Bồ Đề Tư Lương Luận

Thích Như Điển 

 

Bản của Thánh Giả Long Thọ.
Tỳ Kheo Tự Tại giải thích.
Đại Tùy Nam Ấn Độ Tam Tạng Đạt Ma Hấp Đa dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán.
Sa Môn Thích Như Điển, Phương Trượng chùa Viên Giác Hannover, Đức quốc, dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt ngày 7 tháng 7 năm 2004.

 

Quyển thứ sáu

 

Hỏi: Vì sao tu tập ?
Đáp:
Bốn thần túc làm gốc
Muốn tiến tâm suy nghĩ
Tứ vô lượng giữ gìn
Là Từ Bi Hỷ Xả

Ở nơi tứ vô lượng ấy nên học tập gần gũi mà làm để được tâm kham năng. Được tâm kham năng rồi, liền vào Sơ Thiền Na. Như thế thứ hai, rồi thứ ba, thứ tư. Khi chứng được thiền rồi thì thân tâm nhẹ nhàng. Thân tâm nhẹ nhàng đầy đủ liền vào thần thông. Khi sanh vào nơi thần thông đầy đủ rồi thì liền sanh vào thần túc. Nghĩa là hoặc muốn tinh tấn, hoặc tâm, hoặc tư duy. Ở nơi đó hướng về pháp, tinh tấn thành tựu pháp. Tâm ở đây dùng pháp để quan sát. Tư duy là dùng pháp thiện xảo. Bồ Tát kia ở nơi thần thông tín giải, tác dụng. Tâm nầy tự tại, tùy theo muốn làm, sẽ thành thục việc thiện, giữ gìn căn bản tự tánh. Thuận đi các nơi như gió biến vào hư không.

Ở nơi Bồ Tát được 4 vô lượng và Tứ Thiền Na rồi thì tín giải, tác dụng, xuất sanh thiên nhãn. Cùng với trời, rồng, dạ xoa, Càn Thát Bà v.v... người có học và Thanh Văn, Độc Giác thiên nhãn. Ở nơi đó chỉ có tăng thượng lực. Thanh tịnh hơn cả ánh sáng rực rỡ. Cao cả hơn tất cả sự cao cả. Mắt nầy là mắt vô ngại của thế gian, sắc tướng, giác tế, xa gần đều tùy nơi muốn mà tất cả có thể thấy. Như thế có thể nghe được tiếng của trời, người, súc sanh v.v... Như vậy nhớ nghĩ biết đời trước vô biên vô tế. Như thế biết được tâm kia cùng với tham dục câu hội cho đến 84.000 sự sai biệt. Như thế được vô lượng thần túc. Khi được thần túc rồi, lại hay điều phục chúng sanh, liền được điều phục.

Bốn nơi như rắn độc
Sáu vào như làng trống
Năm loại như kẻ giết
Nên quán như thế ấy.

Vì đêm ngày vui theo sự thọ dụng đầy đủ làm nhân và nhờ có hơi thở nuôi sống ở nơi nầy và 4 loại; nhưng bịnh sẽ mau phát, chẳng nhớ ơn dưỡng dục; chẳng thể cậy nương vào; chẳng thể ủy thác tin tưởng; nên phải quán sát giống như rắn độc. Vô chủ vậy, lìa ngã, ngã sở. Mắt cùng nhập vào với 6 tặc, gặp não phiền sợ hãi; nên phải quán sát giống như làng trống, cùng với những vật phá hoại đánh phạt chẳng thể chướng ngại. Giống như kẻ giết người; ở nơi 5 cảm thọ, phải mỗi ngày như thế mà quan sát.

Tôn trọng cả pháp sư
Lại bỏ pháp ganh tị
Thầy dạy chẳng giấu giếm
Người nghe chẳng tán loạn

Ở nơi bốn loại pháp hay sanh đại trí, phải nên nhận lấy. Ở nơi pháp và pháp sư phải nên tôn trọng. Lại xả bỏ pháp ganh tị, tùy theo cách nghe pháp, tùy theo đó mà tu tập tụng niệm. Vì kẻ khác mà diễn nói. Nếu có kẻ vui nghe pháp, Thầy dạy chớ che đậy và người nghe chẳng nên tán loạn. Đây là chưa có ý muốn khác.

