Có lẽ trà ướp hương sen là sản phẩm độc đáo bậc nhất của văn hóa Việt. Cách nhanh nhất để làm là cho trà vào ủ giữa những cánh sen rồi cột chặt lại, để trong khoảng một ngày.

Trà hương, trà hoa


Xưa nay, hoa và trà thường đi cùng nhau như bóng với hình. Uống trà ngon mà được ngắm hoa đẹp thì đúng là một thú tiêu khiển thanh nhã. Hoa còn góp hương thơm để tạo nên chén trà ngon. Sự hòa quyện ấy đầy thi vị mà không hề mất đi “bản sắc” riêng của trà.

Uống trà hoa không nhằm đề cao thưởng thức vị trà, mà chủ yếu là để “thẩm” hương hoa. Những hương thơm ấy khiến tâm thần người uống thư thái hơn, tâm lực và thể lực đều được phục hồi. Trong trà Việt, sáu loài hoa bắt hương nhất được dùng để ướp là cúc, nhài, sói, ngâu, mộc và sen.

Trà ướp hương sen.

Trà hương

Phổ biến nhất là trà ướp hương nhài, loại hoa dễ trồng, có hương thơm ngào ngạt. Hương nhài thường rất “bén” với trà xanh, đặc biệt là trà Thái Nguyên. Hoa sói thơm dịu và ngọt. Hoa ngâu cánh mỏng như giấy, mùi thơm thoang thoảng nhưng dìu dặt hơn. Hoa mộc li ti có mùi nồng đượm và lan xa. Hoa cúc thường được hái vào mùa thu, phơi héo rồi cho trực tiếp vào ấm trà nóng để hương hoa quyện vào trà.

Riêng trà ngũ hương thường chỉ được dành thưởng thức vào dịp lễ tết vì khâu chuẩn bị khá công phu. Để có được bữa tiệc trà ngũ hương đúng điệu, cần có một chiếc khay đặc biệt, trên để năm loại hoa khác nhau. Chén trà nhỏ sau khi tráng qua nước sôi cho nóng được úp lên từng cụm hoa, giữ khoảng ba phút cho hương hoa quyện vào. Trà nóng bỗng trở nên thơm hương lạ lùng. Có người thích rót trà với chén ướp từng loại hương riêng, nhưng có người lại chuộng uống trà có sự tổng hòa của ngũ hương.

Hương sen nhẹ nhàng được người Việt rất ưa thích.

Thời xưa, thú thưởng trà sen của các vị vua chúa nhà Nguyễn cũng khá đặc biệt. Ban đêm, những người lính hầu chèo ghe độc mộc len lỏi giữa những đám sen trong hồ Tĩnh Tâm phía trước Ngọ Môn, cho trà vào những búp sen vừa hé. Sáng sớm hôm sau, họ đi thu lại trà và hứng những giọt sương mai còn đọng trên lá, mang về đun sôi pha thành bình trà sen tuyệt phẩm dâng vua.

Trà hoa hồng.

Trà sen của người Hà Nội cầu kỳ bậc nhất. Trà dùng để ướp hương sen là trà Shan Tuyết của Hà Giang. Một ký trà phải ướp với 1,5 kg nhụy tươi tách lấy từ khoảng 1.400 bông sen. Trong liễn sành đậy kín, cứ một lớp nhụy rải trên một lớp trà, ướp trong một ngày rồi mang sấy khô.

Kế đến, người ta sàng kỹ để lọc lấy phần trà rồi lại cho vào ướp với lớp nhụy sen mới. Cứ thế, các công đoạn sấy ướp diễn ra khoảng năm đến tám lần. Một mẻ trà ngon phải mất cả tháng mới hoàn thành. Có lẽ vì cầu kỳ nên uống trà sen luôn có cảm giác vị ngọt dịu nhẹ lưu lại rất lâu trong miệng, chẳng khác gì tận hưởng vị ngọt của thành quả và sự công phu.

Trà hoa

Có nhiều loại trà thay vì chỉ ướp hương, họ dùng cả hoa sấy khô để làm trà, từ hoa rum, dâm bụt, ngọc lan, cẩm chướng, kim ngân đến quế hoa, violet, oải hương, lys… Đẹp nhất có lẽ là trà hoa hồng. Những búp hồng thật nhỏ được phơi khô, khi uống được rửa nhanh qua nước nóng một lần rồi cho vào bình nước thật sôi. Khi tinh chất hoa hồng tiết ra, tỏa hương thơm nhè nhẹ, trà được rót ra tách nhỏ và người ta thưởng thức chậm rãi, vừa là để ngắm, vừa là để tận hưởng một thứ trà quý, đắt tiền.

