Phật giáo quan niệm chết lâm sàng tim ngừng đập, mũi ngừng thở, chết não chỉ là giai đoạn đầu tiên của tiến trình chết Phải mất thêm một thời gian nữa thường là sau 8 giờ , đợi thần thức ra khỏi hẳn xác thân mới được xem là thực sự chết
Vì sao Phật tử ít tham gia hiến tạng và xác?

Phật giáo quan niệm chết lâm sàng (tim ngừng đập, mũi ngừng thở, chết não) chỉ là giai đoạn đầu tiên của tiến trình chết. Phải mất thêm một thời gian nữa (thường là sau 8 giờ), đợi thần thức ra khỏi hẳn xác thân mới được xem là thực sự chết.
HỎI: 

Hiện nay, việc hiến tạng và xác đang là vấn đề rất cấp thiết cho bệnh nhân và y học. Tôi đang có tâm nguyện hiến tạng và xác của mình sau khi qua đời. Tuy nhiên, qua tìm hiểu tôi được biết việc này chỉ có một số ít chư Tăng tán đồng cũng như kêu gọi Phật tử tham gia hiến tạng và xác để phục vụ chúng sinh. Kết quả là tuy có một số Phật tử đăng ký nhưng con số này khá ít so với số lượng đông đảo các bậc tu hành và Phật tử hiện nay. Điều này đã làm tôi nghĩ ngợi. Xin quý Báo có nhận định về vấn đề này để tôi đủ cơ sở xác định tâm nguyện của mình.
(MỘC DIỆP, rubyinrock250@yahoo.com.vn)
ĐÁP:
 Bạn Mộc Diệp thân mến!

Hiến tạng và hiến xác là hạnh nguyện cao cả, không phải ai cũng làm được. Yêu quý xác thân khi sống cũng như lúc chết là tập nghiệp sâu dày của con người. Nhất là người Việt chúng ta vốn ảnh hưởng lâu đời văn hóa địa táng (chôn), khi sống cần có nhà, lúc chết phải có mồ nên ái ngại khi hiến xác. Mặt khác, quan niệm khi chết cần phải lành lặn, đầy đủ các cơ phận nên người Việt cũng rất ái ngại khi có mổ xẻ, hiến tạng, mất một phần thân xác.

Riêng người Phật tử thì có quan niệm về sống chết nhẹ nhàng hơn. Con người gồm hai phần, thân thể (sắc uẩn) và tâm thức (thọ, tưởng, hành, thức uẩn). Khi chết, tâm thức theo nghiệp tái sinh, còn xác thân tứ đại thì trả về cho đất, nước, gió, lửa; nơi mà nó sinh ra. Thân người chết hay xác chết vì thế không có gì quan trọng, an táng cách nào cũng được. Người Phật tử chấp nhận các cách thức tống táng ngoài truyền thống địa táng như hỏa táng (thiêu, rải tro cốt), kể cả hiến xác cho y học khá dễ dàng.

Hiện trạng “Chỉ có một số ít chư Tăng tán đồng cũng như kêu gọi Phật tử tham gia hiến tạng và xác để phục vụ chúng sinh”, thiết nghĩ, có nguyên nhân quan trọng của nó. Phật giáo quan niệm chết lâm sàng (tim ngừng đập, mũi ngừng thở, chết não) chỉ là giai đoạn đầu tiên của tiến trình chết. Phải mất thêm một thời gian nữa (thường là sau 8 giờ), đợi thần thức ra khỏi hẳn xác thân mới được xem là thực sự chết. Bởi khi thần thức chưa ra khỏi xác thân mà có những can thiệp, tác động khiến người chết không vừa ý, hoặc đau đớn thì thần thức khởi phiền não, oán giận, hình thành cận tử nghiệp xấu, ảnh hưởng không tốt đến tái sinh.

Hiến xác là cho/tặng cả xác thân để phục vụ nghiên cứu, học tập, thực hành giải phẫu. Thường thì người Phật tử (có tâm nguyện hiến xác) sau khi chết lâm sàng khoảng 8 giờ, thân nhân mới báo tin cho các cơ quan hữu quan đến nhận xác. Sự chậm trễ này là có chủ ý, sẽ giữ cho thần thức an tịnh ra khỏi xác thân, tránh tạo ra cận tử nghiệp xấu cho người chết. Tuy nhiên, sự trì hoãn này khá bất lợi cho bên cơ quan nhận xác (vì nhận xác càng sớm sẽ bảo quản tốt và dễ hơn).

