GNO - Một nghiên cứu gần đây khẳng định: Trẻ mắc chứng tự kỷ dễ gặp phải các bất ổn về đường ruột...

Trẻ tự kỷ dễ mắc các bệnh đường tiêu hóa

GNO - Một nghiên cứu gần đây khẳng định: Trẻ mắc chứng tự kỷ dễ gặp phải các bất ổn về đường ruột và và dạ dày.

Các nhà nghiên cứu phân tích dữ liệu từ trẻ Na-uy, thông qua câu trả lời của các bà mẹ về sức khỏe của trẻ khi còn nhỏ. Nghiên cứu tiến hành trên 195 trẻ tự kỷ, 4.636 trẻ thuộc nhóm chậm phát triển và hơn 40.000 trẻ bình thường (không thuộc hai nhóm vừa kể). Nhiều trẻ được chẩn đoán tự kỷ sau nghiên cứu.

>> Bông cải giúp điều trị bệnh tự kỷ
>> Nguy cơ trẻ mắc tự kỷ tăng gấp đôi do ô nhiễm

tre tu ky.jpg
Ảnh chỉ mang tính minh họa

Kết quả cho thấy, trẻ mắc chứng tự kỷ thường gặp phải chứng táo bón, dị ứng với thực phẩm (mức độ từ nhẹ tới nặng) khi 6-18 tháng tuổi so với các trẻ khác. Khi các trẻ này được 18 tháng đến 3 tuổi thì còn hay bị tiêu chảy, ngoài táo bón và dị ứng thực phẩm.

Hiện vẫn chưa rõ lý do vì sao trẻ mắc chứng tự kỷ thường gặp phải các vấn đề về tiêu hóa và đường ruột.

Một số chuyên gia lý giải rằng, do chế độ ăn của trẻ tự kỷ khác các trẻ bình thường hoặc trẻ tự kỷ chỉ thích một số loại thực phẩm đặc trưng. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã cho thấy dù chế độ ăn của trẻ tự kỷ có khác biệt nhưng hàm lượng dinh dưỡng hấp thụ vào là như nhau so với trẻ khác.

Một số khác cho rằng gene đóng vai trò quan trọng trong cả bệnh lý tự kỷ và các triệu chứng bệnh đường tiêu hóa; hoặc là hai vấn đề này xảy ra theo một cơ chế nào đó chưa rõ.

“Mặc dù các vấn đề tiêu hóa khá phổ biến ở trẻ nhỏ, các bác sĩ cũng cần lưu ý rằng trẻ mắc chứng tự kỷ (ASD) thường gặp khó khăn trong tiêu hóa nhiều hơn trong 3 năm đầu tiên sau sinh, so với các trẻ bình thường hoặc trẻ chậm phát triển”. Đây là ghi nhận trong báo cáo của các nhà nghiên cứu Đại học Columbia, trên Tạp chí JAMA Tâm thần  học, ngày 25-3 qua.

Theo các chuyên gia, điều trị các khó khăn trong tiêu hóa ở trẻ tự kỷ rất quan trọng vì góp phần giúp trẻ dễ chịu, khỏe mạnh và giảm thiểu các hành vi ứng xử bất ổn.

Đức Hòa (Theo Live Science)


Về Menu

Trẻ tự kỷ dễ mắc các bệnh đường tiêu hóa

NhÃƒÆ Tưởng niệm thân phụ Tổ sư Minh Đăng L០虚云朝拜五台山从哪里出发 khà phat o ngoai khoi xa TÃo cam nhan phat dan 三身 ht Mệt rồi ư 佛教与佛教中国化 doi nguoi la quy bau xin dung lang 圆顿教 Xuân trong ta 持咒方法 lam the nao de chuyen nghiep tại sao cuộc đời có những khổ đau vầng phat tu tren buoc duong tim cau chan ly 萬分感謝師父阿彌陀佛 hãy như sông 福智恆 書籍 Củ cải kho tương ăn cơm ngon chung ta deu la khach tro 永代供養 日蓮宗 can nho ki de song an nhien con vào dạ Mối liên hệ giữa thầy Vitamin B1 dưỡng chất cần thiết cho cơ mot coi di ve trinh cong son Phà nhムbà n Nghiện điện thoại gây hại cho sức Món chay từ đậu gà cho mùa chay đủ พระร ตนตร ย đâu là dấu hiệu nhận biết sớm bệnh sai lam lon cua tuc dot vang ma 17 phần 2 chết 楞嚴經全文 八大人覺經註 so tử mau nhiem cua tam dinh tue phÃÆt Ăn như thế nào dẫn tới nguy cơ Từ Quận chúa Hồ Thị Hạnh đến Sư sự tích quán thế âm bồ tát Nghệ thuật ăn trong chánh niệm