Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra một điều là các chùa ở miền Nam thì các phật tử thường mặc áo tràng màu lam Trong khi đó, ở các chùa miền Bắc thì các phật tử lại thường mặc áo tràng màu nâu Vậy tại sao lại có sự khác nhau về màu sắc giữa màu áo tràng ở
Ý nghĩa màu áo tràng

Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra một điều là các chùa ở miền Nam thì các phật tử thường mặc áo tràng màu lam. Trong khi đó, ở các chùa miền Bắc thì các phật tử lại thường mặc áo tràng màu nâu. Vậy tại sao lại có sự khác nhau về màu sắc giữa màu áo tràng ở hai vùng miền như vậy? Và ý nghĩa của những màu sắc đó là gì?
Trước câu hỏi đó, Thượng tọa Thích Nhật Từ khi giải đáp thắc mắc của phật tử về vấn đề trên, cho biết: Màu sắc áo tràng là văn hoá pháp phục của đạo Phật, tùy thuộc vào phong tục tập quán văn hoá của quốc gia đó. Từ thế kỷ thứ nhất sau Tây lịch cho đến thế kỷ thứ 19 ở nước Việt Nam, tất cả các tu sĩ và phật tử đều mặc áo tràng màu nâu. 

Màu nâu là màu văn hoá của Phật giáo Việt Nam. Người ta thường nói “màu nâu sòng” tượng trưng cho sự đạm bạc, nó có gốc rễ từ màu hoại sắc. Hoại sắc là khái niệm chỉ cho một loại màu hoà hợp giữa màu nâu, màu đỏ và màu đất. Các tu sĩ Phật giáo tại Việt Nam chọn lựa cái màu này để đời sống của mình trở nên giản đơn, không màu mè, không chạy đua, không hưởng thụ về chủ nghĩa hình tướng vốn không phù hợp với người tu.

 Miền Bắc và Bắc Trung bộ Việt Nam có khí hậu vào mùa lạnh thì cực lạnh. Do đó, việc chọn màu nâu thích hợp với mùa lạnh, không thích hợp với mùa nắng nóng vì màu nâu là màu hút nhiệt. Hơn nữa, những người nào có mồ hôi muối thì mặc áo tràng màu nâu lỡ 2, 3 ngày quên giặt thì toàn bộ muối đó sẽ tạo thành các vệt trắng ở sau lưng và trước ngực rất xấu. Và khi người khác nhìn thấy sẽ có cảm giác rằng họ là một người xuề xoà và bê bối. Từ chỗ đó mà các Tổ từ Huế cho đến Mũi Cà Mau vào cuối thế kỷ thứ 19 đã chọn màu lam là màu thích hợp với khí hậu nắng nóng ở miền Nam.

Màu lam cũng là một màu rất thanh cao, giản dị. Do vậy, người xuất gia áo pháp phục thường tức là áo cà sa đều là áo màu lam. Màu vàng chỉ sử dụng trên chùa qua các khoá lễ thuyết pháp giảng kinh và làm các công việc Phật sự. Màu nâu chỉ dành cho các tu sĩ khi đi ra ngoài đường. Màu lam dành cho các tu sĩ mới tập tu và các sư cô. Màu lam với áo tràng dành cho tất cả các Phật tử còn lại. Do đó, chúng ta thấy miền Bắc tiếp tục sử dụng màu nâu, miền Nam thì chọn màu mới là màu lam. 

“Đêm ta về đốt lửa
Chiêm nghiệm một đời thiền
Bóng áo nâu hòa quyện
Giữa mây trời thiên nhiên”


Dù áo tràng là màu lam hay màu nâu thì nó cũng chỉ là sự lựa chọn lệ thuộc vào văn hoá vùng miền của Việt Nam. Bên cạnh đó, nó cũng tùy vào sở thích của mỗi cá nhân. Vì thế, chúng ta không nên quá câu nệ, phân biệt mà nên tuỳ duyên, tuỳ theo hoàn cảnh mà lựa chọn cho mình màu áo tràng cho phù hợp.

 
Kim Tâm

Về Menu

ý nghĩa màu áo tràng y nghia mau ao trang tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Phật giáo Lá thư chưa dám gửi mẹ yêu cho đi và nhận lại ht dhammananda phương tiện vào cửa tham thiền chuyến đò canh ba Củ cải kho tương ăn cơm ngon 心中有佛 khi ăn nên nhai kỹ chà tinh hoa ton tuong hu be chi co thanh tam nhận diện và chuyển hóa tâm bệnh chỉ có thành tâm 願力的故事 Câu thơ cúi hái bên đường đừng một mình ra khơi sống chung với mẹ chồng theo lời phật phu nu hoc kinh phat la dang tich duc cho chong phụ nữ học kinh phật là đang tích lược ý đốt đèn cúng phật trong nghi Đi dọc đường quê 7 kieu quy nhan dung bao gio de mat trong cuoc doi phat day 10 diem vang cho vo chong de hon nhan luoc y dot den cung phat trong nghi thuc nhien nguoi phu nu co can chiu dung mot ong chong nat chua vang kinkakuji noi tieng o nhat ban người phụ nữ có cần chịu đựng một truoc neo thoat điểm đến tâm linh vùng đất mỏ đừng cuu tong giam muc rowan williams phat giao giup vang vong tieng chuong chua Nhớ đức mc co nen su dung tranh tuong phat di lac cam vang cựu tổng giám mục rowan williams phật Trung phật giáo thiền tông thực tế đến BẠchiều kích tâm linh trong nhạc trịnh công vitamin loi 機十心 thuong làm bạn với khổ đau 修妬路 lễ tự tứ sinh hoạt đặc thù của dai Những điều chưa biết về đậu phụ thương