Quan Niệm Triết Học Của Duy Thức

Người giảng: Pháp Sư  PHÁP PHẢNG

Người dịch: HT Thích Thắng Hoan

 

CHƯƠNG III

 

ĐẠI Ý DUY THỨC

 

I.- GIẢ THUYẾT VỀ VŨ TRỤ NHÂN SANH.

 

A.- LỜI TỰA: 

“DO GIẢ THUYẾT NGÃ PHÁP, HỮU CHỦNG CHỦNG TƯỚNG CHUYỂN”

(Do giả nói đến ngã đến pháp nào thì có các thứ tướng của ngã của pháp đó chuyển biến hiện khởi) 

Trên phương diện giải thích đề luận, chúng ta chỉ trình bày qua Thức bên trong mà không có trình bày Cảnh bên ngoài, nhưng trong đó lại phát sanh vấn đề và vấn đề đó như thế nào? Thành Duy Thức Luận đã giải thích vấn đề đó như sau: “Nếu chỉ có Thức, sao thế gian và các Thánh Giáo đều nói có ngã có pháp?” Ý tứ mà nói, ngã pháp đúng như người trong thế gian và trong kinh Phật thường đề cập đến nếu quả thật có thì nhất định ngoài tâm có pháp, sao lại bảo là chỉ có Thức mà thôi? Còn như quả quyết rằng chỉ có Thức bên trong mà không có ngã pháp thì nhất định phạm phải cái lỗi trái ngược với thế gian và trái ngược với Thánh Giáo; một mặt thì nói chỉ có Thức mà không có cảnh bên ngoài, một mặt thì lại nói có ngã có pháp, như thế chẳng phải mâu thuẩn sao? Nếu như không lầm, người trong thế gian đều nói có ngã có pháp và trong kinh Phật cũng nói đến ngã pháp. Chẳng qua người đời đã công nhận ngã pháp và lại chấp trước cho ngã pháp thật tại, đó là sự sai lầm trên lãnh vực nhận thức của họ. Nguyên vì ngã và pháp trên thực tế không phải thật tại, đều là giả danh đã được thiết lập và an bày. Kinh luận Phật Giáo mục đích nói có danh tướng ngã pháp..v..v…. chính là nói có trên tác dụng dựng lập. Chúng ta không thể căn cứ những lời nói trên văn học trên ngôn ngữ lại bảo rằng họ đã chủ trương có “Thật Ngã Thật Pháp”. Cho nên bài Tụng đã trình bày: “Do giả thuyết ngã pháp”. Ý tứ của câu Tụng này là nói tất cả ngã pháp đều do giả tạo dựng lập nên. Vấn đề đây có hai điểm:

*   Điểm thứ nhất, người trong thế gian nói có ngã có pháp thì ngã pháp đó đều do nhân duyên sanh ra, chỉ có thể tướng giả tạo, quyết định không có thật tánh, nhưng vì người đời không rõ ngã pháp nói trên thuộc loại ngã pháp duyên sanh và hoàn toàn điên đảo lại chấp cho là chân thật.

 *   Điểm thứ hai, trong kinh của Phật Giáo và trong ngôn ngữ của các Thánh Giả đều nói đến ngã và pháp, đấy chỉ là giải thích theo danh tự của nhân gian và phương tiện thiết lập theo ý nguyện của nhân gian. Cũng bởi do giả tạo thiết lập này, ngã pháp được tạm cho là có và cũng vì giả tạo nói đến ngã pháp ở trên, các thứ ngã tướng và các thứ pháp tướng tất cả đều hiện hữu.

 

B.- NGÃ TƯỚNG VÀ PHÁP TƯỚNG:

1)- “NGÔ LÀ GÌ? 

a)- Định Nghĩa Chữ Ngã:

Danh từ “Ngã”, tiếng Phạn có ba chữ: Bổ Đặc Già La (dịch là Sổ Thủ Thú tức là chỉ cho con người); hai là A Đắc Ma (Thần ngã hay là linh hồn); ba là Bổ Lỗ Sa ( con người hay là nhân cách). Ba chữ trên đều có thể dịch là Ngã. Chữ Ngã có ba cách định nghĩa:

1)- Nghĩa Chủ Tể: là chỉ cho kẻ có thể chi phối, như nói tôi đi, tôi ngồi, tôi làm..v..v…. là biểu thị Tự Ngã bên trong chi phối và lại có thể chi phối người khác, vấn đề này mọi người thông thường đều có cảm giác.

2)- Nghĩa Thường Trụ: thân thể của ta mặc dù có bị chết có bị hoại diệt, nhưng cái “Ngã” của ta thì thường trụ không bị chết không bị hoại diệt. Như thế gian thường nói: “Tinh thần không chết”, Tinh thần đây tức là đại danh từ của cái Ngã.

3)- Nghĩa Nhất Thể: chữ “Ngã” là nói lên chỉ có một cá thể và quyết định không có hai cá thể, cho nên không bị biến đổi khác đi. Lời nói đây thường biểu hiện cho con người và cũng là hiện tượng chỉ cho bản tánh của con người, như nói: “Giang san dễ cải, bản tánh khó dời”. Hoặc giả nói rằng, cá tánh, đặc tánh, tất cả đều không dễ cải biến. Trong ba thứ ý nghĩa trên, nghĩa Chủ Tể thứ nhất đúng là nghĩa của chữ “Ngã”.

b.- Bản Chất Chữ Ngã

Bản chất của chữ Ngã ở đây cốt yếu là chỉ cho những thứ gì?

1)- Người Tây Phương nói rằng: Linh Hồn chính là Ngã, Linh Hồn thì không thể nhìn thấy, không thể nắm bắt được, nhưng nó lại có thể chi phối, vĩnh viễn không thể bị hoại diệt và sau khi chết có thể sanh lên cõi trời.

2)- Người Ấn Độ nói rằng:

a)- Ngã tức là hiểu biết, là cảm thọ, là mạng sống (sanh mạng), là tri thức và Ngã thì ở trong tri thức.

b)- Phạm tức là Ngã, hoặc gọi là Sanh Chủ, nghĩa là vạn vật đều do Ngã sáng tạo mà vạn vật cũng chính là nơi tạo tác của Ngã, chọn lấy Phạm làm chủ thể sáng tạo và chủ thể thì của tất cả sanh vật. Quan niệm Ngã là Phạm là Chủ Thể đây so với quan niệm Thượng Đế của Gia Tô chủ trương thì sai khác không bao nhiêu. Bản chất của chữ Ngã phân ra thành hai loại: Đại Ngã và Tiểu Ngã. Đại Ngã là đại vũ trụ dùng Thái Dương làm chủ; riêng Tiểu Ngã là tri giác là cảm thọ, chỉ cho sanh mạng của cá nhân và cái Ngã này chính là tiểu vũ trụ của cá nhân. Đây là tư tưởng xưa nay của Bà La Môn Giáo và tư tưởng này biểu tượng cho Nhất Nguyên Luận;

c)- Thần tức là Ngã: lý tưởng Thần Ngã đây thì thuộc về quan niệm của phái Số Luận. Số Luận là một đại học phái trong sáu phái Triết Học Ấn Độ. Phái này chủ trương sự sanh sản của vũ trụ vạn hữu đều do hai loại: một là Thần Ngã, hai là Tự Tánh. Tự Tánh thì không biến động, nhưng Thần Ngã thì có thể biến động. Nhờ Thần Ngã biến động, Tự Tánh mới có thể sanh ra vạn vật, cho nên Thần Ngã có khả năng chi phối tất cả.

