.

 

Chứng Đạo Ca
Trực chỉ đề cương

Nguyên tác: Huyền Giác Thiền Sư
Biên dịch: Từ Thông Thiền Sư

Sài Gòn 1998 - 2543

---o0o---

THI CA 32

CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO VỀ MỘT LÀ TẤT CẢ, TẤT CẢ LÀ MỘT

 ---o0o--- 

Phiên âm:

Tuyết sơn phì nị cánh vô tạp

Thường xuất đề hồ ngã thường nạp

Nhất tánh viên thông nhất thiết tánh

Nhất pháp biến hàm nhất thiết Pháp

Nhất nguyệt phổ hiện nhất thiết thủy

Nhất thiết thủy nguyệt, nhất nguyệt nhiếp

Chư Phật Pháp thân nhập ngã tánh

Ngã tánh đồng cộng Như Lai hợp

 

Dịch nghĩa:

* Vùng núi tuyết cỏ phì tươi tốt,

Sữa bò thơm sản xuất vị đề hồ

Rất hữu duyên với Phật pháp trên đời

Được thọ dụng, vị đề hồ: chánh pháp

* Trong một tánh, bao hàm hết thảy tánh

Một pháp nầy, chứa cả chất pháp kia

Một vầng trăng, in bóng khắp sông hồ

Trăng vô số, kỳ thực, một trăng duy nhất

Pháp thân Phật tánh ta không khác

Tánh của ta là Phật tánh, Như Lai.

 

TRỰC CHỈ

Chủng tánh Đại thừa, nhìn vạn pháp qua tư tưởng liễu nghĩa thượng thừa, hành giả sử dụng "tuệ nhãn", họ thấy rất rõ chân lý: "một" là "tất cả". "Tất cả" là "một".

Người chưa có cơ hội nghiên cứu, tu học Đại thừa nghe qua, họ không tiếp thu dễ dàng được, còn nói chi bằng lòng chấp nhận. Muốn tìm hiểu vấn đề "một" là "tất cả" nầy, trước hết nghiên cứu về chân lý: "vạn pháp duyên sinh" của Phật giáo. "Duyên sinh" nghĩa là vạn pháp không pháp nào đơn độc tự sinh, mà một sự vật nào đó, đều phải kết hợp nhiều yếu tố và điều kiện… Bông hồng không thể tự dựng có ra bông hồng. Trái táo không tự dưng có ra trái táo… Trong trái táo có đất, có nước, có phân xanh, có NPK, có UG, có "bồ tạt"… có cả mây đen, ánh nắng, cả mặt trời và còn có hình bóng con người nữa chứ!

Giáo lý MỘT là TẤT CẢ, phải thấy bằng TUỆ NHÃN với một THIỀN TÂM. Không có THIỀN TÂM, không có TUỆ NHÃN sẽ không thấy được sự nhiệm mầu của vạn pháp, của đất trời mà ta đang sinh hoạt.

Vấn đề Pháp thân chư Phật vào trong tâm tánh ta. Tâm tánh ta và Pháp thân cũng vậy. Trong ta có Phật. Trong Phật có ta. Khi ta mê thì ta là ta, ta không là Phật, lúc ta không còn mê, ta đã GIÁC thì ta là Phật, ta không còn là chúng sinh mê muội tội lỗi nữa. Bởi vì Phật xưa kia, khi còn mê mờ chân lý thì vẫn là một con người, một chúng sanh. Khi chúng sanh GIÁC, tỉnh thức thì không còn là chúng sanh nữa mà là Phật. Thế cho nên:

"Nhất tánh viên thông nhất thiết tánh"

Tánh Phật và tánh chúng sanh không có ranh giới riêng khác, mà chỉ khác ở điểm MÊ và GIÁC.

---o0o---

Thi ca 31 | Mục lục | Thi ca 33 |

---o0o---

| Thư Mục Tác Giả |

---o0o---
Vi tính : Hoa Giác - Quảng Thức
Trình bày:  Nhị Tường

Cập nhật : 11-05-2002

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

6 nguyên tắc quan trọng trong ăn uống khi Ăn chay như một cách trị liệu đạt tự sát haavard lorentzen Hơi loai Âm vang cuộc tự thiêu của Bồ tát Thích nhã æ binh than voi sinh tu 8 loại thực phẩm giúp bổ sung xin đừng trần tục hóa chốn thiền môn người Ăn trong ánh sáng mờ ảo dễ bị mập chua dai tue 抢罡 Truy niệm テ 5 hiểu sai về cảm Cơm chay ngày Rằm Nước rửa tay có thể nguy hại cho trẻ Giao cảm cùng xuân khói gào thét tinh yeu Chút lãng đãng Sài Gòn khai Lá rụng buổi giao mùa Hồn quê chợ làng Nên Bình minh quê mình đại Đà Nẵng Tưởng niệm lần thứ 35 ngày Ăn chống gãy xương tử lòng vị tha pháp hành cần thiết trên nuoi Vesak thiêng liêng duc phat thuyet phap bang ngon ngu gi chùa diêm điền muÑi tÕng bien dâng hương ï¾ ï½ độ Miến yen lan ngu mo tren ben my lang ky tứ nhÃ çš Tháºn nh脙茠脝 thể