Thật tiếc cho nét đẹp truyền thống của ngày giỗ nói chung và đặc biệt là ngày giỗ Tổ tại chùa nói riêng có thể bị mất đi và lui dần vào quá khứ Một khi nó mất đi đồng nghĩa với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc cũng không còn vẹn nguyên và d
Xin đừng trần tục hóa chốn Thiền môn

Thật tiếc cho nét đẹp truyền thống của ngày giỗ nói chung và đặc biệt là ngày giỗ Tổ tại chùa nói riêng có thể bị mất đi và lui dần vào quá khứ. Một khi nó mất đi đồng nghĩa với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc cũng không còn vẹn nguyên và dần bị mai một theo năm tháng. Ngày còn nhỏ, tôi thường theo chân bà đến chùa vào những dịp giỗ Tổ. Trong ký ức tuổi thơ của tôi, hồi đấy giỗ Tổ ở chùa đơn sơ và giản dị lắm, chỉ có hoa tươi, bông trái và vài món ăn dân dã để dâng lên cúng chư Phật và chư vị Tổ sư. Sau khi tụng kinh, niệm Phật sư trụ trì và các phật tử sẽ cùng nhau ôn lại công đức xây dựng, kiến tạo nếp sống đạo hạnh nơi chốn thiền môn, tự viện; cũng như học tập tấm gương sáng ngời của chư Tổ đã để lại cho hàng hậu học. Chỉ đơn giản vậy thôi mà mọi người đều ra về trong tâm trạng hoan hỷ, bình an. Thật thắm tình đạo vị biết mấy! 
 
Tôi có cơ duyên được tham dự một vài lễ giỗ Tổ và qua lời kể của vài người bạn, tôi nhận thấy ngày nay đa số các chùa giờ không còn giữ được nếp sống như xưa. Lễ giỗ Tổ được tổ chức to và “đầy đủ” lắm: cờ phướn, đối liễn sắc màu rực rỡ; hoa trái, phẩm vật và mâm cỗ cúng thật chẳng thiếu thứ gì. Nhưng quang cảnh đám giỗ tôi thấy có chút ồn ào và nhộn nhạo. Người chạy ngược, người chạy xuôi cùng tiếng cười nói, tranh cãi khiến cho ngôi chùa bị mất đi sự trang nghiêm, thanh tịnh vốn có. 
      
Những ngày giỗ Tổ ở chùa thường có sự tham gia của khá đông các phật tử gần xa, nhưng khi hỏi các bác về tên vị sư Tổ, cũng như năm khai sơn của ngôi chùa thì hầu như mọi người đều không ai hay. Không biết từ bao giờ mà ngày giỗ Tổ đối với người phật tử chỉ đơn thuần là ngày đến chùa “thụ lộc” rồi ra về. Trong khi mục đích của ngày giỗ Tổ (kỵ nhật, húy nhật) là để nhắc lại công đức của chư Tổ và người phật tử sẽ lấy đó làm tấm gương để soi rọi vào thân tâm mình. Từ đó tự nhủ sẽ siêng năng, tinh tấn tu tập và xả bỏ bớt những chấp ngã của bản thân. Vậy phải chăng cách thức tổ chức ngày giỗ Tổ hiện nay ở các ngôi chùa không còn giữ được giá trị nguyên bản ấy?  

Nhiều người nói “ăn theo thuở, ở theo đời”, thời đại thay đổi thì hình tướng cũng thay đổi theo, làm sao mà mong mọi việc giống như trước được. Nhưng tôi lại nghĩ khác, có giữ được truyền thống hay không là do sự nhận thức giữ gìn nơi tự thân của mỗi người. Bởi vào ngày giỗ Tổ ở chùa, các vị sư trụ trì vẫn giữ được nghi lễ thờ tự trang nghiêm và các nghi thức truyền thống như tụng kinh, niệm Phật để cầu siêu, cầu quốc thái dân an… Vậy hà cớ gì chúng ta không tập trung hơn nữa cho phần “nội dung”, để tất cả những người phật tử đến tham gia có thể hiểu được phần nào những bài học quý giá mà chư vị Tổ sư đã truyền lại và giảm thiểu đi phần “hình thức”, cho phù hợp hơn với chốn thiền môn thanh tịnh. 

Không những vậy, ngôi chùa bao đời này vẫn luôn giữ một vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân Việt: 

“Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống bao đời của tổ tông”


Những giá trị nhân văn của dân tộc đã được mái chùa gìn giữ suốt ngàn đời, dẫu trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử. Vì vậy, khi những giá trị truyền thống đạo đức trong nhà chùa được bảo tồn thì nó sẽ lan tỏa ra, thành đạo đức của những người con phật, từ đó lan rộng ra thành đạo đức của toàn xã hội. Bởi mỗi cá nhân, gia đình chính là một nhân tố, một bộ phận cấu thành nên xã hội. 

Thật tiếc cho nét đẹp truyền thống của ngày giỗ nói chung và đặc biệt là ngày giỗ Tổ tại chùa nói riêng có thể bị mất đi và lui dần vào quá khứ. Một khi nó mất đi đồng nghĩa với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc cũng không còn vẹn nguyên và dần bị mai một theo năm tháng.

Cuộc sống vốn đã đủ xô bồ, xin đừng “trần tục hóa” cánh cửa chốn thiền môn để ta còn một nơi bình an để trở về nương tựa và hòa mình vào vô lượng cảnh giới Phật tâm.
 
Bài viết: "Xin đừng trần tục hóa chốn Thiền môn"
Tuệ Minh - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

xin đừng trần tục hóa chốn thiền môn xin dung tran tuc hoa chon thien mon tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

tọa đàm về thiền sư minh châu hương Cách sử dụng đậu đen chữa bệnh Húy kỵ lần thứ 31 cố Đại lão Lâm may cua troi hay de gio cuon di 仏壇 拝む 言い方 that tuyet voi khi bo thuong xuyen noi chuyen voi 曹村村 忍四 æ å¹³å º tìm trong một cõi ăn chay phật a di đà Tại sao nên ngủ ban đêm trong phòng 경전 종류 Nữ có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn LÃƒÆ i một nguồn lực của dân tộc 七五三 大阪 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 Mùa mưa bang 佛子 Ẩm thực văn hóa nguồn tin อธ ษฐานบารม Ăn Tết ở nơi mô 四比丘 thành Nhà nho Nguyễn Công Trứ với Phật giáo 水子葬儀のお礼品とお祝いの方法 一息十念 nhân vía bồ tát quán thế âm 19 弥陀寺巷 Nước tăng lực có thể gây ngộ Trí tuệ thị nghiệp Chính thức khai trương Việt chay Vì sao người nữ thường bị suyễn hơn hạnh phúc thật sự của người tiêu giận คนเก ยจคร าน お仏壇 お供え Rượu thuốc lá làm tăng 70 nguy cơ nhム菩提 åº 市町村別寺院数順位 仏壇 おしゃれ 飾り方 tại sao người xưa nói nghĩa vợ chồng ß 佛教蓮花 Ăn nấm giúp giảm cân và huyết áp