VIỆN TRIẾT LÝ VIỆT NAM VÀ TRIẾT HỌC THẾ GIỚI

Tái bản lần thứ nhất

2544-2000

 

HƯỚNG ĐẾN CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT

Nguyên Tác: THE WAY TO FREEDOM

 

Tác giả: HIS HOLINESS THE DALAILAMA

Dịch giả: NGUYỄN THÚY PHƯỢNG

---o0o---

 

THƯỢNG SƯ

 

Quá khứ có vô số Đức Phật xuất thế,chúng ta đã không có đủ phước báu để gặp gỡ. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã đến với cõi đời ác trược này để hóa độ chúng sanh trong thời Mạt Pháp.Ngài đã thị hiện xuống thế gian này cách đây trên 2500 năm trước và từ đó đến nay đã khai hiển chánh đạo nhằm giải thoát sự đau khổ luân hồi cho vô số chúng sanh.

Tuy nhiên,chúng ta không có phước báu để được Đức Phật trực tiếp dẫn dạy; do vậy,tâm niệm vẫn còn phàm phu chưa được thuần thục.Tại Ấn Độ và Tây Tạng đã từng có biết bao vị đạo sư đã đến được cảnh giới giác ngộ viên mãn.Nhiều vị khác cũng đã đạt đến trình độ liễu ngộ cao thâm trong khi một vài vị khác chỉ mới cất bước hướng theo con đường giác ngộ.

Giáo pháp đã hiện diện cách đây từ nhiều thế kỷ; nhưng điều quan trọng trong sự hiện diện của giáo pháp không phải ở chỗ là sự lưu truyền có được miên viễn hay không,mà ở chỗ là Phật pháp có tồn tại trong lòng chúng ta hay không,có sống động trong hành vi của chúng ta hay không?Nếu chúng ta hài lòng chỉ vì giáo pháp hãy còn hiện hữu trên thế gian thì sẽ có nguy cơ bị hủy hoại vì không còn ai có thể thuyết giảng bằng kinh nghiệm thực tư của chính mình nữa.Ngài Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 13 sau khi viên tịch năm 1933,người Tây Tạng đã tự cách ly.Mặc cho sự canh tân rộng lớn của nhiều quốc gia khác trên thế giới,người Tây Tạng lại tự cô lập lấy mình và đó là nguyên nhân mở đường cho Trung Quốc xâm lược Phật giáo Tây Tạng hiện nay nhược điểm bị suy thoái từ sau cuộc lưu ly thất tán của toàn dân; do vậy, điều quan yếu là phải thật sự dồn nỗ lực vào việc tu học Phật pháp.Ngay trong những thời điểm nguy kịch này,chính vị đạo sư là người đã bảo hộ và cứu độ chúng ta.Vị Thượng Sư[1] chính là người đã giới thiệu một giáo pháp thậm thâm vi diệu đã từng được khai mở bởi Đức Phật trong một phương cách xứng hợp với căn cơ hiểu biết của chúng ta.Mặc dầu tất cả Chư Phật đều tích cực nổ lực vì lợi ích của các loài hữu tình chúng sanh nhưng chúng ta có thể thưởng thức cảm nhận được những ích lợi ấy hay không cũng còn tùy thuộc vào mối quan hệ của chúng ta với vị đạo sư.Vị đạo sư là cửa ngõ duy nhất dẫn đưa đến sự chứng ngộ bởi vì ngài là vị thầy sống mà chúng ta có thể trực tiếp liên lạc được.Nếu chúng ta không tuân chỉ theo sự khuyến dạy tu hành và theo cách thức hướng đạo đời mình thì gặp gỡ được một vị đạo sư không chưa đủ.Nếu có phước báu nhận lãnh được những huấn thị trên đây, điều này nói lên ý nghĩa rằng chúng ta đã tránh được đa số chướng ngại then chốt trong việc tu tập Phật pháp,do đó điều quan trọng là hãy tự làm cho cuộc đời còn lại của chúng ta đượm nhiều ý nghĩa bằng cách dấn thân hành trì chánh pháp.Nếu nhập cuộc ngay bây giờ,chúng ta sẽ đương nhiên có thể thẳng tiến trên con đường giác ngộ.

