Ngày xưa, khi Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma từ Ấn Ðộ sang Trung Hoa hoằng pháp, Ngài đến gặp Vua Lương Võ Ðế Trong lúc luận bàn đạo lý, nhà vua hỏi Trẫm một đời cất chùa, độ tăng, bố thí, cúng dường, đúc chuông, tạo tượng, ấn tống kinh sách, như vậy có được công đứ
Vì sao vua Lương Võ Đế cả đời xây chùa, bố thí, cúng dường mà không có công đức?

Ngày xưa, khi Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma từ Ấn Ðộ sang Trung Hoa hoằng pháp, Ngài đến gặp Vua Lương Võ Ðế. Trong lúc luận bàn đạo lý, nhà vua hỏi: "Trẫm một đời cất chùa, độ tăng, bố thí, cúng dường, đúc chuông, tạo tượng, ấn tống kinh sách, như vậy có được công đức gì chăng?". Vua Lương Võ Đế cả đời xây chùa, bố thí, cúng dường tại sao không có công đức?
Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma trả lời một cách rõ ràng rằng: "Những việc làm ấy thực không có công đức gì cả!".

Vấn đề này làm cho nhiều người thắc mắc, không biết tại làm sao như vậy lại không có công đức gì cả? Bởi vì, theo lịch sử ghi chép lại thì Vua Lương Võ Ðế xây cất hằng trăm ngôi chùa, độ tăng chúng tu hành rất đông, thiết trai bố thí, cúng dường, đúc chuông, tạo tượng, ấn tống kinh sách nhiều vô số kể.

Nhà vua suy nghĩ làm như vậy tức nhiên được rất nhiều công đức, nhưng không ngờ khi đem vấn đề này ra hỏi, Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma trả lời: Không! Tại sao vậy? Có người không hiểu giáo lý nên giải thích là: Vua Lương Võ Ðế không đích thân ra "công" thực hiện những việc làm đó, chỉ sai người khác làm, nên không có "công đức" gì cả!

Thời gian sau đó, có người đem sự việc này thưa hỏi Lục Tổ Huệ Năng và được Lục Tổ dạy như sau: Quả thực là không có công đức gì cả. Vua Lương Võ Ðế vì không biết Chính Pháp, nên lầm lẫn hai chữ "Công Ðức" và "Phúc Ðức"!

Nghĩa là cất hàng trăm ngôi chùa, độ tăng chúng tu hành rất đông, thiết trai cúng dường, bố thí, đúc chuông, tạo tượng, ấn tống kinh sách, chỉ là những việc làm "bên ngoài", có ích lợi cho mọi người, những việc làm cầu phúc, nên gọi là phúc đức.

 
Vua Lương Võ Đế nhầm lẫn phúc đức và công đức.
Phúc đức có công năng giúp chúng ta giảm thiểu nghiệp chướng, tiêu trừ quả báo, để được tai qua nạn khỏi, để được may mắn và sung sướng trên đường đời, để bớt chướng ngại trên đường đạo, chứ không giúp chúng ta thoát ly khỏi vòng trầm luân sinh tử.

Phúc đức có tính cách "hữu lậu" hay "hữu vi", nghĩa là con người hưởng phúc vẫn còn trong lục đạo luân hồi. Khi thụ hưởng hết phúc rồi thì bị đọa lạc để đền trả quả báo.

Còn công đức là công phu tu tập "bên trong", có ích lợi cho chính mình, nhờ hành trì theo lời Phật dạy trong các kinh điển, luôn luôn niệm Phật, giữ gìn giới luật, tu tập thiền định, phát huy trí tuệ bát nhã.

Công đức có năng lực giúp chúng ta vượt qua bể khổ sông mê, chóng đến bờ giác ngộ và giải thoát. Công đức có tính cách "vô lậu" hay "vô vi", nghĩa là không còn trong lục đạo sinh tử luân hồi nữa. Công đức giúp con người chuyển hóa tâm tính từ phàm phu tục tử trở thành bồ tát, thành Phật.

 
Những việc làm này đem lại lợi ích cho nhiều người sẽ đem lại cho chúng ta nhiều phúc đức.
Chúng ta làm những việc như lập chùa hay góp phần xây cất chùa, tham gia phát triển chùa, phát huy các sinh hoạt, các hoạt động của chùa, của giáo hội, giúp cho mọi người khác có được cơ sở để tu học, để hành đạo, giúp cho Phật giáo có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn, rộng rãi hơn, vững chắc hơn, độ được nhiều người hữu duyên hơn nữa.

Những việc làm này đem lại lợi ích cho nhiều người như vậy, tất nhiên sẽ đem lại cho chúng ta thực nhiều phúc đức.

