Giác Ngộ - Lịch sử và hành trang của Tổ Sư Pháp Hóa đã có nhiều công trình biên soạn và ấn hành nhưng không trùng khớp mà đến nay vẫn chưa có một cuộc hội thảo khoa học nào ở Tỉnh nhà Quảng Ngãi để thẩm định.

	Tổ Pháp Hóa – Tổ khai sơn tổ đình xưa nhất trên đất Quảng Ngãi

Tổ Pháp Hóa – Tổ khai sơn tổ đình xưa nhất trên đất Quảng Ngãi

Giác Ngộ - Lịch sử và hành trang của Tổ Sư Pháp Hóa đã có nhiều công trình biên soạn và ấn hành nhưng không trùng khớp mà đến nay vẫn chưa có một cuộc hội thảo khoa học nào ở Tỉnh nhà Quảng Ngãi để thẩm định.

Theo một số tài liệu và công trình nghiên cứu có tính thống nhất thì Ngài vốn có họ Lê tên Diệt (Duyệt), quê ở tỉnh Phúc Kiến – Trung Quốc; sinh năm 1670, húy là PHÁP HÓA Thượng Phật hạ Bảo. Theo Việt Nam Phật Giáo Sử Luận của Nguyễn Lang thì có lẽ Ngài sang Đại Việt cùng với Thiền sư Nguyên Thiều thời Chúa Nguyễn Phúc Trăn (1687 – 1691) khi sư Nguyên Thiều về lại Trung Quốc lần thứ 2.

TPH_resize.jpg

Tổ Pháp Hóa

Ngài đến Quảng Ngãi và ẩn tu nơi núi Hó – khai sơn chùa Thiên Ấn vào khoảng năm 1694, trước Hòa thượng Thạch Liêm sang Đại Việt 1 năm. Hơn 400 năm qua, Chùa Thiên Ấn đã trở thành ngôi Tổ đình rất xưa và lớn nhất của Phật giáo Quảng Ngãi, là nơi Tổ mạch phát tích duy nhất của lịch sử truyền thừa Phật giáo tỉnh Quảng Ngãi.

Đời Ngài, còn để lại Tổ đình Thiên Ấn một giếng thiêng, kì diệu đã trở thành huyền thoại ghi dấu trong ca dao xứ Quảng.

“Ông Thầy đào giếng trên non,
Đến khi có nước không còn tăm hơi”

Và năm Vĩnh Thịnh thứ 11 (1716) Tổ đình Thiên Ấn được chúa Nguyễn Phúc Chu ban biển ngạch “Sắc tứ Thiện Ấn tự”. Đồng thời, Tuần Vũ Nguyễn Cư Trinh (1716 – 1767) có bài thơ vịnh núi, chùa và chuông Thiên Ấn như sau:

“Phong cảnh nơi đây thật rất xinh
Niêm hà có Ấn của trời sinh
Xem kia dấu tích còn vuông vức
Nhận lại non sông rõ dạng hình
Cách thức còn in đồ Cổ Tự
Cỏ cây nào phụ tiếng Chuông linh
Châu Sa để dưới chân thờ mãi
Trấn chỉ sau lưng phía Cẩm Thành”
 

Đức Tổ thị tịch vào ngày 17 tháng Giêng năm Giáp Tuất 1754. Tháp mộ Ngài tọa lạc ở phía trái chánh điện trong vườn tháp Tổ Đình Thiên Ấn.

Kế thừa truyền thống “tiếp dẫn hậu lai” của Chư Tôn và những Tổ đình Phật Giáo Quảng Ngãi theo các Giới Đàn ở Chùa Bửu Lâm năm Kỷ Mão – 1759, Tổ đình Thiên Ấn năm Mậu Tuất – 1838, năm Quí Mão – 1903, Tổ đình Phước Quang năm Canh Thân – 1920, chùa Thạch Sơn năm Giáp Tuất – 1934… Năm nay, Kỷ Sửu thật là một nhân duyên rất lớn đối với Phật Giáo Tỉnh nhà, Ban Trị Sự Phật giáo Tỉnh Quảng Ngãi khai mở Đại Giới Đàn mang tên Đức Sơ Tổ của Phật giáo Quảng Ngãi. Đại Giới Đàn PHÁP HÓA hầu tưởng niệm hồng ân của Tổ Sư đã khai nguồn mạng mạch Đạo Phật trên quê hương Quảng Ngãi.

Ban tổ chức Đại giới đàn Pháp Hóa


Về Menu

Tổ Pháp Hóa – Tổ khai sơn tổ đình xưa nhất trên đất Quảng Ngãi

tim hieu ve chung ngo va vang sanh cuc lac 5 nghich ly khong the nguoc doi hon cua con nguoi Cõi Tránh những bệnh khi trời nắng nóng Khánh Hòa Tưởng niệm Tổ sư Phâ t tham quan bay ngoi chua doc dao o dai loan huy chìa 17 phan 2 chet mie quá cùng chiêm nghiệm những lời dạy sau Làm bắp cải cuốn cho mâm cỗ chay tứ đại thiên vương trong đạo phật là y niem ve hanh phuc Tuà năm yếu tố đạo đức mà chúng ta cần 惡曜意思 lời khuyên của đức đạt lai lạt ma nhÄ nghị hÓi L廙 7 Thanh Hóa Tưởng niệm Phật hoàng và chư Thân dau nam huong ve tam kheo vitamin biet Phát ôm và hôn mẹ là việc hằng ngày của bão nhung van nan tu su xung dot việt trinh tìm bình an nơi cửa phật Phật ngọc Dâng trào lòng kính ngưỡng bảo Trong gió lạnh đầu mùa toi muon nhin thay nu cuoi cua ban mua lu lai tran ve nhà thừa thiên huế long trọng khai mạc Hồn như Về Trung thu hoài ức và trăn trở chiem Khái niệm thời gian trong Phật giáo