Tu hành bất luận là đường lối nào đều cần đặt nền tảng trên những huấn thị bao quát, hàm súc và xác thực.Cần phải suy xét cẩn thận loại phương thức tu hành nào chúng ta muốn thực tu và những giáo pháp nào chúng ta muốn đặt nền tảng để dụng công thực tập. Đại học giả Tây Tạng Sakya Pandita[2] (1182-1251) từng nói: đối với những việc thế tục như khi đi mua một con ngựa,người ta rất thiết tha quan tâm.Do vậy, điều quan trọng là chúng ta càng phải trở nên kén chọn hơn,khi tuyển lựa phương cách tu tập giáo pháp và chọn lựa sư trưởng; bởi vì cứu cánh của bạn là thành tựu Phật Quả chứ không vị phương tiện vận chuyển.Một vị Thầy có chân xác hay không chưa hẳn tùy thuộc vào khả năng dẫn thuật từ Phật Kinh.Bạn cần nên phân tích ngôn hạnh và cử chỉ của vị ấy.Xuyên qua sự phân tách tỉ mỉ không ngừng, bạn sẽ có thể phát sinh lòng kính ngưỡng sâu xa đối với vị ấy.

Vị đạo sư Tây Tạng Po-To-Wa[3] (1031-1106) đã nói:khởi điểm của con đường giác ngộ viên mãn là học tập kiến ngôn của Đạo sư; còn kinh nghiệm liễu ngộ nhỏ nhất hay sự đoạn trừ được phiền não nhỏ nhất nào cũng đều là thành quả giáo huấn của vị đạo sư tinh thần.Nếu không có một luật sư giỏi cố vấn chỉ dẫn thì chúng ta không sao xử lý được công việc; nếu phải tiến bước trên con đường chưa quen thuộc nhằm thánh tựu Phật quả thì tính cách trọng yếu cỏa một đạo sư tinh thần là điều không có gì để còn phải đặt thành nghi vấn.

Có một số tình huống đã xảy ra, đó là một số người vốn sẵn thông minh tài trí có vẻ như rất khéo léo và tinh anh;nhưng khi muốn chuyên tâm quay hướng theo Phật pháp thì tâm thức lại trở nên tê cóng. Điều này biểu hiện rằng họ chưa tích tập đủ tiềm năng của thiện căn.Còn một số trường hợp khác là,có người tuy rất tinh khôn và sở đắc được một kiến văn quảng bác về Phật pháp,nhưng kiến văn này lại không gây được ảnh hưởng nào cho tâm thức họ cả.Họ chẳng đem sự hiểu biết để dụng công tu hành.Dưới tình huống này, đạo sư tinh thần rất cần yếu.Sự liễu ngộ cao thâm đặc biệt chỉ đạt được xuyên qua sự chỉ giáo tuần tự của một vị đạo sư có kinh nghiệm thực chứng.Vị sư trưởng trở nên một gương sáng để noi theo và là mạch nguồn hứng thú để hành trì chánh pháp.Dù duyệt đọc những kinh văn nói về cách tu luyện Đại Bi Tâm,cũng có thể khiến ta phát khởi lòng xác tín kiên định; nhưng gặp gỡ được một vị hiện tiền đã từng thật tu và còn có thể trao truyền lại cách thức luyện Đại Bi Tâm bằng chính kinh nghiệm của vị ấy nữa thì sự khích lệ càng mạnh mẽ hữu lực hơn con đường chưa quen thuộc nhằm thành tựu Phật quả thì tính cách trọng yếu của một đạo sư tinh thần là điều không có gì để còn phải đặt thành nghi vấn.

Đại sư Tsong-Kha-Pa nói rằng: trừ phi nội  tâm sư trưởng đã được điều phục,nếu không thì khó hy vọng rằng ngài sẽ điều phục được tha nhân.Cử chỉ và ngôn hạnh của sư trưởng cần được tiết chế,nội tâm cần phải được phòng vệ tránh xao lãng loạn động do nhờ vào động lực chuyên chú.Họ nên dùng huệ lực[4] để trang bị,và thấu triệt xuyên suốt mọi hiện tượng bề ngoài.Nội tâm của một người sẽ được cho rằng là đã thuần thục nếu người này đạt được sự rèn luyện nghiêm mật hơn trên phương diện giới luật.Trong “Biệt giải thoát giới kinh”[5] bộ kinh nói về những thệ nguyện xuất gia tu hành,nội tâm được ví như con ngựa hoang và sự tuân hành các giới luật được ví như chiếc dây cương để điều phục con ngựa hoang ấy.Vì thế,khi lòng chưa được thuần nhuyễn và bắt đầu cách ly hướng đến đạo quả giác ngộ cũng như say đắm theo những hành vi tiêu cực,thì ngựa hoang cần phải được dây cương giới luật chế ngự, để ngăn ngừa cho thân tâm không bị vi phạm những hành vi xấu xa tiêu cực kia.

