Vài nét Phật học trong tư tưởng của I. KANT KURT SCHMIDT

 

 

 

 

 

 

Vài nét Phật học trong tư tưởng của I. KANT KURT SCHMIDT


Thái Kim Lan chuyển ngữ
 

    Triết gia Đức I. Kant đã không biết gì về lời dạy của Đức Phật. Quả thật, ông đã không thể biết một tí gì về lời dạy ấy, bởi vì ông đã sống từ năm 1724 cho đến năm 1804, mà mãi đến năm 1821 những đoạn văn đầu tiên của tạng Kinh Phật giáo mới xuất hiện ở châu Âu, trước tiên là những tài liệu của truyền thống Bắc tông với các văn kiện viết tay chữ Sanskrit được ông Hodgson, Công sứ Anh quốc tại Raja ở Nepal khám phá ra, và một số tài liệu của Nam tông, Tam tạng Pali do ông George Turner tìm được tại Ceylon. Những gì về đạo Phật được phổ biến ở châu Âu trong lúc sinh thời của ông đều dựa vào những bài tường thuật du lịch, đã được Kant tóm tắt lại và ghi vào trong tác phẩm "Điạ dư vật lý" (Physische Geographie). Tác phẩm này gồm những ghi chép bằng tay do chính Kant ủy nhiệm cho học trò của ông tên Friedrich Theodor Rink xuất bản năm 1802. Trong chương 3 với tựa đề "Nhận xét tóm tắt về những điều đáng chú ý cao đẹp nhất của tất cả các nước trên thế giới theo thứ tự địa dư", chúng ta có thể đọc về Trung Hoa như sau:

" Môn phái của Fo (Kant đã không hiểu "Fo" là chữ Trung hoa dùng để chỉ Đức Phật) là môn phái đông tín đồ nhất. Trong hình ảnh "Fo" này được hiểu là một Thánh trí đã được hóa thân. Thánh trí này nhập vào một vị Lạt ma tại Barantola ở Tây Tạng và được mọi người chiêm bái, sau khi Lạt ma chết thì Thánh đức này lại nhập vào trong một Lạt ma khác. Những nhà sư xứ Tây Tạng của "Fo" được gọi là Lạt ma, còn ở Trung Hoa thì được gọi là thầy tu. Những người truyền giáo Thiên Chúa giáo diễn tả tín ngưỡng liên quan đến "Fo" theo tư duy đạo Chúa rằng tín ngưỡng này không gì khác hơn là một hình thức đạo Thiên Chúa bị thoái hóa thành một khuynh hướng vô thần phổ biến rộng lớn. Theo lối nhìn của những người này thì Thánh trí được tạc thành ba ngôi, ngôi thứ hai đã làm ra định luật và đã chảy máu cho loài người. Theo họ, vị Đại Lạt ma cũng điều hành nghi lễ Sacrament với bánh mì và rượu".

Về nước Xiêm (Thái Lan), Kant viết:

"Họ có rất nhiều tu viện cho các vị nữ và nam tu sĩ, số lượng còn nhiều hơn các tu viện ở Bồ Đào Nha. Các vị thầy tu được gọi là Tỳ kheo. Họ dạy rằng tất cả những gì trên thế gian, hữu tình cũng như vô tình đều có một linh hồn, đi từ thể xác này qua thể xác khác. Họ còn cho biết là chính họ cũng nhớ lại được sự di chuyển này... Họ bác bỏ ý niệm thiên hựu linh ứng nhưng dạy rằng việc ác sẽ bị trừng phạt một cách quyết định theo kiểu số mạng và đạo đức sẽ được đền bồi. Họ không thích đổ máu, không ép nước từ các cây cỏ, không giết thú vật, mà chỉ ăn thịt con vật khi nó đã chết rồi. Bởi thế họ ít chiến tranh với người Miến Điện (Myanmar). Các vị Tỳ kheo sống bằng khất thực, họ rất nhân từ và đạo hạnh. Thật ra người theo đạo này không thờ phụng một đấng tối cao, mà thờ vị SOMMONA CADAM (rõ ràng là Kant đã viết lại sai lầm tên SAMANA GOTAMA, ghi chú của Schmidt), đã là một vị Tỳ kheo đạt đến trạng thái cực lạc - trạng thái mà con người qua nhiều kiếp lang thang trong một thể xác khác cũng có thể đạt đến bằng cách phối hợp linh hồn của mình với linh hồn của vũ trụ như là một đốm sáng trong bầu trời. Nhưng riêng Sommona Cadam nhờ vào tính chất thần linh mà đạt được quả vị ấy. Những người Vô thần bị đày vào kiếp luân hồi hoá nhập thể xác của người khác. Theo các vị Tỳ kheo, sự vô nhạy cảm là hạnh phúc tột cùng. Khi chết, xác của họ được thiêu".

