài Phổ Minh đương vi Yết Ma A xà lê, Ngài Đạt Hóa đương vi Giáo Thọ A xà lê.

Năm Tân Mão (1891) niên hiệu Thành Thái năm thứ 3, Ngài đăng đàn thọ Tỳ kheo, Bồ tát giới tại giới đàn Tiên Thiện – Từ Lâm nơi Tổ đình Phước Hưng, Sa Đéc do Thiền sư Minh Thông hiệu Hải Huệ đương vi Đường đầu Hòa thượng, Thiền sư Hải Huệ hiệu Chân Giác đạo nhân (HT. Tổ Mẹ Nội) đương vi Yết Ma A xà lê, Thiền sư Như Khả hiệu Chơn Truyền đương vi Giáo thọ A xà lê.

Và sau đó Ngài vâng lệnh Hòa thượng  Bổn về lo Phật sự ở Tổ đình Tân Long, Làng Tân Thuận Tây, Cao Lãnh (nay thuộc Tp. Cao Lãnh).

Năm Ất Tỵ (1905) niên hiệu Thành Thái năm thứ 7, Hòa thượng Bổn sư Viên tịch, lo tang lễ hiếu sự xong, Ngài tiếp tục kế nghiệp Phật sự Tổ đình Tân Long.

Năm Ất Mão (1915) niên hiệu Duy Tân năm thứ 9, Ngài bắt đầu mở trường Gia giáo dạy học và chuẩn bị khắc Mộc bản Kinh, Luật . . .

Năm Kỷ Mùi (1919) niên hiệu Khải Định năm thứ 4, Đại Giới Đàn Minh Phước tổ chức tại Tổ đình Phước Hưng, Sa Đéc. Ngài được cung thỉnh đương vi Đường đầu Hòa thượng, Ngài Bửu Phước Khai Sơn Phước Ân Tự đương vi Tuyên luật sư Yết ma A xà lê, Ngài Vạn Hiển Trụ trì Phước Hưng đương vi Giáo thọ A xà lê.

Năm Tân Dậu (1921) niên hiệu Khải Định năm thứ 6, Ngài tiếp tục xây thêm Tăng xá, tiện nghi phòng ốc để tiếp Tăng chúng tứ phương tụ hội học tu. Giáo dục đào tạo Tăng tài, trong đó xuất sắc nhất là Huệ Quang đắc pháp và sau này được cung thỉnh lên ngôi Hòa thượng Thượng thủ Giáo hội Tăng Già Nam Việt.

Năm Giáp Tý (1924) niên hiệu Khải Định năm thứ 9, Ngài sang Ấn Độ chiêm bái Phật tích và các nước : Trung Quốc, Thái Lan, Miến Điện, Lào, Campuchia để nghiên cứu tình hình chấn hưng Phật giáo thế giới trong khu vực.

Năm Bính Dần (1926) niên hiệu  Bảo Đại năm thứ 2, Đại giới Đàn Nguyên Hòa tổ chức tại Bổn Tự Tân Long, Ngài đương vi Đường đầu Hòa Thượng, trong giới tử của đàn giới này có Ngài Thích Thành Đạo đắc giới.

Năm Đinh Mão (1927) niên hiệu Bảo Đại năm thứ 3, Đại giới đàn Minh Phước tại Tổ đình Phước Hưng, Sa Đéc Ngài được cung thỉnh đương vi Đường đầu Hòa thượng, Ngài Bửu Phước đương vi Yết ma A xà lê, Ngài Vạn Hiển đương vi Giáo thọ A xà lê. Sau đó, Ngài sang Lào dự Đại hội Phật Giáo khu vực.

Năm Canh Ngọ (1930) niên hiệu Bảo Đại năm thứ 6, Đại giới đàn Nguyên Hòa tại Bổn tự Tân Long, Ngài đương vi Đường đầu Hòa thượng, Ngài Bửu Phước đương vi Yết ma A xà lê, Ngài Vạn Hiển đương vi Giáo thọ A xà lê.

Duyên Ta bà quả mãn, thuận thế vô thường, sinh diệt quy luật, Ngài an nhiên tọa hóa vào ngày 25 tháng 5 năm Giáp Tuất (06 -06 – 1934) niên hiệu Bảo Đại năm thứ 10.

Trụ thế 68 Xuân. Pháp lạp 40 Hạ, Trụ trì 43 Đông.

Lúc sinh tiền Ngài đào tạo chúng đệ tử học điêu khắc để chế tác mộc bản các Kinh, Luật, Luận hiện đang tàng bản ở Tổ đình Tân Long :

-  Sa di Luật giải
-  Trường hàng Luật
-  Quy Sơn cảnh sách
-  Kim Cang Kinh
-  Quy Nguyên trực chỉ
-   Hứa sử truyện

Ngoài ra Ngài đã phỏng dịch diễn nôm các bài Sám :

-  Khuyến Tu Tịnh Độ . . .

Cuộc đời hạnh hóa đạo của Ngài rất bình dị, chân tu thật học, nghiêm trì giới luật, là một trong những vị tạo tiền đề cho cuộc chấn hưng Phật giáo Nam bộ và Huệ Quang Hòa thượng tiếp tục theo gương sáng của Ngài, hợp tác với Hòa thượng Khánh Hòa cùng phát động phong trào chấn hưng Phật giáo.

Chúng đệ tử xuất gia với Ngài như :

Tịnh Đắc, Tịnh Nhãn, Tịnh Toàn, Tịnh Trí, Tịnh Thắng, Tịnh Tu, Tịnh Tư, Tịnh Kiên, Tịnh Nghiêm (Khai sơn chùa Thành Hoa, huyện Chợ Mới, An giang, tục gọi là Đạo Nằm), Tịnh Lý, Tịnh Huệ, Pháp Lý, Pháp Tư . . .

Thích Vân Phong kính biên soạn


Về Menu

Tiểu sử Hòa thượng Thích Từ Vân (1866 – 1934)

Quả Để khỏe Cho mà tu tanh quan am 1 O nit ý nghĩa của các vật phẩm cúng dường Món chay Xíu mại sa kê củ sen rồng Vài nét về sơ tổ sáng lập dòng phan 7 pham ve tam phap cu 33 tim hieu y phuc phat giao nguyen thuy nam tong phat phap 9 lưu ý để giảm nguy cơ ung thư 3 cây chổi quét sạch mọi âu lo chùa châu lâm chương xii về trí bân và giải hàn Thầy bài kệ pháp phái thiên đồng đăklăk khoa tu mua he hÃn nỗi bất an của người mẹ 达赖和班禅有啥区别 chua bao lam phap sau phap tao nen su hoa hop trong doi song cong điều de Thay đổi độ cao đột ngột có thể gây video sơ lược tiểu sử ht thích trí tim hieu cong hanh cua bo tat quan the am du già thỉnh tượng đồng bổn sư lớn nhất đuổi bắt hạnh phúc giao duc ngay nay duoi goc nhin phat giao chuong v khuong tang hoi Đạo đức kinh doanh theo Phật giáo trẻ tự kỷ dễ mắc các bệnh đường dấu chân chợ tết Cảm trên nền nhạc Contemplation Tỉ lệ ung thư thế giới đang giảm dần Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ Ăn chay cùng thực khách Tây Thêm 7 chất vào danh sách các chất gây tu trải nghiệm không gian thờ cúng bằng Đức tin mầu nhiệm Thiền rửa chén chờ thần chết ý nghĩa của sự cầu nguyện chuong bon phap gioi luat thu