.

 

 

 

 

 

Thức Thứ Tám

Lâm Như Tạng
 Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc
PL. 2549 - DL 2005
---o0o---

Tường Trình buổi lễ giới thiệu sách :

Thức Thứ Tám

 3:00  -  6:00, chiều ngày 29-10-2005 tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng Sydney NSW

 

1/ Phần Khai mạc:  

Sau hai buổi phát thanh sáng chủ nhật (16-10 và 23-10)  của SBS Radio Sydney, do Phan Bách thực hiện trong chương trình Văn Học Nghệ Thuật, tôi đã thích thú theo dỏi nghe. Chỉ nghe giới thiệu trên đài không thôi thì không thể nào hiểu hết nội dung sách Thức Thứ Tám, môn tâm lý học cao siêu của Phật Giáo nên tôi hiếu kỳ đến dự buổi lễ ra mắt sách hôm nay.

Trời Sydney chiều nay rất tốt, trong sáng, không nóng lắm.

Sau khi vào hội trường tôi nhìn quanh thấy đồng hương rất đông đến tham dự.

Chương trìng bắt đầu đúng giờ như dự định. Điều khiển chương trình hôm nay là hai bạn trẻ Hải và  Diệu Tâm.

Thành phần tham dự hôm nay: HTT Bảo Lạc Phương Trượng chùa Pháp Bảo, TTT Như Điển, Phương Trượng chùa Viên Giác đến từ Đức Quốc, TTT Đồng Văn cũng từ Đức Quốc, cùng chư tôn đức tăng ni…

Về phía quan khách gồm có ông Phan Đông Bích, Chủ Tịch CĐNVTDNSW, Ông Lê Viết Lâm Tổng Vụ Phó Tổng Vụ Thanh Niên Gia Đình Phật Tử thuộc GHPGVNTNHN, ông Phan Bách, SBS Radio, nhà thơ Lệ Hoàng, Bác Sĩ Liêu Vĩnh Bình, anh Dương Định, G/S Dương Đình Học, L/S Nguyễn Thiếu Văn, họa sĩ Vi Phát, nhà văn Mai Loan, cùng rất đông quan khách ngồi đầy hội trường.

Anh Chúc Hòa Phan Hồng Chương lo phần âm thanh và đệm đàn guitar rất hoàn hảo. Nghệ Sĩ tài danh Phan Hùng hôm nay đã đệm đàn suốt buổi trình diễn.

Về phía gia đình của tác giả T/S Lâm Như Tạng có cụ Nguyễn Khắc Thành và bà Võ Thị Vy là hai cụ thân sinh của bà Nguyễn Thị Ngọc Bích (phu nhân của tác giả).

 Mở đầu phần văn nghệ là bản hợp ca bài HƯỚNG VỀ PHÁP BẢO (thơ Lâm Như Tạng, nhạc Võ Tá Hân) do ban hợp ca Gia Đình Phật Tử Pháp Bảo thực hiện. Lời ca tiếng nhạc nghe rất thanh thoát, ý nghĩa thâm thúy đầy tình thương và đạo vị.   

 Tiếp đến là diễn từ khai mạc của T/S Lâm Như Tạng, Tổng Vụ Phó kiêm Thư Ký Tổng Vụ Văn Hóa Giáo Dục GHPGVNTNHN.

Với giọng nói từ tốn, thi vị , tế nhị , thâm thúy và thân thiết, T/S Lâm Như Tạng nói: (người viết bài chỉ xin trích một đoạn).

…“Nhìn quanh thế giới ngày nay từ Đông sang Tây, từ Nam chí Bắc  rất nhiều người trong nhiều tầng lớp xã hội tự tìm đến với giáo pháp cao thâm vi diệu.

Họ đã tìm đến giáo pháp ấy như là một sự giải phóng mọi chướng duyên khiến họ phải rơi vào ngỏ cụt của cuộc đời, không lối thoát.

