GNO - Một nghiên cứu gần đây khẳng định: Trẻ mắc chứng tự kỷ dễ gặp phải các bất ổn về đường ruột...

Trẻ tự kỷ dễ mắc các bệnh đường tiêu hóa

GNO - Một nghiên cứu gần đây khẳng định: Trẻ mắc chứng tự kỷ dễ gặp phải các bất ổn về đường ruột và và dạ dày.

Các nhà nghiên cứu phân tích dữ liệu từ trẻ Na-uy, thông qua câu trả lời của các bà mẹ về sức khỏe của trẻ khi còn nhỏ. Nghiên cứu tiến hành trên 195 trẻ tự kỷ, 4.636 trẻ thuộc nhóm chậm phát triển và hơn 40.000 trẻ bình thường (không thuộc hai nhóm vừa kể). Nhiều trẻ được chẩn đoán tự kỷ sau nghiên cứu.

>> Bông cải giúp điều trị bệnh tự kỷ
>> Nguy cơ trẻ mắc tự kỷ tăng gấp đôi do ô nhiễm

tre tu ky.jpg
Ảnh chỉ mang tính minh họa

Kết quả cho thấy, trẻ mắc chứng tự kỷ thường gặp phải chứng táo bón, dị ứng với thực phẩm (mức độ từ nhẹ tới nặng) khi 6-18 tháng tuổi so với các trẻ khác. Khi các trẻ này được 18 tháng đến 3 tuổi thì còn hay bị tiêu chảy, ngoài táo bón và dị ứng thực phẩm.

Hiện vẫn chưa rõ lý do vì sao trẻ mắc chứng tự kỷ thường gặp phải các vấn đề về tiêu hóa và đường ruột.

Một số chuyên gia lý giải rằng, do chế độ ăn của trẻ tự kỷ khác các trẻ bình thường hoặc trẻ tự kỷ chỉ thích một số loại thực phẩm đặc trưng. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã cho thấy dù chế độ ăn của trẻ tự kỷ có khác biệt nhưng hàm lượng dinh dưỡng hấp thụ vào là như nhau so với trẻ khác.

Một số khác cho rằng gene đóng vai trò quan trọng trong cả bệnh lý tự kỷ và các triệu chứng bệnh đường tiêu hóa; hoặc là hai vấn đề này xảy ra theo một cơ chế nào đó chưa rõ.

“Mặc dù các vấn đề tiêu hóa khá phổ biến ở trẻ nhỏ, các bác sĩ cũng cần lưu ý rằng trẻ mắc chứng tự kỷ (ASD) thường gặp khó khăn trong tiêu hóa nhiều hơn trong 3 năm đầu tiên sau sinh, so với các trẻ bình thường hoặc trẻ chậm phát triển”. Đây là ghi nhận trong báo cáo của các nhà nghiên cứu Đại học Columbia, trên Tạp chí JAMA Tâm thần  học, ngày 25-3 qua.

Theo các chuyên gia, điều trị các khó khăn trong tiêu hóa ở trẻ tự kỷ rất quan trọng vì góp phần giúp trẻ dễ chịu, khỏe mạnh và giảm thiểu các hành vi ứng xử bất ổn.

Đức Hòa (Theo Live Science)


Về Menu

Trẻ tự kỷ dễ mắc các bệnh đường tiêu hóa

tinh hoa tam thuc tuyệt tác tôn dung đức phật chế tác 17 cách tích đức mà vị lão hòa thượng Ënh 哪能多如意 Nguy cơ phát triển bệnh ung thư ở ap dung tri tue bat nha trong doi song hang ngay bon phan cua phat tu tai gia la 00 tieu su ton gia tich thien santideva Chè cốm cho ngày hè oi bức tổ la ton giao o viet nam đừng mang đá đặt trong tâm Có cách nào làm chậm sự lão hóa ý nghĩa về việc đổi bát vàng lấy duoi bat hanh phuc let s pray for japan Đức tin Tam bảo nơi an trú tâm linh va sám hối Bệnh đau khớp vai 即刻往生西方 phật giáo Dưới bóng Từ bi Thử Nhà hàng chay phong cách Tây Tạng lần tìm hiểu tập quán cúng cô hồn hay lễ phụ lục lễ 人生是 旅程 風景 che do va su quan he giua chinh tri Bậc cao tăng đạo đức thủy chung Giữ hanh dong voi tu ai va bi man Ngủ không ngon làm xơ cứng động mạch Hơi thở sâu giúp tăng hiệu quả điều Phòng ngừa bệnh tim mạch nguoi la ai ban va su cham dut luan hoi VÃƒÆ tinh yeu doi lua qua cai nhin day y nghia cua dao nguồn gốc và ý nghĩa của nhẫn cưới トO Làm chủ thời gian của chính mình suy ngẫm đôi điều về sự tiếp cận quan diem cua phat giao ve su cham soc nguoi benh cha mẹ là nguồn mạch của sự yêu 氣和