.

 

Phật Giáo Khắp Thế Giới
Buddhism Throughout the World

Thích Nguyên Tạng
Melbourne, Úc Châu 2001

--- o0o ---

 --- o0o --- 

Mục Lục

 

--- o0o ---

 

I. Xứ Sở Phật Giáo Thế Giới 

II. Sự kiện Phật Giáo Thế Giới

III. Nhân Vật Phật Giáo Thế Giới 

IV. Phụ Lục

 

 Xứ Sở Phật Giáo Thế Giới (^)

Phật giáo tại Anh quốc

Phật giáo tại Ái Nhĩ Lan
Phật giáo tại Áo

Phật giáo tại Ba Tư
Phật giáo tại Bangladesh 
Phật giáo tại Đan Mạch

Phật giáo tại Đức quốc

Phật giáo tại Hoa Ky`

Phật giáo tại Hồng Kông

Phật giáo tại Hungary

Phật giáo tại Mã Lai.

Phật giáo tại Na Uy. 
Phật giáo tại Nga.

Phật giáo tại Nhật Bản

Phật giáo tại Triều Tiên.

Phật giáo tại Thái Lan. 
Phật giáo tại Thụy Điển.

Phật giáo tại Trung Hoa.

Phật giáo tại Tô Cách Lan. 
Phật giáo tại Úc Châu.

Phật giáo tại Việt Nam.  

Phật Giáo tại Ý
Phật giáo tại Mông Cổ

Hình ảnh Phật giáo thế giới . 
Số lượng tín đồ Phật giáo trên thế giới. 
Những mốc lịch sử quan trọng của Phật giáo thế giới. 

Hội Phật Giáo Tây Tạng tại Melbourne, Úc Châu

Sự kiện Phật Giáo Thế Giới (^)


Robert Topmiller và luận án tiến sĩ về Phật Giáo VN ( 1996)
Robert Topmiller và luận án tiến sĩ về Phật Giáo VN (2002)

Làm thế nào để phát triển PG ở phương Tây. 
Phật tử ở Nga đang xây Chùa.

Một Hội Phật giáo mới thành lập .

Kinh Pháp Hoa được dịch sang tiếng Nga. 

Về bản dịch tiếng Pháp của Kinh Pháp Hoa . 
Công trình xây dựng tượng Di Lặc.

Trách nhiệm chung về việc bảo vệ môi sinh.

Về pho tượng Phật đản sinh ở Nhật. 

Phật Giáo Nhật Bản tổ chức đi bộ vì hòa bình. 

CD-Rom đầu tiên  về Tam Tạng Thánh Điển. 

Đại Hội Phật Giáo Đông Á tại Nhật Bản. 
Niềm vui của Ni giới Tây Tạng.

Hội Hoa Đăng cúng dường lễ Phật Đản tại Ấn độ.

Bồ tát Quan Âm trong tín ngưỡng của người Nhật.

Hết bệnh ung thư nhờ Tu Thiền 

Đại Hội Tăng Già Thế Giới lần thứ 7 tại Đài  Loan. 
Đại Hội Liên Hữu PG Thế Giới lần 21 tại Thái Lan. ***
Đại Hội Liên Hữu PG Thế Giới lần 20 tại Úc-Đại-Lợi.

Pháp sư Hui Shen và phái đoàn truyền giáo đến châu Mỹ trước ông Columbus. 
Đức Đạt Lai Lạt Ma truyền pháp Kalachakra tại Tây Ban Nha.
Phật đài Dhammakaya , một kỳ quan của PG thế giới.  

Nhân Vật Phật Giáo Thế Giới (^)


Các Nhà Sư Châu Á trên đất Mỹ 

Đức Dạt Lai Lạt Ma, vị sứ giả của hòa bình 

Nhà Khoa Học Albert Einstein và Đạo Phật. 

HT.Dhammananda, nhà truyền giáo nổi tiếng ở Mã Lai. 

Nhà Ngôn ngữ học R.Davids và Hội Thánh Điển Pali. 

Edwin Arnold và Thi phẩm Ánh sáng Á Châu. 

HT. Ghosananda và những họat động vì hòa bình.

Henry Olcott và phong trào chấn hưng PG Tích Lan. 
Pháp Sư Nikkyo Niwano, nhà lãnh đạo tôn giáo thế giới. 

HT. Tinh Vân và Tổ chức Phật Quang Sơn Quốc Tế. 

HT. Tuyên Hóa, một Thiền Sư Trung Hoa thời hiện đại. 

Harald với luận văn Cao học về Phật giáo Việt Nam

Lạt ma Osel Rinpoche, hóa thân của Lạt ma Yeshe. 

