GNO - Tỉ lệ béo phì, các bệnh mãn tính như tiểu đường sẽ tiếp tục tăng nếu cứ ăn các thức ăn không tốt...

Toàn cầu hóa tác động xấu lên chế độ ăn

GNO - Chất lượng chế độ ăn có chiều hướng xấu dần trong 2 thập kỷ qua, theo trích dẫn từ một nghiên cứu lớn nhất về chế độ ăn của con người đăng trên Tạp chí Lancet Global Health tháng 3 qua.

Theo đó, các quốc gia nghèo ở Châu Phi và Châu Á đang có sự gia tăng đáng kể trong hấp thụ các loại thức ăn có hại cho sức khỏe trong khi có sự cải thiện tại các nước Tây Âu và Bắc Mỹ - theo Dariush Mozaffarian, trường Chính sách và Khoa học Dinh dưỡng Friedman, thuộc Đại học Tufts.

beo phi.jpg
Tỉ lệ béo phì và các bệnh mãn tính như tiểu đường sẽ tiếp tục tăng nếu
người trẻ cứ ăn các thức ăn không tốt cho sức khỏe - Ảnh chỉ mang tính minh họa

Trong giai đoạn 1990-2010, các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình có lượng hấp thụ các thức ăn không tốt cho sức khỏe tăng mạnh.

Theo Mozaffarian, sự toàn cầu hóa trong chế độ ăn của các nước phương tây được cải thiện dần do các công ty và tập đoàn sản xuất nông nghiệp và thực phẩm có chuyển hướng tốt hơn trong hoạt động sản xuất và cung ứng sản phẩm.

Các thực phẩm chế biến sẵn có hàm lượng đường, chất béo, tinh bột cao là các thực phẩm không tốt cho sức khỏe.

Nghiên cứu này phân tích 325 khảo sát về chế độ ăn đại diện cho đến 90% dân số thế giới - công trình nghiên cứu về chế độ ăn, thói quen ăn uống lớn nhất thế giới cho đến nay.

Trong đó, Trung Quốc được ghi nhận nằm trong số các quốc gia tiêu thụ các thực phẩm có hại cho sức khỏe cao nhất. Một số quốc gia thuộc Mỹ Latin và Châu Âu đều tăng hấp thụ cả thực phẩm tốt và không tốt cho sức khỏe.

Trong giai đoạn 1990-2014, tại thời điểm nghiên cứu thì số người đói toàn cầu giảm khoảng 209-805 triệu người, theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) của Liên Hiệp Quốc.

Nghiên cứu cũng cho thấy người cao tuổi có thói quen ăn uống lành mạnh hơn người trẻ, ở khoảng 187 quốc gia. Tỉ lệ béo phì và các bệnh mãn tính như tiểu đường sẽ tiếp tục tăng nếu người trẻ cứ ăn các thức ăn không tốt cho sức khỏe, các chuyên gia chia sẻ.

Trần Trọng Hiếu (Theo Reuters)


Về Menu

Toàn cầu hóa tác động xấu lên chế độ ăn

rồng 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 cuộc sống Codeine có thể gây nguy hại cho trẻ dai オンライン坐禅会 biết chết và biết sống 7 thien su nguoi my phillip kapleau thich nguyen hue nang va so to truc lam ฆฎ ฑโธ ฎ ณ๓โธฌ 食法鬼 Không thuốc lá vì sao vẫn bị ung hãy tu mau kẻo không Làm quất ngâm đường ăn Tết khà Hãy thương mẹ nhiều hơn Đại sư Giám Chân và chuyến hoằng pháp hà Æn 栃木県 寺院数 お墓 bài 空寂 người niệm phật chớ nên nghe nhiều Những điều còn chưa biết về Sách æàåÏ ç¹ i HVPGVN tại Hà Nội tưởng niệm cố Xuân trong ta ngày về Củ hành tím có tác dụng chống ung thư Não bộ lão hóa nhanh là do đâu ngay ve Văn Bánh dừa Malaysia kuih bingka ubi Chai nhựa gây hại cho răng của hoc phat 找到生命價值的書 vì sao người nữ thường bị suyễn hơn Steve Jobs một Phật tử đã làm thay làm theo 10 điều sau để có một cuộc lanh tuyen cách Ngủ ít làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch khÃƒÆ chua tien chau 打七 お墓のお