Vì sao con người nên ăn uống thuần thực vật?
Ông Đình Nguyên đã đưa ra những lý do thuyết phục cũng như những
con số đáng sợ về cách ăn uống từ thực phẩm động vật.
Quang cảnh buổi nói chuyện - Ảnh: Thu Hiền
Dưới đây là nội dung tóm lượt về chủ đề “Ăn uống thuần thực vật”.
Con người là loài ăn thực vật
Về mặt sinh học: con người phù hợp ăn thực vật - bằng chứng là tay con người không có móng vuốt, răng thì nhỏ, phẳng và ngắn. Trong 32 cái răng, con người có 20 răng hàm và răng nghiền hàm để nhai nghiền ngũ cốc, 8 răng cửa để cắn rau, cạp bắp, 4 cái răng nanh.
Tất cả loài linh trưởng, họ hàng gần nhất của loài người cụ thể là loài vượn dùng răng nanh để cắn vỏ trái cây, vỏ hạt cứng và tự vệ, chúng hoàn toàn không dùng răng để xé thịt. Răng nanh của loài linh trưởng chỉ dài gấp 2 lần răng cửa, đối với loài ăn thịt răng nanh dài gấp 6,8 lần chiều dài răng cửa.
Hàm loài ăn thịt hoạt động lên xuống dùng để cắn, xé và nuốt thịt - không có động tác dụng nhai. Hàm của loài người chuyển động qua và chức năng chính là nhai. Ruột của loài ăn thịt dài gấp 3 lần chiều dài cơ thể, ruột của loài ăn thực vật hay nói cách khác là ruột con người dài gấp 6,8 lần chiều dài cơ thể.
Nếu con người là loài ăn thịt, ăn tạp thì ngay từ khi còn nhỏ, chúng ta đã có bản năng săn mồi, có khả năng nhìn trong bóng đêm, khi thấy con mồi sẽ nhỏ vãi, vồ đớp và xé xác chúng. Chúng ta có thể khẳng định điều đó vì một em bé khi ở chung với các loài động vật nhỏ như thỏ, chó, mèo… em bé sẽ ôm và đùa giỡn với chúng, ngược lại nếu là một con sư tử hay cá sấu con nó sẽ đớp và xé xác những thú cưng đó.
Tại sao chúng ta nên ăn thuần thực vật?
Có 3 lý do chính trả lời cho câu hỏi trên: đạo đức, môi sinh quang và sức khỏe.
Về mặt đạo đức: Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc và UNICEF, trên thế giới cứ 5 giây lại có một trẻ em chết vì đói trong khi đó tổng lượng lương thực đang dùng để vỗ béo cho gia súc, gia cầm đủ để nuôi sống cho 8,7 tỷ người trên trái đất.
Chỉ cần chúng ta chuyển lượng nhỏ lương thực, ngũ cốc, rau củ quả… đang dùng để nuôi động vật là giải quyết được nạn đói trên thế giới. Có rất nhiều cách góp phần giảm nạn đói bằng những việc làm nhỏ của mỗi cá nhân trong xã hội này: hằng ngày chúng ta ăn uống, tiệc tùng ít đi nhưng biện pháp tối ưu vẫn là ăn thuần thực vật, hãy truyền cảm hứng, động lực cho người thân, bạn bè và người xung quanh nơi chúng ta làm việc.
Theo thống kê của WHO và UNICEF, trên thế giới có khoảng 780 triệu người không có đủ nước sạch để uống - trong khi đó để sản xuấn ra 227g thịt bò cho ngành thực phẩm hamberger thì cần 4.664 lít nước. Lượng nước sạch này đủ cho một người trưởng thành uống và nấu ăn trong một năm. Một con heo, con gà mới sinh đến lúc lớn lên chúng ta phải tốn rất nhiều nước cho nó uống và vệ sinh chuồng trại.
Ngoài ra, đằng sau công nghiệp chế biến sữa bò là sự chia cắt của những con bò con - mới sinh ra đã bị tách khỏi mẹ, sữa bò không dùng để nuôi bê con mà dùng để nuôi con người, thật là vô lý khi con người là loài phát triển nhất, thông minh nhất lại cướp đi nguồn sữa của những bê con đáng thương.
Điều dã man hơn nữa là những con bê đực chỉ vài tháng tuổi đem đi nướng, thui ngay vì không cho sữa được, phụ phẩm của ngành công nghiệp trứng là nghiền nát những gà con đã mới nở….
Môi sinh quang: Năm 2006, Liên Hiệp Quốc đã thống kê được diện tích dùng để chăn nuôi chiếm 1/3 diện tích đất liền trên mặt trái đất và 70% ngũ cốc sản xuất ra ở Mỹ được dùng làm thức ăn cho gia súc, không dùng để giải quyết nạn đói.