Nhà văn Leo Tolstoy và Đạo Phật 
Haavard Lorentzen, người  đưa Phật giáo vào học đường 

Bhumibol Adulyades, một ông vua Phật tử . 
Thiền Sư người Mỹ Phillip Kapleau. 
Thương gia Peter Kedge, một Phật tử người Anh. 

Hòa Thượng Yto Zosimichi. 

Ngôi sao điện ảnh Phật tử Richard Gere. 

Houn Jiyu Kennett, một nữ tu người Anh

Allan Molly, một Bác sĩ người Úc

Nhà Sư Nhật Bản làm từ thiện ở nước ngoài

Ni sư Dhammadinna, một nữ tu người Mỹ

Ni Giới tại Campuchia

Bài mới:
Pháp Sư Tịnh Không, người có công phục hưng Tông Tịnh Độ trong thời hiện đại

Friedrich Max Muller, Nhà Phiên Dịch Kinh Điển PG tại Anh Quốc
Frank Lee Woodward, một nhà phiên dịch Kinh Điển PG tại Úc Châu

William Friderich Stede, Người biên soạn từ điển Pali-Anh
Edward Conze, Một dịch giả Phật Giáo vĩ đại ở Phương Tây
Bà Caroline Rhys Davids
Người kế thừa và phát triển Hội Phiên Dịch Kinh Điển Pali tại Anh Quốc



Phụ Lục (^)

Bảng chữ viết tắt

Thư mục tài liệu tham khảo

Vài nét về tác giả

 

Lời giới thiệu 

của Hòa Thượng Thích Đức Nhuận (^)

 

Cuốn PHẬT GIÁO KHẮP THẾ GIỚI, do Tỷ khưu Nguyên Tạng viết, là một đề tài hấp dẫn mà đáng lẽ phải có từ lâu.

Ðối với người con Phật ở Việt Nam / châu Á thì sự kiện nổi bật nhất ở nửa cuối thế kỷ XX không hẳn là cuộc cách mạng Tin học, mà là sự phát triển ngoạn mục của Phật giáo tại Tây AÂu và Bắc Mỹ. Thực ra, cuộc cách mạng giác ngộ nhân chủ khởi nguyên từ hậu bán thế kỷ XVIII là do sự thức tỉnh của giới trí thức phương Tây sớm biết tìm đến với Ðạo Phật, và đã lái lịch sử thế giới đi vào con đường giải thoát thân phận con người khỏi khổ đau, mê tối, và giải phóng các dân tộc nhược tiểu thoát cảnh thù địch, lạc hậu – Phải chờ hơn hai thế kỷ. Mãi đến nay, kỷ nguyên XXI, nhân loại mới có chính sách Toàn cầu hóa để tự do, dân chủ, nhân quyền được thiết lập – Tuy chúng không phải là liên hệ hữu cơ, mắt thường khó nhìn thấy, và cả sự sụp đổ của những chủ nghĩa giáo điều cuồng tín. Kể từ những khủng hoảng niềm tin của giới trẻ phương Tây qua biểu hiện lối sống “la dolce vita” của chủ nghĩa hiện sinh existentialism đến phong trào chống chiến tranh Việt Nam – vì họ cho đó là lý tưởng của tuổi trẻ... và ngay từ năm 1985, nhiều Phật tử đã khóc vì mừng rỡ khi biết tin tức về những Phật sự ở nhiều nước văn minh mà Ðạo Phật đã bén rễ tại đây.

... Thế là nhân loại đã được cứu thoát một cuộc chiến tranh hủy diệt trông thấy. Cộng nghiệp chung của loài người cũng tốt đẹp hơn. Chẳng hạn năm 1997, một vẩn thạch khổng lồ đã tránh trái đất trong gang tấc, một vận mệnh mà con người văn minh hoàn toàn thụ động. Trong kinh Bảo Tích ghi lời Ðức Phật dạy: "Mặc dầu đạo Ta bị phá hoại, nhưng nửa sau của thời mạt pháp (sau 2500 năm) sẽ phục hoạt trở lại...”

Phật tử Việt Nam chúng ta nên xét mình đã làm gì cho cuộc hoằng dương Phật pháp ? Về cá nhân thì có một vài bậc đáng kính, nhưng về làm việc tập thể để trở nên một giáo đoàn truyền giáo vững mạnh thì hãy còn thua kém xa các quốc gia hạng hai, hạng ba như Thailanh, Myanmar, Sri-Lanka...

