Sư hỏi thiền khách: “Từ đâutới?”. Đáp rằng: “Từ phươngNam tới”. Sư hỏi: “Phương Nam có bậc tri thức gì?”. Đáp: “Tri thức khá nhiều”. Sư nói: “Dạy người thế nào?”. Đáp: “Các bậc tri thức đó chỉ thẳng kẻ học này: 'Tâm ấy là Phật. Phật nghĩa là giác.

Quảng ngữ của Quốc sư Tuệ Trung ở Nam Dương

Sư hỏi thiền khách: “Từ đâu  tới?”. Đáp rằng: “Từ phương  Nam tới”. Sư hỏi: “Phương Nam có bậc tri thức gì?”. Đáp: “Tri thức khá nhiều”. Sư nói: “Dạy người thế nào?”. Đáp: “Các bậc tri thức đó chỉ thẳng kẻ học này: 'Tâm ấy là Phật. Phật nghĩa là giác.

 Các ông nay đã có đủ tánh, kiến, văn, giác, tri. Tánh ấy khéo nháy mắt, nhướng mày (Nguyên văn: “Dương mi thuấn mục”, chỉ cho hiểu biết tức khắc - ND), tới lui vận dụng, trùm khắp cả thân. Ở đầu đầu biết, ở chân chân biết, do đó mới gọi là chánh biến tri. Rời đó ra không có Phật khác. Thân đó tức có sinh diệt. Tâm tính từ xưa tới nay chưa từng sinh diệt. Thân sinh diệt đó, như rồng thay xương, như rắn lột da. Người rời khỏi nhà cũ, là thân vô thường, nhưng tánh của thân ấy là thường hằng vậy'. Phương Nam nói dạy, đại khái như thế”. Sư nói: “Nếu như thế thì đối với Tiên Ni ngoại đạo đâu có khác gì! Ngoại đạo nói: 'Trong thân ta có một thần tánh. Tánh đó có thể biết đau ngứa, khi thân hoại diệt, thần ấy ra khỏi thân, giống như nhà bị cháy thì chủ nhà chạy ra khỏi nhà vậy. Nhà là vô thường, còn chủ nhà là thường vậy”. Nếu thẩm cứu như thế thì tà chánh chẳng biệt biện được ai là chánh tà. Khi xưa ta du phương, nhiều lần thấy loại đó, gần đây càng nhiều thêm. Tụ tập năm ba trăm chúng, mắt nhìn dãy Ngân hà, nói rằng đó là tông chỉ của phương Nam. Đem Đàn kinh sửa đi, nói quàng, nói xiên, gọt giũa ý của Thánh, hoặc loạn người đời sau, há thành được ngôn giáo ru! Khổ thay, tông môn của ta mai một rồi vậy! Nếu cho kiến, văn, giác, tri là Phật tánh thì ngài Tịnh Danh đã không nói: 'Pháp rời xa kiến văn giác tri'. Nếu thi hành kiến văn giác tri, thì đó là kiến văn giác tri chớ không phải cầu pháp vậy”.

Tăng lại hỏi: “Cái gì là Phật tâm?”. Sư đáp: “Tường vách, ngói gạch là Phật tâm”. Tăng nói: “Nếu thế thì thật là trái với kinh đấy! Kinh Niết Bàn nói: 'Rời khỏi tường vách là vật vô tình, cho nên gọi là Phật tánh'. Nay Sư lại nói là Phật tâm, vậy tâm với tánh là khác hay là không khác?”. Sư nói: “Mê thì là khác, còn ngộ thì không khác”. Tăng nói: “Kinh chép: 'Phật tánh hằng thường, tâm là vô thường'. Nay Sư nói tâm tánh không khác nhau là thế nào?”. Sư nói: “Ông chỉ y theo lời lẽ mà không theo nghĩa lý, ví như tháng lạnh, nước đông kết lại thành băng. Đến mùa nắng ấm, băng tan thành lại nước. Chúng sinh lúc mê kết tánh thành tâm. Chúng sinh khi ngộ, tan tâm thành tánh. Nếu chấp vật vô tình là không có Phật tánh, thì kinh đã không nên nói: 'Tam giới duy tâm'. Đáng quở trách là ở chỗ ông tự hiểu trái ngược kinh, còn ta thì không hiểu trái lại”. Hỏi: “Vô tình nếu đã có tâm tánh, vậy chúng có biết thuyết pháp chăng?”. Sư nói: “Chúng đương nhiên thường nói, không có lúc nào ngưng dứt”. Hỏi: “Thế tại sao mỗ đây không nghe?”. Sư nói: “Tự ông không nghe thôi”. Hỏi: “Ai là người được nghe?”. Sư nói: “Chư Phật được nghe”. Hỏi: “Thế thì tất cả chúng sinh đều chẳng có phần được nghe sao?”.