Viên trà hoa bung nở đẹp mắt.

Riêng họ hàng nhà cúc chiếm số lượng đông nhất với cúc trắng, cúc vàng, cúc bách nhật, cúc La Mã, cúc vạn thọ… Uống tách trà, nhâm nhi vài cánh hoa cúc thơm mát cũng là thú vui tao nhã. Lời khuyên “Tinh thần u uất đừng ngại dùng trà hoa” đã khái quát công dụng của dược phẩm này: mát gan, tăng cường sức khỏe, khai thông kinh mạch, thanh nhiệt, chữa bế khí và giúp hưng phấn tinh thần. Riêng trong ẩm thực, trà hoa vị nhạt, ngọt hậu là đồ uống rất thích hợp trước khi dùng các món khai vị, cũng là cách để thực khách phục hồi sức khỏe, lấy lại cảm hứng ăn uống.

Độc đáo nhất có lẽ là trà hoa ép viên, loại trà chuộng về “sắc” hơn về “hương”, có xuất xứ từ Vân Nam (Trung Quốc). Viên trà hoa được kết từ lá trà và hoa sấy khô, buộc chặt một đầu rồi nén lại. Thông thường, một viên trà gồm lá trà xanh sấy khô bao bọc lấy cụm hoa bên trong gồm năm loại là dâm bụt, lys, cúc, nhài, quế và cúc bách nhật.

Khi cho vào nước, viên trà từ từ nở bung thành đóa hoa ngũ sắc rực rỡ, có màu xanh của lá trà, màu đỏ tươi của dâm bụt, màu hồng tím hay vàng cam của lys, sắc vàng rực rỡ của cúc, màu trắng tinh khôi của hoa quế và nhài, sắc tím thẫm của hoa bách nhật. Trà hoa vì vậy mà tác động đến mọi giác quan: mắt nhìn, mũi ngửi, miệng nếm, tai nghe và tay cảm nhận được hơi nóng từ tách trà.

Thưởng loại trà này cần dùng ấm loại trong để ngắm sự bung nở của hoa trà. Chén trước khi rót trà phải nóng ấm để dậy hương hoa hơn. Khi hớp hết ngụm trà, chén lại phải được trụng nóng, chính vì vậy cần có một nhân viên phục vụ khi thưởng thức.

Hiện nay, loại trà hoa viên cũng được bày bán khá phổ biến tại TP HCM như trong các siêu thị, khu chợ Bến Thành giá khoảng vài trăm nghìn đồng một túi, tại các nhà hàng lớn như Ming Dynasty, Nam Kha, Kabin (Khách sạn Renaissnace)… là 3 - 3,5 USD một viên. Xem ra, giá đó cũng không quá đắt để đánh đổi một chút trà đủ cả vị, hương và hoa.

Theo Doanh Nhân Sài Gòn


Về Menu

Trà hương, trà hoa

may man cua cuoc doi sテθ津 leo gặp được phật là một phước duyên 天眼佛教 những ứng dụng cần thiết cho cuộc the Ngà Bánh flan thuần chay mát lành bổ dưỡng cựu tổng giám mục rowan williams phật Khoai tây nhồi đậu Hoà Lan tà dâm và hậu quả khôn lường chùa bồng lai 心经全文下载 五藏三摩地观 Lễ húy kỵ lần thứ 44 cố Đại lão ngậm ngùi Ly đạo phật 30 dieu khong nen tiep tuc lam voi ban than mÙng 寺院 募捐 Nhục thân hòa thượng gốc Việt trên Tứ diệu đế ap dung loi phat day trong van de khung hoang kinh Ngàn năm giọt nước có buồn không kết giới những nét chung và khác biệt chÃƒÆ Khánh Hòa Lễ húy kỵ Tổ khai sơn chùa tượng phật hoàng bằng ngọc đã được Hơi thở sâu giúp tăng hiệu quả điều Ung Chợ Cóc 5 điều nên tránh để có thị lực Nhóm máu và nguy cơ mắc bệnh tim mạch Đại lão Hòa thượng Thích Huệ Quang Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ Dấu TÃo hẠn Sen hồng tháng Bảy da lời phật dạy về 4 phép giao tiếp cơ Hoạ diễu hành xe đạp hướng về ngày phật từng Tình minh la cai gi 5 thước đo căn bản về phương pháp NhÃ