Đâu là con đường mòn ngày xưa Tổ đã đi qua, đâu là ngôi miếu mà Thành hoàng nhường lại cho Tổ làm nơi tọa thiền Tìm về Thiên Thai Thiền Tôn tự, nơi mà cách đây hơn 300 năm Tổ sư Thiệt Diệu Liễu Quán 1667 1742 đã tầm rong độ nhật để phát tích, khơi ng
Tổ sư Liễu Quán - Người khơi nguồn Đạo mạch xứ Đàng trong

Đâu là con đường mòn ngày xưa Tổ đã đi qua, đâu là ngôi miếu mà Thành hoàng nhường lại cho Tổ làm nơi tọa thiền... Tìm về Thiên Thai-Thiền Tôn tự, nơi mà cách đây hơn 300 năm Tổ sư Thiệt Diệu-Liễu Quán (1667-1742) đã tầm rong độ nhật để phát tích, khơi nguồn đạo mạch xứ Đàng Trong, lòng tôi bỗng nhiên trào dâng bao niềm xúc cảm với những suy tư cổ kim lẫn lộn.
Biết tìm ở đâu giữa vô vàn hỗn độn của thế cuộc đổi thay cùng với quy luật muôn đời chốn thiền môn vẫn là "nhạn quá trường không". Giờ đây chỉ còn lại chùa xưa Thiền Tôn là nguồn, cổ tháp rêu phong là cội. Chùa núi Thiền Tôn cũng đã bao lần trùng tu, mất dấu tích xưa. Biết tìm đâu thông điệp để giải mã nguồn cơn phát tích đạo mạch. Chợt nghe trong tiếng reo vi vu của những cội thông già lời tự tình "vạn pháp quy nhất, nhất quy hà xứ". Dòng chảy của đạo mạch vẫn tuôn trào theo nhật nguyệt trần thế phôi pha trong nhịp thịnh suy, vô thường.

Cội xưa vẫn còn đó. Cách chùa không xa, ngôi cổ tháp ngài nằm trên đồi thông uy nghi trầm mặc, vẫn còn lưu giữ được nét rêu phong cổ kính. "Đàm hoa lạc khứ hữu dư hương" (hoa Đàm tuy rụng vẫn còn ngát hương) và tấm "bia đá lời vàng" trước ngôi cổ tháp là thông điệp duy nhất còn lại. Sờ tay lên từng nét chữ rõ ràng, những hoa văn tinh xảo in đậm dấu thời gian mà tưởng như đang chạm tay vào quá khứ cách đây 264 năm về trước.

Đây là nơi lưu dấu cuối cùng của bậc chân sư mà từ khi sinh ra đã mang trong mình một tâm hồn trác tuyệt, bản lĩnh phi thường, đạo lực kiên cố, vượt núi băng ngàn từ Phú Yên ra Thuận Hóa truy tầm "linh khí thiền phong". Từ Hàm Long Thiên Thọ tự (1690) học đạo với Lão tổ Giác Phong rồi thọ Sa di (1695) và Cụ túc giới (1697). Lặn lội khắp chốn thiền lâm Thuận Hóa, một ngày huyền cơ hội ngộ Lão tổ Tử Dung (khai sơn Ấn Tôn Từ Đàm tự) lãnh hội thiền cơ "vạn pháp quy nhất, nhất quy hà xứ" và trải qua gần sáu năm miên mật công phu.

Rồi mùa Xuân năm Mậu Tý (1708), tái kiến Tổ Tử Dung, thể nghiệm công án "chỉ vật truyền tâm, nhân bất hội xứ", cánh cửa tâm được mở toang. Sau đó ngài vào ẩn tu núi Thiên Thai, từ đây suối nguồn pháp phái được khai mở, tuôn trào khắp miền Thuận Hóa-Phú Yên nói riêng, Đàng Trong nói chung và trải dài đến tận ngày nay.

Để rồi giờ đây, vào ngày 22-11 âm lịch hàng năm, chư Tăng, Ni và Phật tử quy tụ về chốn Tổ tưởng niệm ngài. Và năm nay, Bính Tuất (2006) đã 264 lần hậu duệ của Tổ từ khắp nơi trở về Thiên Thai, nhớ về nguồn cội, để đốt nén tâm hương ngưỡng vọng công lao người khai phá.

Thiết nghĩ, với ân đức cao dày ấy, cần nhân rộng ngày giỗ Tổ Liễu Quán lên thành ngày "Hội Về Nguồn" cho Tăng, Ni và Phật tử pháp phái Liễu Quán trong và ngoài nước hướng về chốn Tổ nhằm bảo lưu nguồn cội. Đồng thời có phương án giữ gìn và bảo quản khu tháp Tổ trước nguy cơ con đường Tam Thai ngày xưa nhỏ hẹp bây giờ đã được cho mở rộng và trải nhựa vắt ngang qua khu cổ tháp. Mặc dầu chưa đến nỗi như thực trạng tháp Tổ Nguyên Thiều, nhưng ai dám chắc rằng, rồi đây khi quần thể du lịch Thiên Thai ngày một phát triển, thu hút du khách tham quan, liệu ngôi cổ tháp rêu phong cổ kính và rừng thông uy nghi trầm mặc có còn giữ được sự trang nghiêm thanh tịnh?

 

Về Menu

tổ sư liễu quán người khơi nguồn đạo mạch xứ đàng trong to su lieu quan nguoi khoi nguon dao mach xu dang trong tin tuc phat giao hoc phat

五重玄義 Mứt khế đậm vị xuân 般若 chiêm nghiệm về vô thường de Nhớ món sắn xào chay tha phà p nghi thức cúng giao thừa 因无所住而生其心 biểu tu bi trong dao phat la gi nặng Một chuyến trở về 彿日 不說 tin tuc phat giao Thanh 提等 biet giÒi 怎么做早课 Tiền HT phÃp 天眼通 意味 bÃn Mẹ 寺院 Vi 梵僧又说 我们五人中 Đạo âm 赞观音文 ภะ lòng tin về tịnh độ 弘一大師名言 lẽ Phương Tây chuộng chữa bệnh bằng ï¾ï½ ト妥 cong duc phong sanh 自悟得度先度人 các khái niệm về linh hồn bo de tam ï¾ å Về tưởng niệm húy nhật lần thứ 28 佛教与佛教中国化 Chạm hanh