GNO - Tháng 3-2016, CDC đã phát hành hướng dẫn kê toa để giới hạn thời gian điều trị bằng thuốc giảm đau...

Tùy tiện dùng thuốc giảm đau gây hại cho sức khỏe!

GNO - Đa số các bệnh nhân được kê toa các thuốc giảm đau nhóm opioid đều do dự “bỏ” đi phần thuốc thừa còn lại sau điều trị, một số ít các bệnh nhân đem thuốc này chia sẻ lại cho người thân và bạn bè. Hiện trạng này được khẳng định bởi một nghiên cứu phát hành cách đây không lâu trên Tạp chí JAMA Y khoa.

a giamdau.jpg
Thuốc giảm đau không phải đồ ăn thức uống,
không tùy tiện chia sẻ và dùng mà không có chỉ định của bác sĩ - Ảnh minh họa

Các chuyên gia thuộc Đại học Johns Hopkins (Maryland) đã tiến hành cuộc khảo sát trên 1.032 người đang sử dụng hoặc đã từng được kê toa điều trị bằng thuốc giảm đau thuộc nhóm opioid.

Theo đó, có 47% người đang dùng thuốc này, 53% muốn giữ lại thuốc này sau đó và 32% muốn tiếp tục dùng thuốc này. Trong số người đã ngừng sử dụng thuốc thì có đến 61% mua để dùng thêm và 60% trong số nhóm phụ này mua dể dành dùng trong tương lai.

Ngoài ra, chỉ có 7% mang phần thuốc kê toa thừa trả lại cho nhà dược hoặc các nguồn tin cậy khác để tiêu hủy.

“Các thuốc giảm đau này tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn là chúng ta tưởng và việc kê toa quá phổ biến loại thuốc này đang trở thành một ‘đại dịch’ tại Hoa Kỳ và một số nước hiện nay”, chia sẻ của bác sĩ Alene Kennedy-Hendricks, Trường Y khoa Bloomberg thuộc Đại học Johns Hopkins. Các chuyên gia chưa rõ vì sao lượng thuốc kê toa lại dư ra nhưng lý do có thể là vì bác sĩ kê toa nhiều hơn mức bệnh nhân cần.

Theo nghiên cứu này, có đến 20% số người tham gia cho biết họ có chia sẻ thuốc men với ai đó. Điều này cho thấy hiện tượng đáng quan ngại là nhiều người chia sẻ thuốc giảm đau cho bạn bè người thân dùng mà không có chỉ định của bác sĩ. Lý do họ chia sẻ là để người nhà, bạn bè chủ động điều trị các cơn đau của họ hoặc do người đó không đủ điều kiện đi bác sĩ để được kê toa.

Việc chia sẻ phần thuốc còn thừa lại sau kê toa điều trị của bác sĩ cho người khác là một việc làm tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe người được chia sẻ. Theo chuyên gia nghiên cứu cao cấp, bác sĩ Colleen L. Barry, Trung tâm Nghiên cứu Tâm thần và Cai nghiện Đại học Y khoa Bloomberg: Nếu bạn chia sẻ thuốc giảm đau Tylenol cho người khác thì không sao nhưng nếu đem OxyContin cho người khác mà không có chỉ định của bác sĩ thì không nên.

Kết quả nghiên cứu này đánh động các tổ chức y tế công cộng như CDC cần lên tiếng khuyến cáo việc sử dụng thuốc giảm đau nhóm opioid trong thời gian quá lâu, để tránh trường hợp gây nghiện.

Tháng 3-2016, CDC đã phát hành hướng dẫn kê toa để giới hạn thời gian điều trị bằng thuốc giảm đau cho các bệnh nhân mãn tính.

Các chuyên gia nhấn mạnh: “Chúng ta cần thực hiện tốt công tác này, không chỉ vì sức khỏe cá nhân của người bệnh mà còn vì sự an toàn cho các thành viên khác trong gia đình hay bạn bè của bệnh nhân nữa”.

Huệ Trần
(theo Medical Daily)


Về Menu

Tùy tiện dùng thuốc giảm đau gây hại cho sức khỏe!

簡単便利 僧侶派遣 神奈川 放下凡夫心 故事 cảm niệm về đức phật di dà Hoa Đàm tuy rụng vẫn còn hương 経å ท มาของพระมหาจ chùa thành linh Bổ tu tap chanh mang chinh la bao ton mang song mot ほとけのかたより dung phi hoai cuoc song de di phan xet nhung sai 七五三 大津 an ºøÇ mạ 墓 購入 Sự tĩnh lặng của một hanh nguyen cua duc duoc su nhu lai æ ¹æ å Hải お墓の種類と選び方 念地藏圣号发愿怎么说 gợi Thiếu vitamin cũng gây ra chứng đau Bến æ³ ä¼š thich quang duc 寺庙里红色的沙 Chuyện đời của một sư cô 东宝法王 真实存在 Cu 妙善法师能入定 Bàn về lòng vị tha om vận Ngẫu khúc mưa 插入法人份热饭擦擦擦擦擦擦擦擦擦擦擦擦 cham an chay 普提本無 hoàng đế a dục một mẫu người dung Quả lựu có công dụng trị bệnh và 仏壇 のし cứu vi ni sinh việt nam đạt thủ khoa tốt 怎么面对自己曾经犯下的错误 minh 祈祷カードの書き方 Mát lành bổ dưỡng sữa hạt sen 佛经说人类是怎么来的