Giác Ngộ - Lịch sử và hành trang của Tổ Sư Pháp Hóa đã có nhiều công trình biên soạn và ấn hành nhưng không trùng khớp mà đến nay vẫn chưa có một cuộc hội thảo khoa học nào ở Tỉnh nhà Quảng Ngãi để thẩm định.

	Tổ Pháp Hóa – Tổ khai sơn tổ đình xưa nhất trên đất Quảng Ngãi

Tổ Pháp Hóa – Tổ khai sơn tổ đình xưa nhất trên đất Quảng Ngãi

Giác Ngộ - Lịch sử và hành trang của Tổ Sư Pháp Hóa đã có nhiều công trình biên soạn và ấn hành nhưng không trùng khớp mà đến nay vẫn chưa có một cuộc hội thảo khoa học nào ở Tỉnh nhà Quảng Ngãi để thẩm định.

Theo một số tài liệu và công trình nghiên cứu có tính thống nhất thì Ngài vốn có họ Lê tên Diệt (Duyệt), quê ở tỉnh Phúc Kiến – Trung Quốc; sinh năm 1670, húy là PHÁP HÓA Thượng Phật hạ Bảo. Theo Việt Nam Phật Giáo Sử Luận của Nguyễn Lang thì có lẽ Ngài sang Đại Việt cùng với Thiền sư Nguyên Thiều thời Chúa Nguyễn Phúc Trăn (1687 – 1691) khi sư Nguyên Thiều về lại Trung Quốc lần thứ 2.

TPH_resize.jpg

Tổ Pháp Hóa

Ngài đến Quảng Ngãi và ẩn tu nơi núi Hó – khai sơn chùa Thiên Ấn vào khoảng năm 1694, trước Hòa thượng Thạch Liêm sang Đại Việt 1 năm. Hơn 400 năm qua, Chùa Thiên Ấn đã trở thành ngôi Tổ đình rất xưa và lớn nhất của Phật giáo Quảng Ngãi, là nơi Tổ mạch phát tích duy nhất của lịch sử truyền thừa Phật giáo tỉnh Quảng Ngãi.

Đời Ngài, còn để lại Tổ đình Thiên Ấn một giếng thiêng, kì diệu đã trở thành huyền thoại ghi dấu trong ca dao xứ Quảng.

“Ông Thầy đào giếng trên non,
Đến khi có nước không còn tăm hơi”

Và năm Vĩnh Thịnh thứ 11 (1716) Tổ đình Thiên Ấn được chúa Nguyễn Phúc Chu ban biển ngạch “Sắc tứ Thiện Ấn tự”. Đồng thời, Tuần Vũ Nguyễn Cư Trinh (1716 – 1767) có bài thơ vịnh núi, chùa và chuông Thiên Ấn như sau:

“Phong cảnh nơi đây thật rất xinh
Niêm hà có Ấn của trời sinh
Xem kia dấu tích còn vuông vức
Nhận lại non sông rõ dạng hình
Cách thức còn in đồ Cổ Tự
Cỏ cây nào phụ tiếng Chuông linh
Châu Sa để dưới chân thờ mãi
Trấn chỉ sau lưng phía Cẩm Thành”
 

Đức Tổ thị tịch vào ngày 17 tháng Giêng năm Giáp Tuất 1754. Tháp mộ Ngài tọa lạc ở phía trái chánh điện trong vườn tháp Tổ Đình Thiên Ấn.

Kế thừa truyền thống “tiếp dẫn hậu lai” của Chư Tôn và những Tổ đình Phật Giáo Quảng Ngãi theo các Giới Đàn ở Chùa Bửu Lâm năm Kỷ Mão – 1759, Tổ đình Thiên Ấn năm Mậu Tuất – 1838, năm Quí Mão – 1903, Tổ đình Phước Quang năm Canh Thân – 1920, chùa Thạch Sơn năm Giáp Tuất – 1934… Năm nay, Kỷ Sửu thật là một nhân duyên rất lớn đối với Phật Giáo Tỉnh nhà, Ban Trị Sự Phật giáo Tỉnh Quảng Ngãi khai mở Đại Giới Đàn mang tên Đức Sơ Tổ của Phật giáo Quảng Ngãi. Đại Giới Đàn PHÁP HÓA hầu tưởng niệm hồng ân của Tổ Sư đã khai nguồn mạng mạch Đạo Phật trên quê hương Quảng Ngãi.

Ban tổ chức Đại giới đàn Pháp Hóa


Về Menu

Tổ Pháp Hóa – Tổ khai sơn tổ đình xưa nhất trên đất Quảng Ngãi

华严经解读 ve Tiếng chuông 借香问讯 是 kh 雷坤卦 Chùa Phổ Đà Đà Nẵng Tưởng niệm húy nhật lần thứ 40 canh gioi lam giau cao nhat chinh la ton sung dao 5 điều cần biết về hiến tặng Phát hiện mới về Thái sư Trần Thủ gửi những đôi vợ chồng muốn chia tay 02 vo thuong su khao khat tim cau giac ngo cua nu gioi nuôi 饒益眾生 モダン仏壇 Bảo quản rau củ quả mui 仏壇 拝む 言い方 麓亭法师 13 triết lí nhân sinh nhất định phải Tiền Giang Tưởng niệm Thánh tổ Kiều Lễ giỗ Tổ Bồ Đề Đạt Ma tại หลวงป แสง Vấn đề trợ tử đồng nghĩa với loài vật ä½ æ 市町村別寺院数順位 Nguyen Thầy ơi con vẫn nhớ Người giảm cân cần lưu ý gì trong chế hoan Nhóm máu và nguy cơ mắc bệnh tim mạch Nhớ cảnh chùa xưa ç æŒ 横浜 永代供養墓 ba mau chuyen dao nghich 白佛言 什么意思 โภชปร ตร 一息十念 每年四月初八 中国佛度 Giải mã việc phụ nữ cao nên ăn nhiều зеркало кракен даркнет Trăm nhớ ngàn thương Viên ngọc luôn tỏa sáng của Phật giáo cửa Thịt đỏ