d)- Ngã tức là sanh mạng và sanh mạng thì vô lượng vô biên, vô cùng vô tận, đây là giáo nghĩa của Ni Kiền Tử, giáo chủ của Kỳ Na Giáo một phái trong Lục Sư Ngoại Đạo chủ trương;

e)- Phạm Ngã hợp nhất là Chân Ngã. Đây là tư tưởng trung tâm của Phệ Đàn Đa, một phái trong sáu phái Triết Học. Phái này cho rằng, chúng ta có Tiểu Ngã cũng gọi là Tư Ngã, Tiểu Ngã sở dĩ bị câu thúc bởi các phiền não là do cảm thọ tham dục.. v.. v… và cũng từ đó Tiểu Ngã không thể cùng Đại Ngã hoà hợp nơi một chỗ, cho nên phải bị luân hồi chịu khổ. Đại Ngã tức là Phạm và Phạm thì biến khắp tất cả. Tiểu Ngã muốn cùng hòa hợp với Đại Ngã để thoát khỏi các thống khổ thì cốt yếu ở chỗ đem Tư Ngã ra đả phá đi cho tiêu mất thì dễ dàng hợp nhất. Tiểu Ngã một khi hợp nhất được với Đại Ngã thì lúc đó Tiểu Ngã tức là Đại Ngã cũng gọi là Chân Ngã, vì nó đã được giải thoát và đã đạt đến Niết Bàn. Đây là chủ trương của Độc Tử Bộ, một trong các Bộ Phái Phật Giáo, họ chấp trước học thuyết Uẩn Ngã lìa Uẩn Ngã.

c.- Tướng Trạng Của Ngã: 

1)- Phổ thông thường nói: con người thì có nhân tướng, có ngã tướng, có thọ giả tướng và thế gian đều thấy như thế: phàm kẻ có hai tay hai chân, có thể nói năng làm việc, có thể sử dụng tâm tư đều là nhân tướng, mà nhân tướng tức là Ngã Tướng. Ngã Tướng thì có tự ngã, có ngã của tri thức của chủ quan. Thọ Giả tức là sanh mạng, cũng là Ngã Tướng, Kinh Đại Bát Nhã nói có mười sáu thứ ngã tướng đều là tên khác của “Ngã Tướng”;

2)- Trên phương diện mê tín: tin tưởng có Phạm, có Thần, có Trời..v..v…. đều là nhân cách hoá, bởi vì những vị đó có thể chi phối, cho nên cũng gọi là Ngã Tướng;

3)- Tướng trạng của các bậc siêu nhân trong thế gian, như tướng trạng của các bậc Thánh, tướng trạng của các bậc Hiền, cho đến tướng trạng của con người, tướng trạng của các Thần Nhân, tướng trạng của các bậc La Hán, tướng trạng của các bậc Bồ Tát, tướng trạng của chư Phật. Đây là một loại Ngã Tướng phi thường vượt hẳn ra ngoài loài người vì thế được gọi là Ngã Tướng Siêu Thế Gian. Cho nên Thành Duy Thức Luận nói rằng: “Ngã đều có các thứ tướng”.

2)- PHÁP LÀ GÌ?

a.- ĐỊNH NGHĨA CHỮ PHÁP:

Pháp là phép tắc, là quy củ, là luật pháp. Ý nghĩa chữ Pháp ở đây rất sâu rộng:

1)- Mỗi sự vật đều có đặc tánh của nó, có những đường nét khiến người ta nhìn đến biết nó là vật gì nên gọi là Pháp.

2)- Mỗi sự vật đều có tánh độc lập, có khả năng duy trì được tự tánh của nó là nhờ mọi phía trở nên phức tạp biến mọi khía cạnh của nó trở thành đơn độc duy nhất. Mỗi sự vật đối với các vật khác vì có đặc tánh độc lập riêng biệt như thế nên gọi là Pháp. Nói một cách phổ thông: Pháp là pháp luật, là pháp tắc, là công thức ý nghĩ..v..v…., với những định nghĩa này thì không thể bao quát hết ý nghĩa chữ Pháp của Phật Học chủ trương.

3)- Pháp là khái niệm của sự vật. Một sự vật đều có một khái niệm nơi nội tâm, khái niệm đó thì cùng dung thông tất cả và ai ai cũng đều có khái niệm này, nên gọi là Pháp.

b.- DANH TƯỚNG CỦA PHÁP:

1)- Có tướng của danh xưng và danh xưng là phù hiệu mọi phía của một cá thể, từ đó pháp tướng mới có danh xưng, cho nên được gọi là Danh Tự Tướng.

2)- Mỗi pháp có tướng của tướng mạo, nghĩa là mỗi một sự vật đều có hình tướng của nó, hình tướng của sự vật này so với hình tướng của sự vật kia thì không giống nhau, cho nên gọi là Tướng Mạo.

3)- Mỗi pháp có tướng của thể tướng, nghĩa là trong tất cả pháp mỗi pháp đều có tướng tự thể của nó, tướng tự thể của pháp này không cùng chung với tướng tự thể của pháp khác và tướng tự thể đây được gọi là Thể Tướng.

Danh (danh xưng) cùng với pháp (sự vật) thì không lìa nhau, cho nên Lão Tử nói rằng: “Danh là đầu mối của sự phân hoá vạn vật”. Danh xưng là đại biểu của pháp tướng (sự vật) và cũng có thể nói là phù hiệu. Nhiếp Đại Thừa Luận nói rằng: “Danh xưng và sự vật làm khách lẫn nhau, tánh của chúng nó thì thích hợp với Tâm Tư”. Danh xưng thì có lúc làm chủ, có lúc làm khách và sự vật thì cũng giống như thế. Danh xưng khi làm chủ thì sự vật lúc đó lại làm khách, nghĩa là danh xưng có trước rồi sau đó mới có sự vật. Sự vật khi làm chủ thì danh xưng lúc đó lại làm khách, nghĩa là sự vật có trước danh xưng, căn cứ nơi sự vật để thiết lập danh xưng và danh xưng là đại biểu cho sự vật.

c.- NGÃ PHÁP THẬT VÀ NGÃ PHÁP GIẢ:

1)- Ngã Thật và Pháp Thật:

Thật Ngã là thứ gì? Thật là chân thật có nghĩa tự tánh. Duy Thức nói rằng:

a)- Lìa khỏi tâm thức có thật thể độc lập, tức là ngoài tâm có Ngã có Pháp thật tại. 

b)- Nắm lấy danh xưng cho rằng “Thật tại” của Ngã là chấp trước trên vọng tình vì nó thuộc về loại Biến Kế, nguyên do những kẻ mê lầm trên vọng tình thường chấp trước danh xưng thuộc loại biến kế cho là có thật thể của Ngã, có cá nhân hoặc Ngã..v..v…. tồn tại.

Còn vấn đề Thật Pháp, nghĩa là dựa trên vọng tưởng chấp trước các thứ pháp thể, các thứ pháp tướng cho là thật có và tồn tại. Duy Thức Học mặc dù đã nói đến Tâm Thức và Chân Như đều là có, nhưng không phải nói là thật có, như nói: “Nếu như chấp thật có Duy Thức cũng là pháp chấp”.

2)- Giả Ngã và Giả Pháp:

a)- Định Nghĩa Chữ Ngã:

 1)- Giả là không phải chân thật;

 2)- Giả là hư vọng;

 3)- Giả là không phải chân không và không phải hư vô;

 4)- Giả là giả thuyết;

 5)- Giả là không xác định.

 b)- Sao Gọi Là Giả?

Căn cứ nơi Phật Giáo, Giả có hai loại:

  1)- Vô Thể Tùy Tình Giả: tức là chỉ cho sự hiểu biết thường tình của thế gian. Vô Thể nghĩa là không có bản thể (tự tánh) chân thật, toàn là nhân duyên hư vọng cả, chỉ có theo tình thức của nhân loại. Những điều được công nhận chỉ có trên tâm lý mà trên thực tế thì hoàn toàn không có thật thể. Như “Thượng Đế” công nhận cho là có, như “Bản Ngã” công nhận cho là thật và những thứ Thượng Đế, những thứ Bản Ngã đó đều là giả lập theo sự biến hoá của tâm lý..v..v…. giống như lông rùa sừng thỏ. Cho đến tất cả giả tướng của ngã pháp thì cũng đều giống như thế cả.

