Lịch Sử Phật Giáo - Các Bộ Phái Phật Giáo ở Ấn Độ.

 

.

 

Các Bộ phái Phật Giáo ở Ấn Độ
Buddhist Sects In India

Nguyên tác Anh ngữ: Tiến sĩ Nalinaksha Dutt

Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng
--- o0o ---

Mục Lục

 

Dẫn nhập

Chữ viết tắt

Chương I: Hậu cảnh chính trị từ Ajatasattu đến Mahapadma Nanda

Chương II: Nguồn tài liệu của các cuộc kết tập thứ hai

Chương III: Những thế lực gây chia rẽ trong Tăng đoàn

Chương IV: Nguồn tài liệu và sự phân loại các bộ phái

Chương V: Ðại Chúng Bộ

Chương VI: Giáo điển của tông phái nhóm II

Chương VII: Giáo điển của tông phái nhóm III

Chương VIII: Giáo điển của tông phái nhóm IV

Chương IX: Giáo điển của tông phái nhóm V

Lời kết

Phụ lục: Pháp sư Huyền Trang và Pháp sư Nghĩa Tịnh  trình bày về sự phân tán của các bộ phái PG ở Ấn Ðộ

 

Dẫn nhập

Thật ngạc nhiên là ngay từ năm 1859 tức là hơn một thế kỷ trước, các học giả Âu châu đã quan tâm tới sự xuất hiện của các Bộ phái Phật giáo (PG) ở Ấn Ðộ, tuy nhiên họ chỉ nói tới tên của những phái này mà không bình luận gì cả. Bài viết sớm nhất là của St. Juliesn “Danh sách mười tám Bộ Phái Phật Giáo” đăng trong tạp chí Journal Asiatique vào năm 1859. Bài viết này được tiếp theo bởi M.V.Vasilief năm 1860, Rhys Davids và Oldenberg năm 1881, H. Kern năm 1884 và I.P.Minayeff năm 1884. 

Sau đó là bản dịch từ tiếng Trung Hoa của tác phẩm nói về nói về mười tám phái ở Ấn Ðộ của luận sư Vasumitra (Thế Hữu) bởi giáo sư J.Masuda, giảng viên Ðại học Calcutta và đồng nghiệp của tác giả quyển sách này, đăng trong tạp chí “Asia major” tập II (1925) kèm theo là hai văn bản Tây Tạng về mười tám phái được viết bởi Bhavya và Vinitadeva, có tên là “Nikaya-bhedavibhanga” và “Samayabhedoparanacakia”, theo thứ tự. Nên ghi nhận là tác phẩm của Vasumitra, có ba bản dịch tiếng Trung Hoa:

1. “Shi pa pu lun” được coi là của Kumarajiva (401-413) hoặc Paramatra (546-569).

2. “Bộ Chấp Dị Luận” của Paramartha (chân đế), được Masuda coi là chính xác hơn.

3. “Dị bộ tông luận” của Huyền Trang (662), được Masuda coi là bản dịch khá nhất.

Có bốn luận sư cùng mang tên Vasumitra: 1. Vasumitra của cuộc kết tập kinh điển thời vua Kaniska và là một trong các tác giả của luận thư “Mahavibhasa”. 2. Vasumitra, của phái Sautrantika (Kinh Lượng bộ); 3.Vasumitra, của phái Sarvativada, xuất hiện khoảng một trăm năm sau khi Ðức Phật nhập niết bàn. 4. Vasumitra của Sarvastivada (Nhất thiết hữu bộ), người trình bày cho Huyền Trang giáo thuyết của phái này

Có điều lạ là không có quyển sách hay bài báo nào nói tới một quyển sách quan trọng của Luận Tạng Pali như “Kathavattha” (Luận Sự) được xuất bản năm 1897 và bản bình luận năm 1889 và bản dịch tiếng Anh của bà C.A.F. Rhys Davids có tên là “Những Ðiểm Tranh Luận” (1915).

Quyển “ Rathavatthu” được coi là có từ thời Vua A-Dục ( Asoka), người bảo trợ cuộc Kết tập Kinh Ðiển lần thứ ba với sự chủ tọa của ngài Mục Liên Ðế Tu ( Moggliputta Tissa). Những đặc điểm của quyển này là:

(i). Trình bày giáo thuyết của các phái khác, thí dụ như nói về giáo thuyết của một phái ngoài phái Trưởng Lão ( Theravada).

(ii). Ðể cho phái khác phát biểu luận điểm của họ.

(iii). Hỗ trợ luận điểm của mình bằng cách trích dẫn lời Ðức Phật trong các Kinh hệ Nikaya và các kinh khác.

Sau khi cho các phái khác trọn quyền trình bày giáo thuyết của họ, vị chủ tọa Mục Liên Ðế Tu (Moggaliputta Tissa) dùng quan điểm của phái Trưởng Lão bác bỏ ý kiến của họ, và cũng trích dẫn từ “ Buddhavacanas”.

