Qua những điều mà chúng ta vừa tìm hiểu, thì thời công phu khuya có nhiều ý nghĩa thật vi diệu, nhưng ý nghĩa chung nhất vẫn là để giúp cho mọi người đạt được cái bản tánh than tịnh sẵn có của chính mình Vì chúng sanh từ lâu cái chân tâm ấy bị lu mờ, bị
Ý nghĩa thời công phu khuya

Qua những điều mà chúng ta vừa tìm hiểu, thì thời công phu khuya có nhiều ý nghĩa thật vi diệu, nhưng ý nghĩa chung nhất vẫn là để giúp cho mọi người đạt được cái bản tánh than tịnh sẵn có của chính mình.  Vì chúng sanh từ lâu cái chân tâm ấy bị lu mờ, bị bụi vô minh che phủ, thì giờ đây mỗi người chúng ta dùng phương pháp trì tụng này nhằm để lau chùi dần bụi trần lao phiền não, để Phật tánh được hiển lộ. 
 
Trống pháp khua tan giấc điệp nồng,

Chuông chùa phá vỡ mộng trong không.

Tham lam giấc ngủ say sưa mãi,

Chẳng đoái vầng ô ửng má hồng.

Mờ mịt đêm dài thời có sáng,

Lờ mờ ngã tối khó đường thông.

Ngày nay nếu chẳng siêng tu tập

Mai mốt làm sao gặp Thế Tôn.


Thật vậy, tu tập là điều không thể thiếu được đối với hàng đệ tử Phật, nhưng tu trì bằng cách nào và thực hành bằng phương pháp gì cho thích hợp với căn cơ của mình thì người sơ cơ học Phật khó mà tìm ra được phương pháp. Chính vì lẽ đó, chư Tổ mới lập ra thời công phu khuya để phổ biến cho mọi người với một ý nghĩa thậm thâm vi diệu, có thể đó là bậc thang vững chắc giúp cho chúng ta thăng tiến trên lộ trình trở về chốn bảo sở.

Có nhiều người thắc mắc tại sao thời công phu không để vào giờ khác mà phải tụng vào lúc ba bốn giờ khuya, lúc giấc ngủ đang ngon? Thực tế, chính là vì đang ngon giấc, đang ở trong hôn trầm thụy miên mà chư Tổ còn đánh thức ta dậy, giấc ngủ trong đêm chỉ là nghĩa đen, còn nghĩa sâu xa của nó, chính là sự mê man trong vô minh tăm tối, khi chúng ta thức dậy tụng kinh, là lúc cảnh vật còn trong sự im lặng của đêm tối tịch tĩnh, tâm trí chúng ta còn lắng đọng sau giấc ngủ, quên lãng những cảnh náo nhiệt, những sự chi phối bên ngoài lúc ban ngày. Thế nên mỗi buổi công phu khuya chúng ta hô chuông đọc bài kệ:

  Canh năm chuông đóng chớ mê man,

Phủi sạch lòng son đến trước bàn.

Mỗi lạy mỗi câu xưng Phật hiệu,

Ao sen sẽ nở một bông vàng.


Những tiếng mõ, lời kinh sẽ làm tâm trí chúng ta bừng sáng hơn, thanh thoát hơn, thời công phu được chư Tổ sắp xếp vào giờ đó nhằm mục đích thức tỉnh mê tâm và có thể nương vào cảnh tịnh để tạo duyên thanh tịnh đối với những ai không thể ở trong cảnh động mà tịnh được. Vì thế Cổ đức thường dạy:


Lắng lòng nghe, lắng lòng nghe,

Tiếng chuông huyền diệu đưa về nhất tâm.


Mở đầu thời tụng kinh khuya, chư Tổ xếp trước nhất là tụng bài tựa của kinh Lăng Nghiêm, đây chính là lời phát nguyện của ngài A Nan sau khi thoát nạn Ma Đăng Già, ngộ được bản tâm. Chúng ta trước hết nên tụng những lời lẽ chính và dõng mãnh của ngài A Nan, như cân nhắc mỗi người chúng ta là noi gương tinh tấn tu tập của ngài A Nan, lập lời kiên thệ là ở mãi trong nhà của Như Lai, cũng như khuyên răn chúng ta nên tự tin vào khả năng của chính mình, vì chính ngài cũng bị phiền não che mờ tâm tánh, và cũng chính nhờ thần chú Lăng Nghiêm, khi đức Phật biết ngài A Nan đang bị nạn nên đã phóng quang dùng thần chú Lăng Nghiêm làm cho ngài A Nan tỉnh ngộ, trong ánh quang minh đó có nghìn ức hóa thân Phật hiện ra tuyên thuyết thần chú Lăng Nghiêm làm cho ngài thoát nạn "ái nhiễm trần lao". Chính vì thế chú Lăng Nghiêm chỉ cho đại định kiên cố.

