.


SỐ 26 – KINH TRUNG A-HÀM (I)

Hán dịch: Phật Đà Da Xá và Trúc Phật Niệm
Việt dịch và hiệu chú:
Thích Tuệ Sỹ

---o0o---

 

PHẨM THỨ 4

PHẨM VỊ TẰNG HỮU PHÁP

 

41. KINH THỦ TRƯỞNG GIẢ (II)[1]

 

Tôi nghe như vầy:

Mộât thời Phật du hóa tại A-la-bệ Già-la, trong Hòa lâm.

Bấy giờ Đức Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo rằng:

“Thủ Trưởng giả có tám pháp vị tằêng hữu. Những gì là tám? Thủ Trưởng giả có thiểu dục, có tín, có tàm, có quý, có tinh tấn, có niệm, có định, có tuệ.

 “Nói Thủ Trưởng giả có thiểu dục, là do nhân gì? Thủ Trưởng giả tự thân thiểu dục, không muốn để cho người khác biết mình có thiểu dục. Có tín, có tàm, có quý, có tinh tấn, có niệm, có tuệ Thủ Trưởng giả tự có tuệ, không muốn cho người khác biết mình có tuệ. Nói Thủ Trưởng giả có thiểu dục, là nhân đó mà nói.

“Nói Thủ Trưởng giả có tín, là do nhân gì? Thủ Trưởng giả có lòng tin kiên cố, tin tưởng thâm sâu nơi Như Lai, tín căn đã xác lập, hoàn toàn không theo Sa-môn, Phạm chí, Ngoại đạo, hoặc Thiên, Ma, Phạm và tất cả những người khác trong thế gian. Nói Thủ Trưởng giả có tín, là nhân đó mà nói.

“Nói Thủ Trưởng giả có tàm, là do nhân gì? Thủ Trưởng giả thường hành xấu hổ, điều gì đáng xấu hổ thì biết xấu hổ, xấu hổ đối với pháp ác bất thiện, phiền não ô uế đưa đến thọ các ác báo, tạo gốc sanh tử. Nói Thủ Trưởng giả có tàm, là nhân đó mà nói.

“Nói Thủ Trưởng giả có quý, là do nhân gì? Thủ Trưởng giả thường thực hành sự hổ thẹn, điều nào đáng thẹn thì biết thẹn, thẹn các pháp ác bất thiện và phiền não ô uế đưa đến thọï các ác báo, tạo gốc sanh tử. Nói Thủ Trưởng giả có quý, là nhân đó mà nói.           

“Nói Thủ Trưởng giả có tinh tấn, là do nhân gì? Thủ Trưởng giả thường thực hành sự tinh tấn, trừ ác và bất thiện, tu các thiện pháp, có ý tưởng ngồi dậy[2], chuyên nhất và kiên cố, tạo gốc rễ thiện, không hề từ bỏ sự tinh cần[3]. Nói Thủ Trưởng giả có tinh tấn, là nhân đó mà nói.

“Nói Thủ Trưởng giả có niệm, là do nhân gì? Thủ Trưởng giả quán nọâi thân như thân, quán nội giác, nội tâm, nội pháp như pháp[4]. Nói Thủ Trưởng giả có niệm, là nhân đó mà nói.         

“Nói Thủ Trưởng giả có định, là do nhân gì? Thủ Trưởng giả ly dục, ly ác bất thiện pháp, cho đến chứng đắc đệ Tứ thiền, thành tựu và an trụ. Nói Thủ Trưởng giả có định, là nhân đó mà nói.

“Nói Thủ Trưởng giảù có tuệ, là do nhân gì? Thủ Trưởng giả tu hành trí tuệ, quán sát sự hưng thịnh và suy tàn của các pháp; đạt được trí tuệ như vậy, Thánh tuệ minh đặt, phân biệt rõ ràng để hoàn toàn thoát khổ. Nói Thủ Trưởng giả có tuệ, là nhân đó mà nói.

“Nói Thủ Trưởng giả có tám pháp vị tằng hữu, là nhân đó mà nói.

Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.


 

[1].       Tương đương Pāli: A. Viii.23. Hatthaka. Tham chiếu kinh 40 trên.

[2].       Tu tập quang minh tưởng.

[3].       Hán: bất xả phương tiện 便.

[4].       Quán bốn niệm xứ: quán thân, quán thọ, quán tâm, quán pháp. Pāli: kāye kayānupasī viharati, vedanāsu vedanānupassī viharati, citte cittanupassī viharati, dhammesu dhammānupassī viharati, sống quán thân trên thân, sống quán thọ trên thọ, sống quán tâm trên tâm, sống quán pháp trên pháp.

 

--- o0o ---

Mục Lục Phẩm Thứ

32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 | 41

--- o0o ---

Mục Lục Tổng Quát Kinh Trung A Hàm

 

Phẩm 1| Phẩm 2 | Phẩm 3 | Phẩm 4 | Phẩm 5 | Phẩm 6

 Phẩm 7 | Phẩm 8 | Phẩm 9 | Phẩm 10 | Phẩm 11 | Phẩm 12

Phẩm 13 | Phẩm 14 | Phẩm 15 | Phẩm 16 |Phẩm 17 | Phẩm 18

--- o0o ---


Trình bày: Nhị Tường
Cập nhật: 01-05-2003

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

佛教中华文化 大乘与小乘的区别 da lanh mot PhÃp PhÃÆp lâm BÃÆn 白佛言 什么意思 nái phat giao viet nam duoi thoi ngo vuot Chuyện 正法眼藏 công tà t Phở thu vi phÃÆt ペット葬儀 おしゃれ tượng thức Khoai Di khoai lang cõi cong nhan cach thang bang di tim y nghia cua cuoc song qua su nghien cuu tự nghiep bao gioi thieu tong quat phan 2 Viết nhạc lan dau cong bo anh ve cuoc dau tranh chong dan ap ông Tt tượng phật hoàng bằng ngọc đã được đức phật cồ đàm nhà tâm lý trị Về そうとうしゅう hoà hối Sơ lược tiểu sư Tổ Huệ Đăng phap ghpgvn sơn chùa tượng sơn ngài kyabjé taklung tsetrul rinpoche viên Khánh Hòa Húy kỵ lần thứ 35 Tổ sư