Về nước Miến Điện (Myanmar), Kant viết:

"Những Tỳ kheo người Pegu được ca ngợi là những vị hiền từ nhất thế giới. Họ sống bằng đi khất thực tại mỗi nhà và bố thí những gì họ không cần đến cho người nghèo, họ hành thiện cho tất cả những sinh linh mà không phân biệt tôn giáo. Họ tin rằng Thượng đế đã tìm thấy nơi sự khác biệt tôn giáo niềm vui thích và họ cho rằng bất cứ tôn giáo nào làm cho con người từ tâm và nhân hậu đều tốt cả. Họ cố gắng nhiệt tình giải hòa mọi tranh chấp giữa con người với nhau".

Về nước Tích Lan (Sri Lanka) Kant viết:

"Họ thờ phụng vị thần cao cả nhất, nhưng cũng sùng bái các biểu tượng thần linh và anh hùng. Theo truyền thuyết, họ kể rằng trên mỏm Pic d' Adam có dấu chân của vị Thượng đế là Đức Phật. Họ tôn thờ dấu chân ấy. Người ta tìm thấy ở nước này một đền thờ nguy nga và rất cổ, đền này xưa kia chắc đã được xây dựng vào một thời của một vị quân chủ đầy thế lực cai trị. Bởi vì hiện nay mọi sửa đổi tân trang vẫn không cần thiết".

Về nước "Kalmuecken" (hiểu là Tây Tạng), Kant viết:

"Ở Baranthola, hay như những người khác còn gọi là Potala, ngự trị vị sư cao nhất của người Mông Cổ, một hình ảnh tương đương thật sự với ông Giáo hoàng. Những vị tu sĩ của tôn giáo phổ biến từ xứ Mông Cổ cho đến biển Trung Hoa này được gọi là những Lạt ma; tôn giáo này hình như là một loại Thiên Chúa giáo đã biến thể thành một thứ ngoại đạo mù quáng nhất. Họ cho rằng, Thượng đế có một người con, xuất hiện ở thế gian như một con người trần gian dưới dạng của một kẻ hành khất trên cõi trần, chỉ có một việc duy nhất trên đời là làm cho người khác hạnh phúc. Vị khất thực này là người cuối cùng được đưa lên cõi trời. Gmelin đã nghe điều này từ miệng của một vị Lạt ma. Họ cũng có một vị Thần mẫu ở đất thánh mà họ vẽ tượng để thờ. Người ta cũng thấy họ mang tràng hạt. Những nhà truyền giáo tường thuật rằng họ cũng tạc tượng ba ngôi, và vị Đạt lai Lạt ma cũng làm lễ thánh thần với bánh mì và rượu, nhưng không ai ăn bánh đó. Vị Lạt ma này không chết; theo họ, linh hồn của vị ấy nhập ngay liền vào một thể xác khác, có thể dạng giống hệt vị Lạt ma trước. Những vị giáo sĩ thấp hơn cũng cho rằng họ đã được thánh linh nhập hóa và chính những người Trung hoa cũng gọi một vị như thế là vị Phật sống".