Một vị sư trưởng xứng đáng còn cần phải được khéo léo rèn luyện định lực tu tập ở một tầng bậc cao hơn,cụ thể hóa bằng cách vận dụng phương pháp quán chiếu và tự kiểm không ngừng.Gần đây,những người còn ở lại Tây Tạng, đã đạt được kinh nghiệm to lớn trong pháp tu chánh niệm[6]; và chánh tri phản tỉnh[7] vì bất cứ hành vi nhỏ nhiệm nào để diễn đạt sự kháng nghị cũng đều gây phẫn nộ cho chế độ Trung Cộng.Họ phải luôn cẩn thận và giữ tâm chánh niệm để lưu ý thử xem phải chăng mình đã vượt quá qui định nào.Vị sư trưởng còn cần phải được vẹn toàn an định bởi sự tôi luyện cao đẳng của tuệ giác để thấu triệt được thể tánh của mọi hiện tượng hư ảo.

Ngài Tsong-Kha-Pa nói:chỉ có điều phục nội tâm của mình không chưa đủ mà phải cùng lúc có tri thức đối với giáo pháp nữa.Ngài Lạt Ma Drom-ton-pa [8] từng nói: khi một vị tôn sư diễn giảng về một tiêu đề đặc biệt nào đó,ngài cần có khả năng liên kết tiêu đề ấy với toàn bộ hệ thống kinh điển của con đường tiến đến Phật quả.Sư chưởng cần chuyển đạt được sự thấu triệt của mình về toàn bộ tiêu đề đó thành một phương thức lợi lạc và dễ dàng áp dụng.Như kinh sách đã dạy: chư Phật không thể rửa sạch nghiệp chướng của muôn loài,cũng không thể tẩy trừ được khổ đau cho muôn loài,càng không thể chuyển nhượng sự liễu ngộ của các ngài sanh chúng ta được.Chỉ cần khai mở một chánh đạo cho chúng ta tuân phụng thực hành; đó là chư Phật đã giúp cho mọi loài chúng sanh đạt được giải thoát rồi.

Mục đích chủ yếu trong việc giảng dạy muôn loài là giúp họ thấu hiểu được đạo mầu.Vì thế,trọng yếu là phải có một phương thức thuyết pháp thu hút,làm đủ mọi điều cần thiết đề diễn đạt đúng được tiêu đích.Tâm cơ truyền giáo phải thuần chánh.Không nên vì động cơ mong cầu danh tiếng hoặc lợi dưỡng.Nếu tiền bạc là động cơ thúc đẩy thì việc truyền giáo chỉ trở nên một sinh hoạt của thế tục thôi.Năm 1951,trước khi Trung cộng xâm nhập,một số người tại Lhasa lấy việc tụng kinh hoặc xướng ca để kiếm tiền. Điều này vẫn còn xảy ra tại Tây Tạng.Khách du lịch tụ tập chung quanh và chụp hình lưu niệm.Tôi cảm thấy khá đau lòng khi Phật pháp được dùng như một công cụ để xin ăn chứ không phải để thăng hoa đời sống tâm linh.

Ngài Po-To-Wa đã nói:mặc dù truyền giảng rất nhiều giáo pháp nhưng thâm tâm ngài chưa hề chấp nhận bất luận sự khen ngợi nhỏ nhất nào, bởi vì ngài đã truyền giáo bằng tấm lòng bi mẫn đối với mọi loài chúng sanh.Ngài tôn quý sự truyền dạy như là trách nhiệm của chính mình vị mục đích ban sơ vẫn là sự giúp đỡ tha nhân.Không có lý do nào để khiến kẻ khác cảm thấy mang nợ ta,những gì ta đang làm chỉ là đang hoàn mãn lời nguyện thề của chính mình mà thôi.Giống như khi bạn ăn thì cũng không có lý do để cảm tạ chính mình vì ăn uống chỉ là một  việc mà bạn cần phải làm.