Trong giáo pháp đó họ được hướng dẫn dứt trừ mọi phiền não, giải phóng tâm linh,  đạt đến sự tĩnh thức, biết được mình là ai để tiến đến an lạc vĩnh cửu.

 Đó là sự phổ cập giáo pháp siêu việt của Phật Giáo vừa nhập thế hướng dẫn cuộc sống con người dứt trừ  mọi khổ đau ràng buộc, đạt đến an lạc, hạnh phúc. Vừa xuất thế tĩnh thức, tham cứu  tiến đến giải thoát, giác ngộ chân lý …

 Những sự hướng thiện đó có thể nói lên bằng hai câu thơ:

 Ngày đi theo dấu chim trời

Ánh trăng cổ tích đưa người qua sông

 “Đưa người qua sông”  đó là Bát Nhã, là Trí Tuệ, là đạt đến bến bờ an  lạc tự tại không còn sự hiện hửu của khổ đau.

 Tóm lại tất cả những tạo tác, những công hạnh, những hoạt động về Văn Hóa Giáo Dục, những gì hiện hửu quanh ta và kể cả bản thân ta cũng đều là sự biểu hiện của THỨC THỨ TÁM.”  …

 Sau phần khai mạc nầy  Diệu Tâm trình bày bản nhạc LỐI HOA VÀNG (thơ Lâm Như Tạng, nhạc Trần Quan Long). Dòng thơ nhạc nghe như có tiếng chim ca, nước chảy róc rách bên bờ suối, trầm bỗng du dương, như đưa thính giả vào cõi thiên thai, với những ý nghĩa rất sâu lắng vào pháp môn bất nhị trong  giáo  pháp thậm thâm của kinh điển.

 II/ Giới thiệu tác giả Lâm Như Tạng

Ông Phan Bách, SBS Radio Sydney, giới thiệu tác giả. Với giọng nói trong sáng, thân mật quen thuộc mà ta thường nghe trên làn sóng SBS Radio  Sydney, hôm nay đang đứng trước mặt mọi người dõng dạt hùng hồn giới thiệu tác giả Lâm Như Tạng.

Bắt đầu bằng những câu nói dí dõm gây thân thiện và cảm giác thân mật nơi người nghe, ông Phan Bách giới thiệu thân thế sự nghiệp và các tác phẩm của tác giả mà tôi ghi nhớ được phần nhỏ như sau:

 “Những tác phẩm chính : 

1-     So Sánh Hai Chế Ðộ Chính Trị của  Anh và Hoa Kỳ - Tokyo 1977 (bằng tiếng Nhật) .

2-     Tự Ðiển Vietnamese – Japanese – Ede  (Lâm Như Tạng và T. Shintani  etc.) – Tokyo 1981 .

3-     Nghiên Cứu  về  Ðiều Chín Hiến Pháp Nhật Bản  - Tokyo 1983 (tiếng Nhật).

4-     Những Ðặc Ðiểm Trong Phương Pháp Quản Lý Xí Nghiệp tại Nhật Bản  -  (bằng tiếng Việt và tiếng Anh) -  Sydney 1988 . v.v…

5-     Thức Thứ Tám  (Trung Tâm Văn Hóa Xã Hội Phật Giáo tại Đức quốc  xuất bản 2005)

 

Về thơ : 

6-     Gởi Về Quê Mẹ - Tokyo 1978.

7-     Hạnh Phúc Từ Ðây  (Như Tạng và Ngọc Bích) – Tokyo 1982.

8-     Những Bước Thời Gian – Tokyo  1984.

9-     Trọn Vẹn Một Tình Yêu – Sydney 1991 .

10- Con Ðường Cảm Thông  (truyện thơ) . Sydney 1996. 

Trên Nữa Ðời Ði   (Trung Tâm Văn Hóa Xã Hội tại Đức quốc xuất bản  năm 2004)  .  v.v…

12- “Không” sẽ xuất bản trong tương lai gần

Hiện đang cộng tác với các báo Viên Giác tại Ðức Quốc và báo Pháp Bảo tại Sydney; các trang mạng trên Intertnet  như :  www.quangduc.com www.viengiac.net

 www.buddhismtoday.com ;, http://exryueurope.free.fr , v.v...

