GNO - Người lớn không nên phạt khi trẻ kén ăn vì điều này không mang lại sự cải thiện nào cả.

Trẻ kén ăn có nguy cơ bất ổn tinh thần

GNO - Trẻ chỉ chọn ăn một số thực phẩm (chứ không ăn tất cả các món) là chuyện bình thường nhưng theo một nghiên cứu gần đây, có một số trường hợp trẻ kén ăn lại có khả năng bị các bất ổn tâm lý như lo lắng, kém tập trung do hiếu động thái quá (ADHD) và suy nhược tinh thần.

Kết quả nghiên cứu này được đăng tải trên Tạp chí Nhi khoa ngày 3-8 qua.

tre kem an.jpg
Trẻ kén ăn - Ảnh minh họa

Dù chưa rõ nguyên nhân tại sao nhưng trẻ con có những trải nghiệm giác quan cao độ thường nhạy cảm với thức ăn - chia sẻ của tác giả nghiên cứu Đại học Duke.

Các chuyên gia nhi khoa cho rằng những trẻ có thói quen như kiên quyết chỉ ăn trứng mà bỏ hết bông cải (chẳng hạn) trong đĩa thức ăn của mình ra thì có nguy cơ cao hơn.

Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện rằng, ở người lớn kén ăn (picky eaters) cũng có tỉ lệ mắc các bất ổn tâm lý cao hơn số đông khác.

Trong nghiên cứu này, các chuyên gia hỏi phụ huynh của khoảng 3.400 trẻ trước tuổi đến trường thông qua bảng câu hỏi về thói quen ăn uống, các dấu hiệu suy nhược tinh thần, lo lắng, hiếu động thái quá và các bất ổn khác cũng như sự nhạy cảm của trẻ với các trải nghiệm giác quan. 2 năm sau đó, các chuyên gia đánh giá lại kết quả bảng hỏi một lần nữa.

Trong đó, có 1/5 số trẻ kén ăn ở mức vừa phải, 3% kén ăn nghiêm trọng. Theo đó, quan sát cho thấy các trẻ này có khả năng hay bị lo lắng, suy nhược và hiếu động thái quá ngay tại thời điểm diễn ra nghiên cứu và 2 năm sau đó.

Khắc phục thế nào?

Theo Pelchat, kén ăn sẽ làm cho giờ ăn trở nên không được thoải mái, làm tăng bất hòa gia đình và gián tiếp dẫn đến lo lắng hoặc các trạng thái tâm lý bất ổn khác. Và trẻ có khuynh hướng hay lo lắng lại càng sợ hãi hơn với thức ăn.

Xét về nguyên nhân, nhiều khi vì một vật thể lạ nào đó (dù rất nhỏ) nằm trong thức ăn đã làm cho trẻ có cảm giác không an toàn khi ăn món đó. Có vài trường hợp, sự sợ hãi này phát triển thành bất ổn tâm lý khi ăn.

Người lớn không nên phạt khi trẻ kén ăn vì điều này không mang lại sự cải thiện nào cả. Thay vào đó, cha mẹ nên tập cho trẻ có niềm vui đối với thực phẩm, giúp trẻ bớt lo lắng về thức ăn, dành thời gian chuẩn bị thức ăn và để trẻ cùng làm với thức ăn với mình, dần dần trẻ sẽ trở nên không kén ăn nữa - chia sẻ của Pelchat.

Đức Hòa (Theo Live Science)


Về Menu

Trẻ kén ăn có nguy cơ bất ổn tinh thần

nghiep co the dung nghi le boi toan de hoa giai phuc nguyen coi thien duong rac tư tưởng và phong cách thiền tông 善光寺 七五三 b盻創 Tác dụng phụ của điện thoại Tiếng nói của Phật pháp 梵僧又说 我们五人中 hanh phuc vu xau 往生咒道教 mot thuo dai kho phÃÆp 放下凡夫心 故事 vua dau bep yan can cook chia se ve am thuc thien vien van hanh bức thư khiến cả thế giới thức tỉnh Kham luoc ï¾ ก จกรรมทอดกฐ น Bông huệ xào Những sắc thời gian Tương làng Bần モダン仏壇 tại sao tất cả tu sĩ phật giáo việt 市町村別寺院数順位 Thêm 2 món chay ngon cho ngày đầu Ý nghĩa giáo dục qua pháp hành Tự tứ Nên chần rau quả qua nước muối Vu lan nhớ mẹ Vì sao khả năng giữ thăng bằng giảm nguoi tu tram nam Món chay Cuốn diếp 仏壇 通販 cuon sach vo cung y nghia muoi hai nhan duyen Nhất Có nên bảo quản cà chua trong tủ lạnh 一日善缘 천태종 대구동대사 도산스님 5 nghịch lý không thể ngược đời hơn nghi ve thien dinh va tam tu bi Cách bảo quản đậu phụ tươi ngon Môn phái Chúc Thánh giỗ Tổ Minh Hải หล กการน งสมาธ 緣境發心 觀想書 ゆいじょごぎゃくひほうしょうぼう giả parsvika Suy nhược thần kinh bệnh dễ nhầm