Giác Ngộ - Người Việt từ xưa, dù sống dưới chân núi cao, ở đồng bằng hay vùng ven biển, dù là người sang kẻ hèn luôn giữ một tập tục quí: tục uống trà. Trà không thể thiếu vào những ngày giỗ, Tết, trên bàn thờ tổ tiên hay bên lề hội nghị… Trà là cái bắt đầu, là sự kết thúc.

Văn hóa uống trà - Nét đẹp truyền thống của người Việt

Giác Ngộ - Người Việt từ xưa, dù sống dưới chân núi cao, ở đồng bằng hay vùng ven biển, dù là người sang kẻ hèn luôn giữ một tập tục quí: tục uống trà. Trà không thể thiếu vào những ngày giỗ, Tết, trên bàn thờ tổ tiên hay bên lề hội nghị… Trà là cái bắt đầu, là sự kết thúc.

Cả bốn mùa Xuân, hạ, thu, đông, người ta uống trà để “phản quan tự kỷ”. Vui cũng uống, buồn cũng uống, uống để tìm thấy chính mình, để sẻ chia, để mỡ lòng dung thông..Sự tha thiết ấy phải chăng vì trà là một vật trung gian, một văn hoá sống của người Việt.

Tra (1).jpg

Mời trà

Từ dân gian, cung đình bác học

Trà đã gắn liền trong đời sống thường nhật của người Việt. Trà không những được dùng làm thức uống mà còn là vật phẩm trong sính lễ, dịp ma chay, tạ lễ, tiếp khách. Khi khách đến chơi nhà thì chủ nhà dù có bận đến mấy cũng dừng việc, pha trà mời khách. Người bình dân uống kiểu bình dân, quan lại, quý tộc có tiệc trà kiểu quý tộc. Tất cả đề thể hiện sự trân trọng, lòng hiếu khách. Bên tách trà nóng biết bao điều được đề cập, được thổ lộ.

Vào những ngày đầu năm, gia đình khách khứa lại quần tụ bên tách chè xanh thơm ngát, nhấm nháp những món ăn mọc mạc, trong cái không khí thanh bình của miền quê. Từ lâu cây chè VN đã có vị trí đáng kể trong lịch sử hình thành nghệ thuật uống trà. Theo Trà Kinh của Lục Vũ thì cây chè đã từng có mặt ở Trung Quốc, qua thời gian người Trung Quốc nâng việc uống chè thành nghệ thuật uống trà, còn gọi là Trà Kinh. Còn ở VN qua các triều đại vua chúa, quan lại đã hình thành nên một lối sống kinh kỳ và thay đổi nhận thức trong tiếp bi?n giao thoa của nhiều nền văn hoá. Chính yếu tố này đã biến các tập tục uống trà dân gian lên thành những thú chơi thưởng ngoạn mang tính cung đình bác học. Và, dĩ nhiên uống trà đã trở thành thú chơi có phong cách ảnh hưởng đến Tam giáo và Hán Văn tự trong tầng lớp thượng lưu. Cùng với sự phát triển của nền văn hoá dân tộc, uống trà được người Việt nâng lên thành một thú chơi, một thứ nghệ thuật với đầy đủ ý nghĩa của nó. Dù không có những tác phẩm lưu truyền về trà như Trung Quốc, như ẩm Trà Ca của Lưu Đồng hay Trà Kinh của Lục Vũ nhưng Việt Nam vẫn có những vần thơ nghệ thuật nói lên tâm tư tình cảm của con người thông qua chén trà. Ngày nay, trong dân gian còn lưu giữ biết bao tác phẩm của người xưa, minh chứng rằng, uống trà từ lâu đã trở thành thú vui tao nhã, một văn hoá ứng xử thường ngày của người Việt, được xem như thuật ứng xử trong cuộc sống. Trải qua bao biến cố lịch sử, nhiều gia đình ngày nay vẫn lưu giữ những bộ đồ trà cổ có giá. Từ kiểu ấm đến chán trà khá đẹp và nhiều hình dáng. Với vốc dáng thanh mảnh và sinh sắn ấm được dùng cho nhiều cuộc trà như: độc ẩm dành cho một người uống, song ẩm dành cho hai người và quần ẩm dành cho nhiều người.

Tra (2).jpg

Chén trà xanh

Để có một cuộc trà ngon với đầy đủ lễ nghi phải hội đủ những tiêu chí: Nhất thuỷ (tức nước pha trà), Nhì trà (là loại trà người Việt thường uống- trà xanh), Tam bôi, Tứ bình (là dụng cụ để pha trà và uống trà).  Tuỳ theo từng miền Bắc, Trung, Nam mà cách dùng ấm và chén trà có khác. Người Huế thường dùng kiểu Vũ xuân thu ẩm; uống trà vào mùa xuân và mùa thu, kiểu Hà ẩm dùng cho mùa hạ, chén nhỏ giúp nước nhanh nguội, kiểu Đông ẩm thì chén trà dầy, lồng chén sâu giữ cho trà lâu nguội. Dù xuất xứ từ đâu, uống trà đã trở thành một phong tục và thói quen với người Việt Nam. Mời trà là một ứng xử văn hoá biểu hiện sự lễ độ, lòng mến khách. Uống trà cũng là một cách ứng xử văn hoá, uống để đáp lại lòng mến khách của người dâng trà, để bắt đầu lời tâm sự. Mời trà và dùng trà cũng là một biểu hiện sự tri kỷ, sự kết giao, lòng mong muốn hoà hợp, sự tỉnh tâm để mưu điều thiện, tránh điều ác.