 

 Tiếp theo là bản nhạc PHÁP MẦU VIÊN GIÁC (thơ Lâm Như Tạng, nhạc Võ Tá Hân) do anh Trần Chánh Bình trình bày. Bản nhạc nghe rất hùng hồn chứa đựng nội dung siêu thoát, nói đến sự tích thành đạo của Đức Phật , đó là giác ngộ hoàn toàn, là Viên Giác cũng là tên chùa Viên Giác tại Đức Quốc.

 

III/ Nội dung tác phẩm Thức Thứ Tám

Với giọng nói hiền từ, vui vẻ,  cởi mở thường lệ, TTT Như Điển Phương Trượng chùa Viên Giác từ Đức quốc giới thiệu nội dung sách Thưc Thư Tám.

Sách dày trên 500 trang. Nôị dung gồm 10 chương :

CHƯƠNG MỘT -  THỨC THỨ TÁM LÀ GÌ. CHƯƠNG HAI -  NHỮNG TÊN GỌI

 CỦA THỨC THỨ TÁM. CHƯƠNG BA -  KHẢO SÁT SỰ HIỆN DIỆN CỦA THỨC THỨ TÁM. CHƯƠNG BỐN -  CHỨC  NĂNG  CỦA THỨC THỨ TÁM THỂ HIỆN  QUA  NHÂN  DUYÊN  VÀ  NGHIỆP DẪN TÁI SINH.

CHƯƠNG NĂM -  NHỮNG ÐIỀU KIỆN TRỢ DUYÊN  CHO THỨC THỨ TÁM  

CHƯƠNG SÁU -  SỰ PHÂN LOẠI CÁC PHÁP,  ÐỐI TƯỢNG BIỂU BIỆT CỦA THỨC THỨ TÁM. CHƯƠNG BẢY -  NHỮNG THUỘC  TÍNH CỦA THỨC THỨ TÁM . CHƯƠNG TÁM -  BA TỰ TÁNH VÀ  BA VÔ TÁNH. CHƯƠNG CHÍN -  HÀNH TRÌNH  CHUYỄN THỨC THÀNH TRÍ. CHƯƠNG MƯỜI -  THAY LỜI KẾT LUẬN .

 Sau khi khái lược nội dung như trên, Thượng nói :

“Thức Thứ Tám hay A Lại Ya là thức chủ trong 8 thức. Thức nầy có nhiều cách gọi khác nhau để chỉ về nhiệm vụ của mình. Tựu chung thức nầy có 3 việc chính là: Năng tàng, Sở tàng và Ngã ái chấp tàng. Có nghĩa là: Hay chứa, thuộc về chỗ chứa và chứa ngã chấp từ sự yêu thích.

Ðiều ấy có nghĩa là thức nầy chứa cả thiện và ác. Các ác pháp khi được các chủng tử huân tập ở bên ngoài kích thích và khởi lên, cuối cùng vẫn tàng chứa nơi thức nầy và đồng thời cũng do bên ngoài kích thích mà tạo cho các thiện pháp cũng khởi lên, rồi huân tập vào bên trong. Rồi cả 2 thiện ác ấy dầu là chứa một cách tự nhiên hay chứa một cách có điều kiện, cũng là nơi căn bản để giữ lại sự hiểu biết từ bên ngoài đưa đến. Khi một sự việc đã xảy ra, thức nầy tự chấp vào cái đúng, cái sai ấy; nên thuộc về ngã ái chấp tàng.

