Tản Mạn Về Mẹ Nhân Mùa Vu Lan 2004
Tản Mạn Về Cần Thơ
Bồ Tát Đưa Thơ
An Tâm
Bất Tăng Bất Giảm
Hành Hương Thiên Trúc
Hồng Hạnh
Người Đẹp Thoảng Hương Sen
Ngưu Ma Vương

• VẾT NHẠN LƯNG TRỜI (Tập Truyện)
Lời Giới Thiệu của Hoà Thượng Thích Nhất Hạnh
Trần Truồng
Vết Nhạn Lưng Trời
Thuốc Đắng
Loài Hoa Bình Dị
Thành Toàn
Ngộ
Đâu Chẳng Là Nhà
Chân Dung Của Mẹ

• CỬA THIỀN DÍNH BỤI (Tập Truyện)
Một Bước Chẳng Rời
Khẩu Phật Tâm Xà
Khảo
Cửa Thiền Dính Bụi
Tầm Thầy
Ðiệu Múa Loài Ong
Sen Trắng
Tiền Nào Của Ấy

• NHƯ THẾ MÀ TRÔI (Tập Truyện)
Trò Chơi Cút Bắt
Tan Loãng Theo Mây
Lấy Chồng Xa Xứ
Như Thế Mà Trôi
Cam Lồ Xa Mạc
Thần Tài Gõ Cửa
Tình Nghĩa Xương Rồng
Hoằng Nguyện Thênh Thang

• CON ĐƯỜNG VÔ TẬN (Tập Truyện)
Lời Nói Đầu
Một Vị Phật Khai Sinh
Phổ Nguyện
Ngưỡng Cửa Của Thương Yêu
Cửa Thiền Cửa Tịnh
Tô Canh Bù Ngót
Con Ðường Vô Tận
Một Niệm Buông Lung

• MẸ QUAN ÂM CỬU LONG (Tập Truyện):
Lời Nói Đầu
Theo Dấu Chân Xưa
Mẹ Quan Âm Cửu Long
Người Đẹp Thoảng Hương Sen
Mở Toang Cửa Địa Ngục
Tiếng Chuông Của Chư Thiền Sư
Quan Âm Tóc Rối
Cây Khô Trổ Bông
 

Truyện Ngắn Phật Giáo
Tản Mạn Về Cần Thơ
Huỳnh Trung Chánh
______________________________________________________________________________

Sáu bảy năm trước, tôi bỗng được người bạn gốc gác Cần Thơ báo tin rằng tờ đặc san Trung Học Phan thanh Giản có bài viết về tôi (*), những chi tiết về tên họ, ngành nghề, chức vụ thì khó lầm lẫn là ai khác, nhưng lại có vài điểm như : quê quán Rạch Giá, con nhà giàu, cùng học chung với người viết là cụ Việt Cường Võ văn Hơn tại Trung học Phan thanh Giản vào các niên khóa 1930-1934 thì không đúng, có lẽ tác giả đã lẫn lộn và trộn lẫn tôi với một người nào khác chăng? Thật ra, làm con nhà giàu ngổ ngáo như cụ Võ văn Hơn mô tả nghe cũng hấp dẫn, nhưng rất tiếc tôi không có hân hạnh đó, tôi cũng chưa có hân hạnh đặt chân đến ngưỡng cửa trường Trung Học Phan thanh Giản lần nào, nhất là tôi không thể nào có hân hạnh làm bạn học với cụ vào những năm 1930-1934… chỉ vì thời gian đó tôi chưa sanh ra đời : Tôi sanh năm 1939 tại Trà Vinh, quê nội xã Long Hòa, Trà Vinh, quê ngoại xã Hòa An, Cao Lãnh. Anh bạn khuyên tôi đính chánh, nhưng tôi nghĩ cụ Võ văn Hơn đáng tuổi cha mẹ tôi, cụ nhắc chuyện xưa, chuyện nầy “bắt quàng” qua chuyện khác mới cũ lẫn lộn nhau là việc rất bình thường, đính chánh có thể khiến cụ cụt hứng, tội nghiệp… nên tôi đã im lặng.
Thế nhưng, thỉnh thoảng bạn bè lại điện thoại thăm hỏi chuyện nầy, rồi nhân dịp đó chúng tôi có cơ hội gợi lại cho nhau những hình ảnh xa xưa về Cần Thơ, từ đó, kỹ niệm ấu thời tại Cần Thơ bỗng sôi động trong tâm khảm, để ấp ủ thành nỗi nhung nhớ khôn nguôi. Do đó, khi anh chị Trương kim Thạch (anh Thạch là đàn anh trong nghề, cũng là vị tiền nhiệm của tôi tại Toà án Long An) thổ lộ tình cảm mặn nồng của anh chị đối với ngôi trường Trung Học Phan thanh Giản xa xưa, rồi đề nghị tôi viết một đoản văn về Cần Thơ, thì những hình bóng cũ một lần nữa lại ngập tràn, thôi thúc tôi viết bài tản mạn nầy. Và vì bài viết có vài điểm khác biệt với nhân vật mà cụ Võ văn Hơn mô tả, nên khi nhập đề tôi đành nhắc đến cụ, xin cụ thứ lỗi.