Mong rằng cuốn Phật Giáo Ở Khắp Thế Giới của Tỷ khưu Nguyên Tạng sẽ giúp Phật tử Việt Nam tự nhìn lại mình, và nhìn ra thế giới, biết hướng tâm phụng sự Chính pháp – Dân tộc và nhân loại bằng thực hành "tứ hoằng nguyện" được viên mãn. Ðó là những việc làm thiết thực nhất mà mỗi người con Phật cần đặc biệt lưu tâm.

Viết tại chùa Giác Minh, Sài Gòn, mạnh xuân,

Năm Tân Tỵ – Tây Lịch 2001            

Sa Môn THÍCH ÐỨC NHUẬN        

 

***^***

 

Lời giới thiệu 

của Thượng Tọa Thích Bảo Lạc (^)

Tục ngữ Việt Nam có câu: "Cái khó nó bó cái khôn", và nhờ đó, sống trong thời mạt pháp chúng ta biết tinh tấn hành trì giáo pháp để trước tự độ và sau độ tha, như hạnh nguyện của một Bồ Tát, vì đời đem ánh đạo vàng gieo rắt khắp đông tây, vào tậân cùng các hải đảo, châu lục. Nhờ tinh thần nhập thế tích cực của hàng tăng già và cư sĩ, các học giả mà Phật Giáo ngày nay có mặt khắp các nơi trên thế giới.

"Phật Giáo khắp thế giới" là tựa đề sách do Tỳ kheo Thích Nguyên Tạng đã dày công sưu tầm, dịch giải, nhận định . . . về lịch sử Phật Giáo tại các Châu, về những nhân vật quan trọng trong công cuộc truyền bá chánh pháp, các tổ chức Phật Giáo Thế Giới v.v... tập sách như một hướng dẫn viên cần thiết chỉ đường cho du khách phương xa chưa biết đường mà vẫn muốn tìm tới một nơi xa lạ đầy thích thú, chẳng khác nào như một cuộc phiêu lưu kỳ bí đầy thử thách mà hành nhân phải gia tâm trong sự kiên nhẫn cố sức lên đường để đạt tới đích. Cả soạn giả cũng như độc giả hẳn gặp nhau ở điểm lý thú này trong sự tìm tòi, nghiên cứu và học hỏi.

Nhờ tinh thần đó chúng ta mở được tầm hiểu biết rộng để thấy rằng Phật Giáo đa diện và đa dạng. Không thu hẹp trong không gian và thời gian, cũng không giới hạn quốc thổ, cảnh giới đúng tinh thần ngũ minh : Thanh minh hay phương tiện truyền thông, Công xảo minh hay về kỹ thuật học, Y phương minh hay môn học về y khoa, dược khoa, về cách trị liệu và sức khỏe, Nhân minh hay luận lý học và Nội minh hay chứng quả hoặc khai ngộ nội tâm. Có phải chăng nhờ tính thích nghi đó mà Phật Giáo được truyền bá nhanh chóng và sâu rộng tại các nước phương Tây Phương hiện nay?

Câu hỏi tưởng không cần phải bận tâm trả lời mà chỉ cần độc giả đọc trọn 11 chương sách này hẳn tìm ra lời giải đáp đầy tính thích thú.

Tôi biết cuốn sách đã được Hòa Thượng Thích Ðức Nhuận, một bậc cao tăng thạc đức giới thiệu rồi, đâu cần giới thiệu nữa! Thế nhưng, sau khi đi Tích Lan về, tôi cảm thấy rộn niềm vui và hãnh diện về Phật Giáo là quốc giáo với 80% là tín đồ đạo Phật, đã nung đúc con người hiền hoà và nếp sống lành mạnh an lạc của 15 triệu Phật Giáo đồ trên tổng số 19 triệu dân Sri-lanka, tôi đem bản thảo đọc lại với niềm phấn khởi cho tương lai Phật Giáo, nên viết mấy lời này trang trọng giới thiệu tác phẩm đến độc giả bốn phương.

Không có công đức nào cao cả hơn công đức pháp thí mà Ðại Ðức Thích Nguyên Tạng cống hiến, là một trong những Tăng sĩ Việt Nam trẻ tuổi nhiệt thành, biết ứng dụng phương tiện tin học trong thời đại văn minh này qua Thanh Minh học để xây dựng tác phẩm mình có một chỗ đứùng trong văn học Phật Giáo Việt Nam nói riêng và Phật Giáo quốc tế nói chung.