Hiến tạng là cho/tặng một số cơ phận nội tạng, mô (gan, thận…, giác mạc) để cấy ghép cho người bệnh đang rất cần. Hiến tạng khác hiến xác ở chỗ là phải thực hiện ngay sau khi chết não, không được chậm trễ. Như vậy, theo Phật giáo, những Phật tử nào mang tâm nguyện thí xả cao cả, chí nguyện thật kiên cường, làm chủ cận tử nghiệp bất động (như tâm nguyện Bồ-tát) mới có thể hiến tạng để mình và người đều được lợi ích.

Chúng tôi tin rằng sẽ có Tăng (Ni), Phật tử làm được việc cao cả và khó làm này. Tuy nhiên nếu chúng ta chưa đủ khả năng làm chủ thì cũng nên cân nhắc, thận trọng. Vì lỡ ngay lúc ấy thần thức chưa kịp thoát xác, người chết cảm nhận rõ ràng sự đau đớn, ân hận, thống khổ, phiền não, tức giận thì sẽ tạo ra cận tử nghiệp bất thiện, ảnh hưởng không tốt đến tái sinh (đọa lạc).

Người Phật tử cần biết rằng, Phật giáo rất tán thán, đề cao hạnh nguyện hiến tạng, hiến xác để cứu người. Có thể xem đây là biểu hiện đỉnh cao của hạnh bố thí, xả ly, phước đức lớn nhất. Tuy nhiên Phật giáo cũng chỉ rõ tiến trình chết (gồm nhiều giai đoạn) để mỗi người tự lượng sức. Hiến xác (sau khi chết khoảng 8 giờ) thì khá dễ và có nhiều người tham gia hơn. Còn hiến tạng thì ngoài sự dũng mãnh phát nguyện cần phải tự lượng và cân nhắc, không nên phát tâm theo cảm tính, nhất thời. Nếu thiếu hiểu biết và không tự lượng sức để tạo cận tử nghiệp xấu thì chưa hẳn là điều hay. Do đó, số người hiến tạng “khá ít so với số lượng đông đảo các bậc tu hành và Phật tử hiện nay” cũng không phải là điều khó hiểu.

Chúc bạn tinh tấn!

Bài viết: "Vì sao Phật tử ít tham gia hiến tạng và xác?"
Nhiên Như/Quảng Tánh - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

vì sao phật tử ít tham gia hiến tạng và xác? vi sao phat tu it tham gia hien tang va xac tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Nguyên æ å giÃÆ 凡所有相皆是虛妄 若見諸相非相 Thiếu vitamin cũng gây ra chứng đau nửa bat tuy phan biet cu tran lac dao tap 1 å åœŸç½ ç œ nguoi thay dau tien ung thư đại trực tràng gia tăng ở hạnh phúc ở đâu đó quanh đây thôi phÃp lối vào hạnh bồ tát 11 loi khuyen tam huyet giup nguoi sap chet nuong Anh Cà phê giúp giảm nguy cơ tiểu đường 佛教中华文化 tâm an trong nghịch cảnh là chìa khóa 若我說天地 chum tho bong xa muon phien cua thay nghiem ç Š ï½ vì sao ta không thể dứt ra được trong y nghia ve viec doi bat vang lay chan kinh trong 止念清明 轉念花開 金剛經 5 loại thực phẩm đối trị mệt goi hon ห พะ 同人卦 big bang va ly thuyet vu tru cua dao phat khuyển sư hay khổ tâm loi khuyen cua duc dat lai lat ma ve viec sung bai 出家人戒律 vẻ Bổ sung vitamin E qua thực phẩm Tưởng niệm cố Hòa thượng Thích Minh tham quan phòng trưng bày di sản văn hóa phat phap phần mở đầu nghĩ về mẹ nhân mùa vu lan pháp tu căn bản của phật tử tại sao trong đạo phật đề cập đến cúc thien chua tri than tam 사념처 Rau cải thực phẩm làm giảm tác hại duc phat day buong bo 4 thu khong ton tai vinh cuu 20 to xa da da jayata