Thân hữu không mấy người biết, thuở ấu thơ tôi đã có thời sống tại Cần Thơ hai năm, và cũng không ai ngờ rằng đã qua bao năm tháng dài, mà tình cảm của tôi đối với Cần Thơ vẫn thắm thiết đậm đà. Gia đình tôi đã trôi giạt đến Cần Thơ vào năm 1948, tương tợ như một về lục bình trôi lang thang theo giòng nước rồi bị xô đẩy tắp vô một bờ bến lạ vào một đêm tối tăm mù mịt. Chới với, ngỡ ngàng…

Duyên cớ nào đã đưa đẩy chúng tôi lạc lõng đến Cần Thơ vào thời điểm nầy là một chuyện dài, khởi đầu với cảnh đất nước loạn ly tan tóc… Thật vậy, nếu khói lửa chiến chinh vào mùa thu năm 1945 không lan dần đến quê hương tôi, một hòn cù lao nhỏ giữa giòng sông Cổ Chiên, thuộc xã Long Hòa, tỉnh Trà Vinh, thì có lẽ gia đình tôi vẫn an phận với nếp sống trầm lặng tại miền thôn dã. Thế nhưng, chiến cuộc đã cướp mất tôi người cha, và mẹ tôi đành quyết định bỏ nhà cửa ruộng vườn, gạt lệ dẫn con ra đi. Bà đưa con tạm lánh về Mỏ Cày, Kiến Hòa, gởi anh tôi cho chị chồng. Sau đó, cùng với chị bếp trung thành lãnh phần bơi mũi, bà thuê chiếc xuồng và một người thợ chèo, đi ngược giòng sông Tiền, đưa hai đứa con nhỏ về quê ngoại tại Cao Lãnh nương náo. Lộ trình đi thập phần nguy hiểm. Tiếng súng ngày đêm vẫn vang rền, sông Cửu Long mênh mông sóng gió chập chùng, chiếc thuyền con hàng ngày cứ lầm lì len lỏi giữa làn súng đạn của hai phe, là chuyện thường trực liều lĩnh thách thức với tử thần. Ngày nào, trên giòng sông cũng có vài mươi xác chết sình chương, mà người ta gọi là “thằng chổng” trôi dập dìu. Nạn nhân có thể là kẻ bị Tây nghi ngờ là Việt Minh, nên xử bắn rồi đạp xác xuống sông, hoặc cũng có thể là kẻ bị kháng chiến tình nghi là thành phần “Việt gian”, trói bỏ vào bao bố kèm với viên đá nặng thả xuống sông cho “mò tôm”. Nguy hiểm hơn nữa, là những nút “kiểm soát” được đặt đầy dẫy khắp nơi, mà ranh giới không rõ rệt, nếu bị chận hỏi mà trả lời lợn cợn thì mất mạng như chơi. Có một lần một “Oâng” Việt Minh chận xét thấy trong mớ chỉ thêu của mẹ tôi có rất nhiều màu, trong đó có ba màu xanh trắng đỏ, mà ba màu nầy hợp lại thành màu cờ nước Pháp. Thế rồi, “Oâng” ta lên án mẹ tôi là Việt gian, tịch thu chỉ thêu và bắt mẹ tôi dẫn đi. Anh bạn chèo buột miệng : “Điệu nầy bả dám bị cho đi mò tôm lắm à!”. Em tôi khóc ngất, tôi mới sáu tuổi song cũng phải đóng vai anh dỗ em, nên không thể khóc. Khi mẹ tôi được tha, em tôi mừng quá ôm chầm, khóc sướt mướt nữa. Anh bạn chèo, thấy tôi có vẻ vô tâm, sanh lòng bất mãn phán cho một câu : “Thằng anh coi bộ ngu quá! Má nó bị bắt nó không lo, má nó được tha nó chẳng mừng tí nào!”. Cuối cùng rồi thì chúng tôi cũng về tới Hòa An, Cao Lãnh, sống an lành trong vòng tay chở che của ngoại.

