Tổ Sư Thiền - Qui Sơn Cảnh Sách, Thiền Sư linh Hựu - HT. Thanh Từ Việt dịch

 


 
 
 
 
 
Qui Sơn Cảnh Sách-00
Qui Sơn Cảnh Sách-01
Qui Sơn Cảnh Sách-02
Qui Sơn Cảnh Sách-03
Qui Sơn Cảnh Sách-04
Qui Sơn Cảnh Sách-05
Qui Sơn Cảnh Sách-06
Qui Sơn Cảnh Sách-07
Qui Sơn Cảnh Sách-08
Qui Sơn Cảnh Sách-09
Qui Sơn Cảnh Sách-10
Qui Sơn Cảnh Sách-11
Qui Sơn Cảnh Sách-12
Qui Sơn Cảnh Sách-13

 

X
QUI SƠN CẢNH SÁCH
Thiền Sư Linh Hựu
Hòa Thượng Thích Thanh Từ Việt dịch

TỰA

Quyển Qui Sơn Cảnh Sách là một quyển luận của Thiền sư Linh Hựu. Do Ngài ở tại núi Qui, người đương thời nể trọng đức hạnh không dám gọi tên, nên dùng tên núi để gọi Ngài ; vì vậy Ngài có tên là Qui Sơn. Quyển luận này nhằm mục đích nhắc nhở người xuất gia phải nổ lực tu hành, để được giải thoát nên được đề tựa là Cảnh Sách; “Qui Sơn Cảnh Sách” là luận Cảnh Sách của Ngài Qui Sơn.

Đây là bộ luận mà trong thiền môn nói riêng, giới xuất gia nói chung, coi như kinh của Phật. Thế nên ai xuất gia vào chùa, trong thời gian đầu học làm Sa Di, đều phải học thuộc lòng ba quyển gọi là Phật Tổ Tam Kinh; Kinh Tứ Thập Nhị Chương, Kinh Di Giáo, Qui Sơn Cảnh Sách.

Hai quyển đầu là lời Phật dạy được gọi là kinh thì đúng. Quyển Cảnh Sách của Ngài Qui Sơn đáng lý phải gọi là luận, tại sao lại gọi là kinh? Các vị thuở xưa thấy lời chỉ dạy sách tấn của Ngài rất thiết yếu, vừa thích hợp với chân lý, vừa phù hợp với căn cơ mọi người, nên các vị xem như lời Phật dạy, vì vậy mà gọi là kinh. Quyển Qui Sơn Cảnh Sách đối với tất cả những người xuất gia còn trẻ, trong thời tập sự đã phải học thuộc lòng rồi. Nhưng hôm nay tôi đem ra giảng, vì đây là tác phẩm của một thiền sư (Tổ Qui Sơn) thuộc đời thứ tư sau Lục Tổ:

1.Nam Nhạc Hoài Nhượng

2.Mã Tổ Đạo Nhất

3.Bá Trượng Hoài Hải

4.Qui Sơn Linh Hựu

Ngài sinh năm 771 tịch năm 853. Quyển sách này ra đời vào khoảng cuối thế kỷ thứ tám hoặc đầu thế kỷ thứ chín. Ngài giáo hóa trên núi Qui, nơi đây có hơn 1500 thiền sinh qui tụ tu tập, nên Ngài có lời cảnh sách để răn nhắc chung toàn chúng. Lời Ngài chẳng những có giá trị về đạo lý, mà còn có giá trị về văn chương, nên được trong thiền môn dùng để sách tấn toàn thể Tăng Ni. Bởi có giá trị như thế nên sau này có nhiều nhà giải thích:

1.Đời Tống, Ngài Thủ Toại chú đề tựa là “Qui Sơn Cảnh Chú” (1 quyển)

2.Đời Minh, Ngài Đạo Bá giải đề tựa là “Qui Sơn Cảnh Sách Chỉ Nam” Quyển này nằm trong bộ Phật Tổ Tam Kinh (1 quyển)

3.Đời Minh, Ngài Hoàng Tán chú, Ngài Khai Quýnh ký, đề tựa là “Qui Sơn Cảnh Sách Cú Thích Ký” (2 quyển). Tập sách này được các chùa đặc biệt dùng, vì cho lời giải của hai vị này đầy đủ nhất.

4.Đời Minh, Ngài Đại Hương chú giải đề tựa là “Cảnh Sách Chú” (1 quyển).

Dịch từ Hán sang Việt , có các vị:

1.Hòa Thượng Hành Trụ dịch từ quyển “Qui Sơn Cảnh Sách Cú Thích Ký” của Ngài Hoàng Tán và Khai Quýnh.

2.Pháp sư Kiểu dịch bản “Qui Sơn Cảnh Sách Chỉ Nam” của Ngài Đạo Bá.

3.Hòa Thượng Trí Quang dịch đề tựa là “Qui Sơn Cảnh Sách Văn” in trong tập luật Sa di và Sa di ni.

4.Thầy Hoàn Quan dịch trong Phật Tổ Tam Kinh.

Chánh văn “Qui Sơn Cảnh Sách” vừa cô đọng vừa có âm điệu, nên ở đây tôi giảng chánh văn để quí vị thấy giá trị văn chương và ý nghĩa cô đọng trong lời Ngài dạy.Trước giải thích tên luận .

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

tính 念佛人多有福气 hai vị vua hai phương trời một hạnh Ăn uống thế nào để giảm nguy cơ trò Giải đau ç¾ Si cửa con Bức năm Sám hối ChÃ Ä vi sao phat tu it tham gia hien tang va xac mối hận của khổng tử Rà chuyến Ngày này năm ấy tai sao trong dao phat de cap den vo nga chua tien chau phap im lang cua thien su nghỉ Vài nét về sơ tổ sáng lập dòng Đạo Lễ Vu Lan xa mẹ tổng quan về quán đỉnh phần 2 VÃ Æ Nước Khoai tây nấm và chả đậu xào chay thọ Quan hệ thầy trò trong kinh luật Phật chương bốn pháp kinh Rau kinh tu thap nhi chuong phÃƒÆ 願力的故事 về cung mot dich den Duong mạt giả huy mỡ vùng bụng ảnh hưởng thế nào đến Và Æ