Bát thức quy củ tụng Trang chú.

 

 

 

 

 

BÁT THỨC QUI CỦ TỤNG TRANG CHÚ

Quảng Minh dịch

 

Mục Lục

Lời nói đầu

Lời tựa

Chương 1: Năm thức trước

Chương 2: Thức thứ sáu

Chương 3: Thức thứ bảy

Chương 4: Thức thứ tám

Phụ lục

Sách tham khảo

 

 

LỜI NÓI ÐẦU

 

Bát thức qui củ tụng Trang chú được cho là của ngài Huyền Trang hay đệ tử của ngài biên tập, là một trong những tác phẩm thường được xem là phổ thông nhất về Duy thức học.

Duy thức trong Bát thức qui củ tụng mang nặng tánh chất luận lý học.  Các bài tụng cô đọng những nhận thức của ngài Huyền Trang về Duy thức, mà trong đó chú trọng đến hình thái và đối tượng của nhận thức, ngang qua sự khởi điểm từ phạm trù tam tánh, tam lượng và tam cảnh.

Tác phẩm chia làm 4 đoạn, mỗi đoạn chỉ vỏn vẹn 12 câu tụng, và như thế toàn tác phẩm chỉ có 48 câu tụng.  Ðoạn một, nói về năm thức trước;  đoạn hai, nói về ý thức, tức thức thứ sáu; đoạn ba, nói về thức Mạt na, tức thức thứ bảy; đoạn bốn, nói về thức A lại da, tức thức thứ tám.  Mỗi đoạn đều chỉ rõ về thể tánh, hành tướng, hoạt dụng và quả vị của mỗi thức.

Vạn pháp duy thức, là nói các pháp toàn là duy thức:  một là, vì các pháp không có gì thật cả; hai là, vì các pháp đều liên hệ đến 8 thức;  ba là, vì chủ thể nhận thức bao giờ cũng có đối tượng nhận thức.  Thức A lại da được gọi là căn bản y vì các pháp nhiễm tịnh được bao quát và phát sanh.  Thức mạt na và ý thức được gọi là nhiễm tịnh y và phân biệt y của các pháp nhiễm tịnh, vì các pháp do ý và ý thức mà thành nhiễm tịnh.  Năm thức trước chỉ nhận thức 5 cảnh mà không có phân biệt vọng chấp.  Trong sự phân biệt vọng chấp, ý thức đóng vai chính, 5 thức trước đóng vai phụ, thức Mạt na là đạo diễn, thức A lại da là nhà sản xuất.  Cốt lõi của sự tu là làm sao chuyển hóa sự vọng chấp phân biệt của ý thức thành trí vô trần, tức cái trí giác ngộ thực tướng không thật của trần cảnh.  Quá trình chuyển vọng qui chân này đòi hỏi ý thức mà tâm sở tuệ làm chính, cùng với các tâm sở biệt cảnh khác và các tâm sở thiện giằng co mãnh liệt chống lại những vọng tưởng điên đảo do phiền não căn bản và   phiền não tùy thuộc dẫn dắt.  Ý thức luôn phát triển theo bản năng tự ngã của thức Mạt na vốn được xây dựng trên căn bản kiến và ái.  Qua đó, tu tập là chế ngự và cắt đứt sự phát sanh liên tục cái ý thức tự ngã hay ngã chấp.  Tin có thức A lại da là tin vào thể tướng dụng của Tâm:  thể của Tâm là năng tánh huân tập các pháp tạp nhiễm hay thanh tịnh, tướng của Tâm là biểu hiện của các tâm vương và các tâm sở, dụng của Tâm là nhiễm ô có thể hủy diệt, thanh tịnh có thể thích ứng.  Nói cách khác, tu tập là bội trần hiệp giác, là bỏ nhiễm ô mà thành thanh tịnh, là chuyển bỏ 8 thức mà thành tựu 4 trí, mà thuật ngữ Duy thức gọi là chuyển thức. 

Tác phẩm này còn có một giá trị đặc thù là 51 tâm sở được định nghĩa một cách rõ ràng và chính xác.  Ðiều này sẽ giúp rất nhiều cho người bước đầu học Duy thức. 

Qui là một loại thước tròn.  Củ là một loại thước vuông.  Thước là dụng cụ đo đạc, làm ni tấc để thiết lập các vật dụng.  Hiệp cả pháp (bát thức) và dụ (qui củ), nên gọi là Bát thức qui củ tụng. 

 

Vía Ðức Quán Thế Âm Bồ Tát

19/9/ Ðinh Hợi (29/10/2007)

Quảng Minh

 

 

LỜI TỰA 

 

Bộ Bát thức qui củ tụng của ngài Huyền Trang đại sư chưa từng thấy chỗ nào biên chép rằng ngài tự chú giải lời tụng đó. 

Mùa hạ năm Ðinh Mão, tôi ở nơi chùa Linh Ẩn đất Hổ Lâm.  Lúc đó có ngài Ðàm Huyền [1] đường chủ, người ở đất Tương, là bậc học rộng nghe nhiều.  Ngài nói với tôi rằng, trong đại tạng kinh hiện có bản khắc bộ Bát thức qui củ tăng sao, đời nhà Minh.  Trong bộ ấy chép rằng, đời nhà Ðường, ngài tam tạng pháp sư Huyền Trang chú giải lời tụng.  Ðời nhà Minh, ngài Lỗ Am pháp sư, hiệu là Phổ Thái, bổ chú thêm.  Ðời nhà Minh, ngài Tử Bá thiền sư, hiệu là Ðạt Quán, giải rõ lời chú.  Ðệ tử thọ giới bồ tát là ông Lý Ngự Phương làm lời tăng sao.  Bạn đồng giới của ông là Tạ Phan Lâm, hiệu là Hữu Thọ, tham cứu và hiệu đính thêm. 

Những lời chú giải và bổ chú thêm trùng lập lẫn lộn, rõ ràng là do người đời nhà Minh làm ra.  Chỉ có lời chú giải của ngài Huyền Trang, tức là bộ Bát thức qui củ tụng Trang chú này, xét về danh và kiểm lại sự thật thì câu nghĩa thật là già dặn, quyết chẳng phải là những người sau đời nhà Ðường có thể gá mượn được.  Tuy chẳng đoan chắc là ngài Huyền Trang tự chú giải, nhưng những lời chú giải đó ắt cũng từ những bậc hiền đồ của ngài Huyền Trang thuật lại.  Ðược như thế thì rất đủ làm của báu vậy. 

Trong bộ Bát thức qui củ tăng sao, tôi thấy nơi lời chú giải của ngài Huyền Trang và của ngài Phổ Thái có sự xen tạp lộn xộn, câu và chữ cũng có đôi lúc sai lầm.  Vì vậy, tôi bèn xem xét chính chắn qua một lượt và vâng theo lời dạy của ngài Ðàm Huyền đường chủ, gạn lọc sao chép lại, cho ghi vào bộ Hải triều âm số 16, trang 8, hàng 8 để thật chứng vậy. 

Thái Hư đại sư [2]

 

 

 

Chương 1:  NĂM THỨ TRƯỚC 

Tánh cảnh, hiện lượng, thông tam tánh 

(Năm thức trước chỉ duyên với tánh cảnh, hiện lượng, và gồm đủ 3 tánh) 

Câu này nói về năm thức trước.  Năm thức trước, đối với ba cảnh chỉ duyên với tánh cảnh; trong ba lượng chỉ duyên với hiện lượng; và đối với ba tánh: thiện, ác, vô ký, thì gồm đủ cả.

Ba cảnh là tánh cảnh, đới chất cảnh và độc ảnh cảnh.  Tánh cảnh cảnh có thể tánh và (tác dụng) chân thật, tức là cảnh vật có thật chất làm đối tượng cho năm căn, do tám pháp năng sở [3] hợp thành.  Nói cách khác, tánh cảnh là cảnh vật có thể tánh và có thật chất, bao gồm tướng phần (của thức thứ tám, của năm thức trước và ngũ câu ý thức), mà trong đó, tánh cảnh có chủng tử sanh khởi, có thể tánh và tác dụng chân thật với các pháp thật có nơi hiện tại, tức là nói đến sở duyên duy thức [4].

Ðối với hai loại biến [5], năm thức trước chỉ duyên với nhân duyên biến, nghĩa là chỉ duyên với cảnh tự tướng ly ngôn;  còn ở trong độc ảnh cảnh (của thức thứ sáu) thì duyên với phân biệt biến.

Ðối với ba lượng, năm thức trước chỉ tương ưng với hiện lượng.  Vì tương ưng với hiện lượng nên khi duyên cảnh, năm thức trước nhận thức trực tiếp, sáng tỏ các cảnh, do vậy mà nói năm thức trước chỉ duyên với tánh cảnh.

Năm thức trước thông cả ba tánh: thiện, ác và vô ký, bởi vì tánh chất của năm thức thì chẳng phải hằng nhất.  Muốn rõ thì xem tiếp văn sau: 

Nhãn, nhĩ, thân tam, nhị địa cư 

(Ở nhị địa, tức từ sơ thiền ly sanh hỷ lạc địa thuộc Sắc giới, chỉ còn có 3 thức là nhãn thức, nhĩ thức và thân thức) 

Câu này nói về giớiđịa của năm thức.  Giới có ba:  Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới.  Ðịa có chín:  1. Ngũ thú tạp cư địa (thuộc Dục giới);  2. Sơ thiền ly sanh hỷ lạc địa;  3. Nhị thiền định sanh hỷ lạc địa; 4. Tam thiền ly hỷ diệu lạc địa; 5. Tứ thiền xả niệm thanh tịnh địa (thuộc Sắc giới); 6. Không vô bieân xứ địa; 7. Thức vô biên xứ địa; 8. Vô sở hữu xứ địa;  9. Phi phi tưởng xứ địa (thuộc Vô sắc giới). 

Dục giới là cõi giới có ba việc là ăn uống, ngủ nghỉ và tình dục.  Ngũ thú tạp cư địa là trời, người, súc sanh, ngạ qủy và địa ngục.  Sở dĩ nói Ngũ thú tạp cư là vì năm loại chúng sanh này ở chung lẫn lộn nhau trong Dục giới. 

Nhị địa cư, là chỉ Sơ thiền ly sanh hỷ lạc của Sắc giới.  Từ Nhị thiền trở lên, do không có tầm tứ [6] nên năm thức trước không khởi tác dụng.  Nói cách khác, bảy địa sau không có sự ô nhiễm của tầm tứ. 

Câu tụng trên ẩn lược tỷ thức và thiệt thức, chỉ có trong chúng sanh ở Ngũ thú tạp cư địa của Dục giới, vì từ cõi thiền thiên (Sơ thiền) trở lên không có đoàn thực.  Ðoàn thực (, ăn bằng thực phẩm,) dùng ba trần: hương, vị, xúc làm thể.  Ở Sắc giới không có đoàn thực nên hai thức này không phát sanh.  Vì sao không có đoàn thực?  Vì đoàn thực chính là điều chán chê ở các cõi thiền thiên. 

Biến hành, biệt cảnh, thiện thập nhất

Trung nhị, đại bát, tham sân si 

(Những tâm sở của 5 thức trước gồm có: 5 tâm sở Biến hành, 5 tâm sở Biệt cảnh, 11 tâm sở thieän, 2 phiền não trung tùy, 8 phiền não đại tùy và 3 phiền não căn bản) 

Hai câu tụng trên nói về những tâm sở của năm thức.  Những tâm sở này, trong ý nghĩa tương ương của Duy thức, hàm đủ ba nghĩa: một là, luôn luôn sanh khởi theo tâm thức; hai là, cùng tương quan với tâm thức;  ba là, hệ thuộc vào tâm thức.  Thí dụ như những vật thuộc về ta nên gọi là ngã sở.  Năm thức này đối với sáu loại tâm sở chỉ thiếu loại Bất định. 

Tâm sở biến hành:  Có 5 tâm sở là tác ý, xúc, thọ, tưởng và tư.  

1.      Tác ý (khởi niệm):  Ðặc tánh của tâm sở này là năng lực đánh thức tâm.  Hoạt dụng của nó là hướng dẫn tâm vào cảnh mà tâm thức duyên theo.  Sự tác ý có hai công dụng:  một là, khi tâm chưa sanh khởi, thì nó đánh thức khiến tâm sanh khởi;  hai là, khi tâm sanh khởi rồi, sự tác ý dẫn dắt tâm hướng theo cảnh. 

2.      Xúc (tiếp xúc):  Ðặc tánh của tâm sở này là làm (chất xúc tác) cho tâm vương, tâm sở tiếp xúc được với cảnh.  Hoạt dụng của xúc là làm chỗ nương tựa cho các tâm sở khác như thọ, tưởng, tư v.v ...  

3.      Thọ (thọ dụng):  Ðặc tánh của tâm sở này là cảm nhận những cảnh tướng thuận (đáng ưa), nghịch (đáng ghét) và không thuận không nghịch (chẳng đáng ưa mà cũng chẳng đáng ghét).  Hoạt dụng của thọ là khởi lên sự ham muốn.  Lại có chỗ nói, tâm sở thọ làm cho sanh khởi những trạng thái tâm lý như vui mừng hay lo buồn, để rồi muốn tiếp nhận hay buông bỏ. 

4.      Tưởng (phân biệt):  Ðặc tánh của tâm sở này là đối với cảnh (sau khi cảm thọ) nó nắm giữ những ảnh tượng, tức là khả năng an lập bằng tự cảnh phần (ở nơi tâm thức).  Hoạt dụng của tưởng là đặt bày ra các thứ danh ngôn.  Ðiều đáng chú ý là tâm sở tưởng an lập tự cảnh phần bằng các ảnh tượng rồi sau đó tùy theo ảnh tượng mà khởi các thứ danh ngôn.   

5.      (suy nghĩ):  Ðặc tánh của tâm sở này là thúc đẩy tâm (tâm vương và tâm sở khác) tạo tác (sự suy nghĩ).  Hoạt dụng của tư là sai sử tâm theo chiều hướng thiện, ác hay vô ký.  Nói tóm, tâm sở tư có công năng nắm bắt các cảnh tượng từ tổng quát đến chi tiết rồi sai sử tự tâm khiến tạo tác những sự nghĩ ngợi theo chiều hướng thiện, ác hay vô ký. 

Vì sao gọi là biến hành?  Vì các tâm sở này đi cùng khắp trong bốn lãnh vực và có mặt trong tất cả tâm vương (như là điều kiện cần và đủ) để tâm vương có thể vận hành (trong việc nhận thức vạn pháp).  Bốn laõnh vực:  một là, đi khắp 3 tánh (thiện, ác và vô ký);  hai là, đi khắp 8 thức (tâm vương);  ba là, đi khắp 9 địa (3 cõi / tất cả không gian);  bốn là, đi khắp tất cả thời gian (quá khứ, hiện tại và vị lai). 

Tâm sở biệt cảnh:  Có 5 tâm sở là: dục, thaéng giải, niệm, định và tuệ. 

1.      Dục (mong muốn):  Ðặc tánh của tâm sở này là mong muốn những cảnh vui thích.  Hoạt dụng của dục là siêng năng theo đuổi (đối tượng ưa thích).  Những cảnh vui thích có ba loại:  một là, cảnh đáng ưa vui (trong hiện tại); hai là, cảnh mong cầu có được (trong tương lai); ba là, cảnh muốn quán thấy (trong khi tu tập chỉ quán), đặc biệt có sự hiểu biết chân chánh. 

2.      Thắng giải (hiểu rõ):  Ðặc tánh của tâm sở này là ghi nhận và gìn giữ những cảnh quyết định (trong ba loại cảnh vui thích mà tâm sở dục muốn theo đuổi).  Hoạt dụng của thắng giải là không thể bị dẫn chuyển (bởi cái khác, sau khi nó đã quyết định chọn lựa). 

3.      Niệm (ghi nhớ):  Ðặc tánh của tâm sở này là làm cho tâm thức nhớ lại rõ ràng những cảnh (đã qua) từng huân tập (trong tâm thức).  Hoạt dụng của niệm là làm chỗ nương cho tâm sở định

4.      Ðịnh (chuyên chú):  Ðặc tánh của tâm sở này là khiến tâm chuyên chú, không cho tâm tán loạn đối với cảnh sở quán.  Hoạt dụng của định là làm chỗ nương cho trí (tâm sở tuệ). 

5.      Tuệ (sáng suốt):  Ðặc tánh của tâm sở này là lựa chọn cảnh sở quán.  Hoạt dụng của tuệ là dứt nghi ngờ. 

Năm tâm sở trên, do mỗi tâm sở duyên mỗi cảnh riêng khác mà phát sanh, nên gọi là biệt cảnh. 

Tâm sở thiện:  Nói về 11 món tâm sở thiện, Duy thức tam thập tụng có bài tụng rằng: 

Thiện vị: tín, tàm, qúi

Vô tham đẳng tam căn

Cần, an, bất phóng dật

Hành xả cập bất hại 

(Tâm sở thiện gồm có: tin, hổ thẹn, sỉ nhục, không tham lam, không giận dữ, không si mê, siêng năng, nhẹ nhàng, không phóng dật, buông thả và không tổn hại) 

Tất cả 11 tâm sở này đều có đặc tánh “hiền lành” nên gọi là tâm sở thiện. 

1.      Tín (tin):  Ðặc tánh của tâm sở này là:  với chân lý sự thật (thật) thì tin sâu, với giá trị đạo đức (đức) thì ưa muốn, với năng lực của sự thật và đạo đức (năng) thì làm cho tâm thanh tịnh.  Hoạt dụng của tín là đối trị sự bất tín, và ưa thích điều thiện.

 Tín có ba mặt:  một là, tin vào chân lý:  là tin nhận sâu sắc vào sự thật (hiện  tượng) và lý thật (bản thể) của các pháp;  hai là, tin vào giá trị đạo đức:  là tin ưa sâu xa vào tam baûo trong ý nghĩa Phật thì chân thật, pháp thì thanh tịnh và tăng thì công đức;  ba là, tin vào năng lực:  là tin chịu sâu chắc vào thiện pháp thế gian có năng lực đem đến hạnh phúc thế gian và thiện pháp xuất thế gian có naêng lực đạt thành Thánh đạo xuất thế gian, mà khởi lên ý mong cầu. 

  Tín đối trị được cái tâm bất tín (vào thật, đức, năng) và đem lại sự ưa thích thiện pháp thế gian và sự tu chứng thiện pháp xuất thế gian.  Tin sâu là vì có tâm sở thắng giải làm nhân cho tín.  Ưa muốn là vì có tâm sở dục làm quả của tín.  Công năng của tín là lóng trong, có thể làm cho tâm được thanh tịnh, như thủy thanh châu có công năng thanh lọc nước bẩn. 

2.      Tàm (hoå thẹn):  Ðặc tánh của tâm sở này là nương vào sức mạnh của bản thân (tự) và đạo lý (pháp), sùng kính người hiền, coi trọng điều thiện.  Hoạt dụng của tàm là đối trị tâm không biết hổ thẹn và ngăn dứt làm điều ác.  Tự là tự thân, pháp là giáo pháp.  Nếu tự xét “tôi là người như vậy hay sao?” và hiểu rõ “đạo lý (làm người) là thế nào?”, thì thử hỏi có dám làm điều ác?  

3.      Qúi (sỉ nhục):  Ðặc tánh của tâm sở này là nương vào sức mạnh của thế gian để coi nhẹ người dưõ, chống cự điều xấu (khinh cự bạo ác).  Hoạt dụng của qúi là đối trị tâm không biết sỉ nhục.  Sức mạnh của thế gian là sự chê trách của người đời (dư luận).  Khinh cự bạo ác là coi nhẹ người dữ (bạo) nên chẳng thân cận, chống cự điều xấu (ác) nên chẳng dám làm. 

4.      Vô tham (không tham lam):  Ðặc tánh của tâm sở này là đối với sự hiện hữu (hữu) qua mọi sắc thái (của quả dị thục) mà không có cái tâm tham đắm.  Hoạt dụng của vô tham là đối trị tham đắm, và ưa làm việc lành. 

5.      Vô sân (không giận dữ):  Ðặc tánh của tâm sở này là đối với sự đau khổ qua mọi hình thức (khổ khổ, hành khổ, hoại khổ [7]) mà không có cái tâm oán giận.  Hoạt dụng của vô sân là đối trị sân hận, và ưa làm việc lành. 

6.      Vô si (không si mê):  Ðặc tánh của tâm sở này là hiểu biết rành rõ các sự lý (thế gian và xuất thế gian).  Hoạt dụng của vô si là đối trị ngu si, và ưa làm việc lành. 

7.      Cần (= tinh tấn: siêng năng):  Ðặc tánh của tâm sở này là dũng mãnh trong việc dứt các việc dữ, làm các việc lành.  Hoạt dụng của cần là đối trị biếng nhác, làm tròn đủ các việc lành. 

8.      Khinh an (nhẹ nhàng ổn định):  Ðặc tánh của tâm sở này là xa lìa những gì nặng nề bực bội, điều hòa thảnh thơi thân tâm, tức nói khả năng buông thả.  Hoạt dụng của khinh an là đối trị hôn trầm (thân tâm nặng nề), và được quả chuyển y [8]Xa lìa những gì nặng nề bực bội là khinh (nhẹ nhàng).  Ðiều hòa thảnh thơi thân tâm là an (ổn định).  Sở y của tâm sở này là khả năng gánh vác và nhận chịu, làm chỗ dựa cho thân tâm chuyển bỏ những gì nặng nề bực bội (tạp nhiễm) để được thảnh thơi ổn định (thanh tịnh). 

9.      Bất phóng dật (không phóng túng):  Ðặc tánh của tâm sở này là tinh tấn để thành tựu ba thiện căn là: vô tham, vô sân và vô si, có khả năng ngăn ngừa và chế ngự tâm trong việc đoạn ác tu thiện.  Hoạt dụng của bất phóng dật là đối trị tâm phóng túng để thành tựu trọn vẹn những điều thiện của thế gian và xuất thế gian.  Nói tóm, tâm sở bất phóng dật là tinh tấn có được ba thiện căn, có được công năng ngăn ngừa và chế ngự.  Lìa bỏ sự tinh tấn có được ba thiện căn và công năng ngăn ngừa, chế ngự đó, thì thể của bốn pháp: tinh tấn, khinh an, bất phóng dật và hành xaû, không thể thành lập.  

