Hôm nay tôi sẽ tăng cho em một chiếc chìa khóa. Không phải để mở máy xe, cũng không phải để mở két sắt. Mà là để giúp em mở ra một cảnh giới và tầm nhìn về sinh mệnhTrí tuệ: chìa khoá mở ra tầm nhìn về sinh mệnh
Cuộc đời giống như một quá trình không nhừng đưa ra các giải đáp cho những vấn đề; bất luận nó là vấn đề để lựa chọn, vấn đề đúng sai, hay là vấn đề hỏi đáp, vấn đề ứng dụng phức tạp, mà chỉ cần một chút không thận trọng thì sẽ đi vào con đường lầm lạc, và hậu quả của sự thiếu thận trọng đó có thể là vô cùng nghiêm trọng.
Nhưng nếu như em đã nắm chắc trong tay chiếc chìa khóa trí tuệ, thì tất cả những vấn đề ấy, kể cả những vấn đề khó khăn nhất, đều tự nhiên được giải quyết một cách dễ dàng.
Nhà triết học cổ Hy Lạp Aristote (384-322) nói rằng con người là động vật lý tính; nhưng thực ra không phài ai cũng có thể thạo dùng lý tính để suy nghĩ và trí tuệ. Có người có thề gạt bỏ mọi gian nguy để vượt lên phía trước; có người thì trái lại, ở trong chốn bình yên vẫn luống cuống, lúng túng do dự; sự khác biệt giữa họ chính là chỗ có hay không có trí tuệ, và có thể hay không khéo dùng trí tuệ.
Vậy trí tuệ là gì ? theo cách hiểu thông thường. có vẻ như " thông minh" chính là trí tuệ, thực chất thông minh chỉ là hiểu được những trí thức, vốn không phải là trí tuệ. hay nói rõ hơn, thông minh khác với trí tuệ.
Có khả năng nắm bắt tri thức một cách có hệ thống, biết vận dụng thông minh tài trí một cách linh hoạt, có hiệu quả, mới là trí tuệ thật sự. Trí tuệ chính là sự nhìn thấu suốt chân lý vũ trụ, là thể nghiệm một cách sâu sắc về nhân tình thế thái; nói theo truyền thống là: " hiểu rõ việc đời, thông suốt tình người " (đồng minh thế sự, luyện đạt nhân tình).
Giải thích cụ thể hơn thì có thể khẳng định, trí tuệ là biết những việc đáng được biết, làm những việc đáng phải làm. Một người có trí tuệ, thì sẽ biết lúc nào nên nhẫn nại, biết lúc nào thì nên hành động; lúc cần nói thì tuôn trào hùng biện, lúc cần trầm tỉnh thì một lời cũng không nói. Người có trí tuệ lớn thì quả cảm nhạy bén, gặp việc thì có khả năng quyết đoán kịp thời; lúc lâm nạn cũng có khả năng phán đoán chính xác, và đồng thời còn có khả năng "thấy mầm biết cây" nhìn xa trông rộng.
Tuy nhiên, mới chỉ biết trí tuệ là gì thì chưa có có ý nghĩa gì quá to lớn; điều quan trọng chính là bản thân có được trí tuệ đó hay không, mới có thể có ích cho cuộc đời; hơn nữa, còn phải biết phát huy và tạo phước lành cho quần chúng.
Trí tuệ có phải là bẩm sinh không ? Đối với số cực ít là các bậc thánh nhân và tiên tri trong lịch sử loài người mà nói, có thể là không sai, tức là có yếu tố "thiên sinh", nhưng đối với đại đa số phổ biến mà nói, trí tuệ cần phải trải qua những nổ lực không ngừng của bản thân và tích lũy kinh nghiệm mới có thể có được.
Vậy thì, làm thế nào để có thể đạt được trí tuệ ? Nghe nhiều biết rộng, ham học và ra sức thực hành, suy nghĩ cẩn trọng, đúng sai phân minh, tu tâm dưỡng tánh, là con đường cơ bản tích lũy để đạt được trí tuệ.
Bậc trí giả có thể lấy tất cả những bài học trải nghiệm được để quy thành triết lý, lấy những thể nghiệm nhân sinh cô kết thành trí tuệ, sinh mệnh, vì vậy có khả năng nhìn xa hơn, nghĩ sâu hơn, so với những người bình thường.
Người có trí tuệ có tất cả những cáo gọi là " hồng quan viễn kiến " (nhìn xa trong rộng); bởi vì trí tuệ có khả năng " kiến như vi trứ " (nhìn sự vật mới xuất hiện, có thể đoán biết tương lai của sự vật đó) và " đổng chước cơ tiên" (hiểu rõ những việc sẽ xảy ra); cho nên, người có trí tuệ, có thể khiến cho tự thân thông đạt vô ngại, hoan hỷ tự tại.
Vì thế mà có thể nói, ham tìm tòi học hỏi, không ngừng trau dồi phẩm đức, và thao dùng tư duy lý tính, tức đã là mở đầu cho công phu nền tảng của trí tuệ.
Bích Ngọc (Tuvien.com)