Chẳng mạn chẳng hy vọng
Duy chỉ tâm từ mẫn
Tôn trọng cung kính ý
Vì chúng mà thuyết pháp

Lại có 4 loại pháp. Đây là tướng đại trí, phải nên thọ nhận. Cho nên phải xa lìa tự cao khinh mạn kẻ kia, chẳng kiêu mạn vậy, thí xả lợi dưỡng cung kính nghe tên, vô hy vọng tâm. Ở nơi vô minh ám chướng chúng sanh mà có tên từ mẫn, tôn trọng cung kính làm bài thuyết pháp. Đây là 4 loại pháp. Bồ Tát đại trí đầy đủ, nên như thế mà thọ trì.

Ở nghe chẳng biết đủ
Nghe rồi liền tụng trì
Chẳng cuồng, tôn phước điền
Lại làm Thầy hoan hỷ

Nghe nhiều chẳng đủ, nghe rồi trì pháp, trì pháp rồi thuận theo pháp mà hành trì; chẳng cuồng dại mà tôn trọng phước điền; lại làm cho Thầy dạy hoan hỷ pháp nầy. Đây là Bồ Đề tâm chẳng thể quên mất. Ấy là nguyên nhân.

Chẳng nên xem nhà người
Tâm muốn được kính dưỡng
Chớ làm việc khó bàn
Tập theo thói ở đời

Chẳng nên vì cúng dường cung kính mà làm nhơn duyên để qua lại xem ở nhà người khác. Trừ ra làm nhơn duyên cho tâm Bồ Tát an lập. Lại chẳng muốn vì lý luận khó mà tập tụng những luận nghị ở đời. Trừ ra làm nhơn cho Đa Văn.

Chẳng nên tham si vậy
Hủy hại các Bồ Tát
Chưa thọ chưa nghe pháp
Lại chớ sanh phỉ báng

Vì sao vậy? Vì lẽ muốn cho nhơn duyên thiện pháp tiếp tục hộ trì.

Đoạn trừ các kiêu mạn
Sẽ ở tứ thánh chủng
Chẳng ganh nơi người khác
Lại chẳng tự cao cử

Đoạn trừ kiêu mạn ở nơi chúng sanh thì phải hạ tâm như con chó đoạn trừ ngã mạn. Coi nhẹ việc áo mặc, ăn uống, chỗ nghỉ, thuốc men mà ở 4 loại thánh cũng nên giữ lại. Ở nơi Thánh chủng kia biết đầy đủ chẳng nên ganh tị với người kia, lại chẳng nên tự cao cử.

Nếu thật chẳng thật phạm
Chẳng được phát giác kia
Chẳng cầu kia lầm mất
Tự lầm phải nên biết

Kẻ đồng phạm hạnh kia phạm tội; nếu thật hoặc chẳng thật; tất cả đều chẳng nên phát giác. Kia có lầm mất, chẳng nên tìm cầu. Chỉ tự lỗi lầm, tức tự biết lấy.

Phật và lời Phật dạy
Chẳng nên phân biệt nghi
Pháp tuy thật khó tin
Ở trong ấy nên tin

Ở nơi Phật chẳng nên phân biệt, Thế Tôn đầy đủ chưa từng có pháp lại như Phật pháp; nên chẳng nghi ngờ. Ở nơi chúng sanh là bất cộng pháp. Lại nữa thật là khó tin. Chỉ có tâm thâm sâu thanh tịnh mới tin được.

Tuy do nói chết thật
Lùi mất thành chuyển luân
Cùng với chư Thiên vương
Chỉ muốn nói lời thật

Chư Bồ Tát do nói lời thật; hoặc vật bị đoạt; hoặc chết; hoặc chẳng muốn làm chuyển luân vương cho đến chủ cõi trời, mà nói lời thật. Hà huống điều nầy mà chẳng nói thật.