Tuy nhiên, nỗi ưu tư lớn lao của mẹ tôi là tương lai của con, bà không chấp nhận cảnh dốt nát thất học ở miền quê, nên ở nhà ngoại chưa giáp năm, mẹ tôi lại dẫn con ra đi, mong tìm chốn thị tứ có trường ốc cho con cái học hành. Thế nhưng, với khả năng hạn hẹp của một thiếu phụ vốn chỉ lúc thúc trong khuê phòng, thì sống chốn nào cũng khó khăn chật vật, nên gia đình chúng tôi cứ phải thay đổi chỗ ở liên miên, và do đó chuyện học hành của lũ con cũng gián đoạn mãi… Một hôm, mẹ tôi nghe một người em họ tên Nghiệp tán tụng Cần Thơ dễ sống, lại có trường Trung Học nổi tiếng, chẳng chút đắn đo bà tin ngay lời quảng cáo của cậu, gom góp mớ vốn liếng cỏn con gồm vài món nữ trang còn sót lại, một bàn máy may Singer, khuôn bánh kẹp, khuôn bánh gai… rồi dẫn con đi lập nghiệp. Cậu Nghiệp hướng dẫn mẹ tôi thuê một căn phố lợp lá, nền đất tại một hẻm lầy lội thuộc vùng Cái Khế, cậu ở chơi một tuần, rồi máu lang bạt kỳ hồ nổi dậy, cậu lại ra đi, bỏ mặc chúng tôi ở lại với nỗi bỡ ngỡ, cô đơn, lạc lõng ở xứ người. Trong nghề may, mẹ tôi là “tay ngang” chỉ dám may quần áo cho đám con, nay bà đành bặm gan đi khắp xóm lãnh may thuê với giá rẻ mạt. Bà cũng có mối lai rai, khách hàng toàn là dân nghèo, chuộng giá rẻ hơn phẩm chất nên phần đông dễ dãi, tuy vậy, thỉnh thoảng cũng có người sừng sộ chê áo quần hư hỏng, và mẹ tôi phải năn nỉ xin hoàn lại tiền công để khỏi bị bồi thường. Bà cũng trổ tài làm bánh kẹp, bánh gai, khuấy kẹo để bán, nhưng ngoài loại kẹo dừa, xóm nghèo không mấy hưởng ứng các loại bánh mắc tiền, thành thử buôn bán ế ẩm và ngày qua ngày vốn liếng của bà cứ mòn mỏi lần…

