Vì sao người nữ thường bị suyễn hơn nam giới?
Trong một nghiên cứu mới trên vật thử, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, hormone nam testosterone đóng khóa sự phát triển của một loại tế bào miễn dịch gây ra chứng hen suyễn dị ứng (allergic asthma hay allergy-induced asthma) - xảy ra khi chúng ta dị ứng với phấn hoa hay loại thực phẩm nào đó và gây ra các biểu hiện hen suyễn.
Một bệnh nhân hen suyễn - Ảnh minh họa
“Thông thường, bé trai thường dễ bị hen suyễn hơn bé gái nhưng các bé gái lại dễ bị suyễn hơn và bị suyễn nghiêm trọng hơn các bé trai sau tuổi dậy thì”, theo các tác giả nghiên cứu. Vì thế, các chuyên gia phân vân không biết có phải chính hormone thật sự điều chỉnh hệ miễn dịch và lý giải cho sự thay đổi này hay không.
Nghiên cứu này được phát hành trên Tạp chí The Journal of Experimental Medicine, nói rằng các tế bào miễn dịch có liên quan tới bệnh hen suyễn được tìm thấy thường xuyên hơn ở nam giới, so với ở người nữ. Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng, các tế bào miễn dịch “cảm nhận” được testosterone, làm cho chúng ngừng nhân lên.
Các tế bào miễn dịch dị ứng sống trong phổi, da và các cơ quan khác. Các tế bào này sản xuất ra protein làm cho phổi bị viêm nhiễm do hen suyễn dị ứng gây ra như mạt bụi hay lông thú nuôi trong nhà.
Giải pháp điều trị hen suyễn nặng hiện nay là các thuốc steroids, được sử dụng rộng rãi nhưng lại có nhiều tác dụng phụ. Phát hiện này có thể mang lại một phương thức mới trong điều trị suyễn, nhắm đến các tế bào trực tiếp có “đóng góp” đến sự phát triển của bệnh suyễn dị ứng.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng lưu ý việc sử dụng liệu pháp hormone trong ngăn chặn và điều trị đã được thể nghiệm thành công trong điều trị một số bệnh khác, trong đó có ung thư vú.
Tại Hoa Kỳ có khoảng 25.000 người bị hen suyễn, theo Tổ chức Hen suyễn và Dị ứng Hoa Kỳ. Và loại suyễn phổ biến nhất là suyễn dị ứng.
Một số dị nguyên phổ biến với bệnh này là gián, mạt bụi, nấm mốc, lông thú cưng (thú nuôi trong nhà) và phấn hoa. Nếu bạn bị hen suyễn dị ứng, khi một trong số các dị nguyên này đi vào đường thở, hệ miễn dịch của bạn sẽ phản ứng bằng cách làm cho các cơ trong đường thở hẹp lại, gây ra viêm nhiễm và đóng chặt đường thở bằng nước nhầy. Các biểu hiện thường thấy là ho, hắt hơi, khó thở, hơi thở gấp và ép ngực.
Cách điều trị hen suyễn do dị ứng là tránh các dị nguyên, dùng thuốc, lập kế hoạch xử lý khi các cơn suyễn tấn công. Các cơn tấn công của hen suyễn có thể gây nguy hiểm cho thai phụ, thai nhi vì không nhận đủ oxy trong suốt cơn suyễn. Chu kỳ kinh nguyệt và sự mãn kinh cũng có thể tác động đến khả năng thở của người nữ bị hen suyễn.
Huệ Trần (theo Medical Daily)
Ngọc Sương (Tuvien.com)