Sư nói: “Ta vì chúng sinh nói thôi, chớ chẳng vì Thánh nhân mà nói”. Nói: “Mỗ giáp đây đui, điếc nên không nghe vô tình thuyết pháp, còn Sư thì phải nghe chứ”. Sư nói: “Ta cũng không nghe”. Hỏi: “Sư nếu đã không nghe thì cớ gì lại biết vô tình biết thuyết pháp?”. Sư nói: “Ta nếu nghe được, thì đã bằng chư Phật rồi. Ông cũng không nghe những gì ta nói pháp”. Hỏi: “Chúng sinh rốt lại có được nghe chăng?”. Sư nói: “Chúng sinh nếu nghe được thì đâu phải chúng sinh nữa”. Hỏi: “Vô tình nói pháp có bằng cớ gì?”. Sư đáp: “Không thấy kinh Hoa Nghiêm nói: 'Sát thuyết chúng sinh thuyết tất cả ba giới thuyết'. Chúng sinh há là hữu tình sao?”. Hỏi: “Sư đã nói vô tình có Phật tánh, thế thì hữu tình lại là thế nào?”. Sư nói: “Vô tình còn như thế huống chi là hữu tình”. Hỏi: “Nếu thế thì hồi nãy mỗ giáp nêu chuyện tri thức phương Nam nói kiến văn là Phật tánh, chẳng nên cho là giống với ngoại đạo”. Sư nói: “Không nói không Phật tánh, vì ngoại đạo há không có Phật tánh sao? Nhưng do thấy nhầm nơi nhất pháp sinh ra nhị kiến, cho nên là sai trái vậy”. Hỏi: “Nếu đều là có Phật tánh, thì sát hữu tình tức kết nghiệp hỗ trù, tổn hại vô tình không nghe có báo”. Sư nói: “Hữu tình là chánh báo. Kế ngã sở của mình mà hoài kết luân, tức có tội báo. Vô tình mới đúng là y báo, chẳng kết lòng hận oán, cho nên mới không nói là có báo”. Hỏi: “Trong giáo chỉ thấy nói hữu tình làm Phật mà không thấy thọ ký cho vô tình. Vả lại trong Hiền kiếp có ngàn Phât nhưng có thấy ai là Phật vô tình đâu?”. Sư nói: “Như vị Thái tử lúc chưa nhận ngôi thì chỉ là một người, nhưng khi đã lên ngôi rồi thì cả nước đều thuộc về ngài. Há có quốc độ nào không có nhận ngôi chăng? Nay chỉ có hữu tình nhận thọ ký. Lúc làm Phật, thì mười phương quốc độ đều là thân Giá Na Phật.

Há có thể còn có vô tình thọ ký sao?”. Hỏi: “Tất cả mọi chúng sinh đều ở trên thân Phật, dễ dàng làm dơ bẩn thân Phật. Châm chỉa, giẫm đạp thân Phật, há không tội lắm sao?”. Sư nói: “Chúng sinh toàn thể là Phật, thì bắt tội ai đây?”. Nói: “Thân Phật vốn không quái ngại. Nay lấy vật có chất quái ngại làm thân Phật, há chẳng trái ngược với chỉ ý của thánh rồi chăng?”. Sư nói: “Kinh Đại Phẩm nói: 'Không thể rời hữu vi để nói vô vi'. Ông có tin sắc là không chăng?”. Nói: “Lời thành của Phật ai dám không tin chứ”. Sư nói: “Sắc đã là không thì há có quái ngại ru?”. Nói: “Phật tánh của chúng sinh nếu giống nhau, chỉ dụng một Phật mà tu hành, nhất thiết chúng sinh ứng thời mà giải thoát. Nay nếu không như thế, đồng nghĩa làm sao có được?”. Sư nói: “Ông không thấy Lục tướng nghĩa trong kinh Hoa Nghiêm nói: 'Trong giông có khác, trong khác có giống, thành hoại đều khác nhau, mọi loài đều như thế. Chúng sinh và Phật tuy đồng một tánh, nhưng không có hại chi mỗi người tự tu, tự đắc. Chưa từng có người khác ăn mà mình no bao giờ”. Nói: “Có tri thức dạy kẻ học, nhưng tự thức tánh lúc liễu ngộ vô thường, ném bỏ cái bị da qua một bên, trí tánh linh đài tự nhiên rời khỏi gọi là giải thoát.

