Thu đến khi con người bắt đầu quen với cái thời tiết se lạnh,nhưng vâ
Vu lan năm nay vắng bóng nội.

̃n có chút nắng rười rượi, gió nhẹ nhàng.Tháng tám cũng lưng chừng giữa mùa hè và mùa đông nên ai cũng trang bị cho mình những chiếc áo len mỏng khoác khi đi ra đường.Và thu đến cũng báo hiệu cho một mùa vu lan nữa lại về(_Ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm).
Hôm nay mới là ngày mồng một mà không khí ngày hội vu lan đã lan khắp cả thành phố. Tôi thấy người ta bắt đầu đi treo cờ phật đản. Các quý bác quý cô phật tử nhộn nhịp chen chân nhau đi mua đồ để về trang trí ở các ngôi chùa, nào là đèn lồng, đèn hoa đăng, nào là trà, hoa,trái mỗi thứ mỗi loại,muôn hình muôn vẻ. Các chị em oanh vũ,thiếu nữ thì đang luyện tập cho mình những tiết mục văn nghệ để cúng dường Đức Phật nhân ngày lễ lớn này.Tôi nhớ lúc còn tấm bé đã theo chân bà nội đến chùa để lễ phật và làm lễ sám hối.

Lần đầu có vẻ dè dặt và nhút nhát trước khung cảnh và nghi thức người ta làm lễ ở chùa, nhưng cũng dần quen thuộc và thích nghi thì tôi cứ réo nội đi chùa mãi. Nội nói “chùa mình ở quê lại chưa có các quý thầy cô về ở nên chỉ được làm lễ vào tối 30 mồng 1 và ngày 14,15 hằng tháng thôi”.Và còn nhắc nhở tôi chùa là nơi thanh tịnh và trang nghiêm nên phải đi đứng khoan thai, nhẹ nhàng và nói năng nhã nhặn. Nội còn bảo rằng 1 năm có hai ngày lễ lớn đó là lễ Phật Đản được tổ chức vào rằm tháng 4 và lễ Vu Lan tổ chức vào rằm tháng 7. Lễ Vu Lan xuất phát từ sự tích về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ,cũng là dịp con cái báo hiếu cha mẹ, để tìm về nguồn cội yêu thương, như truyền thống lâu đời của người Việt vốn trọng những tấm lòng thảo thơm ấy. Năm nào rằm tháng 7 tôi cũng về quê để chở nội lên chùa tụng kinh, dự lễ hoa hồng cài áo và dự lễ cầu siêu cho các vong linh được siêu thoát.

Chùa quê tôi tuy nhỏ bé và đơn sơ nhưng khâu trang trí chùa nhìn rất đẹp mắt và không kém phần long trọng. Mỗi khi đến chùa cái tâm như được mở rộng ra thư thái và an yên đến lạ, từng câu kinh kệ  hòa quyện vào khung cảnh bình yên ấy không những tôi mà mọi phật tử ở đây có một cảm giác thật thoải mái, an lạc và thoát tục, không màng vướng bận  với những chuyện người, chuyện đời. Năm nay tôi lên chùa một mình, chùa năm nay vắng bóng nội, vắng bóng người mà tôi luôn trao trọn tình yêu thương , thứ tình cảm thiêng liêng và gắn bó đã 24 năm nội cùng bố mẹ nuôi tôi khôn lớn. Nhìn những cụ bà cũng trạc phần bằng tuổi nôị tôi thấy nhớ nội vô cùng, nội đã xa tôi 213 ngày vì căn bệnh quái ác.

Gía như lúc này có nội như mọi năm thì tôi và nội cùng nhau phụ làm việc vui vẻ ở chùa cùng mọi người. Hôm nay ngày đầu tháng 7,ánh nắng mặt trời cũng rực lên và long lanh bám lên từng âm thanh ban mai thật nhẹ nhàng, dịu ngọt .Không khí thật trong lành và yên ắng tôi trở về chùa thấy chùa thât đông vui,có nhiều phật tử nhìn rất lạ,có nhiều em nhỏ và các anh chị phật tử mà tôi chưa từng gặp gỡ. Có những chú, bác hỏi thăm tôi sao lâu nay không ghé chùa. Vì công việc ở xa nên thỉnh thoảng tôi mới ghé về thăm chùa. Vậy là một mùa vu lan nữa lại về, trên ngực tôi sẽ cài lên một bông hoa hồng đỏ thắm, năm nay lễ vu lan buồn vì thiếu vắng hình bóng nội.

Phương Trần

Về Menu

vu lan năm nay vắng bóng nội. vu lan nam nay vang bong noi tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

song doi an vui bước thứ tư học tập để từ ái yêu biển Tưởng niệm Tổ khai sơn chùa vÃƒÆ ngôi chùa có 100 tượng phật bằng de Bài thuốc đông y trị sởi Cung thuong cận thi rắn com gao la phuc can ma chung ta can phai biet giu ï¾å tuyen Trẻ tự kỷ dễ mắc các bệnh đường cái gì là của tôi thuÐ c thầy thuốc hã æ BÃÆn cây 听经闻法的功德 육신주 横浜 永代供養墓 Nam 誦經 nghe vo chong mó 法会 10 điều nhắn nhủ tới bản thân lúc kinh sam hoi Nhớ xin đừng hời hợt với cuộc đời Tưởng niệm Đại đức khai sơn chùa tu tập chánh mạng chính là bảo tồn tá di 香川 団体 座禅 法事案内 テンプレート con duong duy nhat de thay doi van menh một cõi đi về Dễ dàng làm khô chay chiên thá sữa sự cố chấp của đàn ông vì quan niệm quang chua chien vien น ยาม ๕ Các thực phẩm phụ nữ đang cho con bú to