Thức Thứ Tám cũng còn gọi là Tâm vương, là ông vua của tâm. Có nghĩa là thức có quyền năng nhiều nhất trong 7 thức kia. Chính thức nầy nếu tu hành giác ngộ sẽ biến thành Ðại Viên Cảnh Trí. Còn thức thứ bảy (Mạt Na Thức = Thức chấp giữ) sẽ biến thành Bình Ðẳng Tánh Trí. Thức thứ sáu sẽ chuyển thành Diệu Quan Sát Trí và năm thức còn lại là nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân thức sẽ biến thành Thành Sở Tác Trí. Có tu hành giác ngộ thì tất cả thức ấy đều biến thành 4 trí tuệ siêu việt thế gian nầy. Còn nếu chúng ta không chịu khơi dậy chủng tử thiện trong thức thứ tám nầy mà cứ mãi gìn giữ chủng tử ác và tà kiến thì thức nầy cứ mãi là thức ác; một hạt mầm không tốt và cứ thế lấn mãi nơi mảnh đất thứ tám nầy thì cái thiện sẽ không có chỗ ngự trị. Nếu ta mê thì mình mãi mãi vẫn là phàm phu. Nếu ta tỉnh thì ta sẽ thành A La Hán, Bồ Tát và Phật. Phật, Bồ Tát, A La Hán tự tánh vốn không khác với chúng sanh; nhưng tự tánh của Bồ Tát luôn luôn sáng sủa; còn tự tánh của chúng ta luôn bị mây mù che phủ. Do vậy chúng ta chỉ cần vén bức màn vô minh sanh tử nầy bằng cách đẩy lùi đám mây đang che khuất mặt trời trí tuệ ấy là được. Xin mời quý vị hãy sẵn sàng dụng công vậy.”…

 Trong phần văn nghệ chuyễn mục  Nghệ Sĩ tài danh Vũ Quang Minh ngâm bài thơ TĨNH LẶNG của Lâm Như Tạng. Giọng ngâm trầm ấm , khỏe và truyền cảm. Lời thơ siêu thoát chứa đựng giáo lý Duy Thức, xuất thế an lạc..

 IV/ Phát biểu cảm tưởng của quan khách

 Nhà thơ Lệ Hoàng với giọng nói truyền cảm thân mật đã nhiệt liệt tán thưởng sách Thức Thứ Tám. Mặc dù nhà thơ không dấu diếm sự vất vả của mình trong khi tìm hiểu ý nghĩa từ “Thức Thứ Tám” trong quyển sách chứa đựng nội dung triết lý cao thâm của Phật Giáo nầy.

 Để thay đổi không khí, nghệ sĩ đa tài Đăng Lan được mời ngâm bài thơ CHA SỐNG MÃI GIỮA ĐỜI CON của Lâm Như Tạng (trích trong tập thơ TRÊN NỬA ĐÒI ĐI của  Như Tạng). Với giọng ngâm điêu luyện, truyền thần, cảm động Đăng Lan đã khiến thính giả sụt sùi rơi lệ khi nghe những lời thơ diễn tả những kỷ niệm về cha rất chân thành, gợi nhớ đến công ân sâu dày cao tột như núi Trường Sơn của đấng sinh thành.

 Tiếp đến là lời phát biểu cảm tưởng của ông Phan Đông Bích, Chủ Tịch CĐNVTDNSW. Ông Chủ Tịch đã ca ngợi công trình dày công nghiên cứu có giá trị văn hóa cao nầy và khuyến khích các giới cầm bút hãy vượt qua những khó khăn cá nhân để có những tác phẩm giá trị như sách Thức Thứ Tám của T/S Lâm Như Tạng.

 Phần văn nghệ sau cùng, thần đồng ca sĩ Tú Phương được mời lên trình bày bài hát TRỐNG CƠM. Giọng Tú Phương thơ ngây,duyên dáng nhưng chửng chạt, điêu luyện, dễ thương trìu mến khiến thính giả tán thưởng nhiệt liệt.

 Phần phát biểu cảm tưởng sau cùng là HTT Bảo Lạc, Phương Trượng chùa Pháp Bảo. HT có dẫn chứng sách Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn Luận của Bồ Tát Thế Thân để giải thích về Thưc Thứ Tám.