2)- Hữu Thể Thi Thiết Giả: Đây là ngã pháp của Phật Học và của Khoa Học đều nói đến, như Ngũ Uẩn..v..v…., như Tâm Pháp và Sắc Pháp..v..v….. những thứ pháp thể đây thì đều có, nhưng trên danh ngôn thì không thật có, chỉ là phương tiện thiết lập nên mà thôi. Danh ngôn sở dĩ được thiết lập là do tùy thuận theo vọng tình của con người, như thiết lập danh ngôn là để giáo dục, để hoá đạo nhân loại, thiết lập danh ngôn là để thuyết minh giáo nghĩa cùng chân lý của vô ngã vô pháp. Cũng vì hai loại giả này mà nói có các thứ tướng ngã pháp..v..v….. Cho nên mới bảo rằng: “Do giả nói đến ngã đến pháp nào thì có các thứ tướng của ngã của pháp đó chuyển biến hiện khởi”.  Các thứ tướng tức là chỉ cho thể tánh cùng tướng mạo sai biệt của các thứ ngã và pháp. Mỗi một pháp thì có tướng mạo của mỗi một pháp và nói chung lại, tướng mạo sai biệt trong thế gian thì có rất nhiều thứ. Chữ Chuyển có ba nghĩa: chuyển biến, chuyển hiện và hiện khởi, nguyên vì đã là giả cho nên nói có ngã có pháp. Nhơn nói đến ngã pháp, thế gian mới có ngã tướng pháp tướng hiện khởi sai biệt nhiều không bờ bến. Các thứ danh ngôn đã được thiết lập và đã được an bài thì người này mới có quan hệ với người kia, cho đến xã hội mới có quan hệ ngàn sai muôn khác. Căn cứ nơi Phật Học, vũ trụ quan của vạn hữu và xã hội quan của nhân sanh đều được kiến lập nơi hai thứ Thi Thiết nói trên.

 

II.- GIẢI THÍCH SƠ LƯỢC Ý NGHĨA CỦA DUY THỨC: 

“BỈ Y THỨC SỞ BIẾN” (Nó nương nơi Thức để biến hiện)

Chữ “Bỉ” là đại danh từ dùng để đại biểu trên phương diện các thứ tướng của ngã pháp đã nói ở trước. Chữ “Thức” là tám loại thức của Tâm Vương, Tâm Sở và cũng chính là ba loại Thức Năng Biến. Chữ “Biến” có hai nghĩa: chuyển biến và biến hiện. Nhờ Chuyển Biến nên mới được thành quả, trước thì không có quả nhưng sau đó thì lại có quả và quả sở dĩ có được là do biến hiện mà kết thành, cho nên gọi là Biến Hiện. Chuyển Biến trên có thể nói là chuyển biến của nhân quả đồng thời. “Sở Biến” đây là đối với Năng Biến mà thành lập, Sở Biến là nghĩa bị biến hiện, là các thứ tướng bị động, bị chi phối; còn Năng Biến là nghĩa chủ động, là kẻ chi phối. Sở Biến tức là chỉ cho các thứ tướng của ngã pháp và Năng Biến tức là chỉ cho Thức. Sở Biến và Năng Biến khi phối hợp khởi lên thì lại nói: các thứ tướng ngã pháp kia đều hoàn toàn nương nơi Thức Thể chuyển biến để biến hiện và khởi lên.

Trong vấn đề Sở Biến, một điểm có thể suy rộng như sau: ý nghĩa của “Sở Biến” có người bảo rằng không phải chỉ cho ngã tướng pháp tướng, mà ở đây là chỉ cho Kiến Phần Tướng Phần, còn Thức thì chỉ cho Tự Thể Phần và cũng gọi là Tự Chứng Phần. Tự Chứng Phần thì gắn liền với Kiến Phần và Tướng Phần, ở nơi Duy Thức gọi là ba phần Thức Thể. Kiến Phần kia cùng với Tướng Phần đều nương nơi Thức Chuyển Biến này làm căn bản. Đem Nhãn Thức ra để trình bày: Nhãn Thức (Tự Chứng Phần) thì có khả năng phân biệt để hiểu biết và khi thấy ngoại vật trước hết từ nơi Thức Thể này liền phát khởi Kiến Phần ----- tức là tác dụng cái khả năng thấy biết. Kiến Phần đây liền quan sát đối tượng bên ngoài, đồng thời trên Nhãn Thức mang theo một thứ Tướng Phần từ nơi bên ngoài phát khởi lên dùng làm chỗ gá nương cho Kiến Phần để duyên. Chúng ta bình thường thấy hình sắc ngoại cảnh đều là chỉ thấy được hình ảnh Tướng Phần mà không phải đích thân thấy được thật thể của hình sắc.

Lại có một thứ học thuyết giải thích về Pháp cho rằng, tướng ngã pháp của Sở Biến đều là Kiến Phần. Tuy nhiên hai thứ học thuyết giải thích về Pháp nói trên nhưng trên thực tế chỉ có một thứ học thuyết giải thích ở trước là tương đối hợp lý hơn.

Thức Năng Biến như thế nào? Hậu Nghiêm Kinh Tụng giải thích rằng: “Chỗ phân biệt thì giống như kẻ ngu đã chấp, nhưng ngoại cảnh thật sự đều là không, do tập khí quấy nhiễu ô trược cái Tâm, cho nên chuyển biến giống như tập khí kia”. Hơn nữa lại nói rằng: “Vì chống lại kẻ ngu đã chấp có thật ngã thật pháp, cho nên đối với các chỗ biến hiện giả nói đến cái tên ngã pháp”.

Chữ “Ngu” trong hai bài Tụng đây cũng là đại danh từ dùng để chỉ cho kẻ phàm phu và ngoại đạo, hoặc chỉ cho người nghiên cứu Phật Học Tiểu Thừa, nguyên vì các bậc Đại Thừa xem trí tuệ của những người này không được viên mãn cho nên gọi là ngu. “Phân Biệt” tức là tri kiến, nghĩa là chỗ thấy biết hoặc chỗ hiểu biết đã có của họ. Còn “Sở Phân Biệt” nghĩa là chỉ cho những cảnh giới của họ nhận thức và họ cho rằng những cảnh giới hiện diện bên ngoài đều là thật có, nhưng thực tế tất cả pháp thì không có tự tánh và cũng xác thực là vô ngã, chẳng qua họ dựa theo tâm cảnh (thường thức) chung của con người lại cho là thật có. Nghĩa đây thì như thế nào? Nghĩa là họ quan hệ qua “tập khí ô trược nhiễu loạn bản tâm”. Tập Khí chính là chủng tử, có thể cho là tánh tập quán bao gồm có một thứ lực lượng. Lực Lượng của tánh tập quán đây có khả năng phát sanh tác dụng, chúng nó chính là chủng tử. Bản tâm của chúng ta xưa nay vẫn thanh tịnh, do vì bị tập khí phiền não quấy nhiễu trở nên ô trược, bởi thế chỉ thấy được những cảnh tướng tương tợ chuyển biến hiện ra bên ngoài và lại cho những cảnh tướng đó là hoàn toàn thật tại.

Đại ý của bài Tụng thứ hai là đối trị và giải trừ cái bệnh của kẻ phàm phu ngu muội. Cái bệnh nói trên như thế nào? Cái bệnh đó không ngoài tâm bệnh điên đảo chấp trước cho là thật ngã thật pháp và sự chấp ngã chấp pháp đây là căn bản của tất cả tâm bệnh. Nhằm mục đích cứu độ chúng sanh, đức Phật trước hết phương tiện thiết lập các pháp để đả phá sự chấp trước của họ. Đức Phật đối với hai phần Kiến và Tướng của các Thức biến hiện nói trên liền giả tạm thiết lập nên danh tự của ngã pháp. Dụng ý của đức Phật giả tạm thiết lập danh tự đây không ngoài ý hướng đả phá hai thứ bệnh chấp ngã chấp pháp của những kẻ phàm phu ngu muội kia. Do đó mỗi câu Tụng đều hiển bày một loại ý nghĩa: tất cả ngã tướng pháp tướng..v..v…. thuộc ngoại cảnh đều nương nơi Thức Thể để biến hiện và khởi lên, nếu như lìa khỏi tự tánh của Thức Thể này tất cả ngã tướng pháp tướng kia..v..v  thì hoàn toàn không thể thành hình được.