Uống trà trong chốn Thiền môn

Nếu ở Nhật Bản chú trọng đến không gian trà thất và nâng nghệ thuật uống trà thành Trà Đạo. Người  Trung Hoa chú trọng đến đường nét uốn lượn khi thể hiện việc uống trà, từ đó nâng nghệ thuật uống trà thành Trà Pháp. Ở Việt Nam, có lẽ cửa Phật là nơi thích hợp nhất cho việc thưởng thức trà và nâng việc uống trà trong chốn thiền môn thành phương pháp “tĩnh tâm điều tức” – Trà Thiền. Nếu người thế tục, uống trà để tìm được sự bình an giữa cõi tục, để tự mình khám phá những ý niệm, những suy nghĩ  tâm đắc trong cuộc đời thì trà ở nhà Phật khác với đời thường. Cuộc trà có đưa con người vào trạng thái vô vi và sự an tĩnh trong thiền trà, cho nên từ Hoà thượng đến môn sinh Phật tử đều xem trà như sản phẩm tĩnh toạ, nên có câu: “ trà vị thiền vị thị nhất vị”, nghĩa là trà và thiền là một. Phải nói rằng, cách uống trà của thiền môn thể hiện rõ  nét qua những triết lý Nho, Phật và lão Trang qua bốn chữ Hoà, Kính, Thanh, Tịnh. Hoà là sự hoà hợp giữa thiên nhiên và con người; Kính là kính trọng, cảm tạ  trước sự tồn tại của vạn vật; Thanh là sự thanh khiết của vật chất và tinh thần, Tịnh là sự bình an của tâm hồn trong cuộc sống. Uống trà khiến cho trí tuệ minh mẫn và tinh thần sảng khoái hơn, giúp con người cân bằng được đời sống tinh thần, thế nên ngoài sự tỉ mỉ và cẩn thận của người thưởng trà phải luôn hướng tời sự hoàn mỹ.

Tra (3).jpg

Quốc trà Việt Nam

Trong cái thu chơi tuy giản dị ấy lại ẩn chứa một công phu, trà đối với họ là bạn là tri kỷ, cái hương vị ngọt ngào của cuộc sống, đắng chát của cuộc đời và triết lý nhân sinh. Chúng ta có thể uống trà vào bất cứ thời khắc nào trong ngày nhưng tốt hơn nhất vào buổi sáng hay lúc tìm về với thiên nhiên cỏ cây sông nước. Như thế trong đời sống thường nhật, ấm trà đối với người sành điệu đã trở thành nét nghệ thuật,  nghĩa cử thanh cao, đưa tâm hồn con người hoà quyện vào cuộc sống. Như một nghệ thuật nhân sinh. Uống trà đôi lúc làm phây khoả đi bao buồn phiền trong cuộc đời “ấm lạnh tình đời năm bảy chén, Nạt  nồng đôi chén một vài hơi.

Giang Phong


Về Menu

Văn hóa uống trà Nét đẹp truyền thống của người Việt

bo tat ai thay cung vui 律布寺 กฐ น khong nen dat tre em vao duong cung bài kệ pháp phái thiên đồng lời đức đạt lai lạt ma đời sống 什么是佛度正缘 เพรงดนต ฟ 福井県 寺院数 和尚为何多高寿 gieo 印順法師的大乘密教觀點之探討 写中秋节的英语作文 元音老人全集 bệnh âm có thật không 烹佛祖 chu tam thien xao va tinh giac rong mo cán Khổ qua có nhiều công dụng tốt ç 忍四 士用果 横浜 永代供養墓 お寺との付き合い 檀家 ma la de gap chinh chum loi dang cua tue thien le ba ä å ½ä½ åº 佛教极乐世界指什么 hay day con rang co tich khong chi la mot mau 愛知県 大法寺 回向文 福智 佛家说身后是什么意思 Stress mua 什麼是佛法 kho chưa BÃn 轉識為智 mùa trăng ký ức di tim net dep van hoa ung xu 彼岸 お疲れ様のし Ï y ³¹ พระมหาส ธรรม ブッダの教えポスター vai y nghi ve viec dich thuat nhung bai chu phan 藥師琉璃光如來本願功德經 อร ยบท 7 ประการ 83 大学生申请助学金的申请理由怎么写