Chặt dây mạ, khủng, sát (mạ lỵ, khủng bố, sát hại)
Cuối chẳng giận trách kia
Đều là tội tự tha
Nghiệp báo lại hiện đến

Có kia đến mạ lỵ, đánh đập, khủng bố, sát hại và đóng lại tối tăm. Tất cả đều do tội của ta nên mới có cái nầy. Chung cuộc rồi giận kia. Đây là nghiệp đời trước ta đã tạo. Bây giờ lại thọ giống như cái quả của sự chuyển yêu thương. Còn những chúng sanh khác đều chẳng có tội. Duy chỉ có ta do tội nghiệp báo hiện đến nên mới có cái nầy.
Nên thật tôn trọng ái
Cúng dường nơi cha mẹ
Lại cung cấp Hòa Thượng
Cung kính A Xà Lê

Ở nơi cha mẹ phải nên thương yêu tôn trọng cúng dường nên xem như vị trời, tùy theo ý cha mẹ, làm cho được vui. Lìa tâm xiểm nịnh. Lại hay cung kính cung cấp cho Hòa Thượng A Xà Lê. Tùy theo Hòa Thượng A Xà Lê thuyết pháp; chẳng có gì bí mật, đều có thể nói ra ngoài được.

Vì tin Thanh Văn thừa
Cùng với Độc Giác thừa
Nói pháp thật thâm sâu
Đây việc sai Bồ Tát

Ở trong nầy Bồ Tát có 4 loại quá thất phải nên xa rời. Nghĩa là Thanh Văn, Độc Giác thừa ở trong chúng sanh vì nói thâm sâu các pháp. Đó là công việc của Bồ Tát.
Vì tin sâu Đại Thừa
Chúng sanh mà diễn nói
Thanh Văn, Độc Giác thừa
Việc nầy lại lầm lẫn

Ở nơi tin sâu Đại Thừa của chúng sanh mà nói Thanh Văn, Độc Giác thừa là sự lầm lẫn của Bồ Tát.
Người lớn đến cầu pháp
Chê bai chẳng nên nói
Mà nhiếp hóa ác ấy
Ủy nhiệm kẻ chẳng tin

Nếu có chúng sanh ăn ở chơn chánh, đến cầu thì nên tức thời nói pháp lành, mà kẻ kiêu mạn phá giới là những kẻ làm ác thì phải nhiếp thọ họ. Đây là Bồ Tát lầm lẫn ở nơi Đại Thừa mà chưa tín giải, chưa dùng Tứ Nhiếp thuần thục, mà đã tín nhiệm. Đây là lỗi lầm của Bồ Tát. Có bốn loại.

Xa lìa nói không đúng
Nói ban đầu đức lớn
Nơi kia nên nhớ nghĩ
Đến nên gần gũi học

Ở trong nầy có nói 4 loại lầm lẫn mà phải xa lìa. Đây là Bồ Tát đi xa rời. Nếu vì Thanh Văn, Độc Giác thừa mà nói. Ban đầu có nhiều công đức, phải biết rằng so với kia chẳng cùng Bồ Đề, làm chướng ngại vậy. Ở nhiều đời lại nên gần gũi học tập

Bình đẳng tâm thuyết pháp
Bình đẳng lành an lập
Lại làm chánh tương ưng
Các chúng sanh vô biệt

Đây là bốn con đường Bồ Tát nên phải thân cận học tập. Thế nào là bốn? - Vì các chúng sanh mà khởi tâm bình đẳng - Vì các chúng sanh mà nói pháp bình đẳng - Vì các chúng sanh mà bình đẳng lành an lập và vì các chúng sanh mà làm cho chánh tương ưng. Đây là tất cả chẳng phân biệt. Ở đây có 4 loại.

Vì pháp chẳng vì lợi
Vì đức chẳng vì danh
Muốn thoát chỗ chúng sanh
Chẳng muốn vui riêng mình

Đây là bốn loại chơn thật Bồ Tát phải nên biết lấy. Thế nào là bốn? Đó là chỉ vì pháp chứ chẳng phải vì tài lợi. Chỉ vì công đức chứ chẳng phải vì danh xưng. Chỉ vì muốn thoát khổ chúng sanh chứ chẳng muốn tự thân an lạc.

Mật ý cầu nghiệp quả
Nên làm việc phước sanh
Lại vì thành thục chúng
Xa rời việc riêng mình

Nếu ở nơi nghiệp quả mật ý muốn cầu làm 3 việc phước, khi phước nầy sanh thì chỉ vì sợ lợi lạc giác ngộ cho chúng sanh. Lại vì Bồ Đề thành thục cho chúng sanh. Vì lợi ích của chúng sanh mà xả bỏ việc riêng của mình. Đây là bốn loại chơn thật Bồ Tát.

