.


BỘ MẬT TÔNG
(BỐN TẬP)

Dịch Giả : Thích Viên Đức

  MỤC LỤC 

A. TẬP MỘT

 

HIỂN MẬT VIÊN THÔNG
THÀNH PHẬT TÂM YẾU

 

Lời nói đầu của dịch giả
Lời tựa của soạn giả

1. Hiển giáo Tâm yếu

2. Mật giáo Tâm yếu

3. Hiển Mật Song Biên

4. Vui mừng được gặp lời trước thuật

5. Chuẩn Ðế Sám Pháp

6. Vào đạo tràng trì Chú Chuẩn Ðề

7. Cách dùng kính đàn và an chín chữ chú Chuẩn Ðề

8. Nhập nhà mới và trị bệnh

9. Chú Tỳ Lô Giá Na Phật

10. Chú Quảng Bát 


LỜI NÓI ÐẦU

 NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Kính bạch quý vị thiện tri thức

Hơn mười năm qua, tôi y quyển HIỂN MẬT VIÊN THÔNG này, gắng theo phương pháp trong đây tu trì. Tôi nhận thấy có nhiều sự linh nghiệm kết quả. Ðể ứng dụng trong đời mạt pháp, và giúp chúng sanh nghèo hèn bạc phước muốn sở cầu như ý…, tôi mong không quên sự hèn kém của mình, đem tâm gắng dịch quyển sách này để ấn hành lưu thông. Nếu có vị nào nhờ sách này mà phát tâm tu quán, trì chú, được thêm phần tín nguyện mà hành trì, thì tôi rất lấy làm mãn nguyện.

Tôi tự biết không tránh khỏi văn nghĩa vụng về thiếu sót, kính mong quý Ngài hoan hỷ tha thứ có chỗ nào sai lầm, giúp ý kiến cho lần tái bản sau được đầy đủ hơn.

Nam Mô Chuẩn Ðề Vương Bồ Tát chứng minh.

CHÙA DƯỢC SƯ, Banmêthuột,
Mùa Hạ - Phật Lịch 2515
Ngày Rằm, Tháng Bảy, Tân Hợi (4-9-1971)

Dịch giả cẩn bút             

Tỳ Khưu THÍCH VIÊN ÐỨC



---o0o---

LỜI TỰA của soạn giả

 

Xưa đức Như Lai là bậc tôn quý xuất thế trong đời, đem đạo pháp giáo hóa mọi người, xiển dương pháp Ðại Thừa, dắt dẫn quần mê, mở bày ra muôn pháp. Phương pháp tuy nhiều, tùy lúc mà nói, nhưng mục đích vẫn chỉ làm thế nào để vào được biển viên mãn, cho nên chỗ trở về chỉ là Nhứt thừa (Phật thừa). Song, Hiển giáo Mật tông đều gồm thâu cả tánh tướng. Nghĩa lỳ Hiển giáo chia làm năm thời tóm lại gọi là Tô Ðại Lãm (Kinh). Mật bộ bao gồm ba tạng, riêng gọi là Ðà Ra Ni (Thần chú). Người đọc Hiển giáo cho rằng: Không, Hữu, Thiền, Luật trái nghịch nhau, mà không xét tận đến viên lý, cứu cánh. Còn người học Mật bộ, lấy Ðàn, Ấn, Chữ, Tiếng làm phép tắc, nhưng chưa biết chỗ thần thông bí áo. Vội cho Hiển giáo Mật tông mâu thuẫn nhau, Tánh tông, Tướng tông lỗ tròn cán vuôn khó ăn khớp nhau. Vì thế sanh tâm chống trái, chê bai, hủy báng. Tóm lại chỉ thiên chấp một khía cạnh nào đó, mờ mịt tánh viên thông. Nếu không phải là bậc Chí Trí, làm sao dung hội được các đầu mối sai khác, sự nghiệp có thành tựu, người mới hoằng dương được đạo. Nay vì Hiển Mật Viên Thông pháp sư, trong thời bấy giờ, người đời suy tôn Ngài là bậc anh ngộ, thiên tính của Ngài quá thông minh. Khi còn nhỏ tuổi, Ngài lễ lạy các bậc danh sư cầu học. Trải qua 15 năm học hỏi rất tịnh tường, nào là tham thiền hỏi đạo, học rộng nghe nhiều, về mặc nội điển Ngài tinh thông các tông Ngũ giáo. Ngoại điển, Ngài thấu suốt các vấn đề bí áo của trăm họ. Ái ố không giao xem, lợi danh chẳng màng đến. Ðã thế mà Ngài lại nhàm chán chốn đô thành, lành mình nơi hang núi.

