Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable{mso-style-name:"Table Normal";mso-tstyle-rowband-size:0;mso-tstyle-colband-size:0;mso-style-noshow:yes;mso-style-parent:"";mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;mso-para-margin:0in;mso-para-margin-bottom:.0001pt;mso-pagination:widow-orphan;font-size:10.0pt;font-family:"Times New Roman";mso-ansi-language:#0400;mso-fareast-language:#0400;mso-bidi-language:#0400;} Giác Ngộ - Rong ruổi trên những nẻo đường quê tháng 8, chợt tiếng trốngmúa lân trong ngõ nhà ai rộn lên từng hồi làm lòng tôi chợt thấy xuyến xao baonỗi niềm nhớ...

Trung thu, hoài ức và trăn trở…

Giác Ngộ - Rong ruổi trên những nẻo đường quê tháng 8, chợt tiếng trống múa lân trong ngõ nhà ai rộn lên từng hồi làm lòng tôi chợt thấy xuyến xao bao nỗi niềm nhớ...

Đầu tháng 8 âm lịch, trẻ con rục rịch chuẩn bị những buổi tập đầu tiên cho những “tiết mục” múa lân Trung thu. Nơi nào muộn thì lúc này cũng hoàn thành xong việc đúc đầu lân.

175008999-20114_6.jpg

Trung thu bây giờ không còn được như xưa - Ảnh minh họa

Là trẻ con, mà trẻ con quê nữa thì Trung thu thật là một cái Tết theo đúng nghĩa. Cuối tháng 7 âm lịch, đã lon ton chạy theo anh, theo chị, tìm đất sét, tìm giấy vở cũ để làm đầu lân. Một xóm hồi đó chỉ có một cái đầu lân duy nhất mà thôi. Cả bọn trẻ con háo hức tập trung vào khoảng sân rộng để xem các anh lớn làm đầu lân lúc rảnh.

Ba mẹ nào lúc đầu cũng la nhưng rồi cũng xí xóa cho những đứa con thơ trong cuộc vui mỗi năm chỉ có một lần. Vậy là không kể trưa nắng hay đêm tối, cứ xong bài vở, xong cơm nước là lại háo hức chạy qua xem đầu lân làm tới đâu rồi.

Đến lúc múa, tôi hồi nào cũng chạy theo xem. Vào nhà nào, các chú, các bác, các dì cũng vui mừng ra mặt. Tiền thì không có cho nhiều nhưng họ xem, họ cổ vũ trong lúc những “nghệ sỹ” múa lân nghiệp dư nhí đang nhảy, đang huơ chân múa tay theo từng nhịp trống dồn. “Tùng tùng cắc cắc tùng tùng....”. Càng nghe tiếng trống, lòng trẻ thơ quê nghèo càng rạng rỡ, càng hào hứng.

Khi xong những ngày Trung thu, cả bọn làm cái lễ “Đốt Đầu Lân”. Đầu lân thường được đem ra ngã 3 để đốt. Rồi chia tiền. Nói chia cho vui chứ có được mấy đồng đâu. Rốt cục cũng mua bánh kẹo, ngồi lại vui với nhau, hát hò rồi giải tán trong không khí hào hứng như vừa thành công trong một việc rất lớn.

Vui không kém cũng là lúc được tặng quà. Ngày nhỏ, quà của chúng tôi là những cái bánh chưng, bánh thuẩn mà các bà, các mẹ, các chị chung nhau lại, tranh thủ thời gian làm. Bởi vậy, trong buổi tặng quà, tôi cũng như lũ bạn cùng trang lứa vừa háo hức, vừa thấy thật ý nghĩa. Chúng tôi được quan tâm từ chính bàn tay của người thân, của bà con hàng xóm. Món quà chúng tôi được tặng có một phần mồ hôi, công sức trực tiếp của bà, của mẹ, của chị. Điều ấy không thể nào quên được!

Giờ, Trung thu về, mỗi nhà kha khá đều mua cho con mình một cái đầu lân nho nhỏ để vui, mua thật nhiều kẹo bánh ở chợ về để thưởng. Nhưng không thể nào tìm lại được cái không khí ngày cũ.

Lũ trẻ nửa quê nửa phố giờ không thèm đến nhận quà Trung thu bởi nhận cũng là bánh kẹo mua ngoài chợ. Chúng sợ mất khoảng thời gian dành cho game, cho chat, cho những cuộc vui dưới phố quay cuồng.

Ba mẹ chúng thì cứ quăng vài chục ngàn, có người cả trăm ngàn vào cho ban tổ chức để mong mua một niềm vui cho con mình, để hoàn thành cái phần trách nhiệm, để khỏi thua kém bà con hàng xóm.

Cuộc sống ngày càng hiện đại thì những món quà Trung thu cho con trẻ ngày càng mất dần ý nghĩa. Nó chỉ là những cây kẹo, những gói bánh vô hồn cho dù ngon hơn, xịn hơn những cái bánh chưng, bánh thuẩn ngày xưa rất nhiều lần.

Tiền có thể mua được nhiều thứ nhưng không thể mua được tình yêu thương và sự quan tâm thật sự của những người thân.

Nguyễn Thành Giang


Về Menu

Trung thu, hoài ức và trăn trở…

tóm tắt căn bản phật giáo 燃指供佛 Đâu phải chăng đạo nào cũng tốt de huyền thoại bồ tát thích quảng đức ทาตอะไรเป นองค năng Thương cach cung ram thang bay tai nha Ngày bình yên với Luang Prabang Lễ húy kỵ Tổ khai sơn tổ đình Nghĩa hà tĩnh đại lễ vu lan báo hiếu chùa chuông Thân tâm an lạc hoàn cảnh an lạc 6 thói quen ăn uống có hại cho sức khỏe thien khong lien can gi voi cach chung ta ngoi Ăn chay Húy kỵ lần thứ 31 cố Đại lão tam hong danh chieu ra mien cuc lac viet tan man ve tam va vat tu phan mem excel tinh thần vô trước trong kinh phật ç¾ Đậu hũ chiên giòn Nam Định Đại lễ tưởng niệm húy tai Hãy thương mẹ nhiều hơn 佛教 临终关怀 dung 首座 moi thu deu co ve dep rieng nguoi tu tri gioi luat làm thế nào để chuyển nghiệp 9 lưu ý để giảm nguy cơ ung thư Chất tạo ngọt có tác dụng giúp giảm vang sanh quyet dinh chon ngon vì sao bút chì có tẩy bốn phép lạ của ý lời phật dạy về đạo đức trong kinh お墓 更地 水天需 五痛五燒意思 le hang thuan va cong tac hoang phap den gioi tre truyện thơ vua chó lông bạc Chuyện 10 năm ăn chay ở đó đây บวช vÃƒÆ 2 bài thơ nguyện và đạo nhiệm Cảm nhận một góc quê Đèn huỳnh quang giúp tăng giá trị dinh