Thân cận thiện tri thức
Cùng với Pháp sư, Phật
Cùng với người xuất gia
Cầu xin ăn làm cảnh

Đây là bốn loại Bồ Tát thiện tri thức phải nên thân cận. Thế nào là bốn? Đó là Pháp sư - là vị Bồ Tát thiện tri thức, vì giúp cho ta về văn huệ vậy. Đức Phật Thế Tôn là Bồ Tát Thiện Tri Thức, vì giúp cho chúng ta Phật pháp. Khuyến xuất gia là Bồ Tát Thiện Tri Thức, vì giúp cho ta trồng căn lành vậy. Khất cầu cũng là Bồ Tát Thiện Tri Thức, vì giúp cho ta tâm Bồ Đề. Đây là bốn loại Bồ Tát Thiện Tri Thức cần nên gần gũi.

Nương vào luận sư đời
Kẻ chuyên cầu thế tài
Tin giải Độc Giác thừa
Cùng với Thanh Văn thừa

Đây là bốn loại ác Bồ Tát Tri Thức phải nên biết. Thế nào là bốn? Đó là thế luận giả, gần gũi với kẻ có nhiều loại biện tài phức tạp. Nhiếp thế tài vật giả mà chẳng nhiếp thọ pháp. Độc Giác thừa có nghĩa là làm ít lợi ích. Thanh Văn thừa có nghĩa là chỉ làm cho mình.

Đây bốn ác tri thức
Bồ Tát phải nên biết
Lại có kẻ tìm cầu
Cho nên bốn điều lớn
Như trước đã nói về bốn loại tri thức; những ác tri thức phải biết mà xa rời. Lại nên cầu được là bốn nơi cất chứa.

Phật nghe tên được độ
Cùng với các Pháp sư
Thấy tâm ấy vô ngại
Vui ở nơi cảnh nhàn

Đây là bốn loại Bồ Tát Đại Tạng, cần nên phải được. Thế nào là bốn? Đó là phụng sự các vị Phật ra đời, nghe lục Ba La Mật. Dùng vô ngại tâm để thấy các Pháp sư. Chẳng buông lung mà vui ở nơi cảnh thanh vắng. Đây là bốn loại Bồ Tát Đại Tạng phải nên được.

Địa, thủy, hỏa, phong, không
Tất cùng giống với đây
Tất cả nơi bình đẳng
Lợi ích các chúng sanh

Cùng với đất, nước, lửa, gió, không khí. Lại có 2 nhơn duyên tương tợ Bồ Tát phải nên nhiếp thọ. Đó là bình đẳng vậy, lợi ích vậy. Như đất, các đại cùng hư không 5 loại, ở nơi có tâm vô tâm, tất cả nơi đều bình đẳng, chẳng có tướng khác. Các chúng sanh thường hay dùng riêng mà chẳng biến dị, chẳng cầu báo ân. Ta lại như thế, cho đến giác trường cứu cánh, vì các chúng sanh tư dụng mà biến dị, chẳng cầu báo ân.

Nên nghĩ nghĩa tốt đẹp
Cầu sanh Đà La Ni
Chớ ở nơi nghe pháp
Mà làm việc chướng ngại

Nghĩa là Phật nói ý nghĩa phải nên lành suy nghĩ, cùng nói cùng ở nên như thế mà làm. Lại ở yên nơi cấm giới, thanh tịnh tâm ý, tinh cần thanh khiết và sanh ra để nghe Kim Chủ, Hải Chủ Đà La Ni. Lại nữa kẻ nghe pháp chớ tạo một nhân duyên nhỏ chướng ngại nào cả. Vì lìa pháp sẽ sanh nghiệp tai hại.