Mục đích kinh này là chỉ rõ chân tâm Phật tánh vốn sẵn có của mỗi chúng ta, chúng ta tự mê muội nên quên lãng cái hằng giác của chính mình. Đức hóa Phật trên đỉnh của Như Lai nói ra thần chú Lăng Nghiêm là muốn cho chúng ta giác ngộ ngay cái Như Lai tạng, cái viên giác tánh, chân tâm Phật tánh của chính mình. Vì chư Phật và chúng sanh đều có đồng Phật tánh, nhưng ngài đã giác ngộ hoàn toàn thể tánh ấy nên mới thành Phật, trái lại chúng ta thì mãi đeo đuổi cái vọng niệm ấy, chạy theo trần cảnh, ngũ dục, lục trần, chạy theo những vọng tưởng đảo điên, theo phiền não tham, sân, si nên cái thể tánh thường chân ấy bị ngăn che, làm cho chúng ta mãi trầm luân trong biển khổ sanh tử. Nếu chúng ta giác ngộ được cái chân tâm ấy thì ngay chính thân ngũ uẩn này là Phật. Đức Phật đã tuyên bố: "Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành", cũng như Lục tổ Huệ Năng khi nhận chân được bản tâm của chính mình, ngài cũng đã tuyên bố rằng:

Không ngờ tâm mình vốn sẵn thanh tịnh.

Không ngờ tâm mình vốn không sanh diệt.

Không ngờ tâm mình vốn đủ các pháp.

Không ngờ tâm mình vốn không lay động.

Không ngờ tâm mình vốn hay sanh muôn pháp.


Khi ngộ được tâm ấy như người tỉnh giấc mộng, không ngộ thì như người trong chiêm bao. Đây cũng là phương pháp mà mười phương chư Phật đã thực hành và thành tựu quả Bồ đề.

Sau chú Lăng Nghiêm là bài Đại Bi thần chú, thần chú này có công năng làm cho người nhất tâm trì tụng sẽ dứt được trăm ngàn ức kiếp sanh tử, đạt được vô ngại biện tài, nguyện cầu như ý, không lưu chuyển trong tam đồ lục thú. Tại sao được như vậy? Vì nếu còn vô minh mê hoặc thì chúng ta sống trong vọng tâm thành ra tám vạn bốn ngàn trần lao phiền não, trái lại thì chuyển thức thành trí rồi, tức đạt được tâm thanh tịnh thì chuyển phiền não thành Bồ đề, nên đạt được thần thông diệu dụng, được đồng thể đại bi như ngài Quán Thế Âm. Chỉ trừ những ai tâm còn bất thiện, tâm không thành tín, lòng còn nghi hoặc thì không thấy sự linh nghiệm đó.

Tiếp theo là tụng mười bài thần chú, nếu hành giả chuyên tâm trì tụng cũng đạt được sự linh diệu đó, vì mười bài chú này có công năng diệu dụng không thể nghĩ bàn, như bài chú "Như Ý Bảo Luân Vương Đà La Ni" đức Phật dạy: "Người nào trì chú này thì thần lực của chú hóa ra những món quý báu tuôn xuống như mưa, nó tùy theo nguyện lực của người hành trì".

Ở đây ngọc báu như ý nghĩa là tỏ bày trí Thỉ giác (tức trí giác ngộ ban đầu), Đà La ni pháp là Cảnh sở trí, luân là vành tròn bánh xe, có hai nghĩa: lăn quay và cán nghiền, tức người trì chú này nhờ pháp bí mật lăn tròn trong tự tâm, trừ diệt mọi điều nghi hoặc về ngã kiến (tức là sự nhận biết trong cái thân ngũ uẩn giả hợp này mà có cái ta và cho rằng nó thường còn, bất biến, chấp thân này cho là ta, tên tuổi, danh vọng, tiền tai... này là của ta, rồi từ đó sanh ra tự ái, mê lầm, đó chính là ngã kiến), một khi ta trừ được ngã kiến này là chứng tỏ đã chứng được cảnh và trí vẫn nhất tâm, tùy theo ý muốn cầu gì đặng nấy, theo đó mà thuyết pháp lợi sanh. Lại cũng có nghĩa, người trì chú này mà đạt được tâm bình đẳng, thể tánh tự tại thì tánh báu như ý (tức Phật tánh) tự nhiên sáng suốt, phước đức, trí huệ, thần thông v.v... tất cả đều biến hiện.

Hay khi tụng chú "Tiêu Tai Kiết Tường" là phương pháp giải trừ tai nạn, tất cả những tai ách của chúng ta đều do từ tâm tạo, do vậy cũng phải từ tâm diệt nên gọi là tiêu tai. Chúng ta tạo nghiệp từ vô thủy, nên nay phải chịu khổ não và biết trì chú tức là trở về với chính mình, những niệm ác đều được dừng lại không còn tạo ác nghiệp nữa nên gọi là kiết tường. Do vậy, hễ tâm còn hôn mê thì dầu là điều kiết tường cũng thành ra tai hại, tâm giác ngộ thì dầu tai hại đến đâu cũng thành kiết tường.