Ngài Tsong-Kha-Pa nói: vị đạo sư tinh thần là đạo diễn của bạn trên chánh đạo hướng đến giác ngộ,y hệt như một nền tảng hay một gốc rễ để được chứng ngộ.Vì thế những ai đang tìm kiếm một vị đạo sư tinh thần cần biết rõ những tư cách cần thiết để có thể phán đoán xem vị đạo sư ấy đã hội đủ tiêu chuẩn chưa.Trên thế gian này, nếu không có một vị lãnh đạo xứng đáng thì không thể cải thiện xã hội được.Trừ phi đạo sư tinh thần có tư cách thích đáng,dẫu rằng với tín tâm kiên định nhưng nếu bị hướng dẫn sai đường thì đeo đuổi theo vị đạo sư này vẫn bị nguy hại.Do vậy,trước khi thật sự chọn lựa một vị đạo sư cho mình, điều thiết yếu là phải xem xét,dò hỏi nhiều người khác về vị đạo sư này và cũng nên tự kiểm chứng lại nữa.Khi đã tìm được một vị nào thích hợp rồi thì lúc ấy mới bắt đầu quan tâm liên hệ với vị ấy. Đối lại,một vị đạo sư tinh thần muốn tiếp nhận một người nào đó thành đệ tử của mình; quan trọng nhất phải tự châu toàn đầy đủ phẩm hạnh để xứng đáng là một vị thầy lãnh đạo.

Một vị Lạt Ma chỉ vì có một số tùy tùng hoặc người hậu cần vẫn không đủ yếu tố để trở thành vị đạo sư tinh thần.Có sự khác biệt giữa một đạo sư và một Tulku vừa là Lạt Ma,có một số vị chỉ là Tulku chứ không phải là Lạt Ma,và một số vị là Lạt Ma nhưng không phải là Tulku.Trong dòng tộc đoàn thể Tây Tạng,Tulku có địa vị cao và rất được sùng kính.Nếu họ không có phẩm hạnh đạo sư thì cũng chỉ là một danh vị của xã hội thôi.Trong xã hội Tây Tạng và ngay cả ở Tây phương,nơi có rất nhiều các vị Lạt Ma đang truyền giáo; người ta thường quy kính ngay tức khắc những vị nào được tôn xưng là Tulku.

Một số vị khác,tuy cũng thực tu nghiêm mật nhưng không được sùng kính nhiều như vậy chỉ vì họ chưa được ấn chứng là Tulku.Một triết gia vĩ đại nhất ở Ấn Độ,Ngài Long Thọ [9],được nhiều hành giả hậu bối tôn là đạo sư tuy trằng tên tuổi ngài đơn giản;hơn nữa chẳng có sự ghi chép nào rằng là ngài đã từng có tùy tùng hoặc bí thư.Lạt Ma Tây Tạng chúng ta thường có danh xưng rất dài,thậm chí có những danh xưng còn khó phát âm nữa.Trên thực tế,không cần thiết danh xưng nào khác hơn là Tỳ kheo (Tăng lữ)-danh xưng đã được chính Đức Phật phong cấp. Đây là một vài sai lầm của xã hội Tây Tạng.Người Tây Tạng chúng tôi không đặt sự chú ý đến chiếc cà sa màu vàng do Đức Phật đích thân cấp phát nhưng lại quan tâm nhiều đến những y phục dùng để biểu lộ cấp bậc của một người cao trội.Các đạo sư Ấn Độ cận đại đã đội mũ đỏ,và những đệ tử của các vị ấy ở Tây Tạng lập tức đặc biệt chú ý đến chiếc mũ đỏ này thay vì chú ý đến những gì thật chân chánh trọng yếu.

Không nên quá nhấn mạnh đến tầm mức quan trọng phải tìm cho ra vị sư trưởng đáng tin cậy,và tôi thiết nghĩ tình hình chính trị đất nước Tây Tạng đã tỏ ra điên rồ khi chẳng biết hoài nghi về người lãnh đạo.Ngụy trang dưới hình thức người bảo trợ và người có chánh nghĩa,Trung quốc đã thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với Tây Tạng.Chúng ta không ngờ Trung Hoa làm thế với ý đồ miêu tả Tây Tạng như một tỉnh trong chính quốc gia họ để rồi sau rốt dùng luận cứ này biện minh cho sự xâm lăng.Nếu không có tinh thần trách nhiệm trong việc chỉnh đốn nội tình của chúng ta trên cả hai phương diện tôn giáo và xã hội; ắt hẳn chúng ta không tránh khỏi sự hối tiếc về sau.