Tác giả quyển sách này không chỉ nghiên cứu phân tích những luận thư của Vasumitra, Bhavya và Vinitadeva, mà còn cả “Kathavatthu” và quyển bình luận “ Kathavatthu” của Ngài Phật Âm (Buddhaghosa) cũng như “ Abhidharmakosa-vyakhya”, mà một bản tuyệt hảo đã dược giáo sư Wogihara xuất bản ở Nhật Bản, và “Sammitiya  Nikaya Sastra” ( Tương Ưng Bộ Kinh ?) được giáo sư Venkataraman dịch từ bản chữ Hán và “Thủ bản Gilgit III” do tác giả quyển sách này biên soạn và xuất bản, chứa giới luật văn bản nguyên thủy của Mulasarastivada Vinaya (Căn Bản Nhất Thiết Hữu Bộ), và Jnanaprasthana Sutra được phục hồi một phần từ tiếng Trung Hoa bởi Tỷ kheo Santi cũng thuộc Visvabharati.

Quyển sách này chấm dứt với phần kết luận, cố gắng cho thấy PG Ðại Thừa đã phát triển như thế nào như một hệ quả tự nhiên của quan điểm Ðại Chúng Bộ và như một sự phát triển của ý niệm Bồ Tát và Phật Thân trong “Thiên Nghiệp Thí Dụ”(Divyavadana) và “Soạn Tập Bá Duyên” (Avadana-sataka) được coi là của phái Nhất Thiết Hữu Bộ và cũng như một phản ứng đối với tính hiện thực Nhất Thiết Hữu Bộ và cho thấy Ðại Thừa đã vượt qua Tiểu Thừa ở cả hai mặt phổ thông và truyền bá như thế nào.

Phần phụ lục là bản tóm lược địa lý cổ Ấn Ðộ theo lời mô tả của Pháp sư Huyền Trang ( Hiuen-Tsang), và cũng trình bày sự phân tán của địa điểm Phật Giáo ở Ấn Ðộ cùng với phần tường thuật sơ lược về các bộ phái Phật Giáo theo lời kể của pháp sư Nghĩa Tịnh (I-tsing) và những nơi có sự hiện diện của những phái này trong khi ngài có mặt ở Ấn Ðộ, tức là khoảng nữa thế kỷ sau khi ngài Huyền Trang tới Ấn Ðộ.

Tôi muốn cảm ơn người bạn tri thức của tôi là Sri K. L. Mukhopadhay, người đã đề nghị tựa đề thích hợp cho tập sách này, giúp tôi giới hạn sự chú tâm của mình riêng vào các bộ phái ở Ấn Ðộ. Tôi đã rút tỉa được nhiều lợi ích từ quyển: Lịch sử Phật giáo Ấn Ðộ (Historie du Bouddhisme indien) của Giáo sư E.Lamotte, ông cũng đã xuất bản nhiều tác phẩm giá trị khác về Phật Giáo Ðại Thừa, tận dụng những bản dịch tiếng Trung Hoa của các văn bản tiếng Sanskrit vốn đã thất lạc. Tôi cũng cảm ơn sinh viên của tôi là nữ Tiến sĩ Ksanika Saha, đã soạn phần từ vựng.

NALINAKSHA DUTT

 

Chữ viết tắt

 

---o0o---

 

Mục Lục

Chương I | Chương II | Chương III | Chương IV | Chương V

Chương VI | Chương VII | Chương VIII | Chương IX

Lời kết | Phụ lục

 

---o0o---

 

 

Trình bày: Nhị Tường

Cập nhật: 01-10-2003

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

triết cça người là ai quả Cà phê giúp răng chắc khỏe Phát Phụ nữ mang thai nên vận động 20 30 lòng tin về tịnh độ 機十心 học cách Toàn cầu hóa tác động xấu lên chế Nước ngọt 25 Dịch giả cuốn sách nổi tiếng Đức cầu an theo tinh thần kinh phước đức nghi tu trai tim 4 lời khuyên cho người lười tập thể chú tiểu món chay mùa vu lan chánh gia lắng Cánh diều quê Canh to su lieu quan Bún riêu chay cho cả nhà truyền thap truyện thơ vua chó lông bạc đà nẵng Nếu bạn yêu Sài Gòn Giỗ tổ khai sơn chùa Pháp Giới nhan Vì sao bạn hay thấy uể oải còi đến 真言宗金毘羅権現法要 nhin va lam chu cai gian tiêu cực Xin Bà vẻ nha phat hoc nga çn Giảm Duong nhung ung dung can thiet cho cuoc doi cua ban Phơ chay Những yêu thương giữa mùa mưa tháng xuà Mắt Phật ở Lumbini tim hieu ve dinh luat cua nghiep ý đốt t廙 ao ç báºn à ペット葬儀 おしゃれ 不空羂索心咒梵文 cÃn quang nam truong lao ht thich chon phat vien tich mùa đôi Hồi hướng ý nghĩa của hai từ cảm ơn Bông để không uổng một kiếp người