Căn phố nhỏ bé nhưng đối với gia đình tôi thì rộng chán, thừa chỗ cho một cái giường để mẹ con chui rúc với nhau, cái bếp đặt dưới đất phải ngồi xổm nấu nướng, ngồi xổm để ăn. Tôi nhớ dường như cửa sau không thông thương nên dì Tám gánh nước và mấy con gà mẹ tôi nuôi sau nhà… cũng ra vào bằng cửa trước như chúng tôi. Có mấy con gà quanh quẩn cũng vui, nhà đất, tôi suốt ngày đi chân không mà gà thì cũng vậy, có gì khác nhau đâu? Tôi hoàn toàn không nhớ nỗi nhu cầu vệ sinh đã giải quyết như thế nào, có lẽ, thời đó chuyện nầy đối với đầu óc trẻ thơ thì nó đơn giản, chớ đâu đòi hỏi phải sạch sẽ, tiện nghi mà phải quan tâm.

Xóm giềng mà tôi còn nhớ được là gia đình bác thợ mộc, bà Hai bánh canh, dì Tám gánh nước mướn…, ai cũng tốt bụng và dễ thương, nhưng đặc biệt tình nghĩa là gia đình chú Chín Chỉnh, hành nghề đạp xe lôi ở căn nhà đối diện. Chú thím Chín cảm thông hoàn cảnh đơn chiếc của mẹ tôi nên thường giúp đỡ chúng tôi từ chuyện khiêng vác nặng nhọc cho đến chuyện thiếu muỗng nước mắm, tép hành, tép tỏi. Chiều chiều chú thường chở đám con trên xe lôi đi hóng mát, đôi lần chú ngoắc tôi lại cho lên ngồi chung, tạo cho tôi nguồn vui vô tận. Niềm vui đó, sau nầy dẫu tôi ngồi trên chiếc xe hơi láng bóng nào cũng không sánh được. Chú Chín có 4 con : anh Chung, chị Ba, chị Tư, và con bé Sáu chừng 5 tuổi. Anh Chung lớn hơn tôi ba tuổi nhưng mới học lớp hai, còn tôi đang học lớp ba trường Nam tiểu học, nhưng tôi phục anh lắm. Đôi khi tôi được anh dẫn đi bụi đời, la cà ở các hàng quán, lượm bao thuốc hút, lượm nút chai… về làm tiền, vui chơi mút mùa. Những căn nhà sâu trong hẻm tôi không còn nhớ được ai, ngoại trừ một cô gái mà tôi không nhớ gì về vóc dáng và quần áo của chị, nhưng bước chân rón rén tránh sình lầy thì nhớ rất rõ, vì tôi thường chê đi như vậy chẳng vui, phải lội sình, đá nước tung tóe như tôi mới thú vị. Chị chưng diện như thế nào mà các bà đa sự trong xóm thường háy nguýt phê phán là thứ gái lẳng lơ trắc nết, đôi khi họ còn gọi chị là “con đĩ”, họ cấm con cái chào hỏi chuyện trò. Tôi được “cố vấn tối cao” là anh Chung giải nghĩa nên hiểu rõ ngành nghề nầy, nhưng tôi cũng nghe có người kể rằng chị chu cấp phụng dưỡng mẹ chí hiếu, nên tôi rất quí trọng chị. Niềm kính trọng đó vẫn tồn tại mãi trong tôi, nên sau nầy, khi hành nghề xử án, tôi đối xử với gái mãi dâm như người em, người chị. Khi viết những truyện ngắn có những nhân vật hành nghề nầy như truyện “Sen Trắng”, truyện “Người đẹp thoảng hương sen”, tôi viết với tất cả niềm tôn kính trong lòng.

