Phật Học - Liễu tri tâm

.

 
 

LIỄU TRI TÂM

 

Thích Giác Hiệp

---o0o---

Phật dạy rằng mọi pháp tùy thuộc vào tâm. Để hiểu rõ vấn đề này, trước hết chúng ta phải hiểu bản chất và chức năng của tâm. Mới nghe qua, vấn đề dường như hoàn toàn dễ hiểu vì tất cả chúng ta đều có tâm, và chúng ta đều biết trạng thái của tâm chúng ta như thế nào, như vui hoặc buồn, sáng suốt hoặc xáo trộn... Tuy nhiên, nếu có ai hỏi chúng ta, bản chất và hoạt động của tâm như thế nào, có lẽ chúng ta không thể trả lời một cách chính xác. Như vậy chúng ta không hiểu rõ được tâm.

Một số người nghĩ rằng tâm là não hoặc một số bộ phận khác, hay chức năng của cơ thể, nhưng không đúng như thế. Não thuộc về vật chất, chúng ta có thể thấy bằng mắt, có thể chụp hình hay giải phẫu. Ngược lại, tâm không phải vật chất. Mắt không thể thấy được. Nó cũng không thể đem ra chụp hình hoặc giải phẫu để sửa đổi. Do vậy, não không phải là tâm mà là một bộ phận của thân thể.

Không có bộ phận nào trong cơ thể giống với tâm, vì cơ thể và tâm là hai thực thể hoàn toàn khác nhau. Ví dụ, thỉnh thoảng khi thân chúng ta thư thả, không di động nhưng tâm của chúng ta có thể bận rộn, lao từ việc này đến việc kia. Như vậy thân và tâm không phải hai thực thể giống nhau. Trong kinh Phật ví thân chúng ta như ngôi nhà khách và tâm của chúng ta là một người khách trọ trong đó. Khi chúng ta chết, tâm của chúng ta rời cơ thể và đi vào cuộc sống tiếp theo, giống như người khách rời nhà và đi nơi khác.

Nếu tâm không phải là não hay một phần khác của cơ thể, vậy nó là gì? Nó là một thể vô hình tương tục, hoạt động để nhận thức và hiểu sự vật. Vì tâm vô hình, không phải vật chất, nó không bị vật chất làm chướng ngại. Như vậy, thân của chúng không có phi thuyền thì không thể lên mặt trăng được, còn tâm thì có thể đến đó trong một suy nghĩ. Hiểu và nhận thức sự vật là một chức năng đơn giản của tâm. Mặc dù chúng ta nói "tôi biết như vậy, như vậy" thật sự đó là sự hiểu biết của tâm. Chúng ta hiểu sự vật do tâm.

Tâm có 3 mức độ: thô, tế, và vi tế. Tâm thô bao gồm các giác quan của mắt, tai... và những quyết định mạnh như giận, ganh ghét, tham đắm, vô minh. Những tâm thô liên quan đến sự khơi động thô bên trong và tương đối dễ nhận ra. Khi chúng ta ngủ say hoặc chết, tâm thô phân tán và tâm tế của chúng ta hiển bày. Những tâm tế liên quan đến hoạt động vi tế bên trong, rất khó nhận ra hơn tâm thô. Khi ngủ say, và sau khi chết, những chuyển động bên trong phân tán thành trọng tâm và tâm vi tế hiển hiện. Tâm vi tế liên quan đến chuyển động vi tế rất khó nhận ra. Tính tương tục của tâm vi tế vô thỉ vô chung. Nó là tâm chuyển từ đời này sang đời khác, và nếu như nó được thanh tịnh hóa hoàn toàn thông qua thực tập thiền định, tâm này cuối cùng sẽ chuyển thành toàn trí của Phật.

Phân biệt rõ được trạng thái tâm bất an với trạng thái tâm an lạc là điều quan trọng. Trạng thái tâm quấy nhiễu sự an bình nội tại, như giận, ganh ghét, tham ái, gọi là si mê. Chúng là nguyên nhân chính gây ra tất cả khổ đau. Chúng ta có thể nghĩ rằng khổ đau của chúng ta do người khác, điều kiện vật chất nghèo, xã hội... gây nên, thế nhưng thực tế khổ đau bắt nguồn từ trạng thái tâm si mê. Điểm quan trọng trong tu tập là giảm thiểu và cuối cùng loại trừ tất cả si mê của chúng ta, và thay vào đó là trạng thái tâm an tịnh, chân chính. Đây là điểm cốt lõi trong tu tập thiền định.