10.  Hành xả (buông thả):  Tinh tấn có được ba thiện căn làm nhân tố cho tánh cách của tâm sở này, đó là tâm an trụ nơi bình đẳng, chánh trực và vô công dụng [9] Hoạt dụng của hành xả là tâm an trụ vắng lặng và đối trị trạo cử (xao động).  Chữ xaû ở đây là xả trong hành uẩn [10], chứ chẳng phải xả trong thọ uẩn, vì vậy gọi là hành xả.  Tâm an trụ nơi bình đẳng, chánh trực và vô công dụng nghĩa là khi buông xả tâm tư thì xa lìa trạng thái hôn trầm (nặng nề) và trạo cử (xao động) để có được:  đầu tiên là tâm bình đẳng, kế đến là tâm chánh trực [11] và sau cùng là tâm vô công dụng.  Một pháp hành xả đây cũng tức là bốn pháp: tinh tấn, khinh an, bất phóng dật và hành xảû.  Bởi lẽ, khả năng làm cho tâm an trụ vắng lặng là bốn pháp [12] và biểu hiện cho tâm an trụ vắng lặng là tâm bình đẳng, tâm chánh trực, tâm vô công dụng. 

11.  Bất hại (không làm tổn hại):  Ðặc tánh của tâm sở này là không làm tổn hại các loài hữu tình, vì luôn có tâm sở vô sân đi kèm.  Hoạt dụng của bất hại là lòng bi mẫn, có khả năng đối trị tâm tổn hại.

Câu tụng trung nhị, đại bát, tham sân si là nói về nhiễm tâm sở (tâm sở nhiễm ô).  Nhiễm tâm sở gồm có 26 loại (trong đó có 6 loại là phiền não căn bản và 20 loại là phiền não tùy thuộc).  Năm thức trước chỉ có 13 loại nhiễm tâm sở, gồm có:  3 trong 6 căn bản phiền não và 10 trong 20 tùy phiền não.

Tùy phiền não: gồm có 20 loại, phân làm 3 bậc là tiểu, trung và đại.

Tiểu tùy có 10 loại là:  phẫn, hận, phú, não, tật, xan, cuống, siểm, hại và kiêu.

Trung tùy có 2 loại là:  vô tàm và vô qúi.

Ðại tùy có 8 loại là:  trạo cử, hôn trầm, bất tín, giải đãi, phóng dật, thất niệm, tán loạn và bất chánh tri.

Tiểu tùy không tương ưng cùng năm thức trước, chỉ có trung tùy và đại tùy mới phụ thuộc năm thức trước.  Sở dĩ gọi là tùy phieàn não vì 20 loại phiền não này tùy thuộc vào 6 loại phiền não căn bản mà sanh khởi trong phạm vi tương ưng rộng hẹp khác nhau.

 

Có 3 nghĩa:  một là, tự loại câu khởi (mỗi loại cùng khởi); hai là, biến nhiễm nhị tánh (khắp cả hai tánh bất thiện);  ba là, biến chư nhiễm tâm (khắp cả các tâm nhiễm ô).  Nếu đủ cả 3 nghĩa thì gọi là đại tùy, có 1 nghĩa hay hơn thì gọi là trung tùy, không có 3 nghĩa thì gọi là tiểu tùy.

 

Hai tánh ở đây là bất thiện và hữu phú (nhiễm ô).  Mười loại tiểu tùy, do mỗi loại riêng biệt sanh khởi, nên thiếu nghĩa tự loại câu khởi.  Mười loại tiểu tùy này là bất thiện tánh, nên thiếu nghĩa biến nhiễm nhị tánh.  Ðã thiếu tánh hữu phú và chẳng có nghĩa biến chư nhiễm tâm, nên gọi là tiểu tùy.  Mười loại tiểu tùy này cùng thức thứ sáu tương ưng, vì vậy không giải thích ở phần này.

 

Năm thức trước có 10 tùy phiền não: 2 thuộc trung tùy và 8 thuộc đại tùy.  Vô tàm và vô qúi là tự loại câu khởi (và có mặt trong khắp cả các tâm bất thiện), thuộc về trung tùy.

 

1.      Vô tàm (không biết hổ với mình):  Ðặc tánh của tâm sở này là chẳng đoái hoài đến bản thân (tự) và đạo lý (pháp), coi thường người hiền, chống cự điều thiện.  Hoạt dụng của vô tàm là làm chướng ngại tánh xấu hổ (tàm) và sanh lớn việc xấu ác.

 

2.      Vô qúi (không biết thẹn với người):  Ðặc tánh của tâm sở này là chẳng đoái hoài đến (dư luận) thế gian, coi nặng người dữ (bạo), thỏa hiệp điều xấu (ác).  Hoạt dụng của vô qúi là làm chướng ngại tánh sỉ nhục (qúi) và sanh lớn việc xấu ác.

 

(Tám loại phiền não sau đây thuộc về đại tùy.  Các tâm sở này biến khắp các tâm sở bất thiện, phạm vi hoạt động lại rộng hơn 2 loại trung tùy, nên gọi là đại tùy)

 

1.      Trạo cử (xao động):  Ðặc tánh của tâm sở này là chẳng chịu yên tịnh khi tâm đối với cảnh.  Hoạt dụng của trạo cử là làm chướng ngại hành xả và cản trở xa ma tha (tu chỉ).

 

2.      Hôn trầm (thân tâm nặng nề):  Ðặc tánh của tâm sở này là không thể gánh vác được việc gì cả (vô kham nhậm) khi tâm đối với cảnh.  Hoạt dụng của hôn trầm là làm chướng ngại khinh an và cản trở tỳ bát xá na (tu quán).

 

3.      Bất tín (không tin):  Ðặc tánh của nó là với chân lý sự thật (thật) thì không tin nhận; với giá trị đạo đức (đức) thì không ưa muốn; với năng lực của sự thật và đạo đức (năng) thì (vì không tin nên) làm cho tâm nhiễm ô.  Hoạt dụng của bất tín là làm chướng ngại việc tịnh tâm (tu chỉ quán) và làm chỗ nương cho giãi đãi [13].

 

4.      Giãi đãi (biếng nhác):  Ðặc tánh của tâm sở này là biếng nhác trong việc đoạn các điều ác, tu các điều thiện.  Hoạt dụng của giãi đãi là làm chướng ngại tinh tấn và tăng thêm tánh nhiễm ô.

 

5.      Phóng dật (phóng túng):  Ðặc tánh của tâm sở này là buông lung, phóng túng, chẳng thể ngăn ngừa tâm nhiễm ô, chẳng thể chế ngự (tâm ấy) cho thanh tịnh.  Hoạt dụng của phóng dật là làm chướng ngại bất phóng dật và làm nền tảng cho việc thêm lên điều ác, giảm bớt điều lành.

 

6.      Thất niệm (mất chánh niệm):  Ðặc tánh của tâm sở này là không thể ghi nhớ rõ ràng cảnh sở duyên.  Hoạt dụng của thất niệm là chướng ngại chánh niệm và làm điều kiện cho tán loạn sanh khởi.  Bản chất của thất niệm cũng là bản chất của tâm tán loạn.  Tâm sở thất niệm này có hai phần:  một là, một phần nhiếp vào  tâm sở niệm, nhưng là sự ghi nhớ (niệm) nào tương ưng với phiền não; hai là, một phần nhiếp vào tâm sở si, như luận Du Già nói, thất niệm là một phần của si mê, vì si mê làm cho thất niệm.  Nói một cách khác, thất niệm nhiếp vào hai phần: niệm và si (= vọng niệm).

 

7.      Tán loạn (không tập trung):  Ðặc tánh của tâm sở này là làm cho tâm trôi nổi, chạy nhảy trước cảnh sở duyên.  Hoạt dụng của tán loạn là làm chướng ngại chánh định và làm chỗ nương cho ác tuệ [14], vì tán loạn làm phát sanh ác tuệ.

 

8.      Bất chánh tri (Biết không chính xác):  Ðặc tánh của tâm sở này là hiểu biết sai lầm đối với cảnh sở quán.  Hoạt dụng của bất chánh tri là làm chướng ngại sự hiểu biết chính xác (chánh tri) và làm điều kiện hủy phạm giới luật (do dễ tạo nghiệp bất thiện).

 

Căn bản phiền não:  Tham, sân, si là 3 trong 6 căn bản phiền não (tham, sân, si, mạn, nghi và ác kiến).

 

1.      Tham (tham đắm):  Ðặc tánh của tâm sở này là tham nhiễm, đắm trước sự tồn tại [15] trong mọi quả báo dị thục.  Hoạt dụng của tham là chướng ngại thiện căn vô tham và làm sanh khởi các khổ luân hồi.

 

2.      Sân (nóng giận):  Ðặc tánh của tâm sở này là nổi giận, ghét bỏ đối với cảnh khổ trong mọi hình thái khổ đau (khổ khổ, hành khổ, hoại khổ).  Hoạt dụng của sân là chướng ngại thiện căn vô sân, làm cho thân tâm không yên ổn (vì không ưa thích nghịch cảnh) và làm chỗ nương cho ác hạnh.

 

3.      Si (ngu si):  Ðặc tánh của tâm sở này là mê muội, không nhận định rõ các sự lý (thế gian và xuất thế gian).  Hoạt dụng của si là làm chướng ngại thiện căn vô si và làm điểm tựa cho mọi thứ tạp nhiễm (luôn thích ứng với phiền não và tùy phiền não [16]).

 

Ba món phiền não còn lại (mạn, nghi và ác kiến) xin xem phần chú giải về thức thứ sáu.  Sở dĩ gọi các tâm sở này là phiền não căn bản là vì nó (làm cội gốc) sanh ra các chủng tử tùy miên. Tùy miên khác với phiền não, vì tùy miên là tập khí (chủng tử) của phiền não và vì tướng trạng cả hai thì trái ngược nhau:  phiền não thì lộ rõ dễ thấy, tùy miên thì nhỏ nhiệm khó biết.  Tùy miên và phiền não ảnh hưởng lẫn nhau mà làm cả hai thêm lớn mạnh.

 

Ngũ thức đồng y tịnh sắc căn

 

(Năm thức đều nương nơi tịnh sắc căn để có tác dụng nhận biết)

 

Câu tụng này nói, năm thức lấy năm căn làm chỗ sở y.  Tịnh sắc căn còn gọi là thắng nghĩa căn [17] Sở dĩ gọi như vậy là vì thể của nó chẳng phải là nhiễm pháp và tánh của nó là vô phú, vô ký.  Năm thức tùy theo căn mà lập danh, gồm đủ 5 nghĩa: y, phát, thuộc, trợ và như (nương tựa, phát sanh, phụ thuộc, trợ giúp và giống như).   Chữ y trong câu tụng là 1 trong 5 nghĩa trên.  Nếu giải rộng ra thì gọi là thức của y căn (thức nương vào căn để hiểu biết), thức của thuộc căn (thức phụ thuộc vào căn mà thiết lập danh xưng), thức của trợ căn (thức trợ giúp cho căn hoạt động), thức của như căn (thức giống như căn tiếp nhận hình ảnh), tất cả đều là y chủ thích [18]Thức của phát căn:  căn là nơi để thức phát sanh tác dụng, là y sĩ thích.

 

Cửu duyên, thất, bát hảo tương lân

 

(Nhãn thức cần 9 duyên để sanh khởi, ba thức: tỷ, thiệt và thân chỉ cần 7 duyên, nhĩ thức chỉ cần 8 duyên, tất cả có quan hệ qua lại rất tốt)

 

Ðây là nói 9 duyên để năm thức có thể phát khởi phân biệt.  Chín duyên là: không, minh, căn, cảnh, tác ý, phân biệt y, nhiễm tịnh y, căn bản y và chủng tử.

 

1.      Không:  là khoảng không gian cách nhau giữa căn và cảnh.

2.      Minh:  là ánh sáng của mặt trời, mặt trăng, ánh sáng của đèn.

3.      Căn:  là 5 căn làm chỗ tựa cho 5 thức (phát sanh tác dụng).

4.      Cảnh:  là 5 trần cảnh làm đối tượng cho 5 thức duyên theo.

5.      Tác ý:  đồng nghĩa với tâm sở tác ý trong 5 món biến hành.

6.      Phân biệt y:  là thức thứ sáu.

7.      Nhiễm tịnh y:  là thức thứ bảy.

8.      Caên bản y:  là thức thứ tám.

9.      Chủng tử duyên:  là chủng tử của 8 thức, mỗi mỗi đều nương chủng tử phát sanh.

 

Xét 9 duyên trên đối chiếu với tứ duyên thì chủng tử duyên là nhân duyên [19], cảnh là sở duyên duyên [20], 7 duyên còn lại là tăng thượng duyên [21] Còn đẳng vô gián duyên [22] là nói tám thức tâm vương, mỗi loại sanh diệt trước sau, không gián đoạn, có lực dụng năng dẫn và sở dẫn (= duy trì hiện hành và duy trì chủng tử) bằng nhau.

 

Câu tụng trên tuy ẩn lược, nhưng đã gồm đủ trong đó.  Cho nên có bài tụng rằng:

 

Nhãn thức cửu duyên sanh

Nhĩ thức duy tùng bát

Tỷ, thiệt, thân tam: thất

Hậu tam: ngũ, tam, tứ.

 

(Nhãn thức cần 9 duyên để sanh khởi, nhĩ thức chỉ cần 8 duyên, ba thức: tỷ, thiệt và thân chỉ cần 7 duyên, thức thứ 6, 7 và 8 tương ứng cần 5, 3 và 4 duyên)

 

Nếu thêm đẳng vô gián duyên thì mỗi thức tăng thêm 1 duyên.

 

Thức thứ 6 có 5 duyên:

1.      Căn duyeân:  là ý căn (mạt na).

2.      Cảnh duyên:  là 18 giới.

3.      Tác ý duyên:  là tác ý trong 5 món biến hành.

4.      Căn bản duyên:  là thức A lại da.

5.      Chủng tử duyên:  là thức thứ 6 tự thân sanh chủng tử.

 

Thức thứ 7 có 3 duyên: 1.  Chủng tử duyên:  là thức thứ 7 tự thân sanh chủng tử.

2.  Tác ý duyên: là tâm sở tác ý trong 5 món biến hành.

3.  Căn cảnh duyên: căn và cảnh đều là thức thứ 8.  Cho nên Duy thức tam thập tụng viết:  y bỉ chuyển, duyeân bỉ (thức mạt na do thức A lại da sanh ra, rồi trở lại duyên thức A lại da chấp làm tự ngã).

 

Thức thứ 8 có 4 duyên:

1.      Căn duyên:  là thức mạt na.

2.      Cảnh duyên:  là chủng tử, căn thân và khí thế giới.

3.      Tác ý duyên:  là tác ý trong 5 món biến hành.

4.      Chủng tử duyên:  là thức thứ 8 tự thân sanh chủng tử.

 

Ðẳng vô gián duyên nghĩa là mỗi thức sau khi diệt, liền mở hay đóng cảnh giới của mỗi thức, dẫn dắt niệm sau sanh khởi, khoảng giữa (2 niệm) không có gián đoạn.  Nếu thêm đẳng vô gián duyên thì nhãn thức có 10 duyên; nhĩ thức có 9 duyên; tỷ, thiệt, thân thức có 8 duyên; ý thức có 6 duyên; mạt na thức có 4 duyên; A lại da thức có 5 duyên.    

 

Vì sao các thức phải mượn duyên mới phát sanh được?  Vì các thức là hữu vi pháp nên phải mượn nhân gá duyên, thiếu duyên thì không phát sanh được.  Thức nào nhiều duyên thì (hoạt động) ngắn ngủi, ít duyên thì (hoạt động) dài lâu. Câu tụng trên ẩn lược 3 thức sau, vì không nói đủ các duyên.

 

Hợp tam, ly nhị, quán trần thế

 

(Trong việc quán sát trần thế, tỷ thức, thiệt thức và thân thức phải tiếp xúc với trần cảnh, còn nhãn thức và nhĩ thức thì cần có không gian chia cách giữa căn và cảnh)

 

Câu tụng này nói nhãn thức và nhĩ thức phải cách hở (ly) trần cảnh mới tiếp nhận được cảnh; còn tỷ thức, thiệt thức và thân thức phải chung đụng (hợp) trần cảnh mới tiếp nhận được cảnh.  Quán, là quán sát, là kiến phần năng duyên [23],  đó là 5 thức trước và các tâm sở.  Trần thế, là tướng phần sở duyên [24], đó là 5 trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc.

 

Ngu giả nan phân thức dữ căn

 

(Hàng tiểu thừa và người thường khó mà có sự hiểu biết chân xác về thức và căn)

 

Câu tụng này nói hàng tiểu thừa thanh văn và người thường chấp pháp nên chẳng biết rằng căn và thức, mỗi cái có chủng tử và hiện hành, rằng căn và thức có sự hổ tương sanh khởi.  Chủng tử và hiện hành của căn chỉ có thể hướng dẫn chủng tử và hiện hành của thức, cho nên nói căn là duyên tố sanh ra thức.  Căn không thể là nhân tố sanh ra thức được, vì thức tự nó có chủng tử năng sanh (sanh ra hiện hành).  Hàng tiểu thừa trí thiển tâm thô, chưa dứt trừ sở tri chướng [25], đối với các pháp chưa hiểu rõ tường tận cho nên chưa tin được giáo lý Duy thức của đại thừa.

 

Biến tướng quán không duy hậu đắc

 

(Chỉ có hậu đắc trí mới chuyển đổi tướng phần sở duyên thành kiến phần năng duyên để tiếp cận với chân như)

 

Năm thức này (ở giai đoạn phàm phu) biết rõ thế tục (thấy có) và thấy không [26]Biến, là chuyển đổi.  Tướng, là tướng phần.  Quán, là kiến phần năng duyên.  Không, là chân như sở duyên.  Duy hậu đắc (chỉ có trí hậu đắc [27]), là chẳng phải trí căn bản [28], vì 5 thức này dựa vào sắc căn (5 năm) mà sanh khởi.  Trí hậu đắc (của 5 thức này) không thể trực tiếp duyên chân như [29].  Trí hậu đắc là trí còn có phân biệt, so lường, tính toán nên không thể trực tiếp duyên với lý vô phân biệt.  Không, là thật tánh Duy thức [30].

 

Quả trung du tự bất thuyên chân

 

(Ở ngay nơi quả Thánh cũng không thể nói là năm thức trước trực tiếp duyên được chân như)

 

Là nói về 5 thức trở thành vô lậu (vô lậu ngũ thức).  Không phải trong lúc tu nhân chẳng thể nói chân, mà ở ngay nơi quả vị (vô lậu) cũng không thể trực tiếp duyên được chân như.  Năm thức này dựa vào sắc căn, có sự phân biệt, cho nên không thể trực tiếp duyên được chân như.  Sở dĩ gọi là trí hậu đắc, vì nó sanh sau trí căn bản.  Ngoại đạo chấp rằng, 5 thức trước không có trí căn bản thì làm sao có trí hậu đắc được.  Câu trả lời là, trí căn bản và trí hậu đắc đều là trí (vô phân biệt [31]) cả và cùng thông đạt sự (lý).

 

Theo ngài An Huệ [32], 5 thức này sau khi tu nhân rồi trở thành (5 thức ) vô lậu, thì bản thân 5 thức này sẽ tự chuyển đổi tướng phần của chúng để duyên với chân như.  Kieán phần và tướng phần (của tâm thức) thuộc biến keá chấp tánh [33].  Tự chứng phần [34] thuộc y tha khởi tánh [35].  Ðến quả vị Phật tức là đạt đến tự chứng phần, thì 5 thức trước trực tiếp duyên được chân như, do không còn kiến phần và tướng phần thuộc biến kế chấp tánh nữa.  Cho nên ngài Hộ Pháp luận sư [36] dùng câu này để phá chấp của các luận sư khác.

 

Viên minh sơ phát thành vô lậu

Tam loại phân thân tức khổ luân

 

(Thức thức tám vừa chuyển thành Ðại viên cảnh trí thì năm thức trước cũng thành vô lậu, nghĩa là thành tựu Thành sở tác trí.  Bấy giờ, năm thức này có công dụng hóa hiện 3 loại thân để hóa độ và dứt trừ cái khổ luân hồi cho chúng sanh)

 

Khi nhân tu trọn vẹn, thành tựu quả vị Phật, thì 5 thức trước tương ưng với (đặc tánh của một trong tứ trí) tâm phẩm, tức thành tựu Thành sở tác trí.  Bấy giờ 5 thức này có công dụng hóa hiện ra 3 loại thân để hóa độ và dứt trừ các khổ sanh tử luân hồi cho chúng sanh.  Nói cách khác, nơi quả vị Phật, thức thứ tám, vốn tương ưng với các tâm sở, chuyển từ Vô lậu bạch tịnh thức thành Ðại viên cảnh tríSơ phát, là bỗng chốc hiện tiền.  Thành vô lậu, nghĩa là khi thức thứ tám (viên minh) vừa chuyển (sơ phát) thành Ðại viên cảnh trí, thì 5 thức trước cũng thành vô lậuTam loại phân thân, nghĩa là khi tâm sở của 5 thức chuyển thành Thành sở tác trí, thì trí đó có công năng hóa hiện 3 loại hóa thân.  Ba loại hóa thân này thuộc hóa thân, 1 trong 3 thân:  pháp thân, báo thân và hóa thân.  Các hóa thân này bao trùm các căn cơ, ưu liệt chẳng đồng. 

 

Ba loại hóa thân là:

1.      Ðại hóa thân:  cũng gọi là Thắng ứng thân.  Thân này cao 1 ngàn trượng, để giáo hóa hàng bồ tát đại thừa gia hạnh vị [37].

