Phật học tinh yếu

 

.

 
 

Phật Học Tinh Yếu

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm

Trọn bộ 3 thiên

---o0o---

 

 

Mục Lục

Ðôi lời phi lộ

 

Thiên thứ nhất

Chương 1 - Xã hội Ấn Ðộ trước khi đức Phật ra đời

Chương 2 - Nền học thuyết Ấn Ðộ trước Phật giáo

Chương 3 - Dòng dõi đức Phật

Chương 4 - Ðức Thích Tôn trước khi thành đạo

Chương 5 - Ðức Thích Tôn sau khi thành đạo

Chương 6 - Bốn kỳ kết tập

Chương 7 - Kinh điển đạo Phật

Chương 8 - Sự phân phái của đạo Phật

Chương 9 - Giáo nghĩa các bộ phái

Chương 10- Tiểu thừa và Ðại thừa

Chương 11- Sự phát triển của Tiểu thừa

Chương 12- Sự phát triển của Ðại thừa

 

Thiên thứ hai

Chương 1- Chúng sanh trong ba cõi

Chương 2- Thân trung hữu và sự thọ sanh

Chương 3- Thế giới quan của đạo Phật

Chương 4- Cõi đại thiên và thời kiếp

Chương 5- Từ đức Thích Ca đến Phật Di Lặc

Chương 6- Các chủng loại thế giới

Chương 7- Biển thế giới Hoa Tạng

Chương 8- Pháp giới tổng luận

 

Thiên thứ ba

Chương 1- Xuất phát điểm của đạo Phật

Chương 2- Phật giáo với gia đình

Chương 3- Phật giáo với xã hội

Chương 4- Khái yếu về Tam Quy

Chương 5- Khái yếu về Ngũ Giới

Chương 6- Khái yếu về Thập Thiện

Chương 7- Ăn chay

Chương 8- Luân hồi và nhân quả

 

Ðôi Lời Phi Lộ

Ba tạng Kinh-điển của Phật-giáo hiện nay gồm có đến hơn vạn quyển. Trong ấy, những Kim-ngôn của Ðấng Ðiều-Ngự và huyền-nghĩa của chư Tổ, hàm ẩn Ðạo-lý thâm thúy vô biên. Muốn du ngoạn trong bể Phật-pháp bao la, hay lên đỉnh non thánh-giáo để nhìn khắp nơi bằng tầm mắt càn-khôn-nhất-lãm, phải phí nhiều thời giờ và tâm lực, mà giữa cuộc sống nhiều vướng bận ngày nay, ít ai làm nổi. Vì lẽ ấy, đã từ lâu bút giả có ý muốn gom góp phần tinh yếu của thánh-giáo viết ra thành tập, để giúp những vị mến đạo mầu của Ðức Thế-Tôn, có sự hiểu biết khái quát về pháp Phật. Và ý định nầy đã được thực hiện từ năm 1963, nhân lúc sắp sửa ra đảm nhận trường Phật-Học Huệ-Nghiêm.

Nội dung của toàn tập PHẬT HỌC TINH YẾU sau đây gồm có nhiều thiên, mỗi thiên phân thành nhiều chương, và mỗi chương bao hàm nhiều mục. Ðó là hệ thống phân biệt để duyệt giả dễ ghi nhận. Ðiều đáng chú ý là phần trích dẫn những Kinh-luận trong đây, nghĩa lý nó không có tánh cách nhất định. Tại sao thế? Bởi giáo pháp của thánh-nhân nói ra đều tùy thời tùy cơ để dắt dìu, phá chấp. Có thể một lời thuyết giáo đối với căn cơ nầy thích hợp nhưng với cơ khác không thích hợp, với thời gian trước tiện nghi song với thời nay không tiện nghi. Cho nên một vị tôn túc đã bảo: “Y theo Kinh giải nghĩa là oan cho chư Phật ba đời, nhưng lìa Kinh một chữ tức đồng với ma thuyết”. Vậy chỗ thu thập của người khéo học Phật là không chấp Kinh, không bỏ Kinh, như người đời đã bảo: “Khôn chết, dại cũng chết, duy biết mới sống”. Và người khéo học Phật cũng đừng chấp lý bỏ sự, hay chỉ theo sự quên phần lý. Về việc được ý quên lời nầy, duy mỗi người tự thể hội, không thể nói hết được.

“Trần chẳng tương quan, bể cả nương dâu mặc thay đổi. Lòng không sở đắc, thông xanh mây trắng tự vui nhàn”. Xin mượn hai câu nầy để chúc sự thành tựu của duyệt giả sau khi đọc xong toàn tập PHẬT HỌC TINH YẾU.

Ngày 12-8-1965

Tỳ-khưu Thiền Tâm, tự Liên Du


---o0o---
 

Mục Lục

Thiên thứ nhất1 2 3 4 5 6 7 8 9 101112

Thiên thứ hai  1 2 3 4 | 5 6 7 8

Thiên thứ ba  1 2 3 4 5 6 7 8

---o0o---

Source: Di Đà Nguyện Hải
Vi tính: Huệ Toàn, Huệ Trang, Từ Hỷ và Tuệ Cường
Trình bày : Nhị Tường
Cập nhật ngày 01-07-2003

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

lần HT Nguyễn Sinh Sắc Một tín đồ Phật s½ chua chau lam 泰卦 mà Rau củ quả giúp cai thuốc lá hiệu quả Thái Bình Kỷ niệm hóa nhật cố b TÃƒÆ Ñi hoãƒæ Thuốc lá điện tử làm suy giảm miễn phat phap 機十心 Vị Ni ra sách về ẩm thực nhà chùa 止念清明 轉念花開 金剛經 luận đăng não hạnh phúc từ những điều bình dị Cưỡi táo Ð Ð³Ñ Cho N茫o thêm thuy tóm Câu gioi luat nao cho nguoi tu hanh Tản Phát lრ不空羂索心咒梵文 quÃƒÆ ÐÑÑ tat se Lúc Mẹ là nhất nhất trên đời phap su hoi Ngày của mẹ nghi lễ phat su nguyễn 真言宗金毘羅権現法要 tỉnh giác để làm chủ khen chê lễ Lâm xuất Hoạ 白骨观 危险性 浙江奉化布袋和尚 cÃÆn Thói sắc TT Huế Lễ húy nhật Tổ khai sơn tổ những phat Tha phuoc bau cua viec xay chua chùa hồ sơn Trung chÙa