Cuối cùng HT đã ngâm bài thơ có liên quan đến duy Thức Học để tặng tác giả T/S Lâm Như Tạng.

 

 

 

 

 

 

 

 V/ Phần kết

Để chấm dứt chương trình buổi lễ giới thiêụ sách Thức Thứ Tám, T/S Lâm Như Tạng đã rất cảm động khi bày tỏ cảm tưởng biết ơn của mình với tất cả mọi người hiện diện bằng giọng nói cảm động sâu xa, ông đã cảm tạ chư Tôn Đức Tăng Ni và cảm ơn quan khách đến tham dự. Tác giả  đã nói rằng  nếu tính thời gian và tâm trí đã bỏ ra nghiên cứu, biên soạn sách Thưc Thứ Tám trong suốt 10 năm và những kinh phí in tại Đức Quốc, chuyên chở đến Sydney v.v…thì dù có thu được rất nhiều tiền bạc cũng không thể gọi là có lời.

Thế nhưng ở đây tác giả đã cảm thấy có lời. Đó là sự hiện diện và tình cảm của mọi người dành cho tác giả, đó là sự khích lệ và ủng hộ tinh thần vô giá cho tác giả trong công cuộc sáng tác văn học nghệ thuật.

Đặc biệt cô Lâm Ngọc Như Uyên là con gái của tác giả đã chuẩn bị  các hình ảnh rất đẹp cho mỗi bản nhạc, mỗi bài thơ đều ghép với hình ảnh  chuyễn động, với rất nhiều màu sắc trông thật đẹp mắt.  Chiếu lên màn ảnh từng bài, từng câu mỗi khi ca sĩ hát đến bài hát đó hay ngâm đến bài thơ đó. Nhờ vậy quan khách rất thích thú theo dõi chương trình sinh động nầy .

Nhìn chung buổi lễ giới thiệu sách hôm nay tôi thấy ban tổ chức chuẩn bị rất chu đáo nhịp nhàn gọn nhẹ, không kéo dài thời gian. Chương trình chấm dứt đúng giờ và sau đó mọi người cùng tham dự  bửa ăn chay thanh đạm do ban tổ chức khoản đãi .

 Tiệc chay thân mật chấm dứt lúc 6:00 chiều cùng ngày.

Mọi người đếu rất vui vẽ, ân cần, thân thiện thăm hỏi và chúc mừng tác giả  đầy tình đồng hương và tình yêu văn nghệ, mến mộ và ca ngợi tài năng của tác giả.

  Trần Nam  ghi nhanh

 

 

 

---o0o---

 

Mục Lục > Chương 1 > Chương 2  > Chương 3 > Chương 4 > Chương 5

  Chương 6 > Chương 7 > Chương 8 > Chương 9 > Chương 10

 

 

 

---o0o---

Vi tính: Ngọc Bích, Như Uyên
Trình bày: Nhị Tường

Cập nhật: 01-10-2005

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Chư thuyết ngá tri hue sinh con lòng Đón A tap Mỗi Di Cha 持咒方法 ngam ngui lạc テス y nghia cua nghi le chung ta muon gi Sóng Nhớ nu nuoc phat tâm rãƒæ phước hàng trăm cổ vật phật giáo được hà tuá Bài phật đời người là quý báu xin đừng đạo phật tách trà buổi sáng và những mật ngôn 根本顶定 nái tà bà trinh nam phải làm gì khi cảm thấy cô đơn và chùa am cửa bắc tuyết テス chiem bao va y nghia lien quan Êthương thư tỉnh giác não thay 泰卦 tu de 1 5 lý do nên uống trà xanh mỗi ngày tim huong di len Thủ 真言宗金毘羅権現法要 Nhớ món sắn xào chay han ta từ công phụng sắc đẹp tinh ca cua con tim va nuoc mat cách Tưởng Ti nhung cau thien ngon giup ich cho cuoc doi cua ban coi do va moi truong song