Thêm nữa, số liệu thống kê từ thập niên 70 thế kỷ trước - có 20% diện tích rừng Amazon bị chặt phá dùng vào mục đích lấy đất chăn thả gia súc, gia cầm. Tính ra 1/5 diện tích lá phổi mẹ Trái đất bị mất. Cũng theo thống kê của Liên Hiệp Quốc năm 2006, thì ngành công nghiệp chăn nuôi là nguyên nhân số 1 gây ra biến đổi khí hậu do lượng khí thải gây ra.
Món chay đơn giản, giúp nuôi dưỡng cơ thể và phát triển lòng từ bi - Ảnh: Internet
Sức khỏe: cuộc khủng bố 11-9-2001 ở Mỹ có khoảng 3.000 người chết vì chiến tranh và trong vòng suốt 10 năm qua - từ khi vụ khủng bố xảy ra, tổng số người chết mỗi năm vì mắc bệnh ung thư và bệnh tim khoảng 1 triệu người.
“Chúng tôi đã có cuộc khảo sát các bệnh nhân ở các bệnh thì con số mắc bệnh vì thiếu đạm là 0. Họ vào bệnh viện là vì cố ăn đủ đạm, nạp quá nhiều thịt cá sữa, toàn những chất gây ung thư, bệnh cả”, ông Nguyên nói.
Rất nhiều người nghĩ rằng ăn thực vậy, ăn chay sẽ không đảm bảo được dinh dưỡng, các khoáng chất, vitamin… cho cơ thể nhưng thực tế cho thấy rằng chất sắt trong thịt bò chỉ có 1,69 đơn vị trong khi đậu nành là 27 đơn vị; caxi trong sữa bò có 113 đơn vị, trong mè có 975 đơn vị; đạm trong tảo xoắn có 557 đơn vị, ông Đình Nguyên chứng minh.
Hầu như các chất dinh dưỡng và chất khoáng trong thực vật đều cao hơn động vật vì thực vật lấy các chất dinh dưỡng, muối khoáng… trực tiếp từ đất, còn động hấp thụ chất dinh dưỡng gián tiếp qua thực vật. Khi chúng ta ăn thực phẩm động vật là ăn thực phẩm loại 2, tại sao chúng ta không ăn từ loại 1 là thực vật? - người thuyết trình đặt vấn đề.
Nếu chúng ta ăn hoàn toàn động vật thì không có chất xơ vì chất xơ chỉ nằm trong thực vật. Nếu thiếu chất này sẽ gây ra bệnh ung thư, đường ruột…
Mặt khác, tỷ lệ mắc tim mạch là 0 khi ăn thuần thực vật vì chất cholesteron - nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch chỉ nằm trong thịt, trứng, sữa, phô mai, cá, tôm...
Cholesteron là dưỡng chất không thể thiếu của con người, nó cấu tạo nên thành tế bào nhưng nên nhớ có 2 nguồn cholesteron: loại tốt và loại xấu. Loại tốt đến từ bản thân, cơ thể tự sản sinh ra; còn cholesteron xấu, gây tắc nghẽn động mạch, bệnh tim mạch đến từ thịt, cá… ( động vật). Trong khẩu phần ăn có quá nhiều thức ăn động vật thì cơ thể sẽ không hấp thụ được, cholesteron xấu này sẽ tích tụ dần và gây tắc nghẽn động mạch.
Thay đổi chế độ ăn thuần thực vật bằng cơ chế 3C - Chuông báo: Là những gì kích thích để thực hiện hành vi, nếu ta có thói quen mang thức ăn để sẵn trong cặp, balo, bàn làm việc… để khi đói là có thức ăn liền thì hãy tắt chuông báo đó ngay bây giờ. Hằng ngày ta xem quảng cáo về các thức ăn nhanh hấp dẫn, những niềm vui sướng hiện trên khuôn mặt của các diễn viên làm ta thèm muốn thì hãy tắt nó… - Bối cảnh: nơi tạo cho hành vi diễn ra. Hãy xác định lại bối cảnh như môi trường làm việc, môi trường sống xung quanh thuận lợi cho việc ăn uống như gần tiệm quầy thức ăn mặn hấp dẫn hay tiếp xúc những người bạn có sở thích ăn uống, rượu bia thì phải thay đổi, tránh đi, tạo môi trường ăn uống lành mạnh khác… - Củng cố: bằng cách để những thức ăn ưa thích của ta ở một nơi xa tầm tay, không thuận tiện để lấy, hay tránh đi những con đường có quán ăn quen thuộc thay vì phải đắn đo kiềm chế các món ăn trước mặt. |
Thu Hiền
Ngọc Sương (Tuvien.com)