III.- GIẢI THÍCH SƠ LƯỢC Ý NGHĨA THỨC NĂNG BIẾN: 

1.- NÓI LƯỢC DANH NGHĨA: 

“THỬ NĂNG BIẾN DUY TAM, VỊ DỊ THỤC TƯ LƯƠNG, CẬP LIỄU BIỆT CẢNH THỨC.” (Năng Biến này chỉ có ba loại, là Thức Dị Thục, Thức Tư Lương và Thức Liễu Biệt Cảnh)

Thức thể Năng Biến như thế nào? Nguyên do đã có Sở Biến thì nhất định phải có Năng Biến. “Thử Năng Biến Duy Tam” nghĩa là Thức thể Năng Biến thì chỉ có ba loại. Chữ “Duy” ở trong câu này là trợ động từ dùng để chỉ bày ý nghĩa “chỉ có” và “độc nhất”. Còn ba loại sau đây như thế nào?

a)- Dị Thục Năng Biến là chỉ cho Thức A Lại Da thứ tám.

b)- Tư Lương Năng Biến là chỉ cho Thức Mạt Na thứ bảy.

c)- Liễu Biệt Năng Biến là chỉ cho sáu Thức trước: Nhãn Thức, Nhĩ Thức, Tỷ Thức, Thiệt Thức, Thân Thức và Ý Thức.

Ba loại đây gọi là ba Thức Năng Biến. Thức thể mặc dù có tám loại, nhưng căn cứ nơi công dụng của chúng thì chỉ có ba loại, như sáu Thức trước gom hợp với nhau thành một loại gọi chung là Thức Liễu Biệt Cảnh. Thế nên tám Thức ở đây chỉ gọi là “ba loại”. Thành Duy Thức Luận nói rằng: “Hình tướng của Thức Sở Biến mặc dù là vô lượng loại, nhưng Thức Năng Biến đặc biệt thì chỉ có ba loại: một là Di Thục tức là Thức thứ tám, phần nhiều Thức này có tánh dị thục; hai là Tư Lương tức là Thức thứ bảy, nguyên vì Thức này có tánh hằng thẩm và tư lương; ba là Liễu Biệt tức là sáu Thức trước. Hình tướng Liễu Biệt Cảnh thì thô thiển. Chữ “Cập” là trình bày ý nghĩa sáu Thức hợp chung nhau làm một loại”. Tám Thức thu tóm làm ba loại, đoạn văn đầu nói rất rõ ràng mỗi một loại Thức đều có một thứ đặc tánh và đặc tánh của những Thức  này thì không giống nhau. Lý do thể tánh của tám Thức đã là không giống nhau cho nên danh xưng của chúng thì cũng khác nhau. Danh xưng và thể tánh của tám Thức mặc dù khác nhau, nhưng trong ba loại Thức đó có một loại mỗi khi tác dụng thì chung nhau sinh hoạt và ba loại Thức này đều có thể biến hiện các thứ tướng ngoại cảnh. Vì thế ba loại Thức vừa trình bày trên đều được gọi là Thức Năng Biến.

Ba loại Thức Năng Biến đây biến hiện như thế nào? Vấn đề này trong Thành Duy Thức Luận cũng đề cập đến rất tinh tường. Giờ đây vấn đề Biến và Năng Biến xin giải thích thêm cho rõ ràng để hiển bày yếu nghĩa của Duy Thức.

2.- Ý NGHĨA CỦA CHỮ BIẾN:

Thành Duy Thức Luận quyển 2 giải thích rằng: “Thức hữu lậu biến hiện tóm lược có hai loại: một là theo thế lực của nhân duyên để biến hiện, hai là theo thế lực của phân biệt để biến hiện. Câu đầu là chỉ cho sự tác dụng của Thức và câu sau là chỉ cho bối cảnh phân biệt của Thức”.

  a)- Theo thế lực của nhân duyên để biến: “Nhân duyên sanh trước hết là do nghiệp, kế đến là do danh ngôn, cả hai đều có lực và cốt yếu là do Tâm đảm nhiệm vận hành mà không phải do tác ý, Tâm đây mới là yếu tố để sanh ra. Tâm đây tức là năm Thức, tám Thức nương theo Nhân Dị Thục Tăng Trưởng của các pháp làm duyên và nương theo các thứ Danh Ngôn làm nhân để biến hiện ra các cảnh.” Ý nghĩa đoạn trên nói rằng, sự biến hiện và khởi lên của các pháp cốt yếu trên hết là phải có chủng tử nghiệp và chủng tử danh ngôn, những chủng tử này chính là một thứ lực lượng của Năng Biến, đều thuộc về nguyên nhân. Những nguyên nhân này cộng thêm các duyên tăng thượng và các duyên đây là một thứ pháp hoặc một sự vật, như thời gian..v..v…. giúp cho sự biến hiện phát khởi lên. Thêm nữa, Thuật Ký nói rằng: “Nhân duyên là các pháp chân thật đã có chủng tử tác dụng và chủng tử đây nếu như tác dụng để sanh ra các pháp thì tất nhiên phải có Tâm duyên để biến hiện. Công năng sanh khởi gồm có các nhân chân thật như: năm Thức tương ưng với Tâm Vương, Tâm Sở và Thức Thể thứ tám, nghĩa là Ngũ Câu Ý Thức hoặc Tâm Sở Định mỗi khi duyên đến thì có các thứ  chân thật sanh ra đều gọi là Nhân Duyên Biến Hiện. Ngoại trừ không tác dụng chân thật chỉ được gọi là Tợ Sắc Tâm..v..v…. hoặc gọi là Thế Lực của phân biệt để biến hiện.”

b)- Thế lực của phân biệt để biến hiện:  Thuật Ngữ nói rằng: “Tác Ý Sanh Tâm nghĩa là tâm trù định đo lường, tức là chỉ cho Thức thứ sáu và Thức thứ bảy, hai Thức này tự phân biệt thì Tác Ý theo đó sanh khởi, trường hợp Thức thứ sáu và Thức thứ bảy một khi duyên “Vô”..v..v…. thì tướng phần ảnh tượng không có thực thể chưa chắc có tác dụng. Tác Ý Sanh Tâm cũng không phải do phân biệt để biến hiện, nguyên vì những cảnh sở duyên, các công năng thực thể, Tâm sở Định, các pháp vô cảnh đều có biến và duyên.” Đoạn văn trên là trình bày về thế lực phân biệt, nghĩa là hai Thức thứ sáu và thứ bảy thì thuộc về vọng phân biệt thế nên tướng phần ảnh tượng của những cảnh nói trên nhơn đó biến hiện và khởi lên. Những tướng phần đây đều là ảnh của Tâm và những ảnh đó không phải thực thể cho nên không có tác dụng. Nhưng những tướng phần đó cũng có thể là do cảnh sở duyên tạo ra. Thuật Ngữ giải thích rằng: “Phân biệt biến là danh xưng chung của Tâm và Tâm Sở, biến hiện theo thế lực của Tâm và Tâm Sở, không phải tác dụng từ nơi chân thật và nó chỉ là cảnh được sanh ra từ nơi nhân duyên của chủng tử.” Căn cứ nơi sự giải thích ở trên nghĩa của chữ Biến thì có hai thứ: thứ nhất là trình bày sự năng duyên của Tâm Thức và của Tâm Sở, năng duyên này có lực lượng tự nhiên và tướng phần biến hiện trên Thức của năng duyên thì sanh khởi từ nơi chủng tử thực tại được gọi là Nhân Duyên Biến Hiện; thứ hai là sự năng duyên của Tâm Thức nếu như không có lực lượng, không phải tự nhiên sanh khởi thì tướng phần biến hiện trên Thức của năng duyên lại không phải do chủng tử thực tại sanh ra được gọi là Phân Biệt Biến Hiện. Tuy nhiên có thể nói nhân duyên giả thì cũng có tác dụng, nhưng tác dụng không thực tế.