Sydney, Vu Lan Phật lịch 2545, DL 2001

Tỳ kheo Thích Bảo Lạc             

 

***^***

Lời thưa của soạn giả (^)

Sau khi Ðức Phật thành đạo, ánh sáng giác ngộ của Ngài đã chiếu khắp mọi nơi, hàng vạn người dân Ấn, từ sĩ, nông, công, thương, mọi tầng lớp của xã hội Ấn đều thừa hưởng được kết quả giác ngộ của Ngài. Ðến cuối đời của Ngài, Chánh pháp đã có mặt ở khắp Ấn Ðộ và lan tỏa đến các quốc gia láng giềng. Từ hạ lưu của sông Hằng đi về phía Ðông, phía Nam tới bờ sông Caodaveri, phía Tây tới bờ biển Á-rập, phía Bắc tới khu vực Thaiysiro, đâu đâu cũng có sự ảnh hưởng của giáo lý Phật-đà, và người dân nơi ấy sống trong sự hòa bình và hạnh phúc. Trong triều đại của Hoàng Ðế Asoka thuộc Vương Triều Maurya (thế kỷ thứ III trước TL), Phật giáo đã bắt đầu truyền bá sang các vùng biên giới của đại lục.

Phật giáo nguyên thủy (Original Buddhism) xuất phát từ miền nam Ấn Ðộ, rồi được truyền sang Tích Lan, từ Tích Lan truyền qua Miến Ðiện, Thái Lan, Campuchia, Lào...Phật giáo tại các quốc gia này còn được gọi là Phật giáo Nam Truyền và Phật tử tụng Kinh bằng ngôn ngữ Pali.

Phật Giáo phát triển (Developing Buddhism), từ miền Bắc Ấn Ðộ vượt qua dãy núi Hindu và sông Amua ở miền Trung Afghanistan, rồi vượt qua cao nguyên Pamia, vào Tân Cương Trung Quốc, từ đó đến Hà Tây, Trường An và Lạc Dương. Tiếp đó Phật giáo từ Trung Hoa truyền đến các nước lân cận như Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Và một con đường khác là từ Ấn Ðộ truyền sang Nepal, vượt qua dãy núi Hymalaya, vào Tây Tạng, rồi từ Tây Tạng truyền vào một số tỉnh lỵ của Trung Hoa và một số vùng thuộc bộ tộc Buryat của Mông Cổ và Xiberi. Phật Giáo trong các quốc phía bắc này tụng Kinh phần lớn bằng ngôn ngữ Sanskrit hoặc được dịch sang tiếng mẹ đẻ của họ.

Ðến cuối thế kỷ thứ XVIII, Ðạo Phật được chính thức truyền sang các nước Châu AÂu (1788) và Châu Mỹ (1875), và đến cuối thế kỷ thứ XX, Phật Giáo lại được truyền qua Châu Phi, tính cho tới thời điểm này, Chánh Pháp đã có mặt ở khắp hoàn cầu.

Trong nỗ lực muốn tìm lại dấu chân truyền giáo của các Bậc tiền bối, tác giả đã để tâm nghiên cứu, soạn dịch và giới thiệu những khám phá, những thông tin có liên hệ đến Phật Giáo thế giới, khi thì ở một quốc gia nơi đây, lúc là một Phật sự nơi kia... đã và đang diễn ra khắp nơi trên hành tinh này. Ðó là lý do tại sao tập sách "Phật Giáo khắp thế giới" này ra đời.

Tập sách được biên soạn trong từng thời gian và địa điểm khác nhau, theo chân tác giả từ Chùa Pháp Vân, Gia Ðịnh, Sài gòn, đến Tu Viện Quảng Ðức, Melbourne, Úc-châu. Sách được chia thành ba phần như sau:

Phần thứ nhất: Xứ sở Phật Giáo Thế Giới: sơ lược lịch sử, quá trính truyền bá và phát triển Phật giáo của từng quốc gia. Các quốc gia trong phần này được xếp theo thứ tự abc chứ không theo quá trình lịch sử.

Phần thứ hai: Nhân vật Phật Giáo Thế Giới, tiểu sử và hành trạng của những người có công trong quá trình truyền bá Chánh Pháp (phần này còn nhiều nhân vật đang được biên sọan, sẽ được ấn hành trong kỳ tái bản tới).

Phần cuối cùng: Sự kiện Phật Giáo thế giới: tin tức và sự kiện xảy từ nơi này đến nơi kia liên quan đến sinh hoạt Phật giáo trên khắp hoàn cầu.