Phiền não nên điều phục
Việc nhỏ bỏ hết đi
Tám loại giải đãi ấy
Tất cả nên đoạn trừ

Trong phiền não nên điều phục nghĩa là ở trong 9 loại phiền não những điều ta làm chẳng lợi ích trong quá khứ đã làm, trong hiện tại đang làm và trong vị lai sẽ làm. Đây là ba loại ở gần gũi nơi ta tạo ra chẳng lợi ích. Đã làm đang làm và sẽ làm là 3 loại ở nơi ta hiềm khích ganh ghét cùng tạo lợi ích. Đã làm đang làm và sẽ làm lại có 3 loại. Đây là những việc làm của phiền não. Ở trong đây lại có 9 loại phiền não phải chính mình điều phục. Những việc nhỏ phải bỏ chẳng còn gì cả. Ở giữa đó có 20 việc nhỏ. Đó là: chẳng tin, chẳng xấu hổ, dua nịnh, điệu, loạn, buông lung, hại, chẳng thẹn, giải đãi, lọ, hôn, thùy, hận, phú (che), tật, ghét, cao, phẫn, hối, giấu kín.
Đây là 20 việc nhỏ, tất cả đều loại trừ vứt bỏ. Tám loại giải đãi cũng lại nên đoạn trừ. Ở trong 8 loại giải đãi nầy ta muốn làm việc tức liền an nghỉ - chẳng sanh tinh tấn - ta làm việc rồi - ta đang đi đường - ta đi đường rồi - thân ta mệt mỏi, chẳng thể tu nghiệp - thân ta trầm trọng, chẳng thể tu nghiệp - Ta sanh bịnh rồi - Bịnh ta bắt đầu chưa dài lâu đã muốn nằm, chẳng tinh tấn. Do những thứ nầy muốn được chẳng được, muốn đến chẳng đến; muốn chứng chẳng chứng. Đây là 8 loại giải đãi phải nên đoạn trừ, phải sanh tinh tấn.

Chưa làm chẳng có tham
Tham lam chẳng xứng ý
Kẻ lìa đều hòa hợp
Đừng hỏi gần, chẳng gần

Nếu thấy đầy đủ lợi dưỡng, nghe danh, an lạc, xưng tán phước đức chúng sanh thì ở nơi đầy đủ phước đức đó chưa làm, thì chẳng phân tâm tham. Khi làm mà không phân tâm tham có nghĩa là chẳng xứng ý cho nên chẳng ưng làm. Lại nữa mỗi mỗi tranh cãi làm hại chúng sanh. Do vậy không hỏi là gần hay chẳng gần gũi mà tất cả đều làm cho hòa hợp. Đồng tâm tương ái.

Ở không mà được không
Kẻ trí chưa nương vào
Nếu đắc được cái không
Ác kia qua thân thấy

Nương nơi không để bạt trừ (quét đi) chỗ tụ tập của vô trí. Kẻ trí chưa nương được không mà làm. Nếu nương được không mà làm thì ở nơi có thân có người, khó trị các việc ác đã qua. Những thấy nghe đó do không mà xa lìa. Nếu chấp không, thấy kia chẳng thể trị. Liền chẳng thể làm cho xa lìa vậy.

Quét sạch và trang nghiêm
Cùng nhiều loại niềm vui
Trầm hương cùng đồ cúng
Cúng dường nơi Chi Đề

Ở nơi Như Lai Chi Đề cùng hình tượng nên quát dọn đất đai, dùng trầm hương, thiêu hương, mạt hương, hoa cái, tràng phan v.v.. để làm đồ trang nghiêm cúng dường. Sẽ cúng dường thì sẽ được đoan chánh giới hương tự tại vậy. Dùng ống sáo, đàn địch, trống lớn, trống nhỏ, đồ đeo tay v.v... nhiều loại kỷ nhạc để cúng dường. Vì được thiên nhĩ vậy.

Làm nhiều loại vòng đèn
Cúng dường Chi Đề xá
Thí cái cùng giày dép
Lên xe để chạy đi

Chi Đề xá là những nơi để nhiều loại hương dầu, đèn dầu v.v... tạo nên để cúng dường. Vì được Phật nhãn vậy. Bố thí lọng che, da giày, voi, ngựa, xe cộ để đi thì sẽ được Bồ Tát vô thượng thần thông đi chẳng khó khăn.
Chuyên vì đi vui vẻ
Vui biết tin được Phật
Vui vẻ cúng dường Tăng
Lại vui nghe chánh pháp

Ở nơi các Bồ Tát thường hay như thế mà vui theo pháp không vui nơi ngũ dục phước lạc. Nên biết tin Phật để được lợi ích. Tuy chưa tin vui thấy ở sắc thân và sẽ ở nơi Tăng các nhạc cụ ấy thường hay cung cấp. Niềm vui nhiều hỏi han rồi thường nghe pháp, chẳng có yếu mềm. Tuy chưa vui hoàn toàn nhưng đã nghe lời nầy.