Vị đại tăng sĩ Geshe Sang-Pu-wa [10] (vào thế lỷ thứ 12) đã có rất nhiều sư phụ tinh thần.Có lần,khi đang du hóa từ Tạng Đông,ngài đã gặp một cư sĩ tại gia đang giảng kinh.Geshe Sang-pu-wa liền đến nghe pháp.Những tùy tùng của ngài đã hỏi tại sao ngài lại cần đi nghe một cư sĩ tại gia giảng pháp.Geshe Sang-pu-wa trả lời rằng: tôi đã từng nghe qua hai quan điểm rất hữu ích.Bởi vì có thể vừa phát khởi lòng hâm mộ kính phục vừa có cả sự tín tâm đối với nhiều người,nên không có gì trở ngại khi ngài có nhiều thầy cùng một lúc.Những người như chúng ta với nội tâm chưa được thuần thục nên thường dễ dàng trông thấy những khuyết điểm của vị đạo sư và tín tâm lại còn có khuynh hướng bị lung lạc một cách dễ dàng-tốt hơn là nên có ít sư phụ nhưng lại liên hệ tốt đẹp với các sư phụ của mình khi mà mình vẫn còn có  khuynh hướng trong thấy khuyết điểm và đánh mất niềm tin chỉ vì sự thấy biết những lỗi lầm phiến diện hoặc tưởng tượng nơi các vị này.Bạn có thể tự do tha hồ có càng nhiều đạo sư càng tốt nếu bạn không vấp phải những trở ngại này.

Khi bạn xem vị đạo sư tinh thần là  hiện thân của tất cả Chư Phật mà quy y thì loại tịnh tín đó được xây đắp dựa trên nhận thức rằng vị Thượng Sư được ví như là căn bản và cội rễ của mọi tăng trưởng thì loại tịnh tín đó được xây đắp dựa trên nền tảng là một sự xác tín kiên định.Khi phát triển niềm tin đối với vị đạo sư bằng cách tuân thủ theo lời chỉ giáo của ngài, điều đó được gọi là tịnh tín gia trì.Thông thường mà nói,tịnh tín được nêu ra như là cội rễ hay cơ sở của mọi đạo đức thiện niện.Khi có thể thấy rằng đạo sư của mình cũng bình đẳng như chính bản thân đức Phật,thì bạn có thể tự chấm dứt nhìn ngó những sai trái và sẽ chỉ tri nhận mọi ưu điểm tốt đẹp của ngài.Nhưng tịnh tín phải dựa trên thử thách và trắc nghiệm.Vì vậy, bạn cần phải cố gắng không ngừng và hãy suy đoán cẩn thận để tránh bớt nhìn ngó các khuyết điểm và hãy nỗ lực tìm kiếm những ưu điểm to lớn của sư trưởng; bởi vì tất cả những soi mói tìm kiếm các khuyết điểm như vậy trên thực tế rất có thể chính là do sự dụng tâm trù dự của bạn.Kinh điển dạy rằng đạo sư tinh thần của bạn trên thực tế có thể không phải là một vị Phật hiện thực nhưng nếu xem ngài hệt như Phật sống thì bạn sẽ đạt được nguồn cơ cảm như thể từ một vị Phật chân chính.Hay nói ngược lại,dù đạo sư tinh thần của bạn trong hiện thực có thể là một vị Phật toàn bích đi nữa,nhưng nếu không thể lấy kinh tâm đối với Phật mà đối đãi thì bạn chỉ gặt hái được một sự cơ cảm gia trì của một con người thông thường mà thôi.