2.      Tiểu hóa thân:  tức là Liệt ứng thân [38].  Thân này cao 1 trượng 6, để giáo hóa hàng bồ tát đại thừa 3 tư lương vị [39].

3.      Tùy loại hóa thân:  Thân này biểu hiện theo thân của 6 loại chúng sanh, bao gồm tam thừa và lục thú.

Ðại viên cảnh trí, Diệu quán sát trí, Bình đẳng tánh trí và Thành sở tác trí là tứ trí tâm phẩm mà tổng nhiếp hết tất cả công đức hữu vi vào Phật địa.  Ðây là một sự chuyển hóa các thức hữu lậu là thức thứ 8, thức thứ 7, thức thứ 6 và 5 thức trước, tương ứng đặc tánh của mỗi thức, theo thứ tự mà được 4 trí.  Trí tuy chẳng phải thức, nhưng y thức chuyển (bỏ 2 trọng chướng là phiền não chướng và sở tri chướng) mà có.  Thức làm chủ, cho nên nói do thức chuyển mà được 4 trí.  Ở địa vị hữu lậu thì trí yếu, thức mạnh.  Trong địa vị vô lậu thì trí mạnh, thức yếu.  Vì khuyên hữu tình nương nơi trí mà buông bỏ thức, nên nói chuyển 8 thức để được 4 trí, mà thuật ngữ thường gọi là “chuyển thức”.

 

 

Chương 2:  THỨC THỨ SÁU 

 

 

Tam tánh, tam lượng, thông tam cảnh

 

(Thức thứ sáu có đủ 3 tánh, 3 lượng và 3 cảnh)

 

Câu tụng này nói về thức thứ sáu.  Thức thứ sáu đủ cả 3 tánh, 3 lượng và 3 cảnh.  Ba tánh là:  thiện, bất thiện và vô ký.  Thiện mang ý nghĩa thuận ích:  thuận theo lý lẽ chân chánh và lợi ích cho mình người.  Bất thiện mang ý nghĩa nghịch tổn: nghịch với lý lẽ chân chánh và tổn hại cho mình người.  Vô ký là đối với điều thiện và điều ác không thể ghi nhớ, phân biệt (là thiện hay ác).

 

Sau đây laáy nghĩa thuận nghịchtổn ích để giải thích 3 tánh.  Thuận ích 2 đời gọi là thiện tánh.  Nghịch tổn 2 đời gọi là bất thiện tánh.  Ðối với quả (dị thục) có ái dục [40] và không có ái dục mà chẳng thể ghi nhận và phân bieät, gọi là vô ký tánh.  Nói cách khác, tự thể (= sinh thể) và quả (= dị thục của sinh thể đó), cả hai đều có sự lưu luyến (ái) và thỏa thích (lạc), gọi là thiện tánh.  Ngược với thiện tánh là bất thiện tánh (= phi ái lạc).  Không có ái lạc (không có ưa thích) và không có phi ái lạc (không có ghét bỏ), chẳng thể ghi nhận và phân biệt, gọi là vô ký.

 

Ngoài ra, có thể lấy 3 đời hữu lậu và vô lậu để giải thích 3 tánh.  Ba lượng là hiện lượng, tỷ lượng và phi lượng.  Hiện lượng đã giải, xin xem chương trước.  Ðây chỉ giải tỷ lượng và phi lượng.  Tỷ lượng là hình thái nhận thức có tính so sánh, suy đoán một cách chính xác về cảnh (, do ý thức y cứ vào cảnh đã biết).  Phi lượng là hình thái nhận thức mà về tình cảm thì có, về lý trí thì không, do đó khi so sánh, suy đoán về cảnh có sự sai lầm.

 

Ý thức được nhận diện dưới 5 hình thái:

1.      Ðịnh trung độc đầu ý thức (định trung ý thức):  là ý thức duyên với cảnh trong định.  Cảnh trong định có lý (= định tự tại sở sanh sắc) và sự.  Sự lại có cực lược sắc [41] và cực huýnh sắc [42].  Tóm lại, ở trong thiền định, ý thức tự tại sanh ra các sắc pháp thuộc pháp xứ [43] (= pháp xứ sở nhiếp sắc).        

2.      Tán vị độc đầu ý thức [44](độc tán ý thức):  là ý thức duyên với thọ sở dẫn sắc [45] (và biến kế sở sắc [46]), nghĩa là ý thức trong sự biểu hiện biến kế khởi ra các sắc pháp thuộc pháp xứ.  Như hoa đốm giữa hư không, hình ảnh trong gương, màu sắc phác họa đều xếp vào loại sắc pháp này, tức pháp xứ sở nhiếp sắc.  

3.      Mộng trung độc đầu ý thức (mộng trung ý thức):  là ý thức duyên với cảnh trong mộng.

4.      Minh liễu ý thức (ngũ câu ý thức):  là ý thức khởi lên một lượt với 5 thức trước cùng duyên với 5 trần.

5.      Loạn trung ý thức:  là ý thức tán loạn rồi khởi ra sự cuồng loạn biểu hiện qua 5 căn.  Như người mắc bịnh hoạn nhiệt thấy màu xanh ra màu vàng, chẳng phải do nhãn thức loạn mà là ý thức cuồng loạn.

Ðịnh trung ý thức thuộc hiện lượng.  Ðộc tán ý thức đi với tỷ lượng và phi lượng.  Mộng trung ý thức và loạn trung ý thức đeàu là phi lượng.  Minh liễu ý thức gồm cả 3 lượng, nhưng phần nhiều là hiện lượng, phần ít là tỷ lượng và phi lượng.

 

Ba cảnh là tánh cảnh, đới chất cảnh và độc ảnh cảnh.  Tánh cảnh đã giải ở chương trước, nay giải thích thêm cùng với đới chất cảnh và độc ảnh cảnh. 

 

1.      Tánh cảnh: là căn và trần thật sự do 8 pháp năng sở tạo thành, (có khi) là định quả sắc [47] thật sự, đều do chủng tử thật sự sanh khởi.  Tánh cảnh chỉ có hiện lượng:  tướng phần của 5 thức trước và tướng phần của thức thứ 8.  Tánh cảnh là các cảnh thật sắc làm đối tượng sở duyên của ngũ câu ý thức [48].  Tánh cảnh là tự thân của thật tại không mang danh ngôn (khái niệm), không bị biến hình vì tác dụng phân biệt tỷ giảo của nhận thức.  Trí căn bản khi duyên chân như cũng là tánh cảnh, do cái dụng của trí vô phân biệt, nhậm vận thể hội (chân như).

 

Tánh cảnh chia thành 2 loại:

a.       Vô chất tánh cảnh:  đã nói ở trên.

b.      Hữu chất tánh cảnh:  hoàn toàn không có nghĩa của vô chất tánh cảnh, chỉ là phần huyễn tướng (không có nghĩa thật tại), đứng trên phương diện ý nghĩa của sắc chất mà tạm nói là tánh cảnh.  Do có tính giả thuyết nên gọi là hữu chất tánh cảnh.

 

2.      Ðới chất cảnh: có 2 loại:

a.       Chân đới chất cảnh:  lấy tâm duyên tâm (như thức thứ 7 duyên với tướng kiến phần của thức thứ 8), ở giữa hai tâm, tướng phần của tâm năng duyên và tướng phần của tâm sở duyên cùng liên đới sanh khởi, gọi là chân đới chất.

b.      Tợ đới chất cảnh:  lấy tâm duyên sắc (như ý thức nhớ lại các cảnh đã qua, và cảnh đây chỉ là những bóng dáng của trần cảnh [pháp trần], không phải tự tướng của cảnh), ở giữa tâm và sắc, tướng phần (của cảnh sở duyên) chỉ từ kiến phần (của tâm năng duyên) sanh khởi.  Tính chất vừa liên đới, vừa chuyển biến (biến đới) nên gọi là tợ đới chất cảnh.

 

3.      Ðoäc ảnh cảnh: có 2 loại:

a.       Vô chất độc ảnh cảnh:  Ý thức tạo dựng thế giới ảnh tượng (tướng phần) không thật như hoa đốm giữa hư không, sừng thỏ, các ảnh tượng dĩ vãng, tương lai ... Các ảnh tượng đó và ý thức sanh ra từ cuøng một chủng tử.  Nói tóm, các ảnh tượng hoa đốm giữa hư không v.v... đều không phải thật chất, chỉ là sản phẩm tưởng tượng của ý thức.

b.      Hữu chất độc ảnh cảnh:  Ý thức tái tạo những ảnh tượng khi duyên cảnh qua 5 căn, bằng chủng tử và hiện hành (của A lại da liên tục đắp đổi: năng huân và sở huân), vì vậy những ảnh tượng sanh khởi đó có bản chất vay mượn.  Các ảnh tượng đó (tướng phần) và ý thức (kiến phần) sanh ra từ cùng một chuûng tử, nên gọi là độc ảnh.

 

Cảnh là sở duyên.  Thức là năng duyên.  Cảnh và thức đều có thể tánh riêng.  Thể của Tánh cảnh, xem giải thích ở trên.  Thức năng duyên:  trừ thức Mạt na, 7 thức còn lại đều sử dụng bản thân tâm thức và những tâm sở phụ thuộc làm thể tánh.  Thể của độc ảnh cảnh là lấy kiến phần của ý thức tự biến hiện giả lập làm tướng phần; (rõ ràng) thể của thức năng duyên chính là tự thân ý thức và những tâm sở phụ thuộc.  Thể của đới chất cảnh là (thức năng duyên) tự biến khởi, ở khoảng giữa (thức và cảnh) giả lập ra tướng phần (có bản chất sở y chứ không có tự tướng của cảnh); (ở đây) thể của thức năng duyên là ý thức, thức Mạt na và những tâm sở phụ thuộc.  Vì vậy, câu tụng trên nói thức thứ sáu có đối tượng nhận thức gồm cả 3 cảnh.

 

Ngũ câu ý thức khi ở trong trường hợp tri giác thuần túy [49], thì đạt tới cảnh tự tướng, chính là Tánh cảnh.  Ý thưùc duyên tâm và tâm sở là Ðới chất cảnh.  Ý thức duyên các pháp không có thật thể [50] là Ðộc ảnh cảnh.  Ba trường hợp trên đây là đứng về lĩnh vực phàm phu hữu lậu mà nói.  Ðứng về lĩnh vực Thánh giả vô lậu thì 8 thức đều duyên 3 cảnh.

 

Nói về 3 cảnh, ngài Huyền Trang, dựa theo thuyết của ngài Hộ Pháp, có soạn ra bài tụng rằng:

Tánh cảnh bất tùy tâm

Ðộc ảnh duy tùng kiến

Ðới chất thông tình bản

Tánh chủng đẳng tùy ứng.

 

(Tánh cảnh là lĩnh vực tự thân của thực tại không chịu tác dụng của tâm phân biệt [bất tùy tâm].  Ðộc ảnh cảnh là thế giới ảnh tượng do ý thức tạo dựng khi nó hoạt động độc lập, vì vậy Ðộc ảnh cảnh lấy kiến phần của ý thức tự biến làm thể [duy tùng kiến].  Ðới chất cảnh liên hệ [liên đới] với tình thức [ý thức] và căn bản thức [A lại da thức], là lĩnh vực của ý tượng [đối tượng của ý thức] mà trong đó tướng phần sở duyên được cấu tạo trên nền tảng kiến phần của tình thức hay căn bản thức [thông tình bản].  Tánh chủng là A lại da thức và các thức khác, tùy theo hoạt dụng của mỗi thức mà tương ưng với Tánh cảnh, Ðộc ảnh cảnh hay Ðơùi chất cảnh [đẳng tùy ứng]).

 

Tam giới luân thời dị khả tri

 

(Dễ biết được hành tướng của thức thứ sáu khi nó luân chuyển trong 3 cõi)       

 

Tam giới, đã giải thích ở chương trước.  Luân, là luân chuyển.  Câu tụng muốn nói, thức thứ sáu qua lại ba cõi rất dễ biết, do hành tướng của nó hiển bày một cách rõ ràng và hơn hẳn các thức khác.  Ý thức (đưa con người đến các nẻo đường sanh tử hay giải thoát, bởi lẽ nó) là động lực lớn nhất và chủ yếu làm phát sanh hành động của thân thể và ngôn ngữâ:  động thân phát ngữ độc vi tối.

 

Tương ưng tâm sở ngũ thập nhất

 

(Thức thứ sáu thích ứng với 51 loại tâm sở)

 

Trong 8 thức tâm vương chỉ có thức thứ sáu là tương ưng cả 51 món tâm sở, cùng hỗ tương nhau, không chống trái nhau.  Năm tâm sở biến hành, 5 tâm sở biệt cảnh, 11 tâm sở thiện, 3 phiền não căn bản (tham, sân, si), 2 phiền não trung tùy, 8 phiền naõo đại tùy, tất cả đã giải ở chương trước.  Chương này chỉ giải 3 phiền não căn bản còn lại (mạn, nghi, ác kiến), 10 phiền não tiểu tùy và 4 tâm sở bất định.

 

Ba căn bản phiền não là: mạn, nghi và ác kiến.

 

1.      Mạn (kiêu ngạo):  Ðặc tánh của tâm sở này là cậy ỷ (tài năng hay thế lực) mình mà tỏ thái độ cao ngạo, khinh khi.  Hoạt dụng của mạn là làm nhân sanh ra các tội khổ và làm chướng ngại tâm không kiêu ngạo.  Người có tâm kiêu ngạo thì tâm lý cất cao, không có sự khiêm tốn đối vơùi tánh đức (vô lậu của bản tâm) và người có đạo đức; do đây, dòng sanh tử luân chuyển không cùng, chịu các khổ não.

 

2.      Nghi (hoài nghi):  Ðặc tánh của tâm sở này là do dự (hoài nghi, hoang mang) đối với các chân lý chắc thật (tứ đế).  Hoạt dụng của nghi là làm chướng ngại thiện pháp và trở ngại tâm không hoài nghi.  Chính tâm lý do dự (hoài nghi) mà điều lành chẳng thể phát sanh.

 

3.      Ác kiến (thấy biết sai lầm):  Ðặc tánh của tâm sở này là hiểu biết, suy luận điên đảo về các chân lý chắc thật (tứ đế).  Hoạt dụng của ác kiến là làm chướng ngại sự thấy biết thiện pháp (chân chánh) và gây tạo tội khổ.  Chính sự thấy biết điên đảo (thác loạn) mà khổ đau (phải chịu) càng thêm nhiều.  Ác kiến có 5 loại: một là, thân kiến (chấp có sự tồn tại của ngã);  hai là, biên kiến (chấp một bên: thường kiến, chết rồi vẫn thường còn, [hay] đoạn kiến, chết rồi thì mất hẳn);  ba là, tà kiến (phủ định lý nhân quả);  bốn là, kiến thủ (chấp kiến giải sai lầm cho là chân lý);  năm là, giới cấm thủ (chấp giữ những tục lệ cổ hủ, giới luật sai lầm).

 

Mười phiền não tiểu tùy: (do mỗi loại tự lực sanh khởi, phạm vi tương ưng nhỏ hẹp, nên gọi là tiểu)

 

1.      Phẫn (giận dỗi):  Ðặc tánh của tâm sở này là nổi giận với cảnh trái nghịch trước mắt.  Hoạt dụng của phẫn là muốn chống trả và chướng ngại tâm không nổi giận.  Người nổi giận thì phần nhiều biểu lộ qua cử chỉ và nét mặt hung dữ.

 

2.      Hận (oán hờn):  Ðặc tánh của tâm sở này là kết oán, do trước đó nổi giận, sau ôm lòng oán gheùt không tha.  Hoạt dụng của hận là nóng nảy và chướng ngại tâm không oán hờn.  Người oán hờn thì không thể nuốt hận, chấp nhận, thường thì hay nóng nảy.  Phẫn và hận thuộc về tâm sân.

 

3.      Phuù (che giấu):  Ðặc tánh của tâm sở này là che giấu tội lỗi của mình làm vì sợ mất tiếng tăm và lợi lộc.  Hoạt dụng của phú là ăn năn, buồn phiền và chướng ngại tâm không che giấu.  Người che giấu tội lỗi thì sau đó thường hối hận, phiền muộn, tâm không an ổn.  Phú thuộc về tâm tham và si.

 

4.      Não (bực tức):  Ðặc tánh của tâm sở này là bực tức, do trước phẫn hận (giận hờn), chạm nọc thành hung dữ.  Hoạt dụng của não là châm chích đối phương (qua cử chỉ và lời nói) và chươùng ngại tâm không bực tức.  Não thuộc về tâm sân.

 

5.      Tật (ganh ghét):  Ðặc tánh cuûa tâm sở này là ganh ghét, thà mình bỏ mạng chạy theo danh lợi chứ chẳng chịu người khác được thăng tiến.  Hoạt dụng của tật là lo rầu và chướng ngại tâm không ganh ghét. Người có lòng đố kỵ thì khi thấy, nghe người khác được vinh hoa liền ôm lòng sầu khổ, lo buồn, tâm không an ổn.  Tật thuộc về tâm sân.

 

6.      Xan (keo bẩn):  Ðặc tánh của tâm sở này là bỏn xẻn, không chịu xả bỏ tiền tài hay chia sẻ giáo pháp cho người.  Hoạt dụng của xan là keo kiệt, tích chứa và chướng ngại tâm không bỏn xẻn.  Người bỏn xẻn thường có tâm lý hẹp hòi, keo rít, ưa tích chứa tài vật mà không muốn cho người.  Xan thuộc về tâm tham.

 

7.      Cuống (dối trá):  Ðặc tánh của tâm sở này là giả dối, qủi quyệt bằng cách giả bộ biểu hiện là người có đức để được lợi dưỡng và tiếng khen.  Hoạt dụng của cuống là mưu sanh bất chánh (= tà mạng: cách sống không trong sạch) và chướng ngại tâm không dối trá.  Người dối trá thì lòng ôm ấp toan tính, thường biểu lộ nhiều việc không thật và cách sống không trong sạch.  Cuống thuộc về tâm tham và si.

 

8.      Siểm (dua nịnh):  Ðặc tánh của tâm sở này là dua nịnh quanh co chỉ để lừa dối người bằng cái vẻ bề ngoài khác với nội tâm (= là miệng và ý tự mâu thuẩn nhau, và mâu thuẩn với đạo pháp).  Hoạt dụng của siểm khúc là nói năng bợ đỡ, nịnh hót và chướng ngại tâm không dua nịnh (= tâm chất trực).  Dua nịnh quanh co chỉ để dối trá người bằng cách dối lập những phương cách làm sao lấy lòng người khác, biết khi nào thì a dua, khi nào thì quanh co.  Siểm khúc còn có nghĩa là khéo (quanh co) che giấu lầm lỗi của mình, bất chấp lời khuyên răn chân thành của thầy bạn.  Siểm thuộc về tâm tham và si.

 

9.      Hại (tổn hại):  Ðặc tánh của tâm sở này là làm thương tổn và rối loạn về mặt tâm lý của người khác, do thiếu lòng bi mẫn.  Hoạt dụng của hại là lấn hieáp khiến cho người sanh bực tức, và chướng ngại tâm không tổn hại.  Người có tâm tổn hại thì ưa thích thấy người khác sầu khổ.  Hại thuộc về tâm sân.

 

10.  Kiêu (kiêu ngạo):  Ðặc tánh của tâm sở này là kiêu hãnh và cao ngạo, vì tự nhận là thành công trong sự nghiệp (như được giàu sang, quyền thế, có tài năng), rồi tự mình đắm sâu, mê say vào sự tôn thắng ấy.  Hoạt dụng của kiêu là chỗ dựa cho pháp tạp nhiễm (= phiền não và tùy phiền não), và chướng ngại tâm không kiêu ngạo.  Người có tâm kiêu ngạo thì lần lần sanh trưởng tất cả (phiền não và nghiệp) tạp nhiễm.  Kiêu thuộc về tâm tham.

 

Trong 20 món tùy phiền não, thì 10 món tiểu tùy (ở trên) và 3 tâm sở: phóng dật, thất niệm, bất chánh tri (của đại tùy) thuộc về phần sai biệt của phiền não căn bản (, do không có biệt thể nên có một phần đặc tánh của phiền não căn bản).  Bảy tâm sở còn lại (vô tàm, vô qúi thuộc trung tùy, và bất tín, giải đãi, hôn traàm, trạo cử, tán loạn của đại tùy) thuộc về tánh đẳng lưu (, do có biệt thể nhưng có cùng đặc tánh với phiền não căn bản).

 

Bốn tâm sở bất định:

 

Nói về 4 món tâm sở bất định, Duy thức tam thập tụng có ghi:

 

Bất định vị hối, miên

Tầm, tứ, nhị các nhị.

 

(Tâm sở bất định là: hối, miên, tầm và tứ; mỗi món đều đủ 2 tánh thiện và ác (tịnh và nhiễm)).

 

Bốn món tâm sở bất định này không giống với 5 loại tâm sở trước (biến hành, biệt cảnh, thiện, phiền não và tùy phiền não).  Chữ định (nhất định), có nghĩa là biến khắp 8 thức, 3 tánh, tất cả thời và 9 địa.  Bốn tâm sở này mang nghĩa bất định. (nghĩa là không nhất định là thiện hay ác).  Luận Du già dùng 4 nhất thiết (: thức, tánh, địa và thời) để giải thích 5 loại tâm sơû khác nhau:  1. tâm sở bieán hành có đủ 4 nhất thiết;  2. tâm sở biệt cảnh có nhất thiết thức (8 thức tâm vương) và nhất thiết tánh (thiện, ác và vô ký);  3. tâm sở thiện có nhất thiết địa (3 cõi, 9 địa);  4. căn bản và tùy phiền não không có 4 nhất thiết;  5. tâm sở bất định chỉ có nhất thiết tánh.