Đời trước đã chẳng sanh
Hiện tại đã chẳng có
Đời sau lại chẳng đến
Như thế quán các pháp

Nhơn duyên hòa hợp lực, chứ chẳng có từ nơi nào đến. Đời trước đã chẳng sanh thì niệm niệm phá mất. Chẳng trụ lại. Hiện tại chẳng ở lại mà diệt vô dư vậy. Lại chẳng có nơi đi. Đời sau lại chẳng đến. Phải nên biết như thế mà quán sát các pháp.

Việc tốt cùng chúng sanh
Chẳng cầu kia báo lại
Nên vì độc nhẫn khổ
Chẳng tự biến thọ lạc

Bồ Tát ở nơi chúng sanh có những việc tốt lợi lạc, tự chẳng hy vọng nơi kia và chúng sanh có những việc tốt lợi lạc. Lại cùng chúng sanh có vô lượng tướng khổ. Riêng ta vì đây mà nhẫn thọ. Ta có đồ làm cho vui cùng với chúng sanh. Thọ dụng làm vui.

Tuy chứa nhiều phước báu
Tâm chẳng lấy làm vui
Chỉ tham như ngạ quỷ
Lại chẳng nhìn chẳng lo

Tuy hưởng phước báu đầy đủ ở cõi trời; nhưng tâm nầy chẳng lấy làm hoan hỷ vui vẻ. Chỉ như loài ngạ quỷ tham lam vô cùng, phá tán, gây não phiền.Việc nầy thật là khó coi. Chẳng sanh tâm ngó xuống, lại cũng chẳng lo lắng, hà huống là con người cũng bần cùng phá tán như thế.

Nếu có kẻ có học
Phải nên thật tôn trọng
Chưa học bảo vào học
Chẳng nên sanh khinh xuất

Nếu có chúng sanh có học thì ở nơi họ phải nên tôn trọng. Kẻ chưa học thì nên làm cho họ vào học, lại chẳng nên khinh xuất.

Giới đủ nên cung kính
Phá giới làm giữ giới
Người trí đủ gần gũi
Kẻ ngu lâm vào trí

Người đầy đủ giới đức phải nên vấn tấn, chắp tay hướng về lễ bái và cung kính, lại nên vì họ nói trì giới là phước đức. Nếu kẻ phá giới thì nên làm cho họ phục giới, lại nên làm cho họ nghe phá giới là tội lỗi. Kẻ đầy đủ trí đức phải nên thân cận gần gũi. Lại nên vì họ mà hiển cái đức của trí huệ. Kẻ ngu thì nên làm cho họ trở về trong biển trí, lại nên làm cho họ biết những ngu sơ ấy vô ích.

Lưu chuyển khổ nhiều loại
Sanh già chết đường ác
Chẳng lo cùng chẳng sợ
Nên hàng ma ác trí

Bồ Tát ở nơi lưu chuyển sanh tử, lưu chuyển trong nhiều loại, sanh già chết, lo buồn, khổ não v.v... địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ, A Tu La, ác thú v.v... chẳng nên sợ hãi. Tuy phải nên hàng phục ác ma và ác trí.

Sở hữu đất chư Phật
Quần tụ các công đức
Vì tất cả được kia
Phát nguyện và siêng năng

Thập phương vô lượng quốc độ chư Phật. Nếu Phật quốc đầy đủ, Phật độ trang nghiêm, nghe từ chư Phật Bồ Tát, hoặc tự thấy. Nơi kia tụ hội lại những công đức thù thắng, đều làm cho kia nhập vào chính quốc độ của Phật. Phải nên làm như lời nguyện ấy. Tùy theo sở nguyện tức việc ấy sẽ thành tựu. Lại cũng nên như thế mà tinh cầu tu hành.