Trong thời đại mạt pháp những vị Thượng sư (Guru) thường đại biểu cho tất cả Chư Phật, Chư Bồ Tát để tận lực vì mục đích giải thoát mọi loài hữu tình chúng sanh ra khỏi vòng luân hồi đau khổ.Trong nhiều mật pháp đã từng được tiên tri từ trước rằng, Đức Phật sẽ lấy hình tướng của Thượng sư (Guru) để thị hiện vào thời buổi lộ ra ngoài một cách mạnh mẽ hơn vào thời Mạt pháp; điều này có thể gây hoang mang xáo trộn cho những ai kỳ vọng một hình thức cố định đối với Đại Bi Tâm.Nếu không dễ dàng tiếp nhận lòng bi mẫn và sự minh huấn của Chư Phật thì không có sư trưởng nào có thể giúp đỡ gì nhiều cho chúng ta được.Nhưng,tín ngưỡng và lòng xác tín kiên định sẽ thông hướng chúng ta đến pháp lực của Chư Phật.Bi tâm lớn mạnh của Chư Phật hướng về tất cả chúng sanh,không có biệt lệ nào cả.Điều này bao gồm cả bạn và tôi.

Có một bài giáo thị nói rằng: “Khi ta đang phiêu du trong luân hồi sanh tử,Ngài (Đức Phật) đã tìm đến ta và soi sáng mọi tăm tối vô minh của ta.Ngài đã hướng dẫn ta bằng một con đường quang minh chính đại và giải phóng ta vượt thoát mọi trói buộc phiền não”. Dựa vào quá trình của sự Chỉ Diệt,chúng ta có thể phát hiện rằng Phật đang vì ta mà nỗ lực.Hãy tự vấn: ai trong số những người cận kề đã chỉ đạo cho bạn thoát xa khỏi vòng luân hồi đau khổ vì vô minh,tham đắm và sân hận? Là một trong song thân bạn chăng?Bằng hữu bạn chăng? Vợ hay chồng bạn chăng? Bằng hữu bạn không thể,thân quyến bạn không thể, song thân bạn cũng không thể nốt.Vậy thì,nếu có một vị Phật nỗ lực vì bạn, ắt hẳn vị ấy là người đã dẫn đạo để bạn chứng đắc được quả vị giác ngộ.Sư trưởng của bạn đấy. Đó là nguyên nhân ta nên xem sư trưởng hệt như một vị Phật châu toàn viên mãn.Quá khứ từng có nhiều dẫn chứng,do chướng ngại nội tâm,người tu đã trông thấy một vị Phật chân thật mang hình tướng tầm thường.Ngài Asanga[11] (thế kỷ thứ 4 C.E.) đã từng trông thấy ngài Di Lặc Bồ Tát [12], đức Phật đời vị lai thị hiện thành một con chó cóc ghẻ đầy mình; và ngài Sang-pu-wa [13] thì trông thấy vị Phật Mẫu hiện thành một bà lão cùi hủi.Nếu chúng ta có thể hội ngộ được những vị đại sư của quá khứ,các vị này đã từng chứng ngộ trong cùng một hiện kiếp; thoạt nhìn họ chỉ như một đoàn hành khất bình dị ở Ấn Độ,dạo quanh khắp vùng áo quần lõa thể và trên trán có xâm vẽ nhiều hành chữ.

Khi tôi đề cập đến sự quan trọng của lòng kính ngưỡng đối với sư trưởng và sự nhận tri rằng sư trưởng như một vị Phật;xin chớ hiểu lầm tôi đang ám chỉ cá nhân tôi là Phật. Đây không phải là trường hợp đó ,vì tôi biết tôi không phải là Phật.Bất cứ là tôi được tôn sùng,tuyên dương hay bị kết án;tôi sẽ luôn là một tăng lữ Phật giáo bình phàm như hiện giờ tôi đang là một tăng sĩ,và tôi cảm thấy rất thoải mái và an lạc.Người ta gọi tôi là Đại Bi Bồ tát, bồ tát Quán Thế Âm;nhưng điều này không làm tôi trở thành Quán Thế Âm [14] Bồ Tát được.Người Trung Cộng gọi tôi là con chó sói mặc áo cà sa,nhưng điều này cũng không khiến tôi thua một con người và hơn một con chó sói.Tôi vẫn nguyên vẹn là một tăng sĩ tầm thường.