 

1.      Hối (ăn năn):  Hối có nghĩa là ố tác [51] (ghét việc đã làm).  Ố tác là nhân, hối là thể của ố tác.  Vì thể tức là nhân, nên luận noùi rằng, hối có nghĩa là ố tác, chính là dựa vào nghĩa nhân quả.  Ðặc tánh của tâm sở này là hối hận nghiệp ác đã làm.  Hoạt dụng của hối là chướng ngại sự tu chỉ.  Chỉ, xa ma tha, là ngừng lại mọi nghĩ tưởng và đứng yên nơi chánh niệm.

 

2.      Miên (thụy miên):  Ðặc tánh của tâm sở này là lơ đãng, mê ngủ, làm cho thân không tự tại, tâm rất mê muội.  Hoạt dụng của miên là chướng ngại tu quán.  Quán, tỳ bát xá na, là nhiếp cảnh theo tâm, lấy quán trí (do văn, tư, tu) làm thể.  Vấn đề đặt ra là, nếu khi mê ngủ là không có tâm thức thì làm sao có tác dụng “làm cho thân không tự tại, tâm rất mê muội” ?   Ðã có tác dụng thì phải có tâm thức, vì tâm sở thụy miên là một thật thể có tác dụng của nó.

 

3.      Tầm (tìm cầu):  Ðặc tánh của tâm sở này là chuyển động vụng về (thô chuyển), làm cho tâm thức (ý thức) chuyển đổi vội vàng trong ý ngôn cảnh.

 

4.      Tứ (quán sát):  Ðặc tánh của tâm sở này là chuyển động điêu luyện (tế chuyển), làm cho tâm thức (ý thức) chuyeån đổi chậm rãi trong ý ngôn cảnh.

 

Hoạt dụng của 2 tâm sở này được căn cứ và phân định trên tác dụng làm cho thân tâm an hay thân tâm bất an.  Thế nào là ý ngôn cảnh?  Cảnh là đối tượng của ý thức, và ý thức nắm giữ đối tượng phần nhiều bằng danh ngôn (= khái niệm), cho nên gọi là ý ngôn cảnh (cảnh danh ngôn của ý thức).  Tầm và tứ đều sử dụng một phần của tâm sở tư và tâm sở tuệ để làm thể tánh.  Nếu khiến tâm an là do ý thức nhận thức cảnh qua một phần của tâm sở tư.  Nếu khiến tâm bất an là do ý thức nhận thức cảnh qua một phần của tâm sở tuệ.  Tâm sở tư mang tánh chậm rãi (trong việc lo nghĩ, tạo tác) nên có sự tinh tế.  Tâm sở tuệ mang tánh mau lẹ (trong việc sáng suốt lựa chọn) nên có sự thô động.  Như vậy, tâm an thì có cái dụng của tâm sở tư, không có tÂm sở tuệ; còn tâm bất an thì có cái dụng của tâm sở tuệ, không có tâm sở tư.  Ở trên nói, “tầm và tứ đều sử dụng một phần của tâm sở tư và tâm sở tuệ làm thể tánh”, là thế nào?  Ngài Hộ Pháp giải thích rằng, coù sự hổ tương trong tánh cách phối hợp giữa phần phụ với phần chánh.  Nếu dùng tâm sở tư làm chánh, thì tâm sở tuệ tùy theo tâm sở tư mà có tác dụng khiến tâm an.  Nếu dùng tâm sở tuệ làm chánh, thì tâm sở tư tùy theo tâm sở tuệ mà có tác dụng khiến tâm bất an.  Nói cách khác, tầm và tứ đều sử dụng tư và tuệ mà không có sự chống trái nhau.  Nghĩa tương ưng (= hòa hợp với nhau) này có 5 yếu tố là: thời, sở y, hành tướng, sở duyên và sự.  Thí dụ, tâm vương và tâm sở: đồng thời sanh khởi, đồng một sở y là căn bản thức, đồng có chung hành tướng là kiến phần, đồng một sở duyên, đồng một thể sự, cho nên nói có sự tương ưng.

 

Thiện ác lâm thời biệt phối chi

 

(Thức thứ sáu riêng biệt phối hợp: khi thì với tâm sở thiện, lúc thì với tâm sở ác)

 

Ý thức khi gặp cảnh thiện thì cùng với tâm sở thiện tương ưng.  Ý thức khi gặp cảnh bất thiện hay vô ký thì cùng tâm sở bất thiện hay vô ký tương ưng.  Cho nên nói là tùy thời riêng phối hợp.  Theo lý luận bàn, lấy tình suy xét cũng có thể biết được điều này.

 

Tánh, giới, thọ tam hằng chuyển dịch

 

(Thức thứ sáu thường xuyên chuyển đổi giữa 3 tánh, giữa 3 cõi, và giữa 5 thọ)

 

Câu tụng này nói, thức thứ sáu lúc nào cũng tự chuyển động liên tục theo 3 tánh (thiện, ác, vô ký), 3 giới (Dục, Sắc, Vô sắc) và 5 thọ (khổ, lạc, ưu, hỷ, xả), do hành tướng của nó dễ tự thay đổi, dễ tự vượt thoát.  Riêng về 5 thọ, luận thuyết có chỗ không giống nhau.  Thức thứ bảy và thức thứ tám chỉ có xả thọ.  Năm thức trước chuyển biến có khổ thọ và lạc thọ.  Về thức thứ sáu, có 2 luận sư nói khác nhau.  Luận sư thứ nhất nói, nếu ý địa [52] vốn có khổ (= tạp nhiễm) thì thức thứ sáu gồm đủ 5 thọ.  Luận sư thứ hai nói, nếu ý địa không có khổ thì thức thứ sáu chỉ có 3 thọ là ưu, hỷ và xả.  Nói đến 2 hình thái cảm thọ: khổ quá và vui quá, vấn đề đặt ra là, khi ý thức xúc đối cảnh khổ quá hay cảnh vui quá, thì cái khổ ấy hay cái vui ấy có tác động vào tâm thức không?  Câu trả lời là, cái khổ ở địa ngục Vô gián hay cái vui ở cõi trời tam thiền, ở trong đó, ý thức làm sao có thể quên mất được cảnh thuận nghịch.  (Nói cách khác, ý thức có mặt trong 3 giới).  Thân bức bách hay ưa thích, gọi là khổ thọ hay lạc thọ.  Tâm bức bách hay ưa thích, gọi là ưu thọ hay hỷ thọ.  Tâm không bức bách, cũng không ưa thích, gọi là xả thọ.  Lấy lý mà suy, vị luận sư nói, ý địa vốn có khổ, cho thấy nghĩa rốt ráo của ý thức là vậy.

 

Căn, tùy, tín đẳng tổng tương liên

 

(Căn bản phiền não, tùy phiền não, biến hành, biệt cảnh và bất định, tức 51 tâm sở nối tiếp nhau chuyển đổi theo ý thức)

 

Chữ đẳng chỉ cho các loại tâm sở còn lại như: biến hành, biệt cảnh và bất định.  Các pháp nhieãm tịnh, tức 51 món tâm sở cũng nối tiếp nhau chuyển đổi theo ý thức, giống như 3 tánh, 3 giới, 5 thọ đã nói ở trên.

 

Ðộng thân, phát ngữ độc vi tối

 

(Thức thứ sáu vượt trội hơn các thức khác trong việc phát động thân nghiệp và khẩu nghiệp)

 

Trong 8 thức tâm vương, hành tướng của ý thức vượt trội hơn cả, vì tánh chất chủ đạo trong việc làm cho thân thể hành động và ngôn ngữ phát sanh.  Ðại thừa Thành nghiệp luaän (do bồ tát Thế Thân soạn) nói về ý thức như sau:  Bên ngoài thân thể hành động, ngôn ngữ phát sanh, chứng tỏ bên trong có cái tâm tư duy; giống như cá ẩn núp dưới đáy nước, thấy mặt nước khua động, chứng tỏ có cá. 

 

Hoạt duïng của ý thức là sự tư duy.  Tư duy có 3 loại:  một là, tư duy xem xét, toan tính (thẩm lự tư); hai là, tư duy quả quyết, khẳng định (quyết định tư); ba là, tư duy khởi động, phát sanh [qua thân thể và ngôn ngữ] (động phát tư).  Các thức khác không có hoạt dụng rộng rãi như vậy, cho nên nói ý thức tối thắng hơn các thức khác.

 

Dẫn mãn năng chiêu nghiệp lực khiên

 

(Ý thức có năng lực tạo nhiệp: dẫn nghiệp và mãn nghiệp, và chiêu quả: tổng quả và biệt quả)

 

Ý thức có thể một mình tạo ra 2 nghiệp là dẫn nghiệp và mãn nghiệp.  Hai nghiệp này có năng lực chiêu cảm 2 quaû là tổng quả và biệt quả (tổng báo và biệt báo), và đó là sức mạnh thù thắng của nghiệp.  Dẫn nghiệp, là nghiệp có công năng dẫn kéo.  Mãn nghiệp, là nghiệp làm tròn đầy tổng quả.  Thí dụ như người họa sĩ, trước phác hoïa tổng thể (= dẫn nghiệp), sau mới vẽ kỹ chi tiết (= mãn nghiệp).  Nghĩa này nên biết.  Trong luận có nói 4 trường hợp nghiệp dẫn:  một là, 1 nghiệp dẫn ra 1 quả;  hai là, 1 nghiệp dẫn ra nhiều quả;  ba là, nhiều nghiệp dẫn ra 1 quả;  bốn là, nhiều nghiệp dẫn ra nhiều quả.  Qua đây cho thấy ý thức có năng lực tạo nghiệp, chiêu quả.  Một phần thiện ác của 5 thức trước cũng có thể tạo nghiệp.  Thức thứ bảy và thức thứ tám, cả hai không thể tạo nghiệp, vì là tánh chất vô ký.  Nếu bàn chung về 8 thức thì:  chiêu nghiệp thành quả, là thức thứ 8 và 1 phần của 6 thức trước;  không có tạo nghiệp chiêu quả, chỉ có thức thứ bảy.  Một phần của 6 thức trước, là nói đến tánh chất thiện và bất thiện (của 6 thức đó).  Tổng báo, là quả báo tổng thể của dị thục như đường lành, đường dữ (, tức những nẻo đường sanh tử, do dẫn nghiệp của thức thứ 8 làm nghiệp chủ yếu chiêu cảm).  Biệt báo, là quả báo sai biệt (trong tổng báo) như sống lâu hay chết yểu, giàu sang hay nghèo hèn, đẹp hay xấu v.v... (, muôn ngàn sai biệt, do mãn nghiệp của 6 thức trước làm tăng thượng duyên).     Phát khởi sơ tâm Hoan hỷ địa

 

(Ở sơ tâm Hoan hỷ địa, ý thức phát khởi được cái năng lực thù thắng vô lậu có thể tác thành mọi nghĩa lợi cho mình và người)

 

Ở Hoan hỷ địa, sơ tâm của ý thức đã chuyển thành vô lậu, bởi vì 2 chướng phân biệt ngã chấp và pháp chấp (cùng những sự tạp nhiễm trong ác đạo [53]) đều đã đoạn trừ.

 

Hỏi:  Ba đời đoạn hết (lậu) hoặc hay sao?  Nếu hiện tại đoạn hết hoặc, thì hoặc và trí chẳng cùng sanh.  Quá khứ đã diệt, vị lai chưa sanh, như vậy ở giai đoạn nào?

Ðáp:  Chỉ bàn luận khi trí khởi thì hoặc trừ, cho nên ở thời vị lai, thể của hoặc không thể tiếp tục sanh khởi, và gọi đó là đoạn.

 

Câu sanh du tự hiện triền miên

 

(Tuy nhiên, ở Hoan hỷ địa, vẫn còn có câu sanh ngã chấp và pháp chấp cho nên vẫn còn có những hiện hành và chủng tử sanh khởi)

 

Triền là hiện hành (ngu tối).  Miên là chủng tử (nặng nề).  Khi ở sơ tâm Hoan hỷ địa, ý thức vẫn còn có hiện hành và chủng tử của câu sanh phiền não chướng và sở tri chướng, do vì ý thức chưa thuần vô lậu.  Ý thức lại không thường an trú trong sự chỉ quán về ngã không và pháp không.       

 

Viễn hành địa hậu thuần vô lậu

 

(Sau Viễn hành địa thì ý thức mới thuần vô lậu)

 

Viễn hành địa tức là đệ thất địa.  Ý thức từ đệ thất địa trở về trước, chủng tử hữu lậu và vô lậu chen nhau sanh khởi, do ý thức chưa thường an trụ trong chỉ quán.  Từ đệ thất địa trở về sau thì ý thức mới thuần vô lậu, do chủng tưû câu sanh phiền não chướng và sở tri chướng không còn hiện hành nữa, mà thường an trụ nơi chỉ quán.  Tuy nhiên, chỉ quán về ngã không (sanh không) thì viên mãn.  Chỉ quán về pháp không còn gián đoạn (và thiếu sót).

Lại nữa, trong 10 địa, 5 địa đầu phần nhiều là chỉ quán hữu tướng, phần ít là chỉ quán vô tướng.  Ðịa thứ sáu, phần ít là chỉ quán hữu tướng, phần nhiều là chỉ quán vô tướng.  Từ địa thứ bảy trở lên là thuần chỉ quán vô tướng.

 

Quán sát viên minh chiếu đại thiên

 

(Bấy giờ, ý thức thật sự chuyển thành Diệu quan sát trí, có hoạt dụng tròn sáng chiếu soi khắp đại thiên thế giới)

 

Thức thứ sáu ở sơ tâm Hoan hỷ địa tuy không còn 2 chướng phÂn biệt ngã chấp và pháp chấp, chuyển thành vô lậu, nhưng vẫn còn chủng tử câu sanh phiền não chướng và sở tri chướng hiện hành ở trong các địa:  Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm tuệ địa, Nan thắng địa, Hiện tiền địa.  Ðến địa thứ bảy, Viễn hành địa, thì chủng tử câu sanh của 2 chướng vĩnh viễn bị hàng phục, không còn sanh khởi nữa.  Bấy giờ, vô lậu tịnh thức thường hằng sanh khởi, ý thức vốn tương ưng các tâm sở nay chuyển thành Diệu quán sát trí, luôn tròn sáng (viên minh), chiếu khắp đại thiên thế giới.  Không nói chiếu soi một thế giới là vì Diệu quán sát trí có công năng chiếu soi khắp cả vậy.          

 

 

 

 

 

 

 

Chương 3:  THỨC THỨ BẢY

 

 

 

Ðới chất, hữu phú, thông tình bản

 

(Thức thứ bảy duyên với đới chất cảnh, tương ưng với hữu phú vô ký tánh, tư thông cả ý thức và bản thức)

 

Câu tụng này nói về thức thứ bảy.  Trong 3 tánh: thiện, ác và vô ký, thức thứ bảy chỉ tương ưng với vô ký tánh (trung tánh).  Trong 4 tánh: thiện, ác, hữu phú vô ký (trung tánh mà có ô nhiễm) và vô phú vô ký (trung tánh mà không ô nhiễm), thức thứ bảy tương ưng với hữu phú vô ký tánh.  Trong 3 cảnh, thức thứ bảy chỉ duyên với đới chất cảnh, do lấy tâm duyên tâm.  Chữ tâm trước là kiến phần.  Chữ tâm sau là bản chất.  (Ðó là thức thứ bảy lấy kiến phần của mình duyên qua kiến phần của thức thứ tám, nên ở giữa 2 thức này sanh ra 1 tướng phần, gọi là chân đới chất cảnh.)  Tướng phần đó mang (đới) bản chất (= tánh chất của căn bản thức) mà sanh khởi, gọi là đới chất.  Nói khác là, tướng phần đó mang kiến phần của thức thứ tám mà sanh khởi.  Vì sao chẳng nói là mang (đới) tình cảnh (cảnh của ý thức)?  Vì tình cảnh thì tràn ngập trong độc ảnh cảnh (của ý thức), nên không đề cập đến trong thức thứ bảy.

 

Tùy duyên [54] chấp ngã, lượng vi phi

 

(Thức thứ bảy do thức A lại da sanh ra, rồi trở lại duyên thức A lại da chấp làm tự ngã.  Trong 3 lượng, thức này thuộc về phi lượng)

 

Thức thứ bảy theo sát thức thứ tám, lấy kiến phần của thức thứ tám làm đối tượng chấp ngã.  Chấp coù nghĩa là ôm ấp, vướng mắc.  Thức thứ bảy đầy đủ câu sanh ngã chấp và pháp chấp, cùng nhau nhậm vận sanh khởi.  Thức thứ bảy không có ranh giới để phân biệt cái nào là ngã chấp, cái nào là pháp chấp.  Vì sao?  Vì sự sanh khởi về mặt tư duy, so lường của thức thứ bảy không được mạnh vậy.  Trong 3 lượng, thức này thuộc về phi lượng.  Hình thái nhận thức của thức này là biết sai lầm về ngã, là luôn có ý thức tự ngã, cho nên gọi là phi lượng.

 

Bát đại, biến hành, biệt cảnh tuệ

Tham, si, ngã kiến, mạn tương tùy

 

(Thức thứ bảy tương ưng với 8 phiền não đại tùy, 5 tâm sở biến hành, 1 tâm sở tuệ trong biệt cảnh và 4 phiền não căn bản là: tham, si, mạn và ngã kiến)

 

Hai câu tụng trên nói về các món tâm sở của thức thứ bảy.  Thức này khi duyên cảnh thì thích ứng với 8 món đại tùy phiền não (trạo cử, hôn trầm, bất tín, giải đãi, phóng dật, thất niệm, tán loạn và bất chánh tri), với 5 món biến hành (tác ý, xúc, thọ, tưởng và tư), với tâm sở tuệ trong 5 món biệt cảnh (dục, thắng giải, niệm, định và tuệ) và với 4 món phiền não căn bản (tham, si, mạn và ngã kiến).

Ngoài 18 món tâm sở vừa nêu, các tâm sở khác vì sao không tương ưng với thức thứ bảy?

 

Dục là tâm mong cầu những việc chưa thành, chưa vừa ý.  Thức này chỉ nhậm vận (= không cần tác ý) vin theo cảnh đã thành, vừa ý, không có tâm mong cầu gì nữa, vì vậy thức này không có tâm sở dục. 

 

Thắng giải là chưa từng lưu giữ những cảnh trong định.  Thưùc này từ vô thỉ luôn vin theo trạng huống tịnh lự (định sự) và luôn trải qua sự lưu giữ (những ấn tượng vaéng lặng như thế), vì vậy thức này không có thắng giải. 

 

Niệm là nhớ lại những sự việc từng huân tập.  Thức này luôn duyên theo cảnh hiện tại đang tiếp nhận, không có sự nhớ lại (cảnh quá khứ), vì vậy thức này không có niệm.  

 

Ðịnh là buộc tâm chuyên chú vào một đối tượng.  Thức này trong từng sát na nhậm vận vin theo những đối tượng khác nhau, không có sự chuyên nhất (vào một đối tượng nào cả), vì vậy thức này không có định. 

 

Tâm sở tuệ cũng tức là ngã kiến (= cái thấy theo ý thức tự ngã).  Từ ngã kiến mà triển khai ra 51 món tâm sở khác nhau.  Ý thức tự ngã (ngã kiến) của thức này cần tâm sở tuệ làm duyên tố quyết định cho cái ý thức lấy A lại da làm tự ngã.

 

Các thiện tâm sở (11 món) là đứng về mặt thanh tịnh mà nói, nên thức này không thích ứng.

 

Căn bản phiền não và tùy phiền não bao gồm 26 món, nói tổng quát thì đều thích ứng với ngã kiến.  Tuy nhiên, đi sâu chi tiết thì thấy thức thứ bảy: vì thẩm sát quyết định chấp (A lại da làm) ngã nên không cần khởi tâm sở nghi; vì thẩm sát luyến ái nơi ngã (ngã ái) nên chẳng sanh tâm sở sân.  Nói tóm, thức thứ bảy chỉ thích ứng với 4 món phiền não là: tham, si, mạn và ngã kiến.  Hành tướng của 10 món tiểu tùy phiền não như phẫn, hận, phú, não v.v... thì thô động, còn hành tướng của thức này lại thâm tế, cho nên không có sự thích ứng với nhau.  Hai món trung tùy (vô tàm, vô qúi) thuộc về bất thiện, còn thức thứ bảy thuộc về vô ký tánh, cho nên cũng không có sự thích ứng với nhau.

 

Có thuyết cho rằng, thức này không tương ưng với đại tùy phiền não.  Nếu không có tâm sở hôn trầm thì thức này phải không chắc có tánh không kham nhậm (không thể gánh vác được việc gì cả), (nhưng sự thật thì thức này có tánh ấy).  Nếu không có tâm sở trạo cử thì thức này phải không có tánh náo động, và như vậy thì thức này hẳn phải mang tánh chất như các tâm sở thiện, nghĩa là chẳng phải ở cương vị nhiễm ô.  Ðã như (cho rằng thức này là) tâm nhiễm ô mà không có tâm sở tán loạn, thì (thức này) phải không có tánh rong ruỗi, nên (thức này) chẳng phải là tâm thức nhiễm ô.  Nếu không có thất niệm, bất chánh tri, thì thức này làm sao có khả năng sanh khởi phiền não hiện tiền?  Như vậy, thức thứ bảy, còn gọi là yù ô nhiễm [55], nhất định cùng tương ưng với 8 món đại tùy phiền não mà sanh khởi (hoạt dụng ý thức tự ngã).

 

Nói về 4 món tâm sở bất địnhỐ tác là ăn năn việc làm đã qua, còn thức này thì nhậm vận (tự động, không cần tác ý) luôn vin theo cảnh hiện tại, không phải việc đã qua, nên không thích ứng với tâm sở hốiThụy miên là dựa vào tình trạng thân nặng nề, tâm mê muội, và có khi tạm sanh khởi được là nhờ sự giúp sức của các duyên bên ngoài, còn thức này từ vô thỉ chỉ chấp ngã bên trong không nhờ các duyên bên ngoài, nên không thích ứng với tâm sở thụy miênTầm và tứ đều hướng vào đối tượng bên ngoài mà chuyển vận: tư duy có cạn sâu, chuyển động có thô tế.  Thức thứ bảy này chỉ hướng vào đối tượng bên trong mà chuyển vận, ý thức A lại da làm tự ngã, nên không thích ứng với tâm sở tầmtứ.