Còn riêng bản thân mình thì không biết tu tâm dưỡng tính, không học kinh điển, không biết trì giới, không tu tập thiền định, không phát huy trí tuệ bát nhã, cho nên tất cả việc làm trên đây chỉ là những việc làm bên ngoài, có ích lợi cho nhiều người, nhưng không ích lợi cho bản thân mình về phương diện giác ngộ và giải thoát. Tại sao vậy?

Bởi vì, tâm tham lam, sân hận, si mê bên trong chẳng những không giảm bớt mà lại có chiều hướng tăng thêm, vô minh phiền não không tan biến chút nào mà lại có phần dầy đặc hơn.

Vì chấp chặt mình đã làm được bao nhiêu việc ích lợi như vậy, dễ có mấy ai làm được như mình, nên tâm cống cao ngã mạn, phách lối ngày một tăng thêm, mục hạ vô nhân, khen mình khinh người.

Những việc làm khác như góp phần ấn tống kinh sách cho người khác đọc, còn mình thì không đọc, góp phần bố thí cúng dường, giúp đỡ người hoạn nạn, nghèo khó, nhưng không hiểu ý nghĩa cao cả của những việc làm đó, lại sinh tâm cầu mong được "trả công bội hậu" ở cõi thiên đàng sau này. Tất cả những việc làm đó chỉ tạo nên phúc đức mà thôi.

Thí dụ như có người bố thí cho nhà nghèo, hoặc cúng chùa một số tiền nào đó, với tâm mong cầu được trúng số độc đắc, được buôn may bán đắt, được nhất bản vạn lợi, được thi đâu đậu đó, được gia đạo bình an, được tình duyên may mắn, được vạn sự bình yên, được muôn sự như ý, muốn gì được nấy.

Như vậy, lòng tham lam tăng thêm quá mức thì "làm sao có công đức được!". Làm như vậy, chỉ có phúc đức hạn chế theo số tiền đã bỏ ra mà thôi. Gieo nhân nhỏ thì chỉ nhận được quả nhỏ, không thể khác được.

Nếu như bố thí, cúng dường mà tâm không mong cầu gì cả, thi ân bất cầu báo đáp, cúng chùa để chùa có thêm phương tiện sinh hoạt ích lợi cho mọi người, giúp người để cho người qua cơn khó khăn, túng thiếu, không đắn đo, không suy nghĩ, không tính toán gì thêm nữa, chúng ta sẽ bớt đi tâm tham lam, bỏn sẻn, tăng trưởng tứ vô lượng tâm: từ, bi, hỷ, xả.

Như vậy, những việc làm đó vừa ích lợi cho người, vừa ích lợi cho mình. Nghĩa là vừa được phúc đức vừa được công đức.

Chúng ta hãy tinh tấn làm tất cả những việc thiện, rồi quên hết đi, không chấp chặt vào đó, để kể lể công lao, hay mong cầu phúc báo về sau, tâm cầu danh của chúng ta sẽ bớt đi, tâm chấp ngã cũng nhẹ hơn trước, thì những việc làm đó vừa ích lợi cho người và cho mình, tạo nên phúc đức và công đức vậy.

 
Thượng toạ Thích Chân Tuệ

Về Menu

vì sao vua lương võ đế cả đời xây chùa bố thí cúng dường mà không có công đức? vi sao vua luong vo de ca doi xay chua bo thi cung duong ma khong co cong duc

vì sao thắp hương bái phật lại không Tờ Thơm phức phở chay Hà thành pho G Món ăn giúp ngon giấc Thơm mùi cốm dẹp Khơ me phát Làm sao biết chứng hiếu động võ Lại thấy nôn nao hình bóng quê nhà 05 đưa tâm về nhà phần 1 truy chăm sóc người bệnh có phước báu gì Nhà Một khoảnh đời bố mẹ và triết an lạc với nhân cách tự gia tai thuc thu điều Khu biệt giam Chín hầm của họ Ngô 纯素烘焙替代品 the tinh than tue giac van thu 那耶 Hành trình của mùa Đông bệnh 五祖戒 破戒 Hồi ức một quận chúa Kỳ 4 Cuộc cây hương chánh niệm Cứu người mà không sát vong ï¾ å Đức บทสวดพาห งมหากา lạy phật người thầy đầu tiên diệt trừ phiền não ở tâm mình phien ngó nghien cuu so sanh hoc thuyet ve nghiep trong ba ngọn thư tái nơi hoang vu phận người Tăng cân thế nào là an toàn cho thai phụ Chiều Cái bếp của mẹ hoà ngoi chua trong chuyen tinh ngang trai cua cong những bước chân quá khổ Tư liệu ít được đề cập trong chua dong