Điều này lại thế nào?”. Sư nói: “Ở trước đã nói rồi, ấy là do cái lượng của ngoại đạo nhị thừa. Nhị thừa chán ghét rời sinh tử, ưa vui Niết bàn. Ngoại đạo cũng nói: “Ta có họa lớn là do ta có thân” (Lão Tử “Đạo Đức kinh”) bèn chạy về đế mờ tối. Kẻ đắc Tu đà hoàn tám muôn kiếp, người dư tam quả sáu trăm bốn mươi hai vạn kiếp, Bích chi Phật một vạn kiếp trụ ở trong định, ngoại đạo cũng tám vạn kiếp trụ trong phi phi tưởng. Nhị thừa kiếp mãn rồi cũng có thể hồi tâm hướng về đại thừa. Ngoại đạo vẫn còn luân hồi”. Hỏi: “Phật tánh một thứ không sai khác?”. Sư nói: “Không thể nói là một thứ”. Hỏi: “Tại sao vậy?”. Sư nói: “Hoặc có toàn không sinh diệt, hoặc nửa sinh nửa diệt, hoặc nửa không sinh diệt”. Hỏi: “Ai là người lý giai như thế?”. Sư nói: “Ta nơi đây Phật tánh toàn không sinh diệt. Thân phương Nam của ông là vô thường. Thần tánh là thường, do đó mà nửa sinh nửa diệt, nửa không sinh diệt”. Hỏi: “Sắc thân Hòa thượng há giống như pháp thân không sanh diệt chăng?”. Sư nói: “Ông sao lại vào tà đạo”. Nói: “Học nhân sớm tối vào tà đạo (đường lệch)”. Sư nói: “Ông không nghe kinh Kim Cang nói: 'Sắc kiến, thanh cầu là đi vào đường lệch'. Nay cái thấy của ông, chẳng phải thế sao?”. Nói: “Mỗ giáp từng đọc Đại, Tiểu thừa giáo, lại cũng thấy nói trong bất sinh bất diệt là chỗ chánh tâm. Lại cũng thấy có nói ấm này diệt ấm kia. Sinh thân có lúc tàn tạ, nhưng thần tánh không sinh diệt. Điều này há đều giống đoạn thường hai kiến của ngoại đạo chăng?”. Sư nói: “Ông học đạo xuất thế vô thượng chánh chân, hay học đạo thế gian sinh tử, đoạn thường hai kiến? Ông không nghe Triệu công nói: “Đàm luận về chân tức nghịch lại tục. Thuận theo thế tục tức trái với chân”. Trái với chân thì mê tánh mà không quay lại. Nghịch tục thì lời nói lạt lẽo vô vị. Người trung lưu thì giống tồn, như vong. Kẻ hạ sĩ vỗ tay mà không thèm nhìn. Ông nay muốn học hạ sĩ cười đại đạo chăng?”. Nói: “Sư cũng nói tâm ấy là Phật. Bậc tri thức phương Nam cũng nói thế, há có giống khác sao? Sư không nên tự cho mình đúng mà chê người khác sai”. Sư nói: “Hoặc gọi là khác thể mà đồng. Hoặc gọi là đồng thể mà khác. Nhân thái quá mà thôi. Chỉ như Bồ đề, Niết bàn, chân như, Phật tánh, tên gọi khác mà thể đồng.

