Tìm hiểu ngôn ngữ kinh tạng Phật Giáo

Thích Tâm Thiện
Sài Gòn, 1998

---o0o---

I.4- Ðặc Trưng Của Các Thể Tài

1- Nguyên tắc chung: Mặc dầu được phân chia thành nhiều thể loại, nhưng sự ghi chép của các thể loại luôn luôn đi theo một nguyên tắc chung, gọi là nguyên tắc kết tập kinh điển.

Theo lịch sử, kinh điển được kết tập (ghi chép lại) sau khi Ðức Phật qua đời (5). Lần thứ nhất xảy ra sau Phật diệt độ khoảng một tuần, lần thứ hai cách 100 năm sau, lần thứ ba cách 218 năm, tức năm 325 trước Tây lịch. Trong những lần kết tập kinh điển, đại hội dùng phương pháp trùng tụng và ghi chép lại toàn bộ lời dạy của Ðức Phật. Do đó, mở đầu các văn bản kinh điển bao giờ cũng bắt đầu bằng bốn chữ "Tôi Nghe Như Vầy " (Như thị ngã văn - Evam me sutam). Ðiều này nhằm ám chỉ rằng những điều ghi chép lại là được nghe từ miệng của Ðức Phật. Từ đó, kinh (Sùtra) được hiểu là những gì do chính Ðức Phật nói ra, hoặc được sự chứng nhận của Phật. Ngược lại, những gì không phải do Ðức Phật nói, hoặc không được sự xác chứng của Phật thì không thể gọi là kinh. Vì thế, nguyên tắc chung của các thể tài kinh điển là sự ghi chép lại những điều Ðức Phật dạy hoặc những điều đã được Ðức Phật xác nhận bằng cách ngôn "Tôi nghe như vầy" (6) ở đầu tất cả các bản kinh.

2- Cách trình bày văn bản kinh điển: Ðây cũng là một nguyên tắc chung thứ hai dành cho tất cả các thể tài kinh điển. Ðó là sử dụng thể loại tường thuật trong khi ghi chép lại nội dung của kinh. Và, trong thể loại tường thuật này phải ghi rõ các nội dung như sau:

a) Lý do Ðức Phật nói (duyên khởi)
b) Ðịa điểm Ðức Phật nói (không gian)
c) Thời gian Ðức Phật nói (thời gian)
d) Ðối tượng nghe Ðức Phật nói (đối tượng)
e) Nội dung Ðức Phật nói (giáo pháp)

Về cách trình bày một bản kinh, gồm có 3 phần:

- Phần đầu: Giới thiệu về duyên khởi, không gian, thời gian, đối tượng, và vấn đề chính...

- Phần giữa: Trình bày nội dung của giáo pháp. Cách trình bày cũng được đề cập theo thứ tự, như một, hai, ba, bốn... Tuy nhiên, trong phần này, các kinh được trình bày rất khác nhau, tùy theo từng loại sự việc mà tường thuật như sự phân loại của các thể tài đã được đề cập.

- Phần cuối: Trình bày sự kết thúc của buỗi thuyết pháp... và sự xác chứng của Phật cũng như sự hoan hỷ thực hành hoặc sự chứng ngộ của đối tượng nghe pháp.

3- Cấu trúc tiêu biểu của một bản kinh:

Tựa Ðề Kinh

A/- Mở Ðầu:

Duyên Khởi Của Kinh
Thời Gian-Không Gian
Người Nói - Chủ Thể
Nội Dung Thông Ðiệp chính
Người Nghe - Ðối Tượng

B/- Nội Dung:

1. Vào đề
2. Lý do của vấn đề
3. Giải quyết vấn đề
4. Lời tán dương- Thọ ký(xác nhận)

C/- Kết luận:

- Sự xác chứng của Phật
- Sự tỏ ngộ của đối tượng
- Sự hoan hỷ của chúng hội

 

--- o0o ---

Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11

--- o0o ---

| Thư Mục Tác Giả |

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

VẠbo ân 根本顶定 Mật tim hieu ve banh xe phap luan đẻ Chúng Huyền Quang Đệ tam Tổ và những câu vài nét về tư tưởng giải thoát trong 鼎卦 nhan qua la co that Nghệ kim nhan qua Chữa bệnh dạ dày đúng cách chuong vi cac tong phai phat giao trung hoa thẠt già c chi den ça Già bat quang giả 雙手合十擺在胸口位置 Lễ hội Quán Thế Âm Quê nhà của ưng thư Tiểu thập bình thieu đậu bất nen Lễ tưởng niệm tuần chung thất cố giao quÃ ç¾ cõng phụ Trở Cái chữ của mạ dong co va nguyen vong 成住坏空 viec ý nghĩa kinh nhật tụng ngoại