 

Hằng thẩm tư lương ngã tướng tùy

 

(Thức thứ bảy thường xuyên tự ý thức về tự ngã)

 

Thức thứ bảy thường xuyên suy xét, nghĩ tưởng, so đo, chấp kiến phần của thức thứ tám làm tự ngã, cho nên nói hằng thẩm tư lương ngã tướng tùy. Ý thức tự ngã (thẩm) ở trong tám thức tâm vương được đối chiếu theo tánh chất thường hằng (liên tục tiếp nối không gián đoạn) qua tứ cú phân biệt sau đây:

1.      Hằng mà không thẩm:  Thức thứ tám không có chấp ngã, (vì A lại da chính là tự ngã hằng chuyển) không gián đoạn (mà chúng sanh tự ý thức chấp lấy).

2.      Thẩm mà không hằng:  Thức thứ sáu lấy sự chấp ngã của thức thứ bảy làm chỗ dựa, nhưng có lúc gián đoạn.

3.      Vừa hằng vừa thẩm:  Thức thứ bảy chấp A lại da làm tự ngã, không có lúc nào mà không chấp.

4.      Không hằng không thẩm:  Năm thức trước không có chấp ngã, (nên vấn đề thường xuyên chấp ngã không đặt ra).

Ngài Hộ Pháp bồ tát nói:

 

Ngũ, bát vô pháp diệc vô nhân

Lục, thất nhị thức thậm quân bình

 

(Năm thức trước và thức thứ tám không có chấp pháp và chấp ngã.  Thức thứ sáu và thức thứ bảy rất bằng nhau: một bên chấp pháp, một bên chaáp ngã)

 

Hữu tình nhật dạ trấn hôn mê

 

(Chúng sanh hữu tình ngày đêm bị che lấp hôn mê bởi sự chấp ngã của thức thứ bảy)

 

Hữu tình lưu chuyển trong đêm dài sanh tử mà chẳng tự thức tỉnh là do luôn có cái ý thức tự ngã của thức thứ bảy.  Thức này thích ứng và cùng sanh khởi với 4 món phiền não căn bản và 8 món phiền não đại tùy.

 

Tứ hoặc, bát đại tương ưng khởi

 

(Bốn phiền não căn bản và 8 phiền não đại tùy tương ưng sanh khởi với thức thứ bảy)

 

Câu tụng này giải thích ý nghĩa của câu tụng trước.  Tứ hoặc, là 4 món phiền não căn bản: ngã si, ngã kiến, ngã mạn, ngã ái Bát đại, là 8 món phiền não đại tùy: trạo cử, hôn trầm, bất tín, giải đãi, phóng dật, thất niệm, tán loạn, bất chánh tri. Tứ hoặc và bát đại đều đã được giải thích.  Nói chung, phiền não căn bản không phải là y tha khởi tánh, còn phiền não tùy thuộc là y tha khởi tánh.

 

Lục chuyển hô vi nhiễm tịnh y

 

(Thức thứ sáu chuyển đổi theo ý thức tự ngã.  Chính ý thức tự ngã làm cho tâm thức tạp nhiễm hay chuyển đổi đi mà làm cho tâm thức thanh tịnh.  Do đó mà ý (ô nhiễm) được gọi là nhiễm tịnh y)

 

Thức thứ sáu gọi thức thứ bảy là nhiễm tịnh y.  Khi thức thứ bảy còn ở địa vị hữu lậu (thế gian), thường xuyên ý thức A lại da làm tự ngã nên thức thứ sáu theo đó mỗi niệm mà thành nhiễm ô (= phàm phu).  Khi thức thứ bảy đạt đến địa vị vô lậu (xuất thế gian), thường xuyên ngộ nhập vô ngã nên thức thứ sáu theo đó mỗi niệm mà thành thanh tịnh (= thánh giả).  Như vậy, thức thứ sáu thành nhiễm ô hay thanh tịnh đều do thức thứ bảy cả.

 

Cực hỷ sơ tâm bình đẳng tánh

 

(Ở sơ tâm của Cực hỷ địa, thức thứ bảy đang chuyển thành bình đẳng tánh trí)

 

Ở địa thứ nhất gọi là Cực hỷ, sơ tâm của thức thứ bảy chuyển thành vô lậu.  Bấy giờ thức này tương ưng với (đặc tánh của một trong tứ trí) tâm phẩm, đang trong giai đoạn chuyển đổi thành trí, và thức thứ sáu cũng chuyển thành vô lậu, do thức thứ sáu đi vào chỉ quán về ngã không (sanh không) và pháp không.  Sự đi vào chỉ quán về ngã không của thức thứ sáu đã làm chướng ngại cái chấp tự ngã của thức thưù bảy không cho sanh khởi, tuy nhiên, (chủng tử) pháp chấp của thức thứ bảy vẫn còn, cho nên luận nói rằng:  Ðơn chấp Mạt na cư chủng vị/ Bình đẳng tánh trí bất hiện tiền (Chủng tử pháp chấp của Mạt na vẫn còn thì Bình đẳng tánh trí chưa hiện tiền).  Khi thức thứ sáu đi vào chỉ quán về ngã khôngpháp không thì chướng ngại cho thức thứ bảy sanh khởi chủng tử ngã chấp và pháp chấp, cho nên luận nói rằng:  Song chấp Mạt na qui chủng vị/ Bình đẳng tánh trí phương hiện tiền (Chủng tử ngã chấp và pháp chấp không còn thì Bình đẳng tánh trí mới hiện tiền).

 

Thức thứ bảy không có năng lực đoạn hoặc và đoạn chấp, toàn nhờ thức thứ sáu đoạn dùm cho.  Vì vậy có câu tụng:

 

Phân biệt nhị chướng Cực hỷ vô

Lục thất câu sanh địa địa trừ

Ðệ thất tu đạo trừ chủng hiện

Kim cang đạo hậu tổng giai vô.

 

(Ở địa vị Cực hỷ thì có hai chướng phân biệt (ngã chấp và pháp chấp) bị đối trị bơûi sự chỉ quán của thức thứ sáu cho đến không còn.  Tuy nhiên, câu sanh ngã chấp và pháp chấp của thức thứ bảy phải nhờ thức thứ sáu (đã vô lậu) đoạn trừ từ từ, trải qua các địa.  Ðến địa vị tu đạo, tức từ Bất động địa trở lên thì thức thứ bảy mới trừ được chủng tử và hiện hành của ngã chấp.  Khi chứng Kim cang đạo thì thức này chuyển thành trí, câu sanh pháp chấp bấy giờ không còn nữa).

 

Nói tóm, thức thứ bảy thành được vô lậu toàn là nhờ thức thứ sáu tu chỉ quán để đối trị sự chướng ngại của hoặc tạp nhiễm (= ngã si, ngã kiến, ngã mạn, ngã ái) và chứng được sự thanh tịnh của ý lạc tăng thượng [56].

 

Vô công dụng hạnh ngã hằng tồi

 

(Ðến địa thứ tám, địa mà đã được vô công dụng hạnh, thì ngã chấp của thức thứ bảy mới được phá trừ)

 

Từ địa thứ tám trở về trước, thức thứ bảy vẫn còn chấp pháp, nhưng chấp ngã đã có lúc gián đoạn.  Ðó là do thứ thứ sáu không thường xuyên an trú nơi chỉ quán về ngã khôngpháp không.  Ðến địa thứ tám, gọi là Bất động địa, (vì đã được vô công dụng đối với vô tướng và trong các tướng thì không còn bị phiền não hiện hành làm xao động), thì chủng tử ngã chấp của thức thứ bảy mới bị đoạn trừ, nhưng chủng tử pháp chấp vẫn còn sanh khởi có gián đoạn.  Ðó là do thức thứ sáu thường an trú nơi chỉ quán về ngã không.  Vì sao chẳng đoạn được chủng tử pháp chấp?  Vì chủng tử pháp chấp không làm chướng ngại nhân tố (và duyên tố nội tại mà các pháp sanh, các pháp thành, các pháp sanh thành rồi tác dụng), là luôn thích ứng với triền miên [57], nhaäm vận [58] sanh khởi, thể (của nó vô tướng rất) vi tế, tánh hữu phú (nên ô nhiễm) vậy.

 

Như lai hiện khởi tha thọ dụng

Thập địa bồ tát sở bị cơ

 

(Khi thức thứ bảy chuyển thành Bình đẳng tánh trí thì có năng lực hóa hiện tha thọ dụng thân, như đức Như lai hóa hiện tha thọ dụng thân để giáo hóa cho các hàng bồ tát Thập địa)

 

Khi thức thứ bảy trở thành vô lậu thì tương ưng với Bình đẳng tánh trí.  Ở quả vị Phật, Bình đẳng tánh trí có năng lực hóa hiện ra 10 loại thân tha thọ dụng. tức năng lực giáo hóa của Phật, và đối tượng được giáo hóa ở đây là bồ tát thập địa.  Bình đẳng tánh trí có năng lực hiện khởi tha thọ dụng thân là dựa vào nghĩa thù thắng (so với 3 trí kia) mà nói như vậy, kỳ thật bốn trí đều có năng lực hiện khởi tha thọ dụng thân.

 

 

 

Chương 4:  THỨC THỨ TÁM

 

 

 

Tánh duy vô phú, ngũ biến hành

 

(Thức thứ tám mang tánh chất vô phú vô ký, và tương ưng với 5 tâm sở Biến hành)

 

Câu tụng này nói về thức thứ tám.  Trong 4 tánh: thiện, bất thiện, hữu phú vô ký, vô phú vô ký, thức thứ tám thuộc vô phú vô ký, vì thức này không mang tánh ô nhiễm (nên gọi là vô phú), vì thức này là sở y cho thanh tịnh và tạp nhiễm một cách bình đẳng không chống trái nhau (nên gọi là vô ký), vì thức này có cái năng tánh tiếp nhận huân tập (, tức nói khả năng tiếp nhận các pháp tạp nhiễm huân tập rồi làm nhân sanh ra các pháp ấy).

 

Khi duyên cảnh, thức này cùng tương ưng với 5 tâm sở biến hành: xúc, tác ý, thọ, tưởng, tư; nhưng không tương ưng với các tâm sở khác.  Vì sao?  Tánh chất vô ký (trung tánh) là không phải thiện, không phải ác.  Không phải thiện nên thức này không cùng tương ưng với tâm sở thiện, và không phải ác nên thức này không cùng tương ưng với tâm sở ác.

 

Giới địa tùy tha nghiệp lực sanh

 

(Thức thứ tám tùy theo nghiệp lực thiện hay ác mà biểu hieän ở trong 3 cõi, 9 địa)

 

Thức thứ tám chuyển hiện trong 3 cõi, 9 địa, 5 đường, tùy theo sức của nghiệp thiện hay ác mà chiêu cảm quả báo dị thục.  Thức thứ tám với đặc tánh làm chủ thể tham dự vào tổng báo và bao quát tất cả tự thể ([sanh mạng] khác nhau) trong 3 cõi, mọi đường lành đường dữ.  Ðặc tánh làm chủ thể như vậy có 4 nghĩa:  một là, thức thứ tám là căn bản của các pháp hiện hữu, nói khác, nó vừa là chất liệu, vừa là tổ hợp cho tất cả tự thể và môi trường trong đó tự thể tồn tại; hai là, thức thứ tám mang đặc tánh hằng chuyển, nghĩa là từ vô thỉ nó thuần nhất [59] liên tục tiếp nối thường hằng không gián đoạn; ba là, thức thứ tám không mang tánh ô nhiễm nên là vô phú, do vì không bị trùm kín bởi khách trần phiền não ý địa; bốn là, thức thứ tám được gọi là thức dị thục (= nghiệp thức), vì nó đưa đến kết quả đã thành thục của nghiệp thiện và bất thiện trong các cõi, mọi đường lành đường dữ và trong các sanh loại khác nhau.

 

Trong tám thức, chỉ có thức thứ tám là hoàn toàn do nghiệp lực huân tập.  Thức thứ bảy trái lại hoàn toàn không do nghiệp lực huân tập (, vì nó luôn luôn bám sát A lại da và vin chấp A lại da làm tự ngã = y bỉ chuyển, duyên bỉ).  Sáu thức trước thì có một phần do nghiệp lực huân tập và một phần không do nghiệp lực huân tập.  Ðây là nói về sự huân tập của nghiệp thiện và nghiệp bất thiện (qua 8 thức tâm vương).

 

Tánh chất vô ký của thức thứ tám được ví như cục đất khô không thể nắn thành viên, do đó phải cần có nước, keo v.v... hòa trộn với đất khô mới nắn thành vật được.  Cũng vậy, dưới tác động trực tiếp của nghiệp lực thiện ác (dụ cho nước, keo) mà thức thứ tám có thể dẫn ra hiện hành của nó để tham dự vào 3 cõi và 9 địa.  Cây, đá v.v... tự nó không thể thành đồ vật mà không cần lực tác động, cũng vậy, thức thứ tám không thể tự chuyển hiện và tham dự vào giới, địa mà không tùy thuộc vào sức mạnh huân tập của nghiệp thiện, ác.

 

Nhị thừa bất liễu nhân mê chấp

 

(Hàng nhị thừa do không hiểu rõ về thức A lại da nên mê chấp cho rằng không có thức A lại da)

 

Thức thứ tám rất vi tế, khó nhận biết, cho nên hàng nhị thừa thanh văn (hiểu sai về các pháp sở tri,) không tin có thức này, chỉ chấp nhận 6 thức trước có khả năng thọ huân và duy trì chủng tử [60].  Ðó là do hàng nhị thừa tâm trí cạn cợt mà có ra sự mê chấp như vậy.

 

Do thử năng hưng luận chủ tranh

 

(Bởi vậy mới có sự việc tranh luận về thức thứ tám giữa các luận sư đại thừa và luận sư tiểu thừa)

 

Do hàng nhị thừa không hiểu, cho rằng không có thức thứ tám, cho nên các luận sư đại thừa viện dẫn 3 kinh, 4 tụng, 5 giáo, 10 lý để chứng minh rằng có thức thứ tám.

 

Kinh A tỳ đạt ma, kinh Giải thâm mật và kinh Lăng già là 3 bộ kinh đại thừa mà tiểu thừa bộ phái không chấp nhận.

 

Ðại chúng bộ có kinh A cấp ma, Thượng tọa bộ có luận Phân biệt, Hóa địa bộ và Thuyết nhất thiết hữu bộ có kinh Tăng nhất.  Ba kinh luận này được 4 bộ phái tiểu thừa và đại thừa chấp nhận.

 

Bài tụng Thập chứng sau đây nêu ra 10 đặc tánh chứng minh sự hiện hữu của thức thứ tám:

Trì chủng, dị thục tâm

Thú sanh, hữu, thọ thức

Sanh tử, duyên, y thực

Diệt định tâm, nhiễm tịnh.

 

(Thức thứ tám là thức chủng tử có công năng duy trì chủng tử, là thức (tâm) dị thục vì là đưa đến kết quả đã chín muồi (thục) của nghiệp thiện và bất thiện trong các cõi, mọi đường lành đường dữ và trong các sanh loại khác nhau.  Ðã kiết sanh liên tục rồi thì chính thức dị thục chấp thọ sắc căn và sở y của các sắc căn (= chấp thọ thân thể và thế giới của thân thể).  A lại da có đặc tánh làm nhân trong sự kết sanh liên tục (sanh) nên gọi là thức chủng tử.  A lại da có đặc tánh làm quả trong sự lãnh thọ quả dị thục sau khi chết (tử) nên gọi là thức dị thục.  A lại da làm nhân duyên cho các pháp sanh khởi nên gọi là thức nhân duyên.  A lại da làm thức thực cho hữu tình sanh ra trong ba cõi, tức nói sự duy trì căn thân của thức dị thục.  Nhập diệt tận định thì thức dị thục vẫn không rời thân, vì không do đối trị thức ấy mà có diệt định.  Tách rời thức chủng tử dị thục thì phiền não tạp nhiễm và sự thanh tịnh của thế gian và xuất thế gian bất thành, nói khác, A lại da với tánh vô ký làm sở y cho thanh tịnh và tạp nhiễm một cách bình đẳng)

 

Bài tụng treân gồm đủ 10 nghĩa sau đây:

 

1.       Trì chủng tâm:

 

a.       Như kinh Ðại thừa A tỳ đạt ma cũng có bài chỉnh cú sau đây:

 

Vô thỉ thời lai giới

Nhất thiết pháp đẳng y

Do thử hữu chư thú

Cập niết bàn đắc chứng.

 

(Giới [= thức chủng tử], từ vô thỉ đến nay, là sở y của hết thảy pháp. Do đó mà có sự luân hồi trong mọi đường lành đường dữ và có sự chứng đắc quả niết bàn.)

 

Bài tụng này nói về tự tánh vi tế của thức thứ tám.  Ngang qua tác dụng của thức này mà có thể hiển thị được tự tánh của nó.  Hai câu đầu của bài tụng cho thấy tác dụng nhân duyên của thức thứ tám.  Hai câu sau là nói tác dụng nương tựa và duy trì (y trì) của thọ, noãn, thức (thứ tám) trong sự lưu chuyển và hoàn diệt.  Vô thỉ thời lai giới (giới từ vô thỉ lại), là nói đặc tánh làm nhân của thức thứ tám, nghĩa là thức chủng tử từ vô thỉ đến nay triển chuyển liên tục tiếp noái làm nhân phát sanh các pháp tạp nhiễm (, tức chủng tử sanh hiện hành).  Nhất thiết pháp đẳng y (hết thảy pháp đều nương), là nói đặc tánh làm duyên của thức thứ tám, nghĩa là thức chấp trì từ vô thỉ đến nay làm chỗ nương tựa cho các pháp tạp nhiễm, nói khác, thức thứ tám có năng tánh thâu giữ chủng tử nên làm chỗ nương tựa tiếp nhận cho các pháp tạp nhiễm huân tập (, tức hiện hành sanh chủng tử).  Hai câu đầu của bài tụng giải thích cho trì chủng tâm.

 

Do thử hữu chư thú (do đó có các thú), là nói do có thức thứ tám này chấp trì (chấp thọ và nắm  giữ) tất cả pháp (tạp nhiễm) thuận với sự lưu chuyển, vì vậy mới có sự lưu chuyển sanh tử (luân hồi) của các loài hữu tình.  Tuy biết hoặc, nghiệp là nhân của sự lưu chuyển (tập đế), nhưng chư thú (đường lành đường dữ) là quả báo của sự lưu chuyển (khổ đế), nên nhấn mạnh ở điểm này.  Chư thú, cũng có thể hiểu là năng thú (nhân) và sở thuù (quả), đều cùng trong phạm vi lưu chuyển sanh tử, trong tác dụng duy trì và nương tựa của thức thứ tám.

 

Cập niết bàn chứng đắc (và niết bàn chứng đắc), là nói do có thức thứ tám này chấp trì (chấp thọ và nắm giữ) taát cả pháp (thanh tịnh) thuận với sự hoàn diệt, vì vậy mới có sự chứng đắc niết bàn của người tu hành.  Ở đây chỉ nói phần đạo năng chứng, là con đường đưa đến niết bàn (đạo đế), vì niết bàn không dựa thức này mà có.  Hoặc cũng nói là niết bàn sở chứng (diệt đế), là chỗ mong cầu của người tu hành.  Hoặc cùng nói năng và sở, nhưng cả hai đều nhiếp vào sự hoàn diệt niết bàn.  Như vậy, hai câu tụng sau nói về vô lậu pháp nhưng cũng y vào thức thứ tám mà hiển thị.

 

b.      Kinh Ðại thừa A tỳ đạt ma lại có bài tụng rằng:

 

Do nhiếp tàng chư pháp

Nhất thiết chủng tử thức

Cố danh A lại da

Thắng giả [61] ngã khai thị.

 

(Là cái chủ thức thâu tàng chủng tử của các pháp, nên mệnh danh là A lại da, đối với người thắng thì Như lai khai thị cho đó )

 

Do bản thức thứ tám đầy đủ các chủng tử nên có khả năng thâu giữ (nhiếp tàng) các pháp tạp nhiễm, theo nghĩa này mà lập danh A lại da.  Thức này từ vô thỉ cho đến Bất động địa không còn ngã chấp, tên gọi là A lại da, dịch nghĩa là tàng thức.  Ðây là từ công năng mà lập danh.

 

c.       Kinh Giải thâm mật có bài tụng:

 

A đà na thức thậm thâm tế

Tập khí chủng tử như bộc lưu

Ngã ư phàm phu bất khai diễn

Khủng bỉ phân biệt chấp vi ngã.

 

(Thức A đà na cùng cực vi tế, tất cả chủng tử như dòng nước mạnh.  Như lai không nói cho kẻ phàm ngu, sợ họ phân biệt chấp làm bản ngã.)

 

A đà na, đời Ðường dịch là chấp trì, tức là thức thứ tám (mà ẩn lược mạt na thức: cái ý thức tự ngã lúc nào cũng có).  Vì có khả năng chấp trì (nắm giữ) chủng tử các pháp tạp nhiễm, chấp thoï các sắc căn, thân thể (= sở y của các sắc căn) và thế giới của căn thân ấy, chấp thủ sự kiết sanh liên tục, cho nên thức này tên là A đà na.  Nói tóm, thức này có 3 nghĩa nên gọi là A đà na: một là, chấp trì chủng tử các pháp tạp nhiễm không cho rơi mất; hai là, chấp thọ sắc căn (= các giác quan), sanh mạng (y) và đời sống (xứ) của sanh mạng ấy;  ba là, chấp thủ sự kiết sanh liên tục (, nghĩa là, A đà na là chủ thể nắm lấy sanh mạng từ khi sanh đến khi chết, liên tục nắm lấy từ đời sống này đến đời sống khác). 