Lần lượt các bài chú kế tiếp cũng đều có những công năng và ý nghĩa vô cùng, nếu chúng ta nhất tâm trì tụng thì đều được như sở nguyện. Sau khi đã tụng xong các bài chú, chúng ta được công đức vô cùng, chư Tổ lại sợ chúng ta bị vướng các sở đắc, nên ngài lại dạy chúng ta trì tụng thêm bài "Bát Nhã Tâm Kinh" là để chỉ ngay cái tâm thể nó vốn không, cũng chẳng có cái cảnh trí nào khác, vì tâm không nên tướng của nó cũng không thì làm có cái gì để vướng mắc.

Có thể nói, thời công phu khuya được chư Tổ sắp đặt với ý nghĩa rất cao sâu tuyệt vời - cả mười hai bài chú và một bài Tâm kinh đều gồm thâu lẫn nhau.

Ở đây, khi tìm hiểu ý nghĩa của thời công phu, chúng ta không những chỉ thấy cái linh diệu của thần chú là do chư Phật, Bồ tát chế ra để cho chúng ta tâm được thanh tịnh, như khi tụng chú thì khẩu được thanh tịnh, ngồi yên tức là thân được thanh tịnh, và chuyên chú với lời kinh tiếng kệ nên ý được thanh tịnh.

Ba nghiệp hằng thanh tịnh.

thì:

Đồng Phật vãng Tây phương.

Rõ ràng vào giờ khuya thanh vắng, chư Tổ dạy chúng ta tụng những bài chú,sự diệu dụng của các bài chú không thể dùng ngôn ngữ để diễn bài được nghĩa lý sâu xa của các bài chú, cũng cốt để tạo duyên cho tâm chúng ta được thanh tịnh nhất như. Đã được công đức vô lượng khi chúng ta tụng chú, các ngài lại dạy chúng ta nên nghĩ nhớ hồng ân của chư Phật và hồi hướng công đức ấy đến tất cả chúng sanh. Như vậy không phải chỉ tu cho chính mình mà còn có thể làm lợi ích cho tất cả chúng sanh trong pháp giới. Như vậy trong quá trình tu tập không những tu cho chính mà mà còn lợi ích cho tha nhân. Khi tụng những thần chú này, lời kinh nhịp nhàng với tiếng mõ, tiếng chuông chùa nhẹ nhàng thanh thoát vang lên trong đêm sẽ giúp người ta cảm thấy ưu phiền được vơi đi phần nào đối với nhân thế, thế nên trong bài kệ khai chuông có câu:

Nghe chuông thức tỉnh giấc Ta bà,

Danh lợi buộc ràng nguyện thoát ra.

Nếu mất thân này e khó gặp,

Cần tu giải thoát niệm Di Đà
.


                          Cổ đức còn dạy:

Chuông chùa đổ nhẹ trong sương lạnh,

Dục khách trần ai nhiễm miệng đời.


Như vậy, qua những điều mà chúng ta vừa tìm hiểu, thì thời công phu khuya có nhiều ý nghĩa thật vi diệu, nhưng ý nghĩa chung nhất vẫn là để giúp cho mọi người đạt được cái bản tánh than tịnh sẵn có của chính mình. Vì chúng sanh từ lâu cái chân tâm ấy bị lu mờ, bị bụi vô minh che phủ, thì giờ đây mỗi người chúng ta dùng phương pháp trì tụng này nhằm để lau chùi dần bụi trần lao phiền não, để Phật tánh được hiển lộ, như ngài Thần Tú dạy:


Thân thị Bồ đề thọ,

Tâm như minh cảnh đài.

Thời thời cần phất thức,

Hà xứ nhạ trần ai.


                                    Nghĩa là:

Thân là cây Bồ đè,

Tâm là đại gương sáng.

Hằng ngày thường lau chùi,

Chớ để vướng bụi trần.

  Ni sinh Thích Nữ Tịnh Trí

 

Về Menu

ý nghĩa thời công phu khuya y nghia thoi cong phu khuya tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

宗教五寶 tam quan trong cua tri tue nhan thuc สรนาาใสยสงขฝลล พระพ ทธศ ลปาว tinh tấn tu hành có thay đổi được 大学生申请助学金的申请理由怎么写 青瓷周传雄歌曲主要想表达什么 ä å è niệm phật một tháng phật di đà cho 七五三 家族写真 Ï 32 观世音菩萨普门品 白骨观危险性 tu 仿写一句排比句子 Tàu 东宝法王真实存在 ศ กษาพระพ ทธะว 除了学习外 平时有时间也会多看看书 thiện tá quan 不可信汝心汝心不可信 bên Sen làng bai hoc tu cau be tat nguyen ï¾ lặng là 吃素或者吃荤随缘而定 潮阳菩提禅寺 chưa Luat nhan qua ส วรรณสามชาดก 发狂的现代史 沪上名刹 河南有专属的佛教 研究生奖学金自我总结 1985 永平寺宿坊朝のお勤め 楞严经拼音版 七五三 小山 æ ChẠăn chay để làm giảm sự nóng lên toàn 我与祖国共成长主题班会 Ð Ð Ð 佛家说身后是什么意思 仏壇の線香の位置 長谷寺 僧堂安居者募集