GNO - Sáng 14-1 (5 tháng Chạp năm Ất Mùi), chùa Giác Hải (Q.6, TP.HCM) tổ chức lễ húy kỵ...

TP.HCM: Tưởng niệm HT.Thích Từ Phong

GNO - Sáng 14-1 (5 tháng Chạp năm Ất Mùi), chùa Giác Hải (Q.6, TP.HCM) tổ chức lễ húy kỵ Hòa thượng Từ Phong và tảo tháp lần thứ 77.

HT.Thích Từ Phong sinh năm 1864, quê ở Đức Hòa Thượng, nay thuộc tỉnh Long An. Năm 1880, ngài đến chùa Thiền Lâm ở Tây Ninh, thọ giáo Thiền sư Minh Đạt (đời 38 dòng Lâm Tế). Một thời gian sau, ngài về chùa Giác Lâm, làm đệ tử Thiền sư Hoằng Ân, được ban pháp danh Từ Phong, húy Như Nhãn và làm thư ký chùa Giác Lâm.

Hòa thượng là người có tinh thần cải tiến và có trình độ học vấn nên từ khi làm trụ trì chùa Giác Hải đã thu hút ngày càng đông đảo bá tánh.

DSC_0667.JPG
Tượng thờ cố HT.Từ Phong tại chùa Giác Hải

Chùa Giác Hải được xây năm 1887 ở làng Tân Hòa Đông (nay thuộc P.12, Q.6, TP.HCM) do bà Trần Thị Liễu phát tâm cúng dường cho Thiền sư Hoằng Ân. Thiền sư đặt tên chùa là Giác Hải và cử HT.Từ Phong đến làm trụ trì.

Tại đây, Hòa thượng đã mở lớp giảng dạy Phật pháp cho Tăng sĩ trong vùng, tổ chức khắc bản in kinh và khuyến khích việc dịch kinh Phật ra quốc ngữ để dễ truyền bá Phật pháp cho Phật tử.

Năm 1912, Hòa thượng cùng những đạo hữu giàu có trùng tu chùa Giác Hải. Ngôi chùa mới rất nổi tiếng, có vẻ ngoài giống như một ngôi nhà thờ nhỏ và nội thất được trang trí theo phong cách Tây phương.

Năm 1922 Thiền sư Hoằng Ân đã cho xuất bản bộ Quy nguyên chính trực do Hòa thượng Từ Phong phiên dịch từ chữ Hán sang chữ quốc ngữ. Sau đó Hòa thượng dịch cuốn Bồ-đề tâm văn từ chữ Nôm sang chữ quốc ngữ.

Trong thời gian 1920 -1930, các chùa lớn thường mở trường Hương hoặc mở các lớp giảng dạy kinh, luật... HT.Từ Phong và HT.Khánh Hòa (chùa Tiên Linh, Bến Tre) thường được thỉnh làm pháp sư. Năm 1924, ngài được tấn phong Hòa thượng.

Trong khoảng thời gian 1920 - 1925, HT.Từ Phong xây một ngôi chùa mới ở Gò Kén - Tây Ninh, đặt tên là chùa Thiền Lâm để tưởng nhớ chùa Thiền Lâm của Thiền sư Minh Đạt.

Trước bối cảnh phong trào chấn hưng Phật giáo phát triển tại các quốc gia Sri Lanka, Ấn Độ, Trung Quốc, Myanmar, Nhật Bản... Năm 1923, nhân ngày giỗ tổ tại chùa Long Hoa (Trà Vinh) tập họp nhiều nhà sư nổi tiếng, trong đó có HT.Từ Phong, HT.Khánh An đã vận động thành lập Hội Lục Hòa liên hiệp để tiến tới thành lập một Hội Phật giáo toàn quốc nhằm mục đích chấn hưng Phật giáo. Vì nhiều trở ngại, việc thành lập một hội Phật giáo toàn quốc chưa thể thực hiện nên năm 1931, Hội Nam kỳ nghiên cứu Phật học được thành lập, đặt trụ sở tại chùa Linh Sơn (Q.1), HT.Thích Từ Phong được bầu làm hội trưởng.

Năm 1934, Hội Lưỡng Xuyên Phật học được thành lập, mở học đường Lưỡng Xuyên ở Trà Vinh, sau dời về Bến Tre để đào tạo Tăng Ni, ngài là đương vi chứng minh của hội.

Năm 1935, Hội xuất bản sách Phật học giáo khoa bằng 2 thứ tiếng Việt, Hán và ra mắt tạp chí Duy Tân.

DSC_0806.JPG
Thành kính tưởng niệm cố Hòa thượng Từ Phong

Năm Mậu Dần (1938), HT.Từ Phong viên tịch, thọ 74 tuổi, trên 50 hạ lạp. Chùa Từ Lâm ở Gò Kén đón nhận nhục thân ngài. Để ghi nhớ công đức ngài, đồ chúng xây tháp thờ tại chùa Từ Lâm và chùa Giác Hải là hai trú xứ do ngài kiến tạo và dừng chân lâu nhất.

K.C


Về Menu

TP.HCM: Tưởng niệm HT.Thích Từ Phong

Đi tuyệt tịnh và thiền cung mot dich den độ chuyen y nghia cua viec cung nuoc tren ban tho phat tranh phat giao qua cach nhin nghe thuat dao Nhân mùa Phật đản 03 05 phan 1 song 05 phần 1 sống 03 tu duy va thay doi Tiểu sử Bồ tát Thích Quảng Đức 1897 03 tư duy và thay đổi Phật giáo 01 trong tam guong cua cai chet 01 trong tấm gương của cái chết Tưởng niệm 59 năm Tổ sư Minh Đăng Quang Chất béo chuyển hóa không tốt cho 03 chuong 3 phat tam bo de cac cau hoi dap di tich lich su tinh khanh an chay duoi goc nhin phat giao 回向文 om mani padme hung Mối Gặp gỡ Giáo sư người Mỹ gốc Việt tu bi chu om mani padme hung từ bi chú om mani padme hung tru phien nao hay chu phien nao trong doan van mình là cái gì trừ phiền não hay chư phiền vài ý nghĩ nhỏ về đức dũng của tron bo tranh tho va thu phap chu tieu dang yeu trọn bộ tranh thơ và thư pháp chú tiểu cách tỉnh giác để làm chủ khen chê nghi thuc cung giao thua vận động viên cử tạ ăn chay tại 佛教中华文化 人生是 旅程 風景 giau sang hay ngheo hen deu boi mang Sự có mặt của các thiền sư với dân thiền định và thần chú quán thế âm