Trên đây là tất cả những gì Kant có thể nghe biết về Đức Phật. Về những điều chính do Đức Phật dạy, Kant đã hoàn toàn không biết một mảy may. Điều ấy lại càng làm tăng sự chú ý về một vài điểm tương đồng với tư tưởng của Phật trong những thành quả suy tư mà Kant đã rút ra từ tri thức riêng tư của chính ông.

Trong cuốn "Phê bình lý trí thuần túy", lý thuyết cơ bản II, phần II, phân đoạn II, tập I, phần chính, Kant đã triển khai lý thuyết Vô ngã. Ở đó, ông đã phản chứng lập luận cho rằng có một linh hồn phi thể chất, bất biến, bất tử và đi đến kết luận:

"Giờ đây chúng ta đã nhận ra trong cái nhìn trực quan nội tại không có cái gì tồn tại mãi mãi cả, bởi vì cái Tôi chỉ là dòng ý thức của chính tư duy của tôi mà thôi; như thế ngay cả khi chúng ta dừng lại nơi tư duy, sẽ khiếm khuyết điều kiện cần để áp dụng khái niệm bản thể (Substanz) - nghĩa là khái niệm về một chủ thể tự thể - vào chính nó như một thực thể tư duy, từ đó cùng với y niệm thực tại khách quan của khái niệm bản thể, tính cách đơn thuần của khái niệm này hoàn toàn mất đi mà chỉ còn lại như là một đồng nhất tính luận lý phẩm cách của tự ý thức trong tư duy mà thôi, chủ thể, bất luận huân tập hay không, đều luôn luôn biến đổi".

Tiếp theo lập luận trên, Kant đã đưa ra một "phản luận" rốt ráo phá vỡ "luận cứ chứng minh sự trường tồn của linh hồn do Mendelsohn chủ trương".

Đọc tiếp "Phê bình lý trí thuần túy", chúng ta sẽ đi đến phần "Nghịch luận nhị nguyên của lý trí thuần túy" (Antinomien der reinen Vernunft), ở đó Kant đã chứng minh chính những câu hỏi, mà Đức Phật đã nhất thiết từ chối không trả lời vì không có ích lợi cho sự tu chứng trên phương diện luận lý đều không thể có giải đáp, đó là: thế giới vĩnh cữu hay giới hạn về thời gian? Thế giới vô hạn hay hữu hạn về không gian?

Đức Phật dạy rằng lòng tin vào phép lạ của những sùng bái nghi lễ và thánh lễ (si labbataparâmâno) mà Karl Neumann đã dịch sai là "sự chấp trước vào hành động đạo đức" - một trong ba sự ràng buộc làm cho ta gắn chặt với thế giới vật chất và ngăn cản sự vươn đến giải thoát. Kant cũng đã nhận ra điều này trong tác phẩm xuất bản năm 1793 "Tôn giáo trong giới hạn của lý trí thuần nhất"  (III, I, VII),  ông nói:

"Lòng tin vào một tôn giáo phục vụ Thượng đế là một lòng tin khổ sai thưởng phạt (fides mercenaria, servilis) không thể được xem là lòng tin đem đến hạnh phúc bởi vì nó không có đạo đức. Bởi vì đức tin đem đến hạnh phúc phải là một lòng tin tự do, được khởi từ những quán tưởng của tâm (fides ingenua). Lòng tin thứ nhất cho rằng qua các hành động thờ cúng (des cultus) - những hành động mà tự bản chất của chúng (dù cho rất là khó nhọc) không có giá trị luân lý gì cả mà chỉ là những hành động xuất phát từ sự sợ hãi hay từ sự hy vọng, ngay cả người ác cũng có thể làm được để làm vừa lòng Thượng đế. Trong lúc ấy, lòng tin thứ hai đòi hỏi sự trầm tư có tính đạo đức toàn thiện như điều kiện tiên quyết cho đức tin của mình".