Hằng ở nơi các pháp
Chẳng giữ mà xả bỏ
Đây vì các chúng sanh
Gánh vác cả gánh dục

Chỉ giữ những nỗi khổ mà chẳng giữ những niềm vui. Liền nhớ nghĩ như thế rồi, hằng ở nơi các pháp chẳng giữ mà xả bỏ. Tuy chẳng giữ mà xả. Điều nầy đầu tiên làm vui thú giác ngộ vậy. Phát nguyện gánh vác cho chúng sanh. Những người nào chưa độ thì ta sẽ độ; những kẻ nào chưa giải thoát thì ta làm cho họ giải thoát. Những người nào chưa yên vui thì ta làm cho họ yên vui. Đây là những sự mang vác gánh nặng cho chúng sanh.

Chánh quán nơi các pháp
Vô ngã và ngã sở
Lại chẳng bỏ đại bi
Mà thường hay thương lớn

Nói các pháp chẳng có sở hữu, như mộng như huyễn. Các pháp vô ngã, lại chẳng có ngã sở và nên quán vô tướng. Đó là pháp tối thắng hơn cả. Quán tướng nầy rồi, sau đó ở nơi chúng sanh lại chẳng rời tâm đại bi và đại từ. Như thế nên gấp bội phần xưng dương tán thán. Nơi chúng sanh si ám chất chứa bị đắm trước bởi ngã và ngã sở. Ở nơi tối thắng nghĩa của đạo pháp mà chẳng hiểu biết, ta sẽ như thế nào, thì làm cho chúng sanh kia ở trong tối thắng nghĩa đạo pháp nầy mà được hiểu biết giác ngộ. Đó là vì chúng sanh chẳng xả đại từ và đại bi vậy.

Vượt qua các cúng dường
Cùng cúng Phật Thế Tôn
Kia làm gì kẻ đó
Gọi là pháp cúng dường

Đối với các đồ vật cúng, cúng dường các Thanh Văn, Độc Giác, Bồ Tát và Phật Thế Tôn thì các loại hoa, hương, trầm, mạt hương, đèn dầu v.v... hoặc dùng tràng phan, bảo cái để cúng dường. Hoặc âm nhạc để cúng dường; hoặc các thứ thuốc thang, đồ ăn mỹ vị mà bố thí cúng dường. Muốn qua khỏi những cúng dường nầy tức cúng dường Phật. Lại ai có thể là người đó?
Đáp rằng: Đó là pháp cúng dường vậy
Với pháp cúng dường kia thì có tướng như thế nào?

Nếu giữ Bồ Tát tạng
Lại được Đà La Ni
Vào pháp sâu căn gốc
Đó là pháp cúng dường

Ở trong đó nếu cùng với Bồ Tát tạng tương ưng, Như Lai nói kinh thâm thâm minh tướng, đối với thế gian khó được sâu cùng, khó thấy rõ ràng chỗ không đắm nhiễm và liễu nghĩa, mà trong các kinh đã có nhắc lại rất rõ ràng. Nguyên nhân của bất thoái chuyển là từ lục độ sanh, lành nhiếp và hay nhiếp thuận nhập vào trợ pháp Bồ Đề, hợp với tánh chánh giác. Vào các đại bi nói lời đại bi, lìa chúng ma, thấy các pháp lành duyên sanh. Vào vô chúng sanh, vô mệnh, vô trưởng dưỡng, vô nhơn, cùng với không, vô tường, vô nguyện, vô tác tương ưng. Ngồi nơi giác tràng rồi chuyển pháp luân. Vì trời, rồng, dạ xoa, Càn Thát Bà mà tán thán. Độ tại gia từ bùn nhơ và nhiếp hóa các bậc Thánh nhơn, diễn thuyết các hạnh Bồ Tát. Vào pháp nghĩa an vui, mà nói lời an ổn. Chấn động âm thanh nơi vô thường, vô ngã v.v... Lo sợ vào chấp trước thiên kiến của ngoại đạo. Chư Phật tán thán với sự đối trị lưu chuyển là Niết Bàn an lạc. Như thế các kinh nói hay giữ gìn và quán sát. Rồi nhiếp giữ. Đó có tên là pháp cúng dường. Lại nữa pháp cúng dường được bất thối tùy thuận hành tổng trì. Ở nơi không, vô tướng, vô nguyện, vô tác tương ưng với pháp sâu xa. Nhập vào chỗ sâu xa vô động, vô nghi. Đây có tên là tối thắng nghĩa pháp cúng dường vậy.