 

Hạng hữu tình không có chủng tánh giác ngộ thì không thể nhận thức cùng tột căn để của thức A đà na, nên nói là rất sâu (= thậm thâm).  Hàng nhị thừa dấn thân đi tới niết bàn thì không thể thông đạt thắng nghĩa của thức A đà na, nên nói là vi tế.  Ðây là nói chủng tử chân thật (= chủng tử ở trong [62]) có năng tánh tiếp nhận huân tập (= thọ huân) hết thảy các pháp tạp nhiễm, nếu có duyên tố tác động thì phát sanh các chuyển thức khác (= thức thọ dụng, là 6 thức trước, thọ dụng quả báo khổ vui), ví như (có đủ duyên tố làm cho) nhiều cơn sóng (= chuyển thức) nổi lên, nhưng bản thân dòng nước (= thức A đà na) vẫn chảy mãi, không đứt không hết, nên nói như dòng nước chảy mạnh (= bộc lưu).  Vì sợ kẻ phàm ngu (= phàm phu và nhị thừa) đối với thức này khởi tâm phân biệt, chấp làm tự ngã mà đọa vào các đường ác hay chướng ngại sự sanh Thánh đạo, cho nên đức Thế tôn không giảng nói thức này cho họ.  Duy có hàng bồ tát đại thừa thì Thế tôn mới vì họ mà khai thị thức này.

 

Bài tụng này cũng chứng minh nghĩa trì chủng tâm.  Sáu chuyển thức trước (và thức mạt na được ẩn lược) không có nghĩa trì chủng tâm.

 

d.      Trong kinh Lăng già có bài tụng rằng:

 

Như hải ngộ thuận phong

Khởi chủng chủng ba lãng

Hiện tiền tác dụng chuyển

Vô hữu gián đoạn thời.

Tàng thức hải diệc nhiên

Cảnh giới phong sở kích

Dẫn khởi chư thức lãng

Hiện tiền tác dụng chuyển.

 

(Như biển gặp duyên gió mà khởi ra đủ thứ sóng mòi, ngay trước mắt thấy tác dụng chuyển động không có lúc nào gián đoạn của sóng mòi.  Biển tàng thức cũng vậy, bị gió cảnh giới kích động nên lúc nào cũng sanh khởi các sóng thức mà hiện tiền thấy chúng có tác dụng chuyển biến liên tục.)

 

 Bài tụng này nói về đặc tánh của thức thứ tám; các chuyển thức khác không có đặc tánh này.  Thức thứ tám là biển tàng thức, và biển tàng thức đó hằng khởi các sóng thức (6 thức trước) triển chuyển sanh diệt, liên tục không dứt.

 

Trên đây đã dẫn chứng 4 bài tụng của kinh luận đại thừa để giải thích nghĩa trì chủng tâm của bài tụng Thập chứng.

 

Kinh A cấp ma (= A hàm) của Ðại chúng bộ đã dùng mật ý mà nói A lại da với cái tên thức căn bản, do vì A lại da là sở y cho các chuyển thức. 

 

Kinh điển Thượng tọa bộ và luận Phân biệt đều có mật ý gọi thức này là thức hữu phầnHữu, là tam hữu (3 cõi).  Phần, là nghĩa nhân tố.  Chỉ có thức thứ tám hằng biến 3 cõi và làm nhân tố (= thức thực) cho hữu tình đã sanh ra trong 3 cõi. 

 

Hóa địa bộ đã dùng mật ý mà nói A lại da là cái uẩn cùng tận sanh tử [63], bởi vì lìa A lại da thì không có uẩn pháp nào riêng khác mà có thể đi đến tận cùng ngằn mé sanh tử, không lúc nào gián đoạn.

 

Kinh Tăng nhất a hàm của Thuyết nhất thiết hữu bộ cũng mật ý nói thức thứ tám là A lại da, như nói chúng sanh yêu A lại da, thích A lại da, ưa A lại da, khoái A lại da. Do trong giáo nghĩa của Nhất thiết hữu bộ có cái tên A lại da, nên khẳng định là thức thứ tám.

 

Trên đây đã dẫn ra 4 giáo nghĩa của các bộ phái tiểu thừa để chứng minh có thức thứ tám.  Thế nhưng các bộ phái tiểu thừa vẫn chấp chặc rằng chỉ có 6 thức trước thôi (và cho 6 thức trước là sở huân).

 

Khế kinh có nói, nơi thâu giữ và phát sanh chủng tử của các pháp tạp nhiễm và thanh tịnh là tâm.  Thức là dị danh của tâm.  Nếu không có thức thứ tám thì cái tâm duy trì chủng tử kia cũng không có.  Các chuyển thức có sự gián đoạn khi ở Diệt tận định, bởi vì các chuyển thức có căn sở y, cảnh sở duyên và tác ý riêng biệt (nên không đồng thời sanh khởi và tương ưng, do đó không có tánh chất năng huân và sở huân), có tâm sở thiện và nhóm loại khác nhau (thích ứng và hiện hành, nhưng trong diệt định lại không có sự thích ứng và hiện hành ấy).  Tóm lại, các chuyển thức (mà cho là tâm) đều dễ sanh khởi, dễ biến mất, không kiên trụ, không có năng tánh huân tập và duy trì chủng tử, (nên chẳng phải là cái tâm thâu giữ và phát sanh chủng tử của các pháp tạp nhiễm và thanh tịnh).  Chỉ có thức thứ tám với đặc tánh đồng nhất, thường hằng, không gián đoạn, kiên trụ, tiếp nhận huân tập (, như mè ướp hoa, mè với hoa cùng sanh cùng diệt, rồi mè thành ra có cái hơi thơm của hoa,) mới thích ứng với chữ tâm của khế kinh.  Ðây là chứng minh thức thứ tám là tâm, phù hợp với trì chủng tâm trong câu đầu của thập chứng tụng.

 

2.      Tâm dị thục:

 

Khế kinh lại nói, có tâm dị thục là do nghiệp hoặc thiện ác cảm ứng.  Nếu không có thức thứ tám thì tâm dị thục không thể có.  Chỉ có cái tâm chân dị thục đáp ứng sự lôi kéo của dẫn nghiệp đi khắp (3 cõi) không có gián đoạn.  Tâm dị thục, là thức thứ tám.  Chữ tâm trong câu tụng đầu thông nghĩa 4 chữ trì chủng, dị thục.

 

Trên đây đã giải thích xong nghĩa câu thứ nhất của Thập chứng tụng.

 

3.      Thú và sanh:

 

Khế kinh lại nói, hữu tình lưu chuyển trong 5 thú hướng, 4 sanh loài.  Nếu không có thức này thì thể của thú và sanh ấy không thể có được.  Hội đủ 4 nghĩa: thật coù, thường hằng, biến khắp, không tạp loạn, thì mới có thể gọi là thể của thú và sanh chân thật và chính xác.  Những thứ chiêu cảm bởi nghiệp của 5 thức trước đều không biến khắp các thú và sanh, vì trong cõi Vô sắc hoàn toàn không có 5 thức trước.  Những thứ chiêu cảm bởi nghiệp của ý thức tuy biến khắp các thuù và sanh, nhưng không hằng hữu.  Chỉ có tâm dị thục cùng với tâm sở của nó là thật có, thường hằng, biến khaép, không tạp loạn.  Chánh thật thú và sanh vốn chỉ là tâm dị thục và tâm sở của nó.  Và như vậy, nếu tách rời thức thứ tám, thì thú và sanh theo lẽ bất thành.  Ðây là giải thích 2 chữ thú sanh để chứng minh thức thứ tám là thể của thú và sanh.

 

4.      Chấp thọ thức:

 

Lại nữa, khế kinh nói, có cái căn thân hữu sắc là có sự chấp thọ sắc căn.  Nếu không có thức thứ tám thì sự chấp thọ sắc căn không thể có được.  Ở đây, chỉ có tâm dị thục mới là cái tâm có thể chấp thọ (sắc căn hữu lậu).  Những thức khác, như nhãn thức v.v..., không có nghĩa chấp thọ sắc căn (, vì chúng đều có cái căn sở y khác nhau, đều không kiên trụ, mà các sắc căn thì không thể tách rời với tâm).

 

5.      Thọ, noãn, thức:

 

Lại nữa, khế kinh nói, thọ, noãn và thức, ba cái này nương tựa và duy trì lẫn nhau để có thể cùng tồn tại liên tục tiếp nối.  Nếu cho là không có thức thứ tám, thì không một thức nào khác có thể duy trì sự tồn tại dài lâu của thọ và noãn (= thọ mạng và hơi ấm).  Bởi vì, như âm thanh, gió v.v... không có cái dụng thường xuyên duy trì (, nghĩa là lúc có lúc không); cũng vậy, các chuyển thức có gián đoạn, có chuyển biến, không có cái dụng thường xuyên duy trì thọ và noãn, nên không thể xác lập là thức duy trì thọ và noãn.  Chỉ thức dị thục mới có cái dụng thường xuyên duy trì thọ và noãn, nên được xác lập là thức duy trì thọ và noãn.  Ðoạn này giải thích nghĩa của chữ thức.  Chữ thức này bao gồm các chữ đứng trước: thức thể của thú sanh, thức chấp thọ hữu sắc căn thân, thức duy trì thọ noãn.  Ðến đây đã giải thích xong câu: Thú sanh, hữu, thọ thức.

 

Sau đây giải thích câu tụng:  sanh tử, duyên, y thực.

 

6.      Tâm sanh tử:

 

Lại nữa, khế kinh nói, hết thảy loài hữu tình khi thọ sanh, khi mạng chung, nhất định ở trong trạng huống tán tâm, không phải là trạng huống vô tâm định.  Nếu không có thức thứ tám, thì khi sanh, khi tử, cái tâm tán loạn kia cũng phải không có. Bởi vì, khi sanh, khi tử thân tâm mờ mịt như giấc ngủ không chiêm bao, hay như khi bị mê ngất, (bấy giờ) ý thức sáng suốt chắc chắn không hiện khởi.  Ở trạng huống vô tâm (như khi ngủ say không chiêm bao, khi hôn mê cực điểm) thì hành tướng và sở duyên của sáu chuyển thức không được nhận biết (, nghĩa là ý thức không hoạt động).  Trường hợp khi thọ sanh hay mạng chung phải có cái tâm tán loạn, còn gọi là tâm sanh tử.  Có bộ phái chấp rằng, ở trạng huống khi sanh, khi tử, có một loại ý thức vi tế mà hành tướng và sở duyên của nó không thể biết rõ; nên biết loại ý thức vi tế đó là thức thứ tám.  Lại nữa, khi sắp chết thì tùy nghiệp thiện hay nghiệp ác đã làm mà nơi thân thể, hoặc bắt đầu từ dưới trở lên, hoặc bắt đầu từ trên sắp xuống, dần dần phát lạnh.  Nếu không có thức thứ tám thì sự thể như vậy không thể có được.  Các chuyển thức thì không thể chấp thọ căn thân.  Ở đây chứng minh có cái tâm khi sanh, khi tử, tâm đó là thức thứ tám.

 

7.      Thức duyên danh sắc:

 

Lại nữa, khế kinh nói, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên thức.  Hai pháp như vậy lần lượt nương tựa vào nhau, y như bó lau tựa nhau mà đứng.  Nếu không có thức thứ tám này thì tự thể của thức (trong thức duyên danh sắc) không thể có được.  Vả lại, hoạt động của các chuyển thức có tánh gián đoạn nên không đủ năng lực thường xuyên duy trì danh sắc, thì làm sao nói chúng thường xuyên làm duyên cho danh sắc. Cho nên, thức trong thức duyên danh sắc, rõ ràng là thứ thứ tám.  Ðây là giải thích chữ duyên trong bài tụng Thập chứng.

 

8.      Thức thực:

 

Lại nữa, khế kinh nói, tất cả hữu tình đều nương vào ăn mà tồn tại.  Nếu không có thức thứ tám thì thể của thức thực không thể có được.  Do đây biết chắc rằng ngoài các chuyển thức còn có thức dị thục, là thức thường hằng, biến khắp, có khả năng duy trì thân mạng không cho hoại dứt.  Nương theo lẽ đó, đức Thế tôn nói, tất cả hữu tình đều nương vào ăn mà tồn tại.  Nên biết chỉ có thức dị thục là có tánh chất ăn hơn hết (trong 4 cách ăn: đoàn thực, xúc thực, tư thực và thức thực).  Thức thực đó chính là thức thứ tám.

 

Câu thứ ba, sanh tử, duyên, y thực, của bài tụng Thập chứng đã giải thích xong.

 

9.      Diệt tận định tâm:

 

Lại nữa, khế kinh nói, người trụ diệt định thì thân hành, ngữ hành và tâm hành đều diệt, nhưng mạng sống và hơi ấm vẫn còn, căn không biến hoại, thức không rời thân.  Nếu không có thức thứ tám thì sự thể thức không rời thân của người trụ diệt định không thể có được.  Nhãn thức v.v... có hành tướng thô động, vì vậy đối với cảnh sở duyên ý thức phải chủ phát mọi phân biệt lao nhọc.  Do nhàm chán sự phân biệt lao nhọc của ý thức kia mà người tu diệt định tạm thời mong cầu đình chỉ nó, rồi dần dần chế phục, cho đến khi diệt hẳn ý thức.  Căn cứ trạng huống không có ý thức mà xác lập người trụ diệt định.  Cho nên, trong định này, 6 thức đều diệt.  Nếu không thừa nhận tồn tại một loại thức vi tế, thường hằng, biến khắp, có khả năng duy trì mạng sống và hơi ấm, thì căn cứ vào đâu mà nói thức không rời thân.  Nếu hoàn toàn không có thức nào cả thì đồng với ngói đá, mà ngói đá thì không có tình thức.  Từ lý lẽ này mà biết người trụ diệt định bắt buộc phải có thức (dị thục).  Cái thức không rời thân ở Vô tưởng định, Vô tưởng thiên, căn cứ theo đây mà biết.  Ðây là đã giải thích 3 chữ diệt định tâm.

 

10.  Nhiễm tịnh tâm:

 

Lại nữa, khế kinh nói, tâm tạp nhiễm nên hữu tình tạp nhiễm, tâm thanh tịnh nên hữu tình thanh tịnh.  Nếu không có thức thứ tám thì tâm tạp nhiễm, tâm thanh tịnh kia không có.  Các pháp tạp nhiễm và thanh tịnh lấy tâm làm căn bản, nhân nơi tâm mà sanh, nương nơi tâm mà trụ.  Ðây là giải thích 3 chữ tâm nhiễm tịnh.  Chữ tâm đứng giữa câu tụng thứ tư dùng chung cho 2 chữ trước: diệt định và 2 chữ sau: nhiễm tịnh.

 

Trên đây đã lược dẫn văn của luận Thành duy thức.  Muốn hiểu rõ tường tận nghĩa lý xin xem văn của luận ấy, quyển thứ 3 và quyển thứ 4.  Việc minh chứng có thức thứ tám lý lẽ vô biên, xem đó không phải chỉ có 10 nghĩa chứng minh có thức này mà thôi.  Trong luận Du già cũng có 8 nghĩa chứng minh có thức này, sợ phiền nên không dẫn.  Như vậy đã dẫn giải xong bài tụng Thập chứng. 

 

Do vì hàng tiểu thừa không tin có thức thứ tám này mà ngài Hộ Pháp luận chủ đã dẫn dụ nhiều lần sao cho sáng tỏ, đặt lại vấn đề rồi giảng rõ, cho nên có câu tụng:  Do thử năng hưng luận chủ tranh.

 

Hạo hạo tam tàng bất khả cùng

 

(Có 3 đặc tánh sâu rộng, nói không thể cùng tận về A lại da, đó là: năng tàng, sở tàng và ngã ái chấp tàng)

 

Hạo hạo, là sâu rộng.  Tam tàng, là năng tàng, sở tàng và ngã ái chấp tàng.  Thức này có năng tánh duy trì chủng tử phát sanh các pháp (, làm nhân cho các pháp, tức chủng tử sanh hiện hành), nên gọi là năng tàng.  Thức này có năng tánh tiếp nhận các pháp huân tập chủng tử (, làm quả cho các pháp, tức hiện hành sanh chủng tử), nên gọi là sở tàng.  Thức thứ bảy chấp kiến phần của thức thứ tám làm tự ngã, nên gọi là ngã ái chấp tàng.  Vì vậy, (kinh Ðại thừa A tỳ đạt ma) có bài tụng rằng:

 

Chư pháp ư thức tàng

Thức ư pháp diệc nhĩ

Cánh hỗ vi quả tánh

Diệc thường vi nhân tánh.

 

(Các pháp (= các chuyển thức) đối với tàng thức thế nào thì tàng thức đối với các pháp cũng vậy, làm quả cho nhau mà cũng làm nhân cho nhau.)

 

Ý của bài tụng này nói, thức A lại da cùng các chuyển thức triển chuyển tương sanh, hỗ tương nhau làm nhân, làm quả trong mọi thời gian.  Nhiếp đại thừa luận nói, A lại da với các pháp tạp nhiễm đồng thời làm nhân duyên cho nhau.  Dẫn luận này để thấy thức thứ tám có đủ 3 nghĩa: năng tàng, sở tàng và ngã ái chấp tàng.  Thể và dụng của A lại da rất sâu rộng, nên hàng phàm phu và tiểu thừa không thông đạt được.  Kinh giải thâm mật cũng nói, thức A đà na cùng cực vi tế.  Xin xem chú giải ở văn trên.  Dẫn bài tụng này để chứng minh danh nghĩa chấp trì của thức thứ tám, qua đó thấy hàng phàm phu và nhị thừa không thông đạt được.

 

Uyên thâm thất lãng cảnh vi phong

 

(Từ nơi biển tàng thức sâu thẳm, do gió cảnh giới thổi tới mà 7 cơn sóng chuyển thức hiện khởi trên mặt biển ấy)

 

ÐÂy là nói A lại da, như nước, (làm nhân) hiện khởi các chuyển thức (thọ dụng quả báo khổ vui).  Các chuyển thức, như sóng, hiện hành rồi trở lại (làm nhân) huân tập chủng tử nơi A lại da.  Bốn duyên là, căn (Mạt na), cảnh (căn thân, thế giới), tác ýchủng tử, dụ như gió. Nếu gió 4 duyên thường xuyên tác động nước A lại da hiện hành các chuyển thức (= chủng tử sanh hiện hành), đồng thời sóng 7 thức thường hiện khởi trở lại huân tập chủng tử nơi A lại da (= hiện hành sanh chủng tử). Về mặt dụ, nhiều gió thổi đến thì nhiều sóng lớn sanh, ít gió thổi đến thì ít sóng nhỏ khởi. Về mặt pháp, nhiều duyên thì nhiều thức sanh, ít duyên thì ít thức khởi.  Cho nên kinh Lăng già nói, như biển gặp duyên gió mà khởi ra đủ thứ sóng mòi v.v..., xin xem văn trên.

 

Thọ huân, trì chủng, căn thân khí

 

(A lại da có năng tánh thọ huân và trì chủng.  Chủng tử, căn thân và khí thế giới đều là cảnh sở duyên của A lại da)

 

Ðây là nói thức thứ tám có năng tánh tiếp nhận huân tập từ 7 thức trước, cũng như năng tánh duy trì chủng tử các pháp hữu lậu và vô lậu (= các pháp nhiễm tịnh).  Năng tánh duy trì chủng tử (trì chủng) của thức thứ tám cho thấy thức này có cái đặc tánh làm chủ thể nên bao quát mọi tổng báo (và biệt báo trong 3 cõi, đường lành đường dữ).  

 

Năng tánh tiếp nhận huân tập (thọ huân) của thức này cần đủ 4 nghĩa:  một là, kiên trụ (= liên tục ổn định);  hai là, vô ký (= trung tánh);  ba là, khả huân (= khả năng thọ huân);  bốn là, hòa hợp với năng huân (= cùng thân cùng lúc với năng huân).      

 

Kiên trụ, nghĩa là từ ban sơ vô thỉ đến chung cuộc cứu cánh chỉ có một loại (thức) tiếp nối liên tục là thức thứ tám.  Thức thứ bảy cũng có đặc tánh như vậy, tại sao không có nghĩa sở huân (= thọ huân)?  Xét nghĩa thứ 2 rồi mới chọn lọc. 

 

Vô ký, nghĩa là như tánh chất của mè, không thơm không hôi.  Khi ướp với hương liệu thì mè thành ra có cái hơi thơm của hương liệu.  Khi xông với đồ hôi thì mè thành ra có cái mùi thúi của đồ hôi.      Một vật vốn là có mùi thơm hay mùi hôi, thì dù cho có dùng cái khác xông ướp vật đó cho hôi đi hay thơm đi, trải qua nhiều ngày tháng, rốt cuộc chẳng có thể biến đổi cái mùi vốn có của nó.  Cũng vậy, thức thức bảy vốn có tánh chất hữu phú vô ký (trung tánh mà có ô nhiễm), cho nên không có đặc tánh sở huân.   Thức thứ tám và 5 thức trước có đủ 2 nghĩa trên nên thích ứng nghĩa sở huân.  Xét nghĩa thứ 3 rồi mới chọn lọc.

 

Khả huân, nghĩa là có tánh chất tự tại.  Nơi không tự tại thì không phải là nơi tiếp nhận huân tập.  Thức thứ tám của người khác có đủ 3 nghĩa: kiên trụ, vô ký, khả huân, có phải là có nghĩa sở huân được sao?  Xét nghĩa thứ 4 rồi mới chọn lọc.

 

Hòa hợp với năng huân, nghĩa là năng huân và sở huân phải đồng thời, đồng xứ mới hòa hợp được.  Thứ thứ tám của người khác và thức thứ tám của mình thì khác nhau, không liên quan nhau.  Nếu năng huân của mình mà có thể huân tập vào thức thứ tám của người khác, thì cũng như nói mình ăn mà đòi người khác no, được sao?   Vì lẽ thức thứ tám có đủ 4 nghĩa trên nên chỉ nó mới có năng tánh tiếp nhận huân tập (= thọ huân).