Tập sách quý vị đang có trong tay còn rất nhiều thiếu sót về mặt hình thức cũng như nội dung.Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp và sẽ cố gắng khắc phục mọi khả năng có thể trong lần tái bản tới. Hiện tại tập sách này cũng đã được đăng tải trên trang nhà của Tu Viện Quảng Ðức www.quangduc.com, và các trang nhà khác như Ðạo Phật Ngày Nay: http:www.buddhismtoday.com tại Ấn Ðộ. Thư Viện Hoa Sen ở Hoa Kỳ http://www.thuvienhoasen.org.

Nhân đây, xin thưa rằng, tác giả vẫn đang tiếp tục công việc tìm kiếm tài liệu và hoàn tất phần giới thiệu PG ởû những quốc gia còn lại của tập sách, ngõ hầu cống hiến cho độc giả biết thêm về bước chân truyền giáo của các Bậc Tiền bối, về nguồn gốc du nhập, lưu truyền và phát triển của Phật Giáo ở từng quốc gia trên khắp các Châu lục. Trong lúc đang viết những dòng này, tác giả được biết Phật giáo đã hiện diện ở một số quốc gia thuộc Châu Phi và có hơn mười Tăng sĩ người bản xứ được truyền trao giới Tỳ kheo để làm công tác truyền giáo ở nơi đó. Nhưng điều đáng ngạc nhiên thay, người có công đem Phật giáo vào Châu Phi lại là một Tăng sĩ người Việt. Ðây là một niềm vinh hạnh lớn lao cho Phật Giáo Việt Nam chúng ta trong lịch sử truyền bá Chánh Pháp trên thế giới.

Trên tinh thần đó, chúng tôi rất mong nhận được nhiều tài liệu, sách báo có liên quan đến chủ đề đã nói ở trên. Mọi tài liệu (cũ hoặc mới) nếu có, xin gởi về địa chỉ: Thích Nguyên Tạng, 105 Lynch Road, Fawkner, Victoria 3060, AUSTRALIA. Hoặc qua địa chỉ email: quangduc@quangduc.com

Thành kính nguyện cầu cho bánh xe Chánh Pháp tiếp tục lăn chuyển trên khắp thế gian này để mang ánh sáng, hòa bình và an lạc đến cho mọi người mọi nhà. 

Viết tại Tu Viện Quảng Ðức, Melbourne, Úc Châu

Mùa An Cư Kiết Hạ năm Tân Tỵ - 2001     

Tác giả cẩn chí                          

Thích Nguyên Tạng                       

 ***^***

| Mục lục | Xứ Sở | Sự kiện | Nhân Vật | Phụ Lục |

 ***^***

 

Phật Giáo Khắp Thế Giới Sách vừa tái bản lần 2 tại VN
(tháng 12-2006)


(vào xem)

 

--- o0o ---

|Danh  Nhân Phật Giáo Thế Giới | Tủ sách Phật Học |

---o0o---

Kỹ thuật vi tính: Hải Hạnh, Ðàm Thanh, 

Diệu Nga, Tâm Chánh, Nguyên Tâm
Trình bày: Nhị Tường

Cập nhật: 01-02-05

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

học tìm thấy cuộc đời mới nhờ một cuốn Bài thuốc chữa ho cảm cho người lớn Thói Vesak thiêng liêng bão den vác lễ nặng trèo núi cao lên chùa thiêng thuat goc đệ tung kinh dien tu bat kinh hay khong Bồ Ăn nhiều trái cây để ngừa ung thư vú chùa địch lộng cach song de cuoc doi ban tran day y nghia Thích Trí Nghiêm co tinh yeu nao hon tinh yeu cua cha va me 18 loi phat day ve tinh yeu dang suy ngam bÃÆ giúp Hoi ngay tet noi ve hai muoi bon loai hoa mai nuong Mộng Nhớ thi sĩ Bùi Giáng phâ t ChÃ Æ ngam ve chu nhan tu tập thế nào để tránh tẩu hỏa Lễ húy kỵ vua Cảnh Thịnh tại hãy khóc đi nếu em thấy tuyệt vọng Một giọt nước một mầm cây một ngày vầng Nghĩ những điều phật tử đã kết hôn và phien Ý thức ăn chay trong đại chúng và lý phap luan cong co phai phap mon cao cap cua phat phat phap hiểu về nhân quả như thế nào cho đúng xÃƒÆ Kinh Dia tang cau nguyen cho nguoi qua co the nao cho dung nguoi khong tranh gianh la nguoi co phuoc Mối Làm sao biết cơ thể thiếu vitamin Ăn nhiều đậu nành có tốt cho sức nhin thau la tri hue chan that phan 1 Kinh A Di 15 dieu can nho de co cuoc song dung nghia Thiền sư Từ Đạo Hạnh từ chùa phòng Năm điều Đậu om nấm