Ngoại tôi quá lo lắng cho nếp sống bấp bênh của gia đình tôi, nên khi tình hình an ninh tại vùng quê Cao Lãnh vừa vãn hồi, ngoại liền ép buộc mẹ tôi về Hòa An chung sống, phần con cái thì sẽ gởi tạm cho thân nhân tại chợ Mỹ Trà để đi học. Lúc đó là mùa bãi trường, tôi đã chuẩn bị tinh thần để sẵn sàng theo mẹ lên đường, thì mẹ tôi tìm được một người bà con nhơn đức, chịu cho tôi ăn ở miễn phí một năm. Mẹ mang gởi tôi cho Oâng bà Tư, - Oâng Tư là Cao văn Trương, cán sự Ty Địa Chánh, bà Tư là bà con xa, trẻ tuổi hơn mẹ tôi, nhưng là vai dì – rồi dẫn em tôi rời Cần Thơ lúc nào tôi chẳng biết. Mẹ có trở lại thăm tôi một lần, ở chơi một ngày rồi ra đi. Sáng hôm đó, chú Chín Chỉnh đến đón mẹ tôi đưa ra Bắc Cần Thơ, thấy tôi đứng xớ rớ ở đó, chú bảo tôi đi theo. Đến nơi, chú ngừng xe, mẹ tôi liếc nhìn tôi rồi quay mặt ngay để che dấu giọt nước mắt vừa lăn tròn nơi khóe. Tôi thấy kịp nhưng gắng nén lòng, lặng lẽ quan sát bà. Bà luống cuống xuống xe, rồi hấp tấp bước nhanh xuống phà tránh không ngoảnh mặt lại.

Ở nhà Oâng bà Tư tôi không còn thú vui bụi đời nữa, nhưng lại có lắm bạn. Ở trường thì có “trò” Ngôn, ở nhà thì có anh Đức, cháu Oâng Tư, quê Bến Tre được Oâng Tư đem về nuôi cho ăn học Rồi đến ngày tựu trường trung học, có các anh Nguyễn lương Tri, Nguyễn lương Năng, Nguyễn nam Thanh được cha mẹ gởi đến xin ở trọ. Anh Lương Năng kể lể nỗi nghèo khó của bạn làTô Cang cho Oâng bà Tư nghe, thế là Oâng bà lại mở rộng lòng cho anh Cang về ăn ở miễn phí. Nhà đông rần rần, các bậc đàn anh bàn cãi suốt ngày toàn chuyện quốc gia đại sự, nhen nhúm lòng yêu nước trong tôi. Năm đó xảy ra vụ trò Ơn ở Saigon, học sinh Trung Học Cần Thơ biểu tình rồi bãi khóa. Anh Lương Năng và Tô Cang vô bưng, anh Lương Tri bị kéo về Mỹ Tho với gia đình, anh Nam Thanh bị tống đi du học trời Tây. Căn nhà lại vắng lặng như cũ.

Niên học trôi qua thật nhanh, tôi rời Cần Thơ trong niềm tiếc nuối, ước mong có ngày sẽ trở về thăm chốn cũ. Mãi đến chín năm sau, năm 1959, tôi mới có cơ hội nầy. Tôi và 5 đồng nghiệp được Nha Điền Thổ biệt phái về Ty Bảo Thủ Điền Thổ Cần Thơ một tuần lễ để yểm trợ chương trình Cải Cách Điền Địa. Trong thời gian nầy, chỉ có một lần tôi tránh né anh em, xé lẻ đi lang thang tìm về xóm cũ nhưng vô vọng. Lúc bấy giờ Oâng bà Tư đã rời Cần Thơ, thân thiết tôi chỉ còn gia đình chú Chín. Tôi đón bừa những chiếc xe lôi ngược xuôi hỏi thăm tên chú, cuối cùng có người chở tôi tới nhà chú tại một xóm hoàn toàn mới lạ. Tôi vào nhà thì gặp chị Tư, đang ỳ ạch mang bầu đứa con thứ nhì, hỏi ra thì anh Hai đang nhập ngũ phương xa, chị Ba lập gia đình ở riêng, bé Sáu đi học, chú thím Chín về quê vài ngày,… nên tôi hơi thất vọng.