Trải qua năm, tháng khổ hạnh, tận tụy đem hết chí lực nghiên cùng chỗ thâm huyền của đại tạng thâu nắm những yếu lý tinh ba thuộc lòng nơi tâm ý. Giải phẫu tất cả nghĩa lý rất rõ ràng như các chỉ trên bàn tay. Ngài xem khắp giáo lý Ðại, Tiểu Thừa, không ra ngoài hai đường: Hiển Mật, cũng cùng một mục đích là chứng Thánh vị, nhập vào được Diệu đạo Chơn như.

Xét nơi văn thể thời có khác, nhưng đó cũng chỉ là sự vuông tròn hơn kém của mâm bát, còn chỗ trở về nơi chánh lý thời đồng nhau. Như cái đồ để trong nhà đều gồm thâu cả không, hữu. Thế mà người học lại vọng sanh dị nghị, mời mịt không biết chỗ thông dung. Nhơn đó thâu góp biên thành tập sách tâm yếu này, văn thành một quyển, lý tận vạn đường. Hội Tứ giáo tổng quy về viên thông, thâu Ngũ mật bộ gồm thành một bộ. Hoà nhũ tô thành đề hồ. Thâu góp tinh ba, mây ráng làm thành cam lồ vị. Thật lạ chỗ hội yếu của chư Phật. Ðáng là kim chỉ nam cho người đời sau. Khiến ai xem vào đây như gặp được ngọc minh châu như ý, chỗ sở cầu đều toại nguyện. Mong mỏi các người nương theo đây mà thực hành như ăn trái thiện khiến, không có gì không lành.

Trần Giác này nghĩ hổ thẹn sự học hỏi còn sơ sài, lời văn không hoa lệ. Nhân gặp một ngày, tôi được đến thăm thầy tôi, may mắn được nghe lời dạy dỗ như qua thủ phất trần, thoạt tiên tôi mở mang được kiến thức hẹp hòi. Thầy dặn dò tôi: Nên đem truyền lại cho người đời. Tôi vội soạn ra quyển văn này, vẫn hổ thẹn với khả năng diễn đạt lý mầu, nhưng cũng lấy làm lời nói đầu.

 Tỳ Khưu Thích Viên Ðức dịch  
 

(^)


---o0o---

Mục Lục Tập 1 | 1 | 2 | 3 | 4 -5-6-7-8-9-10


---o0o---


Mục Lục Bộ Mật Tông

Tập 1 | Tập 2 | Tập 3 | Tập 4 | Phụ Thêm

 

---o0o---


Vi tính : Thiền Lâm Đông Phương
Trình bày : Nhị Tường
Cập nhật : 01-09-2002

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

cau be danh giay Người phụ nữ của Đừng say điệu bon mon tam vo luong Nên giặt tấm trải giường bao lâu một xuat gia VÃÆ dao phat co phai nhu ban nghi giận khßi Phụ nữ sau khi sinh nên tập thể dục vu lan nghĩ về mẹ Đậu phap mon dua tren nen tang tu luc Niệm Phật Bánh cúng Mười cách tạo phước lành phụ lục Định nghĩa yêu thương tuổi trẻ và lý tưởng phụng sự xã 五痛五燒意思 Viết cho con Chổi chà sao chua thanh truoc Cảnh báo từ WHO Nước tăng lực gây tướng mùa xuân trong đạo phật Khảo sát về tín niệm cúng sao giải cho đi và nhận lại Bánh dừa Malaysia kuih bingka ubi Hai hỏa Chén trà trong sương sớm Ngày Tết dzô 100 Hãy coi chừng nhung hinh anh dang nho tai khoa tu mua he 2013 tung kinh pho mon va niem danh hieu bo tat quan ï¾ å huong say Kho doi pho voi nhung cam xuc phien nao nhu the nao nao Vận động ha Trung thu hoài ức và trăn trở chua ta hay chua tau ho ba Nh盻 mat phap thập thiện giới Chỉ