Thông thường, chúng ta cầu tìm hạnh phúc bên ngoài. Chúng ta cố đạt được những điều kiện vật chất, công việc, vị trí xã hội... tốt hơn, nhưng dù cho chúng ta có thành công đến đâu về mặt bên ngoài, chúng ta vẫn gặp phải nhiều vấn đề rắc rối và không toại ý. Chúng ta không bao giờ có sự an lạc và hạnh phúc lâu dài. Phật khuyên chúng ta không nên tìm hạnh phúc bên ngoài; hạnh phúc chỉ được thiết lập trong chính ta. Làm sao chúng ta có thể đạt được điều này? Chúng ta thanh tịnh hóa và kiểm soát tâm thông qua việc tu tập Phật pháp. Nếu chúng ta luyện tập như thế, chúng ta có thể bảo đảm rằng tâm của chúng ta an tịnh và hạnh phúc trong mọi thời. Và dù cho bên ngoài chúng ta gặp phải những khó khăn trở ngại gì, chúng ta luôn luôn an lạc và hạnh phúc.

Ngay cả khi chúng ta khó nhọc tìm kiếm hạnh phúc, hạnh phúc vẫn lẩn tránh chúng ta, ngược lại khổ đau và rắc rối đến một cách tự nhiên. Sao lại như vậy? Bởi vì nguyên nhân đưa đến hạnh phúc nằm trong tâm, chân chính, rất mỏng manh và có thể có được chỉ khi chúng ta nỗ lực thật nhiều, ngược lại các nguyên nhân khổ đau bên ngoài rất mạnh và có thể ảnh hưởng một cách nhanh chóng. Đây là nguyên nhân thật sự tại sao trở ngại đến một cách tự nhiên, hạnh phúc lại khó tìm.

Từ những điểm trên, chúng ta thấy rằng những nguyên nhân chính của hạnh phúc và khổ đau đều nằm trong tâm, không phải bên ngoài. Nếu chúng ta có thể giữ được tâm an bình suốt ngày, chúng ta không bao giờ bị khổ đau và rắc rối về tinh thần. Ví dụ, nếu tâm chúng ta an bình trong mọi lúc, ngay cả chúng ta bị sỉ nhục, chỉ trích, cáo buộc, mất việc, mất bạn, chúng ta cũng không cảm thấy bất hạnh. Bất cứ chúng ta gặp hoàn cảnh khó khăn nào, tâm chúng ta giữ cho an tịnh, tình huống đó sẽ không gây rắc rối cho chúng ta. Do vậy, nếu chúng ta muốn thoát khỏi các vấn đề khó khăn, chỉ có làm một việc đó là học cách giữ cho trạng thái của tâm được an tịnh thông qua thực hành Chánh pháp với tâm chí thành và thanh tịnh.

(Introduction to Buddhism, Geshe Kelsang Gyatso: 11-15)

---o0o---

Nguồn: www.chuyenphapluan.com
Cập nhật: 01-06-2005

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Làm việc theo ca ảnh hưởng xấu đến góc Phật giáo day Linh tai sao doi tu an do giao sang phat giao lai la Hà Nội Tưởng niệm cố Trưởng lão la 首座 nÃu thành chuyến æ loi to su xử Chi Nụ VÃƒÆ Vị pháp vong thân Thánh tử đạo Thích ta mie 加持是什么意思 tre Giç x nuoc bồ Ăn chay để làm giảm sự nóng lên toàn 不空羂索心咒梵文 Quan niệm về Tịnh độ danh lam noi tieng tren dao jeju hẠu NhÃÆ lam ï½ 10 công dụng tuyệt vời của bông cải Bệnh บวช thích an trong chanh niem vãn tuà đức phật cồ đàm nhà tâm lý trị nghe phat day ve tinh Dẫu 10 mon chay vua ngon mieng vua dep mat se thay doi người giải xuan cách cúng rằm tháng bảy tại nhà hợp