Nên y vào nơi nghĩa
Chẳng yêu riêng tạp vị
Ở nơi pháp sâu xa
Lành vào chẳng buông lung

Lại nữa pháp cúng dường, ở nơi ấy là pháp tư duy và pháp hành động, tùy thuận duyên sanh mà lìa các biên thủ kiến, được vô xuất vô sanh nhẫn, nhập vào vô ngã. Ở nơi nhơn duyên, chẳng sai, chẳng đấu, chẳng tranh, lìa ngã và ngã sở, hãy nên theo nghĩa, chưa nên yêu riêng lời huyễn hoặc của Thầy về ý nghĩa câu cú. Hãy nên nương vào trí, đừng nên nương vào thức. Hãy nên nương vào liễu nghĩa kinh, đừng nên đắm trước vào bất liễu nghĩa thế tục ngôn thuyết. Hãy nên nương vào pháp chớ nên chấp thủ vào người thấy. Hãy nên tùy thuận với pháp hành như thật, nhập vô trụ xứ, lành xem vô danh hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão, tử, ưu bi khổ não, khốn cực. Tất cả đều tiêu diệt. Như thế quán duyên sanh đã dắt dẫn ra khỏi vô tận. Vì thương yêu chúng sanh vậy. Chẳng đắm trước vào sự thấy, chẳng làm việc buông lung. Nếu thường hay như vậy, lại có tên là vô thượng pháp cúng dường.

Như thế tư lương nầy
Hằng sa đẳng các kiếp
Xuất gia và tại gia
Sẽ được đầy chánh giác

Như trước đã nói về tư lương, ở nơi hằng hà sa vô lượng đại kiếp, trong chúng xuất gia và chúng tại gia Bồ Tát thừa, đa thời mãn nguyện, đắc thành chánh giác.

Tính chưa về tư lương
Vì giác ngộ suy nghĩ
Tư lương nghĩa chẳng khuyết
Hay biết kia mà tụng
Ta nay giải tụng nầy
Theo nghĩa hoặc tăng giảm
Lành giải nghĩa tụng nầy
Hiền trí sẽ suy nghĩ
Giải thích tụng tư lương
Ta đã tạo phước thiện
Vì lưu chuyển chúng sanh
Sẽ được chánh biến giác

Lấy bối cảnh về Bồ Đề Tư Lương luận của Thánh Giả Long Thọ đã tạo ra mà ta Tỳ Kheo Tự Tại đã giải thích vậy.

Luận Bồ Đề Tư Lương
Hết quyển sáu

 

---o0o---

 

Quyển 1 >> Quyển 2 >> Quyển 3 >> Quyển 4 >> Quyển 5 >> Quyển 6

 

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Cập nhật: 1-6-2008

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Chiếc bình cũ tội pháp lý xà tà mạn truoc cai chet chot tim thay le song lễ phật và cúng phật như thế nào cho Ä Ã học mÙt phap chÙa tĨnh lÂu ß quan niem ve an chay cua cac doanh nhan the gioi tram tu thà mối 8 3 lễ tưởng niệm thánh tử đạo thích Nguyên nhân làm tiểu đường khó kiểm Đồng Cánh đồng mùa nhớ Tấm áo hoà tầm quan thế âm lê đình thám 1897 hue kinh ngac tuong thien su giong het nguoi that LÃÆ áp biệt bông hÓng nào cho cha Nhậ Đi bộ ít hay nhiều đều tốt cho sức Trăng rằm nhớ Cuội dung song voi cai toi qua lon Giáo VÃÆ lac tình 5 hiểu sai về cảm họa 4 điều cần làm khi phát hiện ung thư phát tinh khoi 5 tan o thai lan Nghiện chụp ảnh tự sướng có vi thi gia tan tuy cua duc phat muon than tam duoc yen tinh hay quay ve voi hoi Thưởng thức các món ngon tại Ẩm thực bình đẳng nam Truyền