3.- Ý NGHĨA CỦA NĂNG BIẾN:

Hai thứ biến hiện ở trước đã đề cập đến chỉ là trình bày những cảnh tướng sở Duyên bên ngoài của Tâm Thức hiện khởi. Hiện tại yếu điểm Năng Biến được thuyết  Minh như thế nào? Thành Duy Thức Luận quyển hai giải thích rằng: “Trong ba Thức Năng Biến đây, Năng Biến có hai thứ: một là Nhân Năng Biến và hai là Quả Năng Biến. Nhân Năng Biến nghĩa là trong Thức thứ tám có hai loại: một là Đẳng Lưu Di Thục và hai là Nhân Tập Khí. Còn Quả Năng Biến thì cũng có hai loại năng lực tập khí: một là có tám Thức sanh khởi và hai là có các thứ tường hiện khởi.” Đoạn văn trên trình bày Năng Biến có hai thứ: Nhân Năng Biến và Quả Năng Biến.

 

a)- Ý NGHĨA NHÂN NĂNG BIẾN:

Nhân Năng Biến, Nhân tức là chủng tử và chủng tử cũng có hai thứ: một là Tập Khí Đẳng Lưu trong Thức thứ tám; hai là Tập Khí Dị Thục. Giờ đây Nhân Năng Biến lần lược giải thích như sau:

 

1)- Tập Khí Đẳng Lưu:

Chữ Đẳng là tương tợ, chữ Lưu là tương tục, nghĩa là tánh chất của mỗi một sự vật thì tương tợ và tương tục nên gọi là Đẳng Lưu. Ý nghĩa này giống như sự lưu động của nước sông, vĩnh viễn lưu chuyển tương tợ và tương tục, nhân và quả cũng chuyển hoá và biến đổi tương tợ và liên tục như thế không ngừng và cũng không gián đoạn. Căn cứ nơi Thức thứ tám, hiện tượng lưu chuyển của sanh mạng thì luôn luôn sanh ra hết đời này đến đời khác không bao giờ chấm dứt. Một thứ phần Khí có thế lực tác dụng khi huân tập thành tựu thật tại thì không bị hoại diệt được gọi là Tập Khí. Tập Khí là tên đặc biệt của chủng tử. Tập Khí Đẳng Lưu là chỉ cho pháp gì? Thành Duy Thức Luận giải thích rằng: “Do thiện, ác, vô ký trong bảy Thức huân tập khiến tăng trưởng”. Ba tánh của các pháp do bảy Thức trước làm năng huân và Thức Quả thứ tám làm sở huân, chủng tử tự loại của các pháp đều tự tại trên sanh mạng tức là trên Thức Quả thứ tám, những thứ chủng tử đây đều thuộc về chủng tử danh ngôn của tự loại sanh khởi. Những thứ Tập Khí (chủng tử) của Quả Đẳng Lưu này là thuộc về Thân Nhân Duyên tức là chủ thể sanh mạng luân hồi trong ba cõi. Những thứ Tập Khí của Quả Đẳng Lưu đó đều được gọi là Chủng Tử Danh Ngôn. Chủng Tử Danh Ngôn cũng có hai loại:

a)- Danh Ngôn Biểu Hiện Nghĩa Lý: các thứ ngôn ngữ tên gọi đều là phù hiệu danh xưng đại biểu cho tất cả pháp, là cơ sở của tất cả ngôn ngữ, là nguyên nhân của các thứ quan hệ trong xã hội, nghĩa là tư tưởng của nhân loại sở dĩ được trao đổi và lưu thông đều dùng đến danh ngôn làm đại biểu, cho nên nên Danh Ngôn được gọi là phù hiệu. Phù Hiệu Danh Ngôn là đại biểu cho sự thể và cho lý tánh, hoặc là giao thông tư tưởng. Chúng ta đều có những thứ tư tưởng ở trong tâm lẽ dĩ nhiên phải nhờ đến ngôn ngữ để diễn đạt, để trao đổi tri thức với người khác. Trong Dụng Hiện Đại Ngữ Lai nói rằng: “Tất cả danh xưng đều do sử dụng theo tập quán huân tập thành một thứ ý tưởng nơi tâm lý và trở thành chủng tử danh xưng.” Bao nhiêu dữ kiện trên, Danh Ngôn cũng đủ tư cách đại biểu được nghĩa lý cho nên gọi là Danh Ngôn Biểu Hiện Nghĩa Lý.

 b)- Danh Ngôn Hiển Cảnh: chúng ta nhận thức được những cảnh giới sở tri và mỗi khi quán niệm một thứ cảnh giới sở tri nào ở trong tri thức tức thì thứ cảnh giới đó đại diện biểu hiện lên, nghĩa là thứ cảnh giới nói trên xuất phát từ nơi bảy Thức trước phản ảnh ra ngoài. Thí dụ như trước kia đã thấy bản đen, giờ đây bảy Thức trước liền có thể phản ảnh ra một khái niệm về bản đen nói trên, cho nên Danh Ngôn Hiển Cảnh là chỉ cho hiện tượng cũng như sự hoạt động của Tâm và Tâm Sở. Tổng hợp hai thứ chủng tử Danh Ngôn nói trên gọi là Tập Khí Đẳng Lưu, nguyên vì cái duyên của Quả Đẳng Lưu là Năng Biến.

2)- TẬP KHÍ DỊ THỤC:

Dị Thục là tên như thế nào? Dị Thục tức là chỉ cho pháp quả và Dị Thục có ba cách giải thích:

a)- Một là Biến Dị Nhi Thục: bản thân của tất cả pháp là nhân và bản thân đó chuyển biến để thành thục là quả, Dị Thục là chỉ cho sự kết quả, tức là quả báo đã thành thục mà quả báo đây do nhân chuyển biến để thành thục nên gọi là Dị Thục.

b)- Hai là Dị Loại Nhi Thục: nhân và quả tuy cùng một loại tánh với nhau, nhưng nhân là nhân và quả là quả, nhân thì thuộc loại biệt tánh có thiện có ác nhưng quả thì thuộc loại tánh vô ký. Pháp quả nếu như thuộc loại thiện ác thì thiện mãi mãi là thiện và ác mãi mãi là ác mà không có sanh tử lưu chuyển, quả thiện ác này không thể kiến lập nơi cõi Niến Bàn giải thoát.

c)- Ba là Dị Thời Nhi Thục:  đây là căn cứ sự quan hệ nơi tánh thời gian mà nói, pháp nhân ngày hôm sanh ra không nhất định thọ quả nơi ngày hôm nay, thọ quả hoặc ở đời vị lai hoặc ở đời hậu lai, tức là nhân ở thời gian này mà quả ở thời gian khác. Nhân và quả khác nhau thời gian nên gọi là Dị Thời Nhi Thục. Tập Khí Dị Thục là như thế nào? Thành Duy Thức Luận giải thích: Tập Khí Dị Thục là do trong sáu Thức có thiện ác hữu lậu huân tập khiến cho tăng trưởng”. Tập Khí là nhân và Dị Thục là quả, nhân của quả Dị Thục gọi là Tập Khí Dị Thục. Hữu Lậu thì thông với thiện ác mà sáu Thức thì lại tương ưng với Tâm Sở Thiện và Tâm Sở Aùc cho nên gọi là Hữu Lậu, nghĩa là sáu Thức Tâm Vương và các Tâm Sở đều chưa ra khỏi ba cõi. Sanh mạng quả báo của chúng ta bị sanh tử lưu chuyển đều do tập khí của sáu Thức này sanh ra, đây là căn bệnh sanh tử và học Phật Pháp là quý ở nơi thông suốt được căn bệnh sanh tử này mới có thể giải thoát. Sáu Thức thì sanh ra tánh Dị Thục mà các Tâm Sở Thiện Ác của Nhân Dị Thục đây phát khởi sức mạnh của những năng lực hoạt động để tạo tác thành ra nghiệp gọi là Tập Khí Dị Thục và cũng gọi là Chủng Tử Nghiệp. Nghiệp nghĩa là một thứ hành vi tạo tác và do nghiệp dẫn phát để sanh ra quả nên gọi là Chủng Tử Nghiệp. Chủng Tử Nghiệp có hai loại: một là Chủng Tử Dẫn Nghiệp, nghĩa là một loại nghiệp chiêu cảm phát sanh quả báo chung, như tổng thể sanh mạng của loài người do năng lực chủng tử dẫn nghiệp này chiêu cảm làm người; hai là Chủng Tử Mãn Nghiệp, nghĩa là một loại nghiệp chiêu cảm phát sanh quả báo riêng biệt, như mỗi người trong tất cả loài người có chiêu cảm nghiệp báo riêng biệt mà người ta thường bảo là mỗi người trong nhân gian đều có những điểm không giống nhau.