 

Câu tụng chỉ nói thọ huân của thức thứ tám.  Hình ảnh biểu hiện của 7 thức trước (trong A lại da) chính là năng tánh huân tập (năng huân).  Trong các bài tụng về 7 thức trước đã ẩn lược từ ngữ năng huân.

 

Năng huân có 4 nghĩa:  một là, có sanh diệt (= có sanh diệt chuyển biến);  hai là, có thắng dụng (= có cường lực tư duy và thiện ác);  ba là, có tăng giảm (= có khi tăng khi giảm);  bốn là, hòa hợp với sở huân (= cùng thân cùng lúc với sở huân).

 

Có sanh diệt, nghĩa là pháp nào có tác dụng sanh trưởng, pháp ấy có tánh năng huân.  Vậy thì, vô ký, sắc pháp, tâm pháp đều có tánh sanh diệt, có thể là năng huân chăng?  Xét nghĩa thứ 2 rồi mới chọn lọc.

 

Có thắng dụng, nghĩa là căn cứ sức mạnh ưu thắng của tánh thiện ác, hữu phú (ô nhiễm) mà gọi là có thắng dụng.  (Ðiều này loại ra tâm, tâm sở thuộc dị thục (= bị chi phối bởi nghiệp quá khứ), vì thế lực yếu kém của chúng.)  Vậy thì, ở quả vị Phật, pháp (thiện viên mãn của Phật chứng) là cường thắng, sao chẳng phải là năng huân.  Xét nghĩa thứ 3 rồi mới chọn lọc.

 

Có tăng giảm, nghĩa là có tổn ích.  Ở quả vị Phật (pháp thiện viên mãn của Phật chứng) không có tổn ích (= không tăng, không giảm) nên không thể là năng huân.  Tổn ích là nên cương thì cương, hợp nhu liền nhu, việc làm có thể làm xong.   Bảy thức trước có đủ 3 nghĩa trên, vậy bản thân chúng có khả năng huân tập nơi người khác không?  Nói cách khác, chúng có hòa hợp với sở huân không?

 

Hòa hợp với sở huân, nghĩa là thức thứ 8 và các tâm sở đều có thể là đối tượng cho sự huân tập của 7 thức trước.  Thức thứ tám thì có tánh vô ký; các tâm sở thì đủ cả tánh thiện, tánh ác.  Sở huân, như vậy, là thức thứ 8, các tâm sở không dự phần vào.  Nếu cho tâm sở có thể tiếp nhận huân tập thì mắc lỗi lầm rất lớn, chớ nên hỏi vặn.

 

Chủng tử, căn thân và khí thế giới đều là cảnh sở duyên của thức thứ tám.  Khi nói thức thứ tám có đặc tánh duy trì chủng tử (trì chủng) thì cũng có nghĩa là nói nó có đặc tánh tiếp nhận huân tập (thọ huân).

 

Khứ hậu, lai tiên, tác chủ ông

 

(A lại da là chủ thể của nhân duyên:  hiện hành sanh chủng tử hay chủng tử sanh hiện hành, đều là A lại da và các chuyển thức của nó.  A lại da là chủ thể của tổng báo: đi thì đi sau, đến thì đến trước)

 

Thức thứ tám là chủ thể của tổng báo, nên hữu tình khi đầu thai thì nó là vị chủ nhân ông đến trước hết, khi mạng chung nó bỏ đi sau cùng.

 

Bất động địa tiền, tài xả tàng

 

(Từ Bất động địa trở lên, thức thứ tám mới xả cái tên A lại da hay tàng thức)

 

Thức thứ tám từ nhân hữu lậu đến quả vô lậu lược có 3 giai đoạn (= trạng thái) phát triển:  một là, hiện hành sự chấp tàng ngã ái (Bồ tát từ thất địa trở xuống, với tên A lại da);  hai là, kết quả của nghiệp thiện ác (từ vô thỉ đến bồ tát Kim cang tâm, với tên thức dị thục);  ba là, chấp trì dòng tương tục (chấp thọ sắc căn, chấp thủ tự thể, với tên thức A đà na).  Nói cách khác, từ vô thỉ đến Bất động địa, thức thứ tám được mệnh danh là A lại da, có nghĩa tàng thức.  Lại nữa, từ vô thỉ đến giải thoát đạo (= Kim cang đạo), có tên Tỳ bá ca, có nghĩa là thức dị thục.  Do có đủ 3 nghĩa sau mà gọi là dị thục:  một là, biến dị thục (quả chín do nhân biến đổi);  hai là, dị thời thục (nhân và quả cách thời mới chín muồi);  ba là, dị loại thục (quả khác nhân, nhưng do nhân mà quả thành thục).  Sau quả vị Phật đến tận vị lai vô tận, có tên là thức vô cấu.

 

A lại da là nói thức thứ tám nhiếp tàng các pháp tạp nhiễm và hữu tình chấp nó như là tự ngã nội tại.  Thức dị thục là nói A lại da do nghiệp lực thiện ác huân tập mà thành quả báo.  Chấp trì dòng tương tục là nói thức A đà na chấp thọ chủng tử (của tướng, danh và phân biệt) và duy trì hiện hành (của thân thể và thế giới của thân thể) không có gián đoạn, từ giai đoạn hữu lậu cho đến giai đoạn vô lậu.   Từ Bất động địa trở lên, thức thứ tám mới xả cái tên A lại da hay tàng thức, (vì không có pháp tạp nhiễm để chấp tàng), vì xả bỏ được các phiền não thô trọng, vì thức này không còn bị thức Mạt na chấp làm tự ngã nội tại.

 

Y cứ kinh luận, lược nói về chỗ thoát ra của A lại da nơi cái thân sở y có thể tóm gọn trong bài tụng sau:

 

Thiện nghiệp tùng hạ lãnh

Ác nghiệp tùng thượng lãnh

Nhị giai chí ư tâm

Nhất xứ đồng thời xả.

Ðảnh thánh, nhãn sanh thiên

Nhân tâm, ngạ qủy phúc

Bàng sanh tất cái ly

Ðịa ngục cước bản xuất.

 

(Nghiệp thiện thì thân thể dần dần phát lạnh từ dưới trở lên, nghiệp ác thì thân thể dần dần phát lạnh từ trên sắp xuống, nghiệp thiện ác đều không ngoài cái tâm khi sanh khi tử, đến một chỗ nào đó trên thân thể thì nghiệp thiện ác cùng tâm ấy rời bỏ thân thể.  Nóng ở nơi đỉnh đầu là về cõi thánh, nơi mắt là sanh về cõi trời, nơi tim (ngực) là tái sanh làm người, nơi bụng thì làm ngạ qủy, từ đầu gối trở xuống là làm súc sanh, nơi hai bàn chân thì đọa địa ngục.)

 

Giữa kinh và luận có sự sai biệt.  Kinh thì nói có 6 cõi khác nhau, luận thì nói có 2 đường thiện ác.  Xét cho cùng thì 6 cõi cũng không ngoài thiện ác.  Chữ tâm trong câu thứ 3 là chỉ tâm sanh tưû, được giải ở trên.

 

Kim cang đạo hậu, dị thục không

 

(Sau khi vào được Kim cang đạo thì tên Dị thục cũng không còn)

 

Ðến Kim cang đạo (= Như lai địa) thì chủng tử huân tập của 2 chướng (: phiền não chướng và sở tri chướng) và những chủng tử, hiện hành thuộc hữu lậu vĩnh viễn được đoạn trừ, vì vậy xả bỏ cái tên thức dị thục.  Nhân và quả vô lậu thấp kém cũng đều xả hết.

 

Ðại viên, vô cấu đồng thời phát

Phổ chiếu thập phương trần sát trung

 

(Thức vô cấu tương ưng với Ðại viên cảnh trí mà đồng thời phát sanh, có hoạt dụng chiếu khắp 10 phương các cõi nước nhiều như vi trần)

 

Ðến địa vị chuyển y Phật quả [64] , thức thứ tám thành thể vô lậu cực kỳ thanh tịnh, gọi là thức vô cấu.  Thức này cùng tương ưng với Ðại viên cảnh trí mà đồng thời phát khởi diệu dụng chiếu khắp 10 phương, tròn sáng pháp giới.

 

Bài tụng của kinh Như lai công đức trang nghiêm:

 

Như lai vô cấu thức

Thị tịnh vô lậu giới

Giải thoát nhất thiết chướng

Viên cảnh trí tương ưng.

 

(Thức vô cấu của Như lai, là pháp giới vô lậu thanh tịnh, giải thoát heát mọi chướng, tương ưng Ðại viên cảnh trí.)

 

Tổng quát về 4 trí thì Bình đẳng tánh trí và Diệu quan sát trí, mỗi trí có 3 phẩm (chuyển y): hạ phẩm là Kiến đạo vị, trung phẩm là Tu đạo vị và thượng phẩm là Cứu cánh vị, còn Ðại viên cảnh trí và Thành sở tác trí, mỗi trí chỉ có thượng phẩm là Cứu cánh vị, vì 2 trí này từ trong quả mà chuyển đắc.

 

 

 

 

PHỤ LỤC

 

 

Dịch âm:

 

(Năm thức trước:)

 

Tánh cảnh, hiện lượng, thông tam tánh

Nhãn, nhĩ, thân tam, nhị địa cư

Biến hành, biệt cảnh, thiện thập nhất

Trung nhị, đại bát, tham sân si.

Ngũ thức đồng y tịnh sắc căn

Cửu duyên, thất, bát hảo tương lân

Hợp tam, ly nhị, quán trần thế

Ngu giả nan phân thức dữ căn.

Biến tướng quán không duy hậu đắc

Quả trung du tự bất thuyên chân

Viên minh sơ phát thành vô lậu

Tam loại phân thân tức khổ luân.

 

(Thức thứ sáu:)

 

Tam tánh, tam lượng, thông tam cảnh

Tam giới luân thời dị khả tri

Tương ưng tâm sở ngũ thập nhất

Thiện ác lâm thời biệt phối chi.

Tánh, giới, thọ, tam hằng chuyển dịch

Căn, tùy, tín đẳng tổng tương liên

Ðộng thân, phát ngữ độc vi tối

Dẫn mãn năng chiêu nghiệp lực khiên.

Phát khởi sơ tâm hoan hỷ địa

Câu sanh du tự hiện triền miên

Viễn hành địa hậu thuần vô lậu

Quán sát viên minh chiếu đại thiên.

 

(Thức thứ bảy:)

Ðới chất, hữu phú, thông tình bản

Tùy duyên chấp ngã, lượng vi phi

Bát đại, biến hành, biệt cảnh tuệ

Tham, si, ngã kiến, mạn tương tùy.

Hằng thẩm tư lương ngã tướng tùy

Hữu tình nhật dạ trấn hôn mê

Tứ hoặc, bát đại tương ưng khởi

Lục chuyển hô vi nhiễm tịnh y.

Cực hỷ sơ tâm bình đẳng tánh

Vô công dụng hạnh ngã hằng tồi

Như lai hiện khởi tha thọ dụng   

Thập địa bồ tát sở bị cơ.

 

(Thức thứ tám:)

 

Tánh duy vô phú, ngũ biến hành

Giới địa tùy tha nghiệp lực sanh

Nhị thừa bất liễu nhân mê chấp

Do thử năng hưng luận chủ tranh.

Hạo hạo tam tàng bất khả cùng

Uyên thâm thất lãng cảnh vi phong

Thọ huân, trì chủng, căn thân khí

Khứ hậu, lai tiên, tác chủ ông.

Bất động địa tiền, tài xả tàng

Kim cang đạo hậu, dị thục không

Ðại viên, vô cấu đồng thời phát

Phổ chiếu thập phương trần sát trung.

 

 

Dịch nghĩa:

 

(Năm thức trước:)

 

Tánh cảnh, hiện lượng, gồm ba tánh

Nhị địa có ba nhãn, nhĩ, thân

Biến hành, biệt cảnh, mười một thiện

Hai trung, tám đại, tham sân si.

Năm thức cùng nương tịnh sắc căn

Chín, bảy, tám duyên quan hệ tốt

Ba hợp, hai ly, nhìn thế gianhế

Phàm ngu khó biết thức cùng căn.

Trí hậu đắc biến tướng, quán không

Trong quả còn chẳng được nói chân

Viên minh vừa phát thành vô lậu

Ba loại phân thân dứt trầm luÂn.

  

(Thức thứ sáu:)

 

Ba tánh, ba lượng, gồm ba cảnh

Ba cõi luân hồi dễ biết hay

Tương ưng tâm sở năm mươi mốt

Thiện ác lúc nào riêng phối hợp.

Tánh, giới, thọ: ba thường chuyển đổi

Căn, tùy, tín thảy nối tiếp nhau

Thân động, miệng nói hơn hết cả

Dẫn mãn nghiệp lực lôi chịu quả.

Hoan hỷ địa sơ tâm phát khởi

Câu sanh ngã pháp vẫn dây dưa

Sau Viễn hành địa thuần vô lậu

Quán trí tròn sáng chiếu đại thiên.

 

(Thức thứ bảy:)

 

Ðới chất, hữu phú, gồm tình bản

Theo duyên chấp ngã, luôn phi lượng

Tám đại, biến hành, tâm sở tuệ

Tham, si, ngã kiến, mạn theo hoài.

Thường xét suy lường vin ngã tướng

Ngày đêm hữu tình chịu mê mờ

Bốn hoặc, tám đại tương ưng khởi

Ý thưùc gọi rằng nhiễm tịnh y

Sơ tâm Cực hỷ tợ bình đẳng

Vô công dụng hạnh, ngã phá rồi

Như lai hiện thân tha thọ dụng

Chỉ dạy bồ tát Thập địa căn.

 

(Thức thứ tám:)

 

Tánh là vô phú, năm biến hành

Giới địa tùy theo nghiệp lực sanh

Nhị thừa chẳng hiểu nên mê chấp

Do đó có ra việc luận tranh.

Mênh mang ba tàng không cùng tột

Biển sâu bảy sóng do gió cảnh

Thọ huân, trì chủng, căn thân khí

Ðến trước, đi sau làm chủ ông.

Ðến Bất động địa bỏ tên tàng

Vào Kim cang đạo không dị thục

Ðại viên, vô cấu cùng lúc khởi

Khắp chiếu mười phương hằng sa cõi.

 

SÁCH THAM KHẢO

 

H.T Thích Trí Quang dịch giải, Nhiếp Luận, 1994.

H.T Thích Trí Quang dịch giải, Kinh Giải Thâm Mật, 1994.

H.T Thích Thiện Hoa biên soạn, Luận Ðại Thừa Trăm Pháp và Bát Thức Qui Củ Tụng, Phật Học Phổ Thông, Khóa IX, Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh ấn hành, 1992.

H.T Thích Thiện Siêu dịch và chú, Luận Thành Duy Thức, Nhà xuất bản Văn hóa Sài goon, 2006.

H.T Thích Quảng Liên, Duy Thức Học, Trung Tâm Nghiên Cứu Văn Hóa Triết Học Ðông Phương Quảng Ðức, 1972.

H.T Thích Thắng Hoan, Khảo Nghiệm Duy Thức Học – Tâm Lý Học Thực Nghiệm, Tái bản lần thứ 2, Ðường Sáng Printing, 1998.

Tỳ Kheo Ni Như Thanh, Duy Thức Học, Tập 1 và Tập 2, Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh ấn hành, 1991.

H.T Thích Minh Cảnh chủ biên, Từ Ðiển Phật Học Huệ Quang, Cảo bản, 1999.



[1] Ðàm Huyền (?-?):  danh tăng Trung quốc, người Hồ Nam.  Sư xuất gia lúc tuổi nhỏ, chuyên tâm học tập, biện tài vô ngại.  Sư từng đi du học ở Nhật bản 2 lần, tu tập Thai mật và Ðông mật đều được học vị Truyền pháp quán đảnh.  Năm 1935, sư mang về nước những kinh sách về Mật giáo do sư sưu tập, khoảng 300 loại, hơn 2500 quyển, gồm các bản chép tay, bản in chụp, bản hoàn chỉnh, bản dịch văn Phạn, văn Tây tạng, và có những bản gồm cả 4 thứ tiếng TÂy tạng, Phạn, Anh, Hán, cùng nhiều sách vở khác.  Những sách này được triển lãm tại Phật học thư cục Thượng Hải và được cất giữ can than ở thư viện Phật học viện Vũ Xương.  Su đã thúc đẩy phong trào nghiên cứu Phật học ở Trung quốc phát triển mạnh mẽ.  Sư từng giảng dạy ở Sở nghiên cứu Phật học viện Vũ Xương, Phật học viện thế giới.

[2]  Thái Hư (1889-1947):  Cao tăng Trung quốc, người huyện Sùng Ðức, tỉnh Chiết Giang, họ Trương, tên Kiềm Sâm, pháp danh Duy Tâm, hiệu là Hoa Tử, Bi Hoa, Tuyết Sơn Lão Tăng, Tấn Vân Lão Nhân.  Sư là người đề xướng phong trào đổi mới Phật giáo từ thời Dân Quốc về sau.  Sư xuất gia năm 16 tuổi, thọ giới Cụ túc năm 18 tuổi với hòa thượng Ký Thiền chùa Thiên Ðồng ở Ninh Ba.  Năm 19 tuổi, nhân đọc kinh Bát nhã mà có sở ngộ.  Năm 1912, sư đến Quảng Châu tuyên dương giáo pháp, trụ trì chùa Song Khê, núi Bạch Vân.  Sư là người sáng lập Trung quốc Phật giáo Hiệp tiến hội tại Nam Kinh, sau sát nhập vào Trung quốc Phật giáo Tổng hội.  Sư chủ trương 3 cuộc cách mạng lớn về giáo lý, giáo chế và giáo sản, cổ súy phong trào chấn hưng Phật giáo, kiến lập chế độ Tân taêng đoàn.  Năm 1914, nhập thất ở núi Phổ Ðà, một đêm nọ, nghe tiếng đại hồng chung mà có tâm niệm dứt bặt, trải qua ngộ cảnh lần thứ 2.  Năm 28 tuổi, sư lại trải qua ngộ cảnh lần thứ 3.  Năm 29 tuổi, sau khi ra thất, sư tham gia Ðài Loan pháp hội, du lịch Nhật bản, sáng lập Giác xã tại Thượng Hải, làm chủ biên Giác xã tùng thư, năm sau đổi thành Hải Triều Âm nguyệt san.  Dù là người có quan điểm cách tân Phật giáo, nhưng sư luôn phản đoái quan điểm khảo chứng lịch sử của các học giả Nhật bản cho rằng luận Ðại thừa khời tín, kinh Lăng nghiêm là ngụy thư.  Năm 1924, sư tham dự đại hội Nhật bản Ðông á Phật giáo, đồng thời khảo sát Phật giáo Nhật bản.  Người Nhật tôn sư là minh chủ giới Phật giáo Dân quốc.  Năm 1927, sư trụ trì chùa Nam Phổ Ðà ở Hạ môn, kiêm Viện trưởng viện Phật học Mân Nam.  Năm 1928, sư sáng lập Hội Phật học Trung quốc tại Nam Kinh, đồng thời hoằng hoùa ở các nước: Anh, Pháp, Ðức, Hà Lan, Bỉ, Mỹ, là vị tăng Trung quốc đầu tiên truyền bá Phật giáo đến Âu Mỹ.  Năm 44 tuổi, sư trụ trì chùa Tuyết Ðậu ở Phụng Hóa.  Năm 49 tuổi, sư soạn Ngã đích Phật giáo cách mạng thất bại sử, trình bày nguyên nhân phải đổi mới Phật giáo.  Năm 1947, sư thị tịch tại Trực Chỉ Hiên, chùa Ngọc Phật, Thượng Hải, thọ 59 tuổi.  Một đời sư khởi xướng và tận lực đổi mới Phật giáo, theo chủ nghĩa tam Phật: Phật taêng, Phật hóa, Phật quốc.  Sư coi trọng giáo dục Tăng tài, thiết lập nhiều viện Phật học, sáng tác nhiều tác phẩm Phật giáo có giá trị, mà sau này được đệ tử là ngài Ấn Thuận gom chép thành bọâ Thái Hư toàn thư, 64 taäp.

[3] Tám pháp năng sở:  sắc, hương, vị, xúc (tứ vi) và địa, thủy, hỏa, phong (tứ đại).

[4] Sở duyên duy thức: là nói đối tượng nhận thức là nhân sanh khởi của tâm và tâm sở, và bị các thứ tâm này chấp lấy.  Ðối tượng ấy là những ảnh tượng trong tâm thức và cảnh đối diện bên ngoài.

[5] Nhị biến:  nhân duyên biến và phân biệt biến.  Nhân duyên biến là tâm vương và tâm sở biến hiện tướng phần  mà chẳng nhờ lực phân biệt của năng duyên, do tự  có nhân duyên phát sanh chủng tử, tự có thật thể, thật dụng của tâm sắc, tức là trong 3 loại cảnh, nó thuộc về tánh cảnh.  Phân biệt biến là nhờ lực phân biệt của năng duyên mà trở lại khởi tướng phần.  Phân biệt biến có 2 loại:  một là, tùy theo lực phân biệt của năng duyên, chẳng mang bản chất của tánh cảnh, cũng không đủ khả năng sanh chủng tử, tức là trong 3 loại cảnh nó thuộc về tướng phần của độc ảnh cảnh, như khi duyên với tướng phần của lông rùa, sừng thỏ;  hai là, mang bản chất của tánh cảnh, lại có khả năng sanh chủng tử, cũng nhờ lực phân biệt của năng duyên, nên gọi là tự tướng của tánh cảnh, chẳng mượn thật dụng của sắc tâm nên nó là đới chất cảnh, như thức thứ bảy duyên với kiến phần của thức thứ tám, như thức thứ tám duyên với tướng phần của các tâm vương, tâm sở trong mọi lúc.