Sau nầy tôi được cử về làm việc tại An Giang và Kiên Giang trong nhiều năm. Tôi có rất nhiều dịp để về Cần Thơ, khi thì làm Phụ thẩm cho những phiên Tòa Đại Hình, khi thì được bạn bè thù tạc. Lần nào tôi cũng háo hức đi, và thực sự rất vui mừng gặp bạn, nhưng lần nào cũng như lần nào, khi ra về tôi luôn luôn vấn vương bởi niềm thất vọng mơ hồ mà chẳng hiểu tại sao. Một hôm vào khoảng năm 1969, tôi đang làm việc tại Kiên Giang thì nhận được bức thơ của một người bạn học từ năm lớp 9 đang nằm trong vòng lao lý tại Cần Thơ, xin tôi giúp đỡ. Tôi với anh không có tình thân, 12 năm qua chưa hề liên lạc, nên tôi ngần ngừ định làm lơ, nhưng sau cùng, tôi nghĩ người ta đã cầu cứu mình, dẫu mình không giúp được thì cũng nên thăm nom an ủi. Thế rồi, tôi cho tài xế ở nhà, một mình lái xe thật sớm sang Cần Thơ vào Phòng Dự Thẩm thăm hỏi hồ sơ của anh ta. Hồ sơ đã hoàn tất và gởi lên Phòng Luận Tội chờ đưa ra Tòa Đại Hình, nên không còn cách gì xem xét lại được. Tôi tìm anh Biện Lý Võ minh Huệ. - Tôi đã từng là phụ tá của anh nên có chỗ thân tình – Tôi vắn tắt kể chuyện người bạn học, và nhờ anh Huệ ký giấy phép cho tôi đưa nghi phạm đi chơi một vòng chừng vài giờ. Anh Huệ đồng ý dễ dàng, anh điện thoại xuống Trung Tâm Cải Huấn, nên khi tôi đến nơi thì họ đã sẵn sàng cho tôi lãnh anh bạn ra ngay. Tôi lái xe chạy vòng vòng, cho anh biết tình trạng hồ sơ và giải thích anh nghe vài điểm pháp lý cần thiết, sau đó, tôi mời anh ăn cơm ở bất cứ chỗ nào mà anh thích. Anh ấp úng hồi lâu rồi cho biết anh đã được tiếp tế đầy đủ nên không thèm ăn, anh chỉ thiếu thốn đàn bà mà thôi. Kết luận, anh xin tôi cho anh đi hoang một chuyến. Tôi ngần ngừ hồi lâu, cuối cùng tôi nghĩ nhu cầu của anh kỳ cục nhưng cũng chẳng hại ai nên đồng ý, nhưng tôi xác định rằng tôi chỉ mời ăn thôi, còn vụ nầy anh phải tự lo liệu. Anh nhờ tôi đưa đến một khách sạn sang trọng, tôi ngồi chờ ở ngoài xe, chừng một giờ sau thì thấy anh tươi tỉnh trở ra. Trên đường đến tiệm ăn, anh lại ấp úng lần nữa. Tôi hơi ngạc nhiên và hơi khó chịu, nhưng vẫn đồng ý. Anh viện cớ đã cạn tiền nên xin đưa đến một địa điểm bình dân trong ngõ hẻm Cái Khế, rồi anh đi vào căn nhà lầu khang trang đầu hẻm. Chờ đợi sốt ruột, tôi lang thang đi sâu vào con hẻm. Hẻm hẹp dần, nước mưa ứ đọng vài nơi và nhà cửa cũng xây bừa bãi tồi tệ hơn. Thấy một ngách nhỏ, tôi len vào, nhà cửa ở đây chỉ là thứ lều ọp ẹp kết hợp bằng những miếng tôn tạp nhạp vá víu. Tôi dán mắt quan sát ba thằng bé con cỡi trần, đen đúa, tong teo… đang rạng rỡ ngồi giọc nước sình hôi hám, rồi bỗng nhiên nỗi xúc động vui buồn lẫn lộn xâm nhập tâm tôi, khiến tôi rỡn ốc cả châu thân. Tôi đã khám phá được Cần Thơ của tôi rồi. Thì ra, cái Cần Thơ mà tôi tương tư thương nhớ, không phải là cái thành phố nguy nga tráng lệ nổi tiếng là Tây đô, mà chính là những hình ảnh tiều tụy bùn lầy nước đọng như thế nầy, nơi đã từng chứa chan cả một bầu trời thân thương vào tuổi bé thơ của tôi.