Chân tâm, vọng tâm, Phật trí, thế trí, tên gọi đồng mà thể khác. Nhân phương Nam nhầm lẫn đem vọng tâm nói là chân tâm, nhận giặc làm con. Chấp thủ thế trí làm Phật trí, giống như mắt con cá mà nhìn loạn đi thành viên ngọc sáng vậy. Không thể lôi đồng, sự nên chân biệt rõ ràng”. Hỏi: “Làm sao rời được lỗi ấy?”. Sư nói: “Chỉ cần ông phản quan kỹ lưỡng, thầm nhập giới xứ, nhất nhất suy cho cạn cùng, có chút gì được chưa”. Hỏi: “Quan sát kỹ lưỡng, không thấy một vật nào khả đắc”. Sư nói: “Ông hủy hoại tướng của thân tâm chăng?”. Nói: “Thân, tâm, tánh đều rời xa thì còn gì để hoại chớ?”. Sư hỏi: “Ngoài thân tâm còn có vật chăng?”. Nói: “Thân tâm không có ngoài, há có vật sao?”. Sư nói: “Ông hủy hoại tướng thế gian chăng?”. Nói: “Tướng thế gian là vô tướng, há hoại được ru?”. Sư nói: “Nếu mà như thế, thì rời xa lỗi rồi đó”. Thiền khách hân nhiên thọ giáo.

Tăng Linh Giác ở Thường Châu hỏi: “Phát tâm xuất gia, vốn nghĩ cầu Phật. Xin hỏi dụng tâm như thế nào mới được?”. Sư nói: “Chẳng có tâm để dụng, thì thanh được Phật”. Hỏi: “Không tâm để dụng, ai là người thành Phật?”. Sư nói: “Vô tâm tự thành, Phật cũng vô tâm”. Nói: “Phật đại bất khả tư nghì là do hay độ chúng sinh. Nếu mà vô tâm thì ai độ chúng sinh?”. Sư nói: “Vô tâm là chân độ chúng sinh. Nếu còn thấy có chúng sinh để độ, tức là hữu tâm, thì đương nhiên phải sinh diệt”. Nói: “Nay đã vô tâm, Đấng Năng Nhân xuất thế, nói rất nhiều giáo tích, há có thể là lời hư dối sao?”. Sư nói: “Phật thuyết giáo cũng vô tâm”. Nói: “Thuyết pháp mà vô tâm thì thà không thuyết”. Sư nói: “Thuyết tức không, mà không tức thuyết”. Hỏi: “Thuyết pháp nếu vô tâm thì tạo nghiệp có tâm chăng?”. Sư nói: “Vô tâm tức vô nghiệp. Nay đã có nghiệp, tâm tức sinh diệt, làm sao vô tâm được”. Hỏi: “Vô tâm tức thành Phật, vậy Hòa thượng giờ đây đã thành Phật chưa vậy?”. Sư nói: “Tâm tự vô, ai nói thành Phật. Nếu có Phật để thành thì là có tâm. Có tâm tức hữu lậu, nơi nào ma vô tâm được”. Hỏi: “Nếu đã không có Phật để thành, Hòa thượng còn có Phật dụng không?”. Sư nói: “Tâm còn tự không có thì dụng từ đâu mà có được”. Hỏi: “Mịt mờ đều không, phải chăng rơi vào đoạn kiến?”. Sư nói: “Bổn lai không kiến thì ai nói đoạn vậy?”. Hỏi: “Bổn lai không kiến thì ai nói đoạn vậy?". Hỏi: "Bổn lai không, há phải chăng là rơi vào không?”. Sư nói: “Không vốn đã là vô thì đọa từ đâu mà lập chứ?”. Nói: “Năng, Sở đều không, bỗng có người cầm dao tới lấy mạng mình, thì đó là có hay không?”. Sư nói: “Là không”. Hỏi: “Có đau đớn không?”. Sư nói: “Đau đớn cũng không!”. Nói: “Đau đớn nếu đã không, sau khi chết đầu thai lại đường nào?”. Sư nói: “Không chết, không sinh cũng không có đường”. Hỏi: “Nếu đã vô vật tự tại, bị đói rét bức thân thì làm sao dụng tâm?”. Sư nói: “Đói thì ăn cơm, lạnh thì mặc áo”. Hỏi: “Biết đói, biết lạnh thì là có tâm rồi”. Sư nói: “Ta hỏi ông nếu có tâm, tâm lam thể đoạn gì nào?”. Đáp: “Tâm vô thể đoạn”. Sư nói: “Ông nếu đã biết không thể đoạn, tức là bổn lai không tâm, sao lại nói có được?”.