[6] Tầm tứ: cựu dịch là giác quán, tân dịch là taàm tứ, là 2 tâm sở trong 4 món bất định tâm sở.  Tầm có nghĩa là đánh mạnh vào, có đặc tánh là hướng tâm, để tâm trên đối tượng.  Tư là tư duy được đưa lên cao độ, có đặc tánh liên tục nhấn mạnh vào đối tượng, dán chặt vào đối tượng.

[7] Khổ có 3 loại: một là, khổ khổ, khổ sở vì nóng lạnh, đói khát, bịnh tật ...;  hai là, hành khổ, khổ sở vì sự biến động của pháp hữu vi, trong đó, là 5 uẩn bao gồm thân tâm và thế giới của thân tâm ấy;  ba là, hoại khổ, khổ sở vì cái vui mất đi.

[8] Chuyển y: y là căn bản y, tức là căn bản thức.  Chuyển y là chuyển căn bản thức trong đó có 2 trọng chướng là phiền não chướng và sở tri chướng mà thành 2 đại quả là đại niết bàn và đại bồ đề.

[9] Vô công dụng = không cần dụng công = nhậm vận (tiến hành tự nhiên):nghĩa là tu tập đã thuần thục, tự nó thường xuyên diễn tiến, không cần chú ý hay được kích thích.

[10] Hành uẩn: bao gồm tất cả tâm sở khác ngoài 2 tâm sở thọ và tưởng.  Duy thức cho là bao gồm cả bất tương ưng hành pháp.  Bất tương ưng hành pháp có 24: đắc, mạng căn, chúng đồng phận, dị sanh tánh, vô tưởng định, diệt tận định, vô tướng quả, danh thân, cú thân, văn thân, sanh, trụ, lão, vô thường, lưu chuyển, định dị, tương ưng, thế tốc, thứ đệ, phương, thời, số, hòa hiệp tánh và bất hòa hiệp tánh.  Hành xả mà cho là hành động tạo tác mà không chấp trước, thì quá xa nguyên nghĩa của nó.  Hành xả là khi các tâm sở nối tiếp nhau chuyển biến nơi tâm thức mà không có sự chấp trước, nhìn dòng chảy tâm thức qua đi một cách thản nhiên, không thêm không bớt thành kiến chủ quan.  Hành xả còn gọi là trú xả.

[11] Tâm chánh trực = tâm ngay thẳng.  Khởi tín luận nói là chánh định chân như: “Tâm ngay thẳng là chính xác nhớ thẳng tâm thể chân như”.

[12] Bốn pháp: tinh tấn, khinh an, bất phóng dật và hành xả coù quan hệ mật thiết và hữu cơ, cho thấy tu tập là như thế nào.  Cách nói về 4 pháp như vậy thật là đặc thù, cần cứu xét kỹ.

[13] Hôn trầm, trạo cử, nghi (bất tín), tham, sân được gọi là 5 thứ ngăn che (ngũ cái) cho việc tu chỉ quán.  Còn tham và sân thì không tu được chỉ quán.  Tạm hết tham và sân, nhưng không có chánh niệm, tức có trạo cử và thất niệm, thì khó tu chỉ.  Tu chỉ rồi mà bị hôn trầm thụy miên và hoài nghi chánh pháp thì khó tu quán.

[14] Ác tuệ = trí tuệ ác hại, kiến thức sai lầm, lấy nhiễm tuệ làm tánh, nó làm chướng ngăn kiến giải thiện.

[15] Sự tồn tại: là hữu, hữu tham hay hữu ái, tức ý chí muốn sống, muốn toàn tại, tái sanh, tương tục và tăng trưởng.

[16] Thích ứng với phiền não và tùy phiền não:  thích ứng với ảo giác (kiến phần hữu lậu) và ảo tượng (tướng phần hữu lậu).

[17] Thắng nghĩa căn: là sắc căn thù thắng của chúng sanh, lấy tịnh sắc căn hiện hành thanh tịnh do 4 đại chủng hợp thành làm thể để khởi thức, chấp cảnh, mà ngày nay gọi là hệ thần kinh của 5 giác quan;  lấy phù trần căn (như nhãn cầu, lỗ tai, sống mũi ..) làm chỗ sở y, gìn giữ và giúp thành.

[18] Y chủ thích: là một trong 6 phương pháp giải thích các từ phức hợp của tiếng Phạn, gọi là lục hợp thích hay lục ly hợp thích: đầu tiên chia chẻ ra để giải thích (ly thích), sau đó tổng hợp lại để giải thích (hợp thích).  Lục hợp thích là: trì nghiệp thích, y chủ thích, hữu tài thích, tương vi thích, lân cận thích và đới số thích.  Y chủ thích cũng gọi là y sĩ thích, là từ thể của pháp sở y mà lập danh của pháp năng y.  Thí dụ nương vào nhãn căn mà sanh ra sự nhận biết phân biệt nên gọi là nhãn thức, nghĩa là thức của nhãn, đó là lấy nhãn làm thể sở y, thức là pháp năng y.  Biệt pháp từ pháp sở y mà lập ra danh năng y, nên gọi là y chủ.

[19] Nhân duyên:  cái nhân làm duyên tố, như nói  nhãn thức do chủng tử của nó hiện hành mà có.

[20] Sở duyên duyên: đối cảnh làm duyên tố, như nói phải có sắc cảnh làm đối tượng cho nhãn thức.

[21] Tăng thượng duyên: dữ kiện thêm lên làm duyên tố, như nói chủng tử nhãn thức hiện hành được là phải có nhãn căn.

[22] Ðẳng vô gián duyên: sự mất đi của giai đoạn trước làm duyên tố, như nói chính bản thân nhãn thức mà giai đoạn trước mất đi nhường chỗ cho giai đoạn sau sanh ra.

[23] Kiến phần năng duyên: là chủ thể nhận thức có công năng tiếp xúc đối tượng.

[24] Tướng phần sở duyên: là đối tượng nhận thức làm sở y cho các thức duyên theo.

[25] Sở tri chướng: chướng ngại chân lý, làm cho không chứng ngoä.  Các vị thanh văn, duyên giác đàn áp được  chướng ngại sự dụng (= phiền não chướng làm cho bị luân hồi) nên thoát khỏi luân hồi, nhưng chưa nhập chủng tánh bồ tát vì còn sở tri chướng.

[26] Chánh văn là liễu tục kiến không, nên dịch là thấy có thấy không.  Kinh Tăng A hàm giải thích:  Ðức Thế tôn nói với các vị tỳ kheo, có 2 sự thấy là thấy có và thấy không.  Thấy có là thế nào?  Là thấy có dục, có sắc, có vô sắc.  Thấy có dục là 5 dục:  mắt thấy sắc thì rất ưa, qúi và nhớ, chưa bao giờ rời bỏ mà cứ tôn thờ mãi; tai nghe tiếng, mũi ngửi hơi, lưỡi biết mùi, thân biết xúc, ý biết pháp (cũng như vậy), và đó gọi là thấy có.  Thấy không là thế nào?  Là thấy có thường, thấy không thường, thấy có đoạn, thấy không đoạn, thấy có biên, thấy không biên, thấy có mạng, thấy không mạng, thấy thân mạng khác nhau, thấy thân mạng là một, (và) 62 sự thấy (xuất từ các sự thấy) như trên gọi là thấy không, và toàn là không phải sự thấy chính xác.

[27] Trí hậu đắc: là trí thấu đạt cảnh y tha như huyễn, còn có năng sở.

[28] Trí căn bản: là trí hội nhập chân như, không có năng sở.

[29] Chân như: trung thật như thế, vì chân như là bản thể mà không pháp nào, người nào và lúc nào mà không siêu việt khái niệm nhị biên.  Kinh Giải Thâm Mật giải thích:  Chân như nơi các pháp nhiễm tịnh gọi là tánh như hữu.  Chân như ấy có 7: 1. Chân như nơi sự lưu chuyển: cái tánh không mở đầu, không chấm hết của các hành; 2. Chân như nơi các tướng: cái tánh nhân vô ngã và pháp vô ngã của các pháp; 3.  Chân như nơi sự liễu biệt: cái tánh duy thức của các hành; 4.  Chân như nơi sự an lập: thánh đế về khổ mà Như lai nói; 5.  Chân như nơi sự tà hành: thánh đế về tập mà Như lai nói; 6.  Chân như nơi sự thanh tịnh: thánh đế về diệt mà Như lai nói; 7.  Chân như nơi sự chánh hành: thánh đế về đạo mà Như lai nói.

[30] Thật tánh Duy thức: thật tánh ấy mà nói là không, vì các pháp toàn là không thật, là toàn do ý thức giả thiết, là không thể thủ đắc.

[31] Trí vô phân biệt: tuệ giác siêu việt khái niệm.  Theo Nhiếp luận:  Trí vô phân biệt không nhiễm như hư không, là vì (phần căn bản của nó: trí căn bản) thoát ly mọi sự chướng ngại, được gọi là thích ứng với sự được và thích ứng với sự thành.  Trí vô phân biệt như hư không, là vì (phần hậu đắc của nó: trí hậu đắc) thường đi trong thế gian mà không bị mọi sự của thế gian làm cho ô nhiễm.

[32] An Huệ (Sthiramati, 475-555):  luận sư Ấn độ, người nước La la (Phạt lạp tỳ) thuộc nam Ấn.  Sau khi Phật nhập diệt khoảng 1100 năm, sư là vị đại học giả của Phật giáo đại thừa ở nam Ấn độ.  Sư kế thừa ngài Ðức Huệ, rồi trao truyền cho ngài Chân Ðế.  Sư tinh thông học thuyết Nhân minh, Duy thức, nghị luận giỏi, là 1 trong 10 vị đại luận sư của tông Duy thức.  Sư tông sùng và kế thừa giáo nghĩa của bồ tát Thế Thân, soạn Duy thức tam thập tụng thích luận để luận giải Duy thức tam thập tụng của bồ tát Thế Thân.  Những tác phẩm khác như: Ðại thừa a tỳ đạt ma tạp tập luận (16 quyển), Ðại thừa quảng ngũ uẩn luận (1 quyển), Ðại thừa trung quán thích luận (9 quyển), Câu xá thật nghĩa sớ (5 quyển).

[33] Biến kế chấp tánh: ảo giác ngã pháp do phàm phu ngộ nhận, vọng chấp, như ngộ nhận sợi giây là con rắn.

[34] Tự chứng phần (tự thể phần): là tự thể của tâm thức có khả năng chứng biết kiến phần (hoạt động nhận thức) và tác dụng nội tại chứng tự chứng phần của chính mình.

[35] Y tha khởi tánh: Y tha là do yếu tố mà thành.  Các pháp hữu vi do chủng tử nơi A lại da nhờ các trợ duyên mà hiện hành, như nói sợi giây do chỉ gai và mọi duyên tố mà thành.

[36] Hộ Pháp (Dharmapàla): cao tăng Ấn độ, sống vào khoảng thế kỷ 6, người thành Kiến chí bổ la, là con của quan đại than nước Ðạt la tỳ đồ (Dràvida) thuộc miền nam Ấn độ, là 1 trong 10 vị đại luận sư Duy thức.  Sư vâng lời cha mẹ kết hôn với 1 công chúa, nhưng vào ngày hôn lễ thì sư cạo tóc xuất gia.  Sư tinh thông giáo lý đại thừa và tiểu thừa, thâm nhập yếu chỉ của Du già duy thức, từng tranh luận về nghĩa hữu và vô với bồ tát Thanh Biện, soạn luận giải Duy thức tam thập tụng của bồ tát Thế Thân.  Sư từng giảng dạy ở chùa Na lan đà nước Ma kiệt đà, nơi có học tăng đến mấy ngàn vị.  Năm 29 tuổi, sư về ẩn tu tại chùa Ðại bồ đề (Mahàbodhi), chuyên việc trứ tác, và truyền pháp cho luật sư Giới Hiền.  Sư thị tịch năm 32 tuổi.  Trước khi sư tịch, trên không có tiến nói rằng, đây là vị Phật trong ngàn vị Phật ở Hiền kiếp.  Tác phẩm:  Ðại thừa quảng bách luận thích luận, Thành duy thức bảo sanh luận, Quán sở duyên luận thích.

[37] Gia hạnh vị: Chỉ cho bồ tát tứ gia hạnh vị (noãn, đảnh, nhẫn, thế đệ nhất) từ chỗ đã chứa nhóm được tư lương phước trí, tiến thêm một bước gia công dụng hạnh để đạt đến kiến đạo (Hoan hỷ địa) trụ ở vị chân như.  Giai vị này có khả năng đạt đến cảnh giới có 2 vô ngã, nhưng trong tâm vẫn hiện tiền tướng như, nên chưa thật trụ nơi cảnh giới Duy thức.  Ðây gọi là pháp đại thừa thuận quyết trạch phần.

[38] Thường gọi là cái thân Phật trong lịch sử, biểu hiện cho loài người, còn gọi là trượng lục ứng thân.

[39] Tư lương vị: Giai vị chứa nhóm các thiện hữu lậu để đạt đến quả Phật.  Ba tư  lương vị là chỉ cho hàng bồ tát thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng, lấy phước đức trí tuệ làm tư lương trợ đạo.  Thập trụ nặng về tu tập lý quán, thập hạnh nặng về tu tập sự quán, thập hồi hướng tu lý sự bất nhị quán.  Pháp tu hành này gọi là đại thưøa thuận giải thoát phần, dù đã dứt trừ được hiện hành của 2 chấp phân biệt, nhưng chủng tử năng thủ, sở thủ vẫn tiềm phục chưa trừ.

[40] Chính ái và dục là căn bản của luân hồi.  Gốc rễ luân hồi là ái.  Ái được dục hỗ trợ nên làm cho sanh tử liên tục.

[41] Cực lược sắc: đơn vị vật chất nhỏ nhất do phân tách thực sắc của 5 cảnh và 5 căn.  Tiểu thừa Hữu bộ cho nó là vật có thực, và thuộc về sắc xứ, sở duyên của nhãn thức, nhưng đại thừa Duy thức thì cho nó có là do phÂn tích trên mặt giả tưởng, và thuộc về pháp xứ, sở duyên của ý thức.  Cực lược sắc là 1 trong 5 loại pháp xứ sở nhiếp sắc (sắc pháp thuộc pháp xứ) do tông Duy thức lập ra.  Năm loại pháp xứ sở nhiếp saéc là: cực lươïc sắc, cực huyùnh sắc, thọ sở dẫn sắc, biến kế sở sắc, định tự tại sở sanh sắc.

[42] Cực huýnh sắc: còn gọi là tự ngại sắc, chỉ cho những hiển sắc không đủ tánh ngăn ngại của không giới, như màu sắc, sáng, tối.

[43] Pháp xứ sở nhiếp sắc: còn gọi là pháp xứ sắc, là sắc pháp thứ 11 trong 11 sắc pháp trong Duy thức (5 căn, 5 cảnh và pháp xứ sắc).  Xứ trong pháp xứ là chỗ nương tựa và nuôi lớn tâm sở, chia làm 12 loại gọi là thập nhị xứ (6 căn và 6 cảnh).  Pháp cảnh trong 12 xứ là đối cảnh khách quan của ý căn.  Pháp xứ bao gồm 11 xứ kia cùng làm nhiệm vụ trưởng dưỡng tâm và tâm sở.  Trong tất cả sắc pháp, hễ pháp nào bị gom vào pháp xứ thì gọi là pháp xứ sở nhiếp sắc.

[44]  Ðộc đầu ý thức: là ý thức không cùng với 5 thức trước sanh khởi.

[45] Thọ sở dẫn sắc: còn gọi là vô biểu sắc, chỉ cho những sắc pháp phát sanh từ cảm thọ.  Nương nơi 2 nghiệp thiện ác của thân và khẩu khi phát động mà sanh ra sắc pháp vô hình nơi thân, đây là hiện tượng không thể biểu hiện ra bên ngoài được, như tác dụng tinh thần đề phòng sai trái, bỏ điều xấu ác do tâm niệm trì giới dẫn khởi.

[46] Biến kế sở sắc: ý thức duyên với 5 căn, 5 cảnh mà khởi sanh tác dụng suy tính, so lường đối với tất cả pháp hư vọng phân biệt, ngay nơi thân biến hiện ra ảnh tượng sắc pháp, như hoa đốm giữa hư không, bóng trăng trong nước, hình ảnh trong gương ... đều xếp vào loại sắc pháp này.  Loại sắc pháp này bản chất của nó chỉ có đủ ảnh tượng  mà không có chỗ nương gá.

[47] Ðịnh quả sắc: còn gọi là định tự tại sở sanh sắc, chỉ cho các cảnh sắc, thanh, hương, vị ... đươïc biến hiện ra nhờ sức thiền định.  Loại sắc pháp này là do định lực thù thắng, có thể tự tại biến hiện tất cả sắc.

[48] Ngũ câu ý thức = minh liễu ý thức: ý thức sanh khởi cùng lúc với bất cứ một thức nào của 5 thức trước.

[49] Chánh văn là bất tác giải, nghĩa là không có suy tư, phân biệt.

[50] Chánh văn là vô thể pháp, là chỉ cho ảnh tượng, pháp xứ.

[51] Ở đây đọc là ố tác, không phải là ác tác = những hành vi ác rất nhỏ của thân, hay của miệng. 

[52] Ý địa: lĩnh vực của ý thức:  ý căn, là ý thức tự ngã.  Chính ý thức tự ngã này mà làm cho tâm thức tạp nhiễm làm nhân cho khổ (và vừa là bản thân của khổ), rồi ý thức tự ngã này chuyển đổi đi thì chính nó làm cho tâm thức thanh tịnh.  Do đó ý địa hay ý được gọi là nhiễm tịnh y.

[53] Kinh Giải thâm mật: Trong địa đầu tiên có 2 thứ ngu tối, một là ngu tối vì ngã chấp và pháp chấp, hai là ngu tối vì những sự tạp nhiễm trong ác đạo, cùng với sự nặng nề của 2 thứ ngu tối ấy, là những cái bị đối trị ở đây. (H.T Trí Quang dịch)

[54] Duyên ở đây là căn duyên và cảnh duyên, đều là chỉ cho thức A lại da.

[55] Ý ô nhiễm: là ý thức về tự ngã, thường tương ưng với 4 phiền não: ngã si, ngã kiến, ngã mạn và ngã ái.

[56] Sự thanh tịnh của ý lạc tăng thượng:  là một trong những đặc thù mà mỗi địa đều có, và cấp độ của địa sau thì hơn cấp độ của địa trước.  Kinh Giải thâm mật ghi: Ðại bồ tát Quán Tự Tại thưa Phật:  Bạch đức Thế tôn, các địa như thế này được lập ra bởi mấy thứ đặc thù?  Ðức Thế tôn dạy đại bồ tát Quán Tự Tại:  Thiện nam tử, khái lược có 8 thứ:  một là, sự thanh tịnh của ý lạc tăng thượng;  hai là, sự thanh tịnh của tâm tăng thượng;  ba là, sự thanh tịnh của bi tăng thượng;  bốn là, sự thanh tịnh của độ tăng thượng;  năm là, sự thanh tịnh của sự phụng sự chư Phật tăng thượng; sáu là, sự thanh tịnh của sự thành thục chúng sanh tăng thượng;  bảy là, sự thanh tịnh của sự thọ sanh tăng thượng;  tám là, sự thanh tịnh của uy đức tăng thượng.

[57] Chánh văn là tối hạ phẩm, tồn nghi, tạm dịch là triền miên, tức vô minh ở lớp sau chót.

[58] Nhậm vận: vận chuyển một cách tự nhiên, không tác ý.

[59] Thuần nhất = bản chất vô ký không thay đổi.

[60] Tức cho 6 thức trước là sở huân, kỳ thật 6 thức trước là năng huân.

[61] Thắng giả: người thắng, chỉ cho các vị bồ tát đã vào kiến đạo, được chân hiện quán.

[62] Chủng tử ở trong:  chủng tử ở ngoài là chủng tử nói theo nghĩa đen; chủng tử ở trong là năng tánh huân tập.  Thí dụ như sự đa văn thì nhất thiết phải có sự huân tập đa văn (ký ức và tác ý đúng lý) thì mới thành tựu được.

[63] Chánh văn là cùng sanh tử uẩn:  hợp thể đi đến tận cùng sanh tử.

[64] Chuyển bỏ phiền não chướng và sở tri chướng mà chuyển được đại bồ đề và đại niết bàn.  Ðược chuyển y thì đối tượng không còn điên đảo, đối tượng đó là thức thứ tám thành vô lậu (chân như xuất triền).

 

 

---o0o---

Trình bày: Anna

Cập nhật: 01-12-2007

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

mới Nghiện chụp ảnh tự sướng có mo rong chu vi cua tu ai Bà Cánh đồng mùa nhớ Dựng tượng Quách Thị Trang trước Đà Nẵng Tưởng niệm húy nhật cố lieu hạnh Giới thiệu về Tổ sư thiền Điều kiện kinh tế tác động đến độc 4 lưu ý giúp tránh suy nhược tinh thần cây nêu và những giá trị tâm linh ngày góc sức triet lac Nguyên nhân làm tiểu đường khó kiểm 願力的故事 Giảm một nửa nguy cơ suy tim nhờ thay ngoi テス tan tạp 5 hiểu sai về cảm tuc vị bồ tát mang dép ngược Ä em Khổ qua kho nấm đông 5 tan o thai lan mot dai chuyến Caffeine メス Hoa ma nở rộ dịch vụ giải hạn sao xấu cho Cảm ơn Sà c Vai trò của Ni giới Việt Nam trong xã chu nghiep trong phat giao la treo cờmừngphật đản những ước mơ Khái Nghệ bÃ Æ Một Củ sen xào tương ớt james Giảm nguy cơ Alzheimer từ thực phẩm bo doan sóng nhá Những đêm cùng Giác Ngộ online