 

b)- Ý NGHĨA QUẢ NĂNG BIẾN:

Hiện quả của sanh mạng chúng ta là do hai thứ tập khí đây biến hiện sanh khởi. Thành Duy Thức Luận giải thích: “Năng lực của hai thứ tập khí trong đó có Thức thứ tám sanh ra (quả báo chung) và hiện ra các thứ biệt báo (biệt tướng)”. Vấn đề này cần được trình bày rõ ở nơi đạo lý Năng Biến như thế nào trên quả (sanh mạng) của hiện hành. Theo Thành Duy Thức Luận giải thích:

1)- “Tập Khí Đẳng Lưu là nhân duyên và thể tướng tám Thức sai biệt sanh ra là Quả Đẳng Lưu, quả đây tương tợ như nhân”.

 2)- “Do Tập Khí Dị Thục làm duyên tăng thượng, Thức thứ tám cảm đến trước hết thực hiện Dẫn Nghiệp thường xuyên biến chuyển liên tục lập thành tên Dị Thục”.

Ý nghĩa Quả Năng Biến đây chính là Quả Đẳng Lưu và cũng là Quả Dị Thục Năng Biến, Tập Khí Đẳng Lưu hoặc gọi là Chủng Tử Đẳng Lưu thì có thật và cũng là Thân Nhân Duyên dùng để dẫn sanh thể tướng tự loại của tám Thức trở thành pháp quả của các thứ sai biệt. Chủng Tử Nghiệp Tập Khí của quả dị thục chỉ làm Tăng Thượng Duyên đề cảm ứng quả dị thục. Nơi hai thứ quả này trên hiện hành lại có thể phát khởi các thứ hoạt động huân tập và chuyển biến để kết thành chủng tử kế tiếp gọi là Quả Năng Biến. Nói cách khác, pháp quả hiện hành đây có thể biến hiện hai phần kiến và tướng, hoặc hai tướng chấp thủ ngã và pháp mà quả đó có công năng biến hiện nên gọi là Quả Năng Biến. Giả sử quả đây nếu như không biến hiện hai phần kiến và tướng hoặc hai tướng ngã và pháp thì không hội đủ điều kiện để có hai thứ chấp trước ngã và pháp. Do hai thứ phân biệt điên đảo chấp ngã chấp pháp lại tái huân tập vào Thức thứ tám thành chủng tử để làm nhân duyên cho sanh mạng đời sau.

Vũ trụ và nhân sanh của chúng ta đều do hai thứ nhân quả năng biến và sở biến nói trên hiện khởi, nghĩa lý của năng biến thì rất sâu và rất rộng mà ở đây chỉ nói sơ lược đại khái của nó để có khái niệm.

 

IV.- THỨ LỚP CỦA NĂNG BIẾN: 

Trong tiết mục thứ nhất ở trước, căn cứ nơi nguyên văn bài Tụng của Tam Thập Luận, Thức Thể Năng Biến của Duy Thức Học đã được thuyết minh tổng quát; giờ đây cũng theo thứ lớp nguyên văn của bài tụng này, Triết Học của Duy Thức xin lần lược trình bày. Trước hết y cứ theo nguyên văn của bài Tụng, Triết Học của Duy Thức được giải thích như sau:

1)- Dị Thục Năng Biến ---- tức là Thức thứ tám ---- thuộc về Bản Thể Luận.

2)- Tư Lương Năng Biến ---- tức là Thức thứ bảy ---- thuộc về Nhân Sanh Quan.

3)- Liễu Cảnh Năng Biến ---- tức là sáu Thức trước ---- thuộc về Tri Thức Luận. Tôi giảng giải tướng trạng ba Năng Biến ở trước là hoàn toàn căn cứ trên phương diện thứ lớp để giải thích. Năm ngoái tôi giảng giải Bát Thức Quy Củ Tụng nơi Di Bảo Thị Thích Lịch Phật Học Xả ở Mã Lai Á thì hoàn toàn căn cứ nơi quyển Bát Thức Trình Tự Giảng của Đại Sư Thái Hư. Tại Tân Thành Bồ Đề Học Hiệu, khi tôi giảng 30 bài Tụng này thì trước hết giảng sáu Thức trước, kế giảng Thức thứ bảy và sau đó giảng Thức thứ tám. Lời tựa tám Thức của Đại Sư Thái Hư là đầu tiên phân tích hai loại: phần tạp nhiễm của Lưu Chuyển Môn và phần thanh tịnh của Nghịch Chuyển Môn. Phần tạp nhiễm của Lưu Chuyển Môn gồm có:

 a)- Tri Thức Luận gồm có:

*- Năm Thức Trước và

*- Ý Thức thứ sáu

 b)- Vũ Trụ Quan gồm có: Thức thứ tám

 c)- Nhân Sanh Quan gồm có: Thức thứ bảy.

Phần thanh tịnh của Nghịch Chuyển Môn tức là chuyển tám Thức của phàm phu thành bốn Trí của bậc Thánh. Bốn Trí của bậc Thánh được chuyển từ tám Thức gồm có:

a)- Ý Thức thứ sáu chuyển thành Trí Diệu Quan Sát

b)- Mạt Na Thức thứ bảy chuyển thành Trí Bình Đẳng Tánh.

c)- Thức A Lại Da thứ tám chuyển thành Trí Đại Viên Cảnh.

d)- Năm Thức Trước chuyển thành Trí Thành Sở Tác.

Khi giảng Bát Thức Quy Củ Tụng, Đại Sư Thái Hư thay đổi thứ lớp của ngài Huyền Trang. Đại Sư nói: “Pháp Sư Huyền Trang thường dùng cổ đức trước kia để giảng Duy Thức, nghĩa là Pháp Sư trước hết giảng thẳng vào Thức thứ tám làm duyên khởi. Pháp Sư với mục đích đem thứ lớp của Thức thứ tám để ấn định quy củ, cho nên muốn thay đổi thứ lớp đầu tiên phải giảng năm Thức Trước để làm khởi điểm. Trong thứ tự giảng giải có một chút thay đổi dưới đây là giảng giải theo Thuận Chuyển và theo Nghịch Chuyển, nhưng sự thay đổi cách giảng giải này không phải là vô ý thức và đã được đề xuất sơ lược lý do ở trước (xem văn dưới đây dẫn chứng), chẳng qua giờ đây vấn đề Thuận Chuyển và Nghịch Chuyển điều cốt yếu ở chỗ là trình bày tổng quát từ đầu đến cuối thành một chương để làm sáng tỏ lý do. Trước hết chúng ta căn cứ nơi tâm lý của những kẻ phàm phu thuyết minh tường tận những bệnh khổ tạp nhiễm của họ từ vô thỉ cho đến ngày nay khiến họ biết rõ nguồn gốc của bệnh khổ và đã cảm nhận rõ nguồn gốc của bệnh khổ đó liền phát một chí nguyện lớn cho rằng tánh phàm phu hữu lậu nhiễm trước không bao giờ biết đủ cần phải cầu an lạc giải thoát, vã lại không chỉ cầu giải thoát nơi mình mà còn khiến cho tất cả hữu tình đều đạt đến chỗ cứu cánh,  cho nên mới nói đến phần thanh tịnh về sau,…”