Cũng giống như Đức Phật, Kant gọi lòng tin vào sự hiệu quả của các hành động nghi lễ là một sự trói buộc:

"Phần chủ đạo của truyền thuyết thần linh với những thứ phụ tùng lủng lẳng, tượng thờ và những giáo luật đã có một thời phụng sự đắc lực cho tôn giáo dần dà trở nên không cần thiết, và rốt cuộc trở thành ràng buộc, khi con người bước vào tuổi thanh niên. Bấy lâu, con người (loài người) đã là "một đứa trẻ khôn ngoan như một đứa trẻ" và đã biết liên hệ sự thông thái hay cả một triết lý phục vụ nhà thờ với với những nội quy mà người ta đặt định cho nó, nhưng một khi "con người đã trưởng thành thì con người sẽ từ bỏ những gì trẻ con". Sự phân biệt miệt thị giữa giáo dân và giáo sĩ không còn nữa, và tính bình đẳng xuất phát từ sự tự do thật sự, nhưng không trở thành một loại vô chính phủ (Anarchie), bởi vì mỗi một người đều tuân theo giới luật (không thờ tượng) do mình đưa ra, nhưng đồng thời người ấy phải xem định luật này như là ý muốn của vị cai trị thế gian được mặc khải cho lý trí của con người".

Đức Phật từ bỏ hình thức tự hành xác, cho là thấp kém, xấu xa và vô ích. Cũng thế, trong tác phẩm nói trên (IV, 2, §), Kant viết:

"Sự tự hành khổ càng ít lợi ích chừng nào, càng ít nhắm đến sự cải thiện tổng quát cho con người chừng nào thì chúng lại có vẻ thánh thiện chừng ấy, lý do đơn giản là vì chúng không nhằm một mục đích ích lợi trên thế gian, mà chỉ tốn công sức để chứng tỏ sự phục tùng đối với Thượng đế... Ở đây lộ rõ tính chấp trước vào một tiến trình, mà riêng đối với chính nó, tiến trình này không có giá trị đạo đức ngoài khả năng như một phương tiện nâng cao trình độ suy tưởng cảm xúc theo kịp với những ý tưởng trí thức của mục đích cuối cùng hay ngược lại để chế ngự những khuynh hướng đi ngược lại lý tưởng ấy. Trong tiến tình tự tra tấn này, chúng ta cố đưa vào giá trị của mục đích, hay xa hơn nữa, chúng ta tạo ra một trạng thái tâm lý cho sự cảm nhận những trầm tư quy phục Thượng đế (gọi là mật niệm) được xem là giá trị của mục đích. Do đó, tiến trình này chỉ là một trạng thái điên rồ tôn giáo, sự điên rồ này có thể chấp nhận tất cả những hình thức, trong vài hình thức nó giống với giá trị đạo đức hơn trong các hình thức kia, nhưng tựu trung trong tất cả các hình thức, sự điên rồ này không được xuất hiện như một ảo tưởng tình cờ mà như một qui ước, tạo cho phương tiện thay vì mục đích một giá trị, bởi lẽ nếu căn cứ vào mục đích này, sự điên rồ tôn giáo sẽ lộ rõ trong mọi hình thức sự chệch hướng và khuynh hướng lường gạt được che đậy."

Trong § Kant viết : "Ngoài thái độ sống thuần thiện, tất cả những gì con người nghĩ mình có thể làm để vừa lòng Thượng đế đều chỉ là sự điên rồ tôn giáo và sự thờ phụng hậu môn (Afterdienst) Thượng đế."

"Đây là một sự điên rồ mê tín khi nghĩ rằng qua những hành động mà con người có thể thực hiện được y có thể sẽ làm vừa lòng Thượng đế (ví dụ theo những giáo điều biểu tượng hay qua sự tuân lệnh những giáo luật và sự chăn dạy của nhà thờ hoặc những thứ tương tự như thế) mà không cần phải phát triển thiện tâm của chính mình".