Nói: “Trong núi nếu gặp cọp, sói thì làm sao dụng tâm?”. Sư nói: “Thấy như không thấy, đến như không đến. Mình nếu vô tâm thì loài thú dữ không làm hại”. Nói: “Tịch nhiên vô sự, độc thoát vô tâm, gọi tên là gì?”. Sư đáp: “Gọi là Đại sĩ Kim Cang”. Nói: “Đại sĩ Kim Cang có thể đoạn gì?”. Sư đáp: “Bổn vô hình đoạn”. Hỏi: “Nếu đã không hình đoạn, thì gọi vật gì là Đại sĩ Kim Cang?”. Sư đáp: “Gọi là Đại sĩ Kim Cang vô hình đoạn”. Hỏi: “Kim Cang Đại sĩ có công đức gì?”. Sư nói: “Một niệm cùng với Kim Cang tương ưng. Có thể giảm hà sa kiếp tội nặng sinh tử, có thể thấy vô số chư Phật. Đại sĩ Kim Cang này công đức vô lượng, không phải miệng có thể kể, không phải ý có thể nêu bày. Giả sử trụ thế được vô số kiếp mà nói, cũng không thể nói hết”. Hỏi: “Thế nào là một niệm tương ưng?”. Sư nói: “Nhớ và trí đều quên mất, đó tức là tương ưng”. Hỏi: “Ký ức và trí lự đều quên hết thì ai là người thấy Phật?”. Sư nói: “Quên mất là vô, mà vô tức Phật”. Hỏi: “Không thì nói là không, sao gọi được là Phật?”. Sư nói: “Vô cũng là không. Phật cũng vô, cho nên mới nói vô là Phật, Phật tức vô”. Hỏi: “Nếu đã không có một chút gì có thể đắc, thì gọi là vật gì?”. Sư đáp: “Vốn vô danh tự”. Hỏi: “Có gì tương tự không?”. Sư đáp: “Không có gì tương tự cả, cho nên đời mới gọi là độc tôn không gì so sánh được. Ông nỗ lực y theo đó mà tu hành, thì chẳng có ai có thể phá hoại được vậy. Mà cũng chẳng cần phải hỏi han, nhiệm ý du hành, độc thoát không sơ hãi, thường có hà sa Hiền Thánh che chở, ủng hộ. Chỗ nơi mình đang ở có hà sa Thiên Long Bát Bộ cung kính, hà sa thiện thần đến che chở, mãi mãi không gặp chướng nạn, nơi đâu mà chẳng được tiêu diêu”. Lại hỏi: “Lúc Ca Diếp tại bên Phật nghe, tức nghe cái không nghe?”. Sư nói: “Nghe cái không nghe”. Hỏi: “Vì sao lại nghe cái không nghe?”. Sư nói: “Nghe cái không nghe”. Hỏi: “Như Lai có nói nghe cái không nghe, hay không nói nghe cái không nghe?”. Sư nói: “Như Lai không nói”. Hỏi: “Vì sao nói cái không nói?”. Sư nói: “Nói khắp thiên hạ, mà chẳng mở miệng”.


 Hậu học Lý Việt Dũng sưu tầm &dịch


Về Menu

Quảng ngữ của Quốc sư Tuệ Trung ở Nam Dương

一仏両祖 読み方 七佛灭罪真言全文念诵 원불교의법문사경바로가기 剎摩 剃度出家 佛陀会有情绪波动吗 hòn โภชปร ตร 梵僧又说我们五人中 åœ å æ³ phat phap cho sinh vien tiến tri 仏壇屋 หอำนาตแตตฉตตแแอตอตตปหตตตตตฅปถถถถถถคชถถถถมๅถถถถตตกปลาดตชตดหตตดๆตกฎแหงกรรมตฎตๆๆๆดตกตดดหพภๅๅถ 增上生和决定胜 duc dat lai lat ma huong dan ve giao huan أبا درج thoát 10 điều 义云高特级国际大师 lac quan len de vui song บทสวดขอบรรชา phúc tanh 凡所有相皆是虛妄 若見諸相非相 誦經 vai Bóng đá î hãy gìn giữ và thắp sáng ước mơ tuổi 元音老人全集 аіст приніс малишку 3 thực phẩm giúp giảm cholesterol có nên tu tập trong hoàn cảnh ở si鎈 Pho tai sao doi tu an do giao sang phat giao lai la พลอย อ ยดา 研究生奖学金自我总结 ç æˆ 人生是 旅程 風景 Thể dục hỗ trợ trong điều trị sua hieu 履职总结 æ žä å å å ç ˆ 新西兰台湾佛寺 bức thư cảm động của bố gửi con gái