Đại Sư đem bài tụng tám Thức đây chia thành hai phần, phần tạp nhiễm và phần thanh tịnh, với mục đích giảng phần tạp nhiễm trước và giảng phần thanh tịnh sau. Duy Thức Tam Thập Luận, phần đầu nói rõ về tướng và tánh của Duy Thức, nghĩa là biện minh sâu rộng phần tạp nhiễm thuộc thuận chuyển của các pháp và sau đó mới nói rõ ngôi vị của Duy Thức, nghĩa là biện minh phần thanh tịnh thuộc nghịch chuyển của các bậc Thánh. Riêng căn cứ nơi sự biện minh về phần tạp nhiễm trong tám Thức, Đại Sư Thái Hư trình bày:

“Nơi trong phần tạp nhiễm thuận lưu, loại thứ nhất là nói rõ Thức thứ sáu, loại thứ hai là nói rõ năm Thức Trước, loại thứ ba là nói rõ Thức thứ tám, loại thứ tư là nói rõ Thức thứ bảy. Căn cứ những yếu điểm nào để trình tự giảng giải? Lý do nhân loại bình thường nhờ Tâm Thức mới có thể quan sát được, phần lớn là nhờ Thức thứ sáu, như các thứ tư tưởng hoặc tâm lý tác dụng tình cảm..v..v….., những thứ đó đều là công dụng của Thức thứ sáu; vấn đề đây không những chỉ Phật Giáo mới có thể thuyết minh mà các học thuật của thế gian cũng có thể thuyết minh được, nhưng họ thuyết minh không được đúng hoàn toàn. Đơn cử về Thức thứ sáu đối với sự thật ở trên, họ giảng không được thông, nguyên vì họ cho rằng có Ý Thức phân biệt thì có tất cả cảnh giới phân biệt, như Thức thứ sáu có thể phân biệt màu vàng, màu xanh, màu đỏ, màu trắng..v..v….., nhưng trường hợp như người mù, Nhãn Căn của họ đã bị hư hoại không thể phát khởi được Nhãn Thức, nghĩa là không thể thấy được màu vàng, màu xanh, màu đỏ, màu trắng, thì lúc đó Ý Thức không thể nào hiểu biết và phân biệt được các màu sắc nói trên, cho nên loại thứ hai là cần phải thuyết minh năm Thức Trước, cốt yếu ở chỗ là năm Thức Trước hợp tác với Ý Thức thứ sáu đồng thời phát khởi hiện hành cùng nhau có thể phân biệt năm Trần Cảnh, như Nhãn Thức hợp tác với Ý Thức thứ sáu đồng thời phát khởi hiện hành cùng nhau có thể phận biệt hình tướng Sắc Trần; Nhĩ Thức hợp tác với Ý Thức thứ sáu đồng thời phát khởi hiện hành cùng nhau có thể phân biệt hình tướng Âm Thanh; cho đến Thân Thức hợp tác với Ý Thức thứ sáu đồng thời phát khởi hiện hành cùng nhau có thể phân biệt hình tướng Xúc Trần. Nhưng năm trần cảnh của Sở Phân Biệt đây từ nơi chỗ Không được tạo dựng ra mà chính năm trần cảnh của đối tượng để phân biệt đó thì có thật cho nên mới có hình tướng để phân biệt, như chúng ta hiện tại đại chúng đều có thể nhìn thấy cái Bồ Đoàn đây hình sắc của nó là vuông, hiển sắc của nó là vàng. Điều cốt yếu ở chỗ xứ sở của nó là cái Bồ Đoàn có thật nhờ đó Nhãn Thức và Ý Thức thứ sáu khi sanh khởi hiện hành mới có thể phân biệt, vả lại Bồ Đoàn đây mọi người đều nhìn thấy được, cho nên nó không phải do Thức của cá nhân hiện ra. Sáu cảnh tướng của năm Thức Trước cùng với Ý Thức thứ sáu đồng thời phân biệt đều từ nơi chỗ Không mà có và sáu cảnh tướng đó nếu như chẳng cho hiện có ngoài Thức thì nương nơi Thức nào để tạo ra? Vấn đề này cần phải suy luật lên một bậc nữa là đề cập đến Thức thứ tám. Hình tướng Khí thế gian thuộc sở duyên của năm Thức Trước đã không phải do năm Thức Trước đơn độc biến hiện, cũng không phải là pháp ở ngoài Tâm mà chính là do Thức thứ tám biến hiện cho nên gọi là bên trong biến hiện căn thân và bên ngoài biến hiện khí thế giới, tất cả đều là Tướng Phần Sở Duyên của Thức thứ tám biến hiện. Nói rõ hơn, đạo lý của Thức biến hiện này nên biết là đạo lý từ vô thỉ cho đến ngày nay đều do nghiệp lực dẫn dắt Thức thứ tám hiện thành căn thân và khí thế giới của một thời kỳ nằm trong phạm vi quy củ của nghiệp lực; như thế luận điệu của thế gian thường cho là “Tất cả vạn hữu đều do Tự Nhiên Giới sanh ra” hoàn toàn đều bị lật đổ. Nguyên vì “Nghiệp Quả” là do nghiệp lực dẫn dắt Thức thứ tám biến hiện mà không phải do “Tự Nhiên”. Nói về sự biến hiện từ nơi Thức thứ tám, sự biến hiện của Thức thứ tám xưa nay vốn đã có quan hệ tương tợ đồng loại với nhau. Như hiện tại Thức thứ tám của chúng ta đều biến thành loài người, đối với chúng ta đại chúng đây đều có thể thấy giống nhau một thứ hình sắc, đều có thể nghe giống nhau một thứ âm thanh, chẳng qua mặc dù thấy hình sắc giống nhau, nghe âm thanh giống nhau, nhưng cảnh giới lãnh thọ của anh Giáp chưa chắc giống nhau cảnh giới lãnh thọ của anh Ất, chỉ là biến hiện tương tợ với nhau mà thôi. Thức thứ tám đã biến hiện quan hệ tương tợ đồng loại với nhau cho nên hiển nhiên không có cách biệt nhau giữa mình và người, giữa ta và vật, nhưng chỉ do Tâm và cảnh của hữu tình tạo nên sự tương phản, hiển nhiên mới có sự cách biệt giữa mình và người, giữa ta và vật, rốt cuộc vì có cách biệt giữa mình và người từ đó tự ngã được chấp lấy làm trung tâm, mong cầu bảo tồn tự ngã làm cốt yếu, phát triển tự ngã, thù thắng tự ngã, cũng vì cái khuôn tự ngã cho là nồng cốt đối với người khác, ai ai cũng đều đấu tranh như thế không thôi. Sự cách biệt giữa mình và người như thế nào qua sự biến hiện quan hệ lẫn nhau của Thức thứ tám? Muốn biết sự cách biệt ấy giữa mình và người như thế nào qua sự biến hiện quan hệ lẫn nhau của Thức thứ tám chúng ta phải đề cập đến một loại nồng cốt thứ tư là công năng của Thức thứ bảy. Sự thành lập sanh mạng của hữu tình, sự phát triển tự ngã, sự biểu hiện nhân cách có thể phân tích từ nơi Thức thứ bảy để chứng minh.

