Người xa xứ như cánh chim trời mòn mỏi kiếm ăn nơi xứ người, không quay trở về nhà, rồi một ngày khi điểm kết nối giữa sống và chết hiện hữu, chính nơi đó mới là thịnh vượng, thiêng liêng. Thương lắm thay một kiếp nhân sinh.

Xa Xứ

Người xa xứ như cánh chim trời mòn mỏi kiếm ăn nơi xứ người, không quay trở về nhà, rồi một ngày khi điểm kết nối giữa sống và chết hiện hữu, chính nơi đó mới là thịnh vượng, thiêng liêng. Thương lắm thay một kiếp nhân sinh.

Dù rằng chúng ta sinh ra chỉ có một mẹ và một nơi sinh. Nơi đó được gọi là quê hương. Năm tháng đuổi nhau trôi không biết đợi chờ ai, mỗi ngày chúng ta một lớn và suy nghĩ cũng tăng dần tỷ lệ thuận với năm tháng đi qua. Khát vọng, nhu cầu và đòi hỏi của cuộc sống cháy bỏng trong hồn và cũng từ đó chúng ta bước chân vào dòng đời xuôi ngược để kiếm tìm công ăn việc làm và xây dựng tổ ấm cho riêng mình.

Cứ thế, cái tổ ấm cho riêng mình, có người xây dựng ngay chính nơi chôn rau cắt rốn, có người tận chân trời góc bể xa tít mù khơi và đôi lúc  buồn vui lại chạnh lòng nghĩ tới một nơi nào đó xa lắm. Nơi đó gọi là quê hương và  khi ta còn tráng kiện, còn nhiều khát vọng trên con đường công danh , sự nghiệp, tiếng vọng quê hương cũng rất nhạt nhòa, mênh mang. Thời gian như vó câu qua cửa sổ lạnh lùng và vô tình ấy không biết đợi chờ ai, thấm thoắt mái đầu xanh đã điểm mầu sương gió, vầng trán lại hằn sâu thêm những nếp nhăn đặc quánh với thời gian, ta giật mình nhớ lại và nhớ nhất là hai chữ Mẹ ta, Quê ta.

Đong đầy ngọt đắng cuộc đời và những đoạn đường gập ghềnh như những chuyến bay trong thời tiết xấu, cuối cùng ta cũng hạ cánh sau những năm dài của kiếp nhân sinh. Ta nhận thấy rằng cái giá phải trả là quá lớn, dù hôm nay cái ta đã có là quyền cao chức trọng, lắm bạc nhiều tiền… hay vẫn trong cảnh cơ hàn, túng thiếu. Tất cả không còn là quan trọng nữa. Phải chăng đoạn cuối của cuộc đời ta mới NGỘ được thất tình lục dục  trong mỗi trái tim, mỗi con người muốn thấu hiểu và kềm chế được nó phải cần THỜI GIAN.

Ngày xưa ta bé, đôi bàn chân yếu mềm chập chững bước đi trên con đường cát sỏi quanh nhà, quanh làng, cảm giác nỗi đau thật nhẹ nhàng, thật dễ thương và bình yên. Nhưng giờ đây ta đã trải qua bao đoạn trường, bao nỗi thăng trầm của kiếp sinh nhai, tưởng chừng như chân cứng đá mềm, khi trở về mái nhà xưa, con đường bé nhỏ khi xưa không làm khó ta. Nhưng lạ thay ngày trở về trên con đường đó ta thấy nặng trĩu đôi chân, những vết đau của thủa dại khờ như hằn sâu, nhức nhối vì con đường xưa, căn nhà xưa đã thay đổi, … và mẹ ta, cha ta và nhiều người thân yêu đã ra đi.

Vẳng đâu đây tiếng chuông chùa vang vọng lan tỏa dưới trời chiều tím biếc, lắng đọng trong không gian, trong lòng rồi vỡ òa tuôn chảy trong ta. Ta chợt thấy cay cay, nhạt nhòa đôi mắt. Giọt nước mắt thấm đẫm với thời gian của du tử, của người viễn xứ trở về nơi cố hương. 

Nguyễn Hoài Bắc (Việt kiều Canada)


Về Menu

Xa Xứ

kinh dien dai thua co phai la nguy kinh cua Con xin làm sen nhỏ và nâng gót hài 因地不真 果招迂曲 chương 4 Câu chuyện núi Bà 缽盂 上巽下震 Thõng tay vào chợ Thõng tay vào chợ 6 僧人为什么出家 vị Tổ đình Thiên Ấn tổ chức lễ húy kỵ pham nội 永代供養 日蓮宗 chuong 4 bên 四ぽうしゅく nuong nhan 腳底筋膜炎治療 tuoi 横柱指合掌 ï¾ chuong 2 Mối quan hệ thầy thuốc Mẹ han 僧伽吒經四偈繁體注音 Tản mạn trong cõi âm thanh hanh tri mat tong tay tang tai viet nam Công đức 四大假合 đà nẵng 把ç äº çµ é ç Ÿ chua bat thap ha tinh phat hien chuong dong co thoi tay son Mẹ Và một chuyến đi 仏壇 専門店 khai thi cua dai su hanh sach ve phap mon niem thiếu vitamin d gây ra nhiều bệnh gui nhung doi vo chong muon chia tay nhau 因地不真 果招迂曲 gửi những đôi vợ chồng muốn chia tay 即刻往生西方 phước 6 bước đơn giản để chống béo phì và 妙蓮老和尚