Trong § Kant viết : "Tập đoàn giáo sĩ như thế là hiến pháp của của một nhà thờ, có tính cách phục vụ mê tín chỉ xảy ra khi thay vì những nguyên tắc đạo đức, những giáo điều thờ phụng, những tín điều và giáo luật xen vào làm nền tảng của lòng tin."

Đức Phật đã khuyên chúng ta không nên tin mà chỉ nên noi theo những gì chính chúng ta đã nhận ra là đúng thật. Cũng thế Kant viết trong tác phẩm đã nêu ra ở trên (IV, 2, §) :

"Nhưng nếu nhà thờ muốn tuyên bố một điều bí ẩn, thì mặc khải này nhằm để thúc đẩy con người TIN theo và QUI VỀ (dù cho hình thức ngoại tại hay nội tại) xét cho cùng cũng chỉ nhắm vào việc làm vừa lòng Thượng đế, đó là một sự điên rồ tôn giáo nguy hiểm. Bởi vì sự tin tưởng này như một hồi hướng nội tâm về những điều có thật lại là một hành động bị bắt buộc từ sự lo sợ rằng một người thành thật chỉ muốn đi theo những điều kiện khác hơn là nghe theo sự mặc khải nói trên, bởi vì, người ấy nhận rõ tất cả những phục vụ nô lệ khác là những điều thừa thãi, còn ở đây, y có thể chống đối lại sự mặc khải ấy nếu chân lý mặc khải không thuyết phục được đương sự".

Qua các tác phẩm của ông, chúng ta cũng tìm thấy được trong thái độ sống của Kant nhiều điều làm ta nhớ đến Đức Phật. Khi Kant, một kẻ sống độc thân, vào mùa Hè năm 1786, lần đầu tiên nhận chức Khoa trưởng của Đại học Koenisberg, một sinh viên đã tặng cho ông một bài thơ khá dài, với lời ca ngợi ông như là:

"Người cha, nhà lãnh đạo, người bạn và vị thầy,

Trái tim người không bao giờ  nhỏ nhen tìm danh vọng

Không bao giờ lụy thuộc bản năng kiêu hãnh thấp hèn

Người đã sống một cuộc đời thánh thiện

Như lời người đã từng năm tháng dạy răn" .

Mỗi ngày Kant luôn luôn thức dậy sớm đúng 5 giờ sáng, và trong tuổi già ông chỉ dùng một bữa cơm trưa. Cũng ở điểm này, Kant đã sống giống như Đức Phật mà tự mình không hay.

(Dịch từ bản tiếng Đức: Buddhistisches bei Kant)

        

 

 

---o0o---

Nguồn: chuyenphapluan.com
Trình bày: Nhi Tuong

Cập nhật: 01-11-2007

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

礼佛大忏悔文 僧人心態 トo lăn ưng thư thiên thần vẽ ước mơ Húy kỵ Đệ nhất Tổ sư Sắc tứ Thiên Hoằng x mẹ 净空老法师临终遗言 Thương 経典 ปฏ จจสม dung che ai het phát 簡単便利戒名授与水戸 trùng Kết 仏道を習うというは自己を習うなり 崔红元 永代供養 横浜 ç å ä¹ nhung khac biet giua thien va yoga 写経 テ 曹洞宗とは 仏壇 激安仏壇店 mật cung ram thang 7 the nao cho dung voi tu tuong cua 盂蘭盆会 応慶寺 Ï พ ทธ HoẠ正觉教团 30 tang xan 497602 t Sữa có thật sự cần thiết cho tap 佛教词汇 anh huong cua mang xa hoi den khau nghiep cua 僧伽吒經四偈繁體注音 住相 video so luoc tieu su ht thich tri 中国佛度 世界悉檀 song y lai dua dam la can benh hiem ngheo เพรงดนต ฟ สโตร ส รา Mùa thi ơi ta nhớ 佛教 师徒相摄