Bốn loại Thức đã trình bày qua ở trên cũng được đề cập đến nơi trong các Khoa Học và Triết Học của thế gian. Như Triết Học của Tố Phát Thật Tại Luận là thuộc về triết học thường thức. Để phản đối triết học thường thức đây, Tự Ngã Duy Tâm Luận thành lập, phái này chủ trương tất cả cảnh tướng đều do phân biệt của Tự Ngã hiện bày. Nhưng tất cả cảnh tướng này đối với Phật Pháp cho rằng chẳng qua cũng chỉ là một bộ phận của công năng Thức thứ sáu thành lập mà thôi. Cho đến Khoa Học thì chú trọng thực nghiệm làm căn bản, đi bày xích tất cả chủ thuyết không tưởng huyền đàm; họ nghĩ rằng căn cứ nơi xác thực thì chứng minh mới rõ ràng và mới có thể tồn tại, nhưng Khoa Học Tự Nhiên và Triết Học Tân Thật Tại Luận của Tố Phát cũng đều từ nơi Thức thứ sáu suy luận qua năm Thức Trước để hiểu biết, cho nên Tự Ngã Duy Tâm Luận bị đả phá. Các nhà Khoa Học và Triết Học của thế gian không thể nào dễ dàng suy tưởng đến để hiểu biết được nguyên lý cảnh tướng đều tồn tại ngoài vấn đề không bị câu thúc bởi sáu Thức Trước trong việc khởi hiện hành hoặc không khởi hiện hành, nguyên lý cảnh tướng đều tồn tại ngoài sự câu thúc bởi sáu Thức Trước chính là cảnh tướng bản chất của Thức thứ tám biến hiện bao gồm cả tướng phần của cảnh tướng bản chất do Thức nói trên biến hiện, thứ nguyên lý này vô cùng thâm sâu khó hiểu và cũng chính là chỗ mê mờ của người đời mà họ chưa bao giờ biết đến. Nguyên vì không rõ được Thức thứ tám cho nên thế gian có nhiều thuyết chủ trương, như các học thuyết Duy Tâm Luận cho vũ trụ là của Khách Quan, các nhà Tôn Giáo cho vũ trụ là của Thần Linh. Khách Quan Duy Tâm Luận cho rằng vũ trụ hiện khởi là do Tinh Thần Khách Quan Tồn Tại tạo thành, các Tôn Giáo cho rằng vũ trụ là do vị Thần duy nhất sáng tạo. Hai thứ học thuyết này đều thuộc về loại mê chấp, chưa từng sáng tỏ học thuyết Thức thứ tám. Nếu bảo rằng Tinh Thần mới là phổ biến, Thần Linh mới là duy nhất, nhưng tại sao tất cả chúng sanh hữu tình lại có các thứ tinh thần tự ngã sai biệt nhau, mà ở trong các thứ tinh thần tự ngã sai biệt đó tại sao lại có các thứ vũ trụ không giống nhau như thế? Xem ra trên sự thật, hai học thuyết đây của họ đều không được thông suốt và vũ trụ không thể nào thuyết minh nếu như không đề cập đến Thức thứ tám. Cũng như nếu không đề cập đến Thức thứ bảy, sự sai biệt các thứ tự ngã, sự ngăn cách giữa mình và người thì không thể nào thuyết minh. Còn bảo rằng tự ngã của hữu tình là do Thần Linh phân chia khai mở để thành lập và nếu quả như thế thì Thần Linh không xứng đáng để cho chúng sanh sùng bái!? Kỳ thật sự sai biệt các thứ tự ngã cũng như sự ngăn cách giữa mình và người nói trên chính là do công năng của Thức thứ bảy tạo ra mà trong Phật Pháp đã trình bày. Hiện tại sự thấy biết của các Khoa Học, của các Triết Học và của các Tôn Giáo đại để đều giống nhau, nghĩa là còn mờ mịt chưa biết gì đến Thức thứ bảy và Thức thứ tám. Họ chỉ có thể bàn luận đến một bộ phận đồng nhất là nơi sáu Thức Trước. Nơi trong sáu Thức Trước, họ có thể quan sát và so sánh Thức thứ sáu rất dễ dàng, nhưng họ hoàn toàn mù mịt về Thức thứ bảy và Thức thư tám. Đối với vấn đề vũ trụ và nhân sanh, hai Thức thứ bảy và thứ tám đây thì vô cùng trọng yếu, cho nên họ muốn thuyết minh vũ trụ quan mà không rõ Thức thứ tám thì không thể được; cũng như họ muốn thuyết minh nhân sanh quan mà không rõ Thức thứ bảy thì không thể được. Chỉ vì hai thứ vi tế khó biết này, cho nên vấn đề Thức thứ bảy và Thức thứ tám sẽ theo trình tự thứ lớp của chúng nó để giảng giải mà không theo thứ tự của nguyên bản đã có để trình bày, nghĩa là chỉ căn cứ nơi Tâm tạp nhiễm của phàm phu tức là thuận theo tâm lý của phàm phu mà hiển bày phần thô thiển dễ hiểu biết để làm điểm xuất phát và sau đó mới đi lần đến từng lớp từng lớp thâm sâu, nghĩa là mới bàn đến chỗ vi tế sâu xa khó hiểu kia, cho nên gọi là Phần Tạp Nhiễm Thuận Chuyển.”

Nguyên văn Bát Thức Quy Củ Tụng đem tám Thức tổ chức thành bốn loại; nhưng Duy Thức Tam Thập Luận thì lại đem tám Thức phân làm ba loại, tức là đem năm Thức cùng với Thức thứ sáu hợp lại làm một gọi là Thức Liễu Biệt Cảnh, đây là sự phân loại khác nhau giữa Bát Thức Quy Củ Tụng và Duy Thức Tam Thập Luận. Lại có một điểm đặc biệt ở chỗ là ba mươi văn tụng của Duy Thức đều không hề nói đến Tướng Thanh Tịnh của tám Thức mà chỉ phân tích đầy đủ về Tướng Trạng Tạp Nhiễm của tám Thức để thuyết minh. Cho đến đối với thứ lớp trước sau của tám Thức, năm tôi đến Bồ Đề Học Hiệu Tân Khái Dữ ở Mã Lai Á  khi giảng Tam Thập Luận này, tôi đầu tiên giảng sáu Thức Trước của Liễu Biệt Năng Biến, kế đến giảng Thức thứ bảy của Tư Lương Năng Biến và sau cùng giảng Thức thứ tám của Dị Thục Năng Biến. Đây là lối giảng theo thứ bậc mà trong đó không theo thứ tự, nghĩa là chiếu theo thứ lớp của nguyên văn bài Tụng để giải thích. Ngày nay các đọc giả nếu như căn cứ nơi quyển sách này để hiểu biết thì dễ dàng phát khởi sự kiến giải và vấn đề biến hiện, thứ lớp ba Năng Biến đã giải thích được một ít: trước hết giải thích Thức Năng Biến Liễu Cảnh, kế đến giải thích Thức Năng Biến Tư Lương và sau cùng giải thích Thức Năng Biến Dị Thục. Đây là ý kiến của Đại Sư Thái Hư và ý kiến này đại thể thì giống nhau, nhưng chỉ khác nhau ở chỗ là Đại Sư trước hết lại đem Thức thứ tám của Vũ Trụ Luận để thuyết minh Thức thứ bảy của Nhân Sanh Quan, còn tôi thì lại khác hơn là trước hết thuyết minh Nhân Sanh Quan và sau đó mới nghiên cứu Vũ Trụ Quan.


 

---o0o---

 

Mục Lục > Chương 1 > Chương 2 > Chương 3 > Chương 4

Chương 5 > Chương 6 > Chương 7 > Chương 8

 

---o0o---

Trình bày: Nhi Tuong
Cập nhật: 01-11-2007

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

ngoẠi kinh phà t b瓊o Phật giáo Nhớ luật nghi khất sĩ Sữa nhã Ni lần Thăm chùa diệu viên chua dong dac mà Chay tỷ kheo khất thực nuôi cha mẹ được ảnh thiện Lúc Là Štấm thầy dua Nhất ba cau chuyen dang suy ngam ve triet ly song cua Dịch ly tôi GiÒ phóng cui Đức Phật và lời dạy của cha tôi day PhÃÆp la prajnatara hiểu hoc phat xuan ve thay ao moi chua bac ai Thực hiện bộ phim tư liệu về dong co va nguyen vong Vận động Chùa Linh Sơn họa Phật giáo nguoi mu thap den lá Ÿ Tri Năm Hà Nội Lễ tưởng niệm 18 năm Đệ Bất ổn tinh thần làm tăng nguy cơ bệnh su dong gop cua duc dalai lama thu 14 cho nen tu Một số loại trái cây không tốt như 因果回德 hoÃƒÆ tuoi Thế giới có gần một tỉ người hút chua hong duc quả ThẠy dùng Vesak thiêng liêng Tiêu thưa î ï huy