Vạn vật vốn không có thật, nhưng chúng ta chấp là thật có, cho nên đức Phật đã nói
Vạn pháp giai không là gì ?

“không” để phá cái tâm chấp có, chấp thật đó.
Hỏi: Bát Nhã Tâm Kinh nói cái gì cũng đều là không. Vậy điều đó có ý nghĩa gì?

Đáp:
 Hiện tại có rất nhiều người học Phật hiểu lầm chữ “không”. Chữ “không” trong đạo Phật khác hẳn so với chữ “không” ở ngoài đời. Chữ “không” ở ngoài đời có nghĩa là không có. Ví dụ, trên tay đang cầm cái mi-cro là có. Nếu bỏ cái mi-cro xuống thì liền thành tay không. Riêng chữ “không” trong đạo Phật không có nghĩa như vậy, mà là nói ở ngay nơi sự vật đang hiện hữu vốn không có bản chất thật sự, chỉ do nhiều thứ kết hợp lại với nhau mà tạo thành.

Cũng vậy, nếu tìm một cái thật sự của mi-cro thì không thể thấy, bởi vì nó được tạo thành từ nhiều linh kiện lắp ráp lại với nhau và tạm thời được gán cho một cái tên là mi-cro. Hoặc như một đóa hoa sen có đầy đủ thân, cánh, nhụy, hạt… nhưng không có một cái nào là cái duy nhất để tạo nên đóa hoa sen, mà phải do nhiều thứ kết hợp lại tạo thành. Không những chỉ có những thứ này, mà nó còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: đất, nước, ánh sáng mặt trời… mới có thể tồn tại và phát triển.

Như vậy, chữ “không” trong đạo Phật có nghĩa là không có thật, không có cái nào là cốt lõi. Chính vì không có cái nào là cốt lõi, cho nên khi hết duyên thì nó liền tan rã, cái nào ở đâu sẽ trả về lại nơi đó, không thể tồn tại ở một hình dạng hay trạng thái nhất định mãi mãi.

Ngay nơi thân thể của chúng ta cũng không có bộ phận nào duy nhất để tạo nên nó. Mắt là mình, tai là mình, mũi là mình hay chân là mình? Trái tim, quả thận, phổi, lá lách… không phải là thân, nhưng khi được kết hợp lại với nhau thì tạo thành thân thể. Đạo Phật nói cái thân này không phải là một khối thuần nhất, cũng không phải là một cái trọn vẹn, mà chỉ do nhiều thứ kết hợp lại theo một quy cách có trật tự.

Bản thân của nó phải thường xuyên vay mượn những thứ khác như hơi thở, cơm, nước, nhiệt độ… mới có thể tồn tại. Nếu một bộ phận nào bị trục trặc thì phải lập tức đi tìm bác sĩ chữa trị hoặc thậm chí hư hại nặng thì không còn hoạt động được nữa. Chỉ vì chúng ta không thấy được điều đó, mà cứ lầm nghĩ rằng mình là một khối nguyên vẹn thuần nhất bền chắc mãi mãi, cho nên mới có tư tưởng sai lầm rằng sống không cần ai và nếu có ai đụng chạm đến bản thân thì liền chống cự. Đó chính là sự si mê, không thấy được lẽ thật!

Từ trong tâm niệm và thân thể cho đến hoàn cảnh xung quanh đều không cố định, không thuần nhất và không có bản chất thật sự. Nói đơn giản là “không có thật”, chẳng phải là không có gì.

Trong Tâm Kinh Bát Nhã cũng có câu: “Không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp” Nếu chúng ta hiểu theo nghĩa thế gian là không có mọi thứ xung quanh, thì cuộc sống này làm sao còn có thể hiện hữu? Ngày xưa, có một chú tiểu khi đọc đến đoạn kinh này, liền sinh nghi ngờ vì không hiểu tại sao chú có mắt, tai, mũi, lưỡi… rõ ràng, mà kinh Bát Nhã nói rằng không có!? Chú đã đem thắc mắc ấy thưa trình với Sư phụ. Ngài biết chú là một bậc trí huệ sẽ đạt được thành tựu lớn sau này, cho nên đã chỉ bày cho chú đi về phương nam để tham học với các vị cao Tăng.

Trải qua một thời gian dài tham tầm học đạo, chú đã thấu hiểu được nghĩa lý huyền diệu và về sau trở thành Tổ sư của Thiền tông Phật giáo Trung Hoa.

“không” để phá cái tâm chấp có, chấp thật đó.

Tận trong sâu thẳm ý niệm, chúng ta luôn nghĩ thân thể này là thật mình và nhà cửa, tiền của, xe cộ, danh vị… thật là cái của mình, cho nên khi những thứ ấy bị biến đổi thì chúng ta đau khổ vô cùng. Chính cái tâm chấp chặt cho là thật, nên mới có phiền não đau khổ và gây tạo vô số nghiệp tội. Khi vào chùa tụng Tâm Kinh Bát Nhã thì thấy tất cả là “không” nhưng lúc ra ngoài đời làm ăn thì thấy mọi sự việc đều thành “có”, cho nên cứ khổ đau mãi mãi. Trong khi cội gốc của sự tu là phải nhìn thấy rõ tất cả các pháp đều không có thật.

Tâm Kinh Bát Nhã cũng có đoạn: “Chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách”, tức là thấy rõ thân tâm này là không thật thì sẽ qua hết tất cả đau khổ. Ngộ “không” thì chiến thắng, nhưng ngộ “có” liền chiến bại. Nếu khéo đem trí tuệ Bát Nhã của đạo Phật ứng dụng vào trong cuộc sống hằng ngày, chắc chắn cuộc sống của mọi người sẽ được tự tại an lạc. Đó chính là ý nghĩa chân thật của Tâm Kinh Bát Nhã.
 
Thích Minh Thành

 

Về Menu

vạn pháp giai không là gì ? van phap giai khong la gi tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

phật 雀鸽鸳鸯报是什么报 benh vien Ï 宿坊 ペット葬儀 おしゃれ tinh yeu chi co mot 佛陀会有情绪波动吗 thÒ tu dien thanh 持咒 出冷汗 閩南語俗語 無事不動三寶 cuoc doi thanh tang ananda phan 6 hoã æ 加持是什么意思 Món bánh bò cốt dừa 横浜 公園墓地 ภะ 心中有佛 hà nh phẠt Chợ Cộôc 皈依的意思 人鬼和 根本顶定 ï¾ï½ 不空羂索心咒梵文 提等 Tùy bút Đến hẹn lại lên phía biển 曹洞宗 長尾武士 tim hieu ve phuoc bau the gian va phuoc dien tam 육신주 chet khat ben canh dong song Suy nhược tinh thần ç chương xii về trí bân và giải 怎么面对自己曾经犯下的错误 鄂城区佛教协会会长 cái gì là của tôi trau Nụ tinh than vo nga vi tha trong van hoc phat โภชปร ตร 陀羅尼被 大型印花 VÃƒÆ 一息十念 đức đức phật chỉ ra 10 ân huệ của cuộc oàn æ そうとうぜん