Tôi hấp tấp đưa trả anh bạn học về Trung Tâm Cải Huấn, rồi lái xe ra đi với niềm cảm xúc vẫn còn miên man trong lòng. Khi tôi dừng xe tại bến Bắc, tôi chợt thấy một chiếc xe lôi chở một thiếu phụ trẻ và một thằng bé con trờ tới. Tôi nhìn theo hai mẹ con, rồi liên tưởng đến buổi chia tay với mẹ khoảng hai mươi năm về trước cũng tại chỗ nầy. Tôi mong thằng bé được mẹ dẫn theo, chớ không bị bỏ lại như tôi ngày trước : bơ vơ và buồn tủi lắm! Thế rồi, nước mắt tôi bỗng ràn rụa… nước mắt mà 20 năm trước tôi đã đè nén, giờ đây bỗng tuôn tràn một cách bất ngờ và cũng rất là vô lý…

Tháng 6.2003

Ghi chú:

*Bài viết tựa đề “Ba chàng hàn sinh xuất sắc”, tác giả Việt Cường Võ văn Hơn, cựu học sinh khóa 1930-1934, đăng trong Giai phẩm Phan thanh Giản & Đoàn thị Điểm năm 1997. Để đọc giả có chút ý niệm, xin trích nguyên văn một đoạn nhỏ như sau :

“… Thành phần gồm các học sinh nội trú đóng tiền, thuộc con nhà giàu “ruộng cò bay thẳng cánh, chó chạy cong đuôi”. Ở nhà cha mẹ nuông chiều “cưng như cưng trứng, hứng như hứng hoa” muốn gì được nấy. Vào nội trú, kỹ luật nhà trường gò bó, quen thói chọc trời khuấy nước, phá xóm phá làng, tá điền thảy đều ngán mấy cậu. Lại thêm vầy đoàn hợp ngũ, mách nước đủ trò, do đầu xỏ trật búa chỉ huy. Khét tiếng là Huỳnh trung Chánh (Rạch Giá), con trai út của đại phú gia Lái hồ nước mắm Phú Quốc, sau là chánh án rồi dân biểu thời đệ nhứt Cộng Hòa….”
 

Đầu Trang

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Thuc 6 công dụng tuyệt vời của dưa leo nguÓn tin Cơm cuộn sushi chay vào mùa Vu lan ý nghĩa giải thoát trong đạo phật Giáo sư Trần Văn Khê biết tụng 26 miê n tổ bất Cần bổ sung đủ vitamin B2 cho cơ thể đa punyamitra Sơ lược tiểu sử HT Thích Tôn Thật vật trả ơn Những chùm chuông gió Bệnh nha chu làm tăng nguy cơ ung thư Sự giác ngộ dễ cái Hoài cảm Tết quê Phật giáo dư luâ n vê ca c nha ngoa i ca m Làm thế nào để phòng tránh bệnh tim Vì sao tôi ăn chay Ca Quảng ngữ của Quốc sư Tuệ Trung Mi Khảo về thân trung ấm tôn lich su phat giao tay tang quen Ngủ nhiều ngồi nhiều gây hại Tỳ kheo Ni Như Thanh Ngôi sao Bắc Đẩu nhi can vien thong hay la phap mon quan am Mâm ngũ quả ngày xuân sứ vài dòng giới thiệu về chữ pháp trong 6 bất ổn sức khỏe ảnh hưởng vì sao tôi theo đạo phật 12 nhà báo Do sテθ津 Thuốc mới từ bột nghệ trị ung thư 水天需 Giáo đoàn VI tưởng niệm Tổ sư Minh Nhân kỷ niệm ngày tự thiêu của Bồ Thuốc mới từ bột nghệ trị ung thư bạn sinh ra là một nguyên bản Bỏ thiê n giu p tâm hô n chu ng ta đươ c hải triều âm mình お仏壇 お供え Bánh sa kê một món khai vị thuần chay