Nếu tuân theo những huấn thị của sư trưởng khiến bạn hành động trái luân lý hoặc giả khi giáo pháp của họ mâu thuẫn với giáo lý Phật thì bạn nên làm thế nào? Bạn nên kiên trì với những gì thuộc phần đạo đức và xa lìa những gì không nhất trí với chân lý Phật pháp.Tại Ấn Độ,từng có một vị lão sư có nhiều đệ tử,muốn học trò ông đi trộm cắp.Lão sư này thuộc Bà La Môn giáo và rất nghèo.Ông bảo với các đệ tử khi người Bà La Môn trở nên nghèo khó thì có quyền trộm cắp. Ông nói,do được sủng ái của đấng sáng tạo thế giới. Đại Phạm Thiên Thần,[15]làm thân một người Bà La môn trộm cướp không bị cho là vô đạo đức.Khi nhóm môn đồ sắp sửa kéo nhau lên đường hành nghề móc túi.Vị Bà La Môn bỗng chú ý đến một đệ tử đang đứng lặng yên,chiếc đầu cúi thấp xuống.Vị Bà La Môn hỏi: tại sao con chưa ra tay hành động?

Người đệ tử đáp rằng: “Hiện tại thầy đang dạy chúng tôi làm điều phản lại Phật pháp nên thiết nghĩ tôi không nên làm.” Điều này đã khiến cho vị Bà La Môn rất hài lòng, ông bảo: “Ta đang trắc nghiệm sở học các ngươi.Tuy các ngươi đều là đệ tử trung thành của ta nhưng sự sai biệt giữa các ngươi chính là khả năng phán đoán.Thằng bé này đối với ta rất trung thành,nhưng khi ta dạy điều sai ,nó đã có khả năng tri nhận được lời chỉ bảo ấy trái ngược với Phật pháp và nó đã không thi hành. Điều này rất hợp cách.Ta là thầy của các ngươi,nhưng các ngươi phải cân nhắc lời khuyên dạy của ta,khi nó trái ngược với giáo pháp Phật đà,các ngươi chớ tuân theo.”


 

[1] Thượng Sư hay Cổ Như dịch từ chữ Guru

[2] Sakya Pandita dịch là Tát Ca Bang Trí Đạt

[3] Po-Ta-Wa dịch là Bác Ta Va

[4] Huệ lực:năng lực của trí huệ dịch từ “Faculty of wisdom”

[5] Biệt giải thoát giới kinh: Pratimoksha sutra

[6] Pháp tu chánh niệm; (application of) mindfulness

[7] Chánh tri phản tỉnh: (application of) introspection

[8] Drom-tom-pa;Chung Đôn Ba

[9] Long Thọ: Nagarjuna.

[10] Geshe Sang-pu-wa: Cách Tây Tang Bố Va

[11] Asanga:Ngài Vô Trước

[12] Maitreya:Ngài Di Lặc Bồ Tát

[13] Sang-Pu-Wa: Ngài Tang Bố Ba

[14] Avalokiteshvara:Quán Thế Âm Bồ Tát

[15] The God Brahma: Đại Phạm Thiên Thần


 

---o0o---

 

Mục Lục > Chương 1 > Chương 2 > Chương 3 > Chương 4 > Chương 5

Chương 6 > Chương 7 > Chương 8  > Chương 9 > Chương 10

 

---o0o---

Ví tính: Kim Thư - Kim Chi
Trình bày: Anna
Cập nhật: 01-10-2007

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

y nghia bo ben kia Phát Mùa lạnh đừng chủ quan khi da ngứa พระมหาส ธรรม 7 cách tăng cường hệ miễn dịch đơn 七五三 小山 nhat lien thanh nhan linh vị nơi hậu tổ di tich nghe thuat phat giaovi dai nhat o an do CÃn thành triet Vượt thoát trầm luân tiếp theo và Chùa Minh Tịnh 多彩的活动作文六年级 地藏十轮经 ศ กษาพระพ ทธะว 證嚴上人第一位人文真善美 佛頂尊勝陀羅尼 心经 ki廕穆 คนธรรพ มาเก ด 般若波罗蜜多心经 繁体 金刚经 nhân duyên của giàu nghèo là gì Mông æåŒ xÃƒÆ ón cột mà พระราธะใดร 课程表鼓励孩子的话 不可信汝心汝心不可信 c½u quy 栃木県 寺院数 dai su khuong tang hoi デイスク回入と回出の意味 Nhà tro choi suc sac sưởi 村上市お墓 chùa nam phổ 七慢 tim gap vo thuong ะกะพ ถ พ 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 Bất ngờ trời đổ mưa