Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa
(Trọn bộ 24 tập)

Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
Sàigòn - 1998

--- o0o ---

Tập 13

 

Quyển Thứ 310

Hội Thứ Nhất

Phẩm Chẳng Nghĩ Bàn Thảy

Thứ 42 -3

Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Sắc chẳng khá nghĩ bàn, chẳng khá xưng lường, không số lượng, không ngang ngang. Trong không, có tự tánh sắc khá được chăng? Thọ tưởng hành thức chẳng khá nghĩ bàn, chẳng khá xưng lường, không số lượng, không ngang ngang. Trong không, có tự tánh thọ tưởng hành thức khá được chăng?

Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Nhãn xứ chẳng khá nghĩ bàn, chẳng khá xưng lường, không số lượng, không ngang ngang. Trong không, có tự tánh nhãn xứ khá được chăng? Nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ chẳng khá nghĩ bàn, chẳng khá xưng lường, không số lượng, không ngang ngang. Trong không, có tự tánh nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ khá được chăng?

Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Sắc xứ chẳng khá nghĩ bàn, chẳng khá xưng lường, không số lượng, không ngang ngang. Trong không, có tự tánh sắc xứ khá được chăng? Thanh hương vị xúc pháp xứ chẳng khá nghĩ bàn, chẳng khá xưng lường, không số lượng, không ngang ngang. Trong không, có tự tánh thanh hương vị xúc pháp xứ khá được chăng?

Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Nhãn giới chẳng khá nghĩ bàn, chẳng khá xưng lường, không số lượng, không ngang ngang. Trong không, có tự tánh nhãn giới khá được chăng? Sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ chẳng khá nghĩ bàn, chẳng khá xưng lường, không số lượng, không ngang ngang. Trong không, có tự tánh sắc giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ khá được chăng?

Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Nhĩ giới chẳng khá nghĩ bàn, chẳng khá xưng lường, không số lượng, không ngang ngang. Trong không, có tự tánh nhĩ giới khá được chăng? Thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ chẳng khá nghĩ bàn, chẳng khá xưng lường, không số lượng, không ngang ngang. Trong không, có tự tánh thanh giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ khá được chăng?

Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Tỷ giới chẳng khá nghĩ bàn, chẳng khá xưng lường, không số lượng, không ngang ngang. Trong không, có tự tánh tỷ giới khá được chăng? Hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ chẳng khá nghĩ bàn, chẳng khá xưng lường, không số lượng, không ngang ngang. Trong không, có tự tánh hương giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ khá được chăng?

Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Thiệt giới chẳng khá nghĩ bàn, chẳng khá xưng lường, không số lượng, không ngang ngang. Trong không, có tự tánh thiệt giới khá được chăng? Vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ chẳng khá nghĩ bàn, chẳng khá xưng lường, không số lượng, không ngang ngang. Trong không, có tự tánh vị giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ khá được chăng?

Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Thân giới chẳng khá nghĩ bàn, chẳng khá xưng lường, không số lượng, không ngang ngang. Trong không, có tự tánh thân giới khá được chăng? Xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ chẳng khá nghĩ bàn, chẳng khá xưng lường, không số lượng, không ngang ngang. Trong không, có tự tánh xúc giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ khá được chăng?

Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Ýgiới chẳng khá nghĩ bàn, chẳng khá xưng lường, không số lượng, không ngang ngang. Trong không, có tự tánh ý giới khá được chăng? Pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ chẳng khá nghĩ bàn, chẳng khá xưng lường, không số lượng, không ngang ngang. Trong không, có tự tánh pháp giới cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ khá được chăng?

Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Địa giới chẳng khá nghĩ bàn, chẳng khá xưng lường, không số lượng, không ngang ngang. Trong không, có tự tánh địa giới khá được chăng? Thủy hỏa phong không thức giới chẳng khá nghĩ bàn, chẳng khá xưng lường, không số lượng, không ngang ngang. Trong không, có tự tánh thủy hỏa phong không thức giới khá được chăng?

Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Vô minh chẳng khá nghĩ bàn, chẳng khá xưng lường, không số lượng, không ngang ngang. Trong không, có tự tánh vô minh khá được chăng? Hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não chẳng khá nghĩ bàn, chẳng khá xưng lường, không số lượng, không ngang ngang. Trong không, có tự tánh hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não khá được chăng?

Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Bố thí Ba la mật đa chẳng khá nghĩ bàn, chẳng khá xưng lường, không số lượng, không ngang ngang. Trong không, có tự tánh bố thí Ba la mật đa khá được chăng? tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa chẳng khá nghĩ bàn, chẳng khá xưng lường, không số lượng, không ngang ngang. Trong không, có tự tánh tịnh giới cho đến bát nhã Ba la mật đa khá được chăng?

Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Nội không chẳng khá nghĩ bàn, chẳng khá xưng lường, không số lượng, không ngang ngang. Trong không, có tự tánh nội không khá được chăng? Ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không chẳng khá nghĩ bàn, chẳng khá xưng lường, không số lượng, không ngang ngang. Trong không, có tự tánh ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không khá được chăng?

Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Chơn như chẳng khá nghĩ bàn, chẳng khá xưng lường, không số lượng, không ngang ngang. Trong không, có tự tánh chơn như khá được chăng? Pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới chẳng khá nghĩ bàn, chẳng khá xưng lường, không số lượng, không ngang ngang. Trong không, có tự tánh pháp giới cho đến bất tư nghì giới khá được chăng?

Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Khổ thánh đế chẳng khá nghĩ bàn, chẳng khá xưng lường, không số lượng, không ngang ngang. Trong không, có tự tánh khổ thánh đế khá được chăng? Tập diệt đạo thánh đế chẳng khá nghĩ bàn, chẳng khá xưng lường, không số lượng, không ngang ngang. Trong không, có tự tánh tập diệt đạo thánh đế khá được chăng?

Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Bốn tĩnh lự chẳng khá nghĩ bàn, chẳng khá xưng lường, không số lượng, không ngang ngang. Trong không, có tự tánh bốn tĩnh lự khá được chăng? Bốn vô lượng, bốn vô sắc định chẳng khá nghĩ bàn, chẳng khá xưng lường, không số lượng, không ngang ngang. Trong không, có tự tánh bốn vô lượng, bốn vô sắc định khá được chăng?

Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Tám giải thoát chẳng khá nghĩ bàn, chẳng khá xưng lường, không số lượng, không ngang ngang. Trong không, có tự tánh tám giải thoát khá được chăng? Tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ chẳng khá nghĩ bàn, chẳng khá xưng lường, không số lượng, không ngang ngang. Trong không, có tự tánh tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ khá được chăng?

Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Bốn niệm trụ chẳng khá nghĩ bàn, chẳng khá xưng lường, không số lượng, không ngang ngang. Trong không, có tự tánh bốn niệm trụ khá được chăng? Bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi chẳng khá nghĩ bàn, chẳng khá xưng lường, không số lượng, không ngang ngang. Trong không, có tự tánh bốn chánh đoạn, cho đến tám thánh đạo chi khá được chăng?

Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Không giải thoát môn chẳng khá nghĩ bàn, chẳng khá xưng lường, không số lượng, không ngang ngang. Trong không, có tự tánh không giải thoát môn khá được chăng? Vô tướng, vô nguyện giải thoát môn chẳng khá nghĩ bàn, chẳng khá xưng lường, không số lượng, không ngang ngang. Trong không, có tự tánh vô tướng, vô nguyện giải thoát môn khá được chăng?

Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Bồ tát thập địa chẳng khá nghĩ bàn, chẳng khá xưng lường, không số lượng, không ngang ngang. Trong không, có tự tánh Bồ tát thập địa khá được chăng?

Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Năm nhãn chẳng khá nghĩ bàn, chẳng khá xưng lường, không số lượng, không ngang ngang. Trong không, có tự tánh năm nhãn khá được chăng? Sáu thần thông chẳng khá nghĩ bàn, chẳng khá xưng lường, không số lượng, không ngang ngang. Trong không, có tự tánh sáu thần thông khá được chăng?

Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Phật mười lực chẳng khá nghĩ bàn, chẳng khá xưng lường, không số lượng, không ngang ngang. Trong không, có tự tánh Phật mười lực khá được chăng? Bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng chẳng khá nghĩ bàn, chẳng khá xưng lường, không số lượng, không ngang ngang. Trong không, có tự tánh bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng khá được chăng?

Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Pháp vô vong thất chẳng khá nghĩ bàn, chẳng khá xưng lường, không số lượng, không ngang ngang. Trong không, có tự tánh pháp vô vong thất khá được chăng? Tánh hằng trụ xả chẳng khá nghĩ bàn, chẳng khá xưng lường, không số lượng, không ngang ngang. Trong không, có tự tánh tánh hằng trụ xả khá được chăng?

Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Nhất thiết trí chẳng khá nghĩ bàn, chẳng khá xưng lường, không số lượng, không ngang ngang. Trong không, có tự tánh nhất thiết trí khá được chăng? Đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí chẳng khá nghĩ bàn, chẳng khá xưng lường, không số lượng, không ngang ngang. Trong không, có tự tánh đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí khá được chăng?

Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Tất cả đà la ni môn chẳng khá nghĩ bàn, chẳng khá xưng lường, không số lượng, không ngang ngang. Trong không, có tự tánh tất cả đà la ni môn khá được chăng? Tất cả tam ma địa môn chẳng khá nghĩ bàn, chẳng khá xưng lường, không số lượng, không ngang ngang. Trong không, có tự tánh tất cả tam ma địa môn khá được chăng?

Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Quả Dự lưu chẳng khá nghĩ bàn, chẳng khá xưng lường, không số lượng, không ngang ngang. Trong không, có tự tánh quả Dự lưu khá được chăng? Quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán chẳng khá nghĩ bàn, chẳng khá xưng lường, không số lượng, không ngang ngang. Trong không, có tự tánh quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán khá được chăng?

Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Độc giác Bồ đề chẳng khá nghĩ bàn, chẳng khá xưng lường, không số lượng, không ngang ngang. Trong không, có tự tánh Độc giác Bồ đề khá được chăng?

Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát chẳng khá nghĩ bàn, chẳng khá xưng lường, không số lượng, không ngang ngang. Trong không, có tự tánh tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát khá được chăng?

Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề chẳng khá nghĩ bàn, chẳng khá xưng lường, không số lượng, không ngang ngang. Trong không, có tự tánh chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề khá được chăng?

Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng thể được vậy. Phật nói: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Do nhân duyên này, tất cả pháp đều chẳng khá nghĩ bàn, chẳng khá xưng lường, không số lượng, không ngang ngang. Thiện Hiện! Vì tất cả pháp đều chẳng khá nghĩ bàn, chẳng khá xưng lường, không số lượng, không ngang ngang nên tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác có bao Phật pháp, Như Lai pháp, Tự nhiên pháp, Nhất thiết trí trí pháp cũng chẳng khá nghĩ bàn, chẳng khá xưng lường, không số lượng, không ngang ngang.

Thiện Hiện! tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác có bao Phật pháp, Như Lai pháp, Tự nhiên pháp, Nhất thiết trí trí pháp đều chẳng khá nghĩ bàn, vì dứt nghĩ bàn vậy. Chẳng khá xưng lường, vì dứt xưng lường vậy. Không số lượng, vì dứt số lượng vậy. Không ngang ngang, vì dứt ngang ngang vậy. Thiện Hiện! do nhân duyên này tất cả pháp cũng chẳng khá nghĩ bàn, chẳng khá xưng lường, không số lượng, không ngang ngang.

Thiện Hiện! tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác có bao Phật pháp, Như Lai pháp, Tự nhiên pháp, Nhất thiết trí trí pháp đều chẳng khá nghĩ bàn, vì quá nghĩ bàn vậy. Chẳng khá xưng lường, vì quá xưng lường vậy. Không số lượng, vì quá số lượng vậy. Không ngang ngang, vì quá ngang ngang vậy. Thiện Hiện! do nhân duyên này tất cả pháp cũng chẳng khá nghĩ bàn, chẳng khá xưng lường, không số lượng, không ngang ngang.

Thiện Hiện! Nói là chẳng khá nghĩ bàn, chỉ có thêm lời chẳng khá nghĩ bàn. Nói là chẳng khá xưng lường, chỉ có thêm lời chẳng khá xưng lường. Nói là không số lượng, chỉ có thêm lời không số lượng. Nói là không ngang ngang, chỉ có thêm lời không ngang ngang. Thiện Hiện! Do nhân duyên này, tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác có bao Phật pháp, Như Lai pháp, Tự nhiên pháp, Nhất thiết trí trí pháp đều chẳng khá nghĩ bàn, chẳng khá xưng lường, không số lượng, không ngang ngang.

Thiện Hiện! Chẳng khá nghĩ bàn ấy, như hư không chẳng khá nghĩ bàn vậy. Chẳng khá xưng lường ấy như hư không chẳng khá xưng lường vậy. Không số lượng ấy, như hư không không số lượng vậy. Không ngang ngang ấy, như hư không không ngang ngang vậy. Thiện Hiện! Do nhân duyên này, tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác có bao Phật pháp, Như Lai pháp, Tự nhiên pháp, Nhất thiết trí trí pháp đều chẳng khá nghĩ bàn, chẳng khá xưng lường, không số lượng, không ngang ngang.

Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác có bao Phật pháp, Như Lai pháp, Tự nhiên pháp, Nhất thiết trí trí pháp; Thanh văn, Độc giác, thế gian, trời, người, a tu la thảy đều chẳng thể nghĩ bàn, xưng lường, số lượng, ngang ngang. Thiện Hiện! Do nhân duyên này tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác có bao Phật pháp, Như Lai pháp, Tự nhiên pháp, Nhất thiết trí trí pháp đều chẳng khá nghĩ bàn, chẳng khá xưng lường, không số lượng, không ngang ngang.

Khi Đức Phật thuyết pháp chẳng khá nghĩ bàn, chẳng khá xưng lường, không số lượng, không ngang ngang như thế, trong chúng hội có năm trăm Bí sô chẳng thọ các lậu, tâm được giải thoát. Lại có hai ngàn Bí sô ni cũng chẳng thọ các lậu, tâm được giải thoát. Lại có sáu vạn tại gia nam đối trong các pháp xa trần lìa cấu, sanh mắt tịnh pháp. Lại có ba vạn bảy ngàn tại gia nữ cũng đối các pháp xa trần lìa cấu, sanh mắt tịnh pháp. Lại có hai vạn Bồ tát Ma ha tát được Vô sanh pháp nhẫn, ở trong Hiền kiếp lãnh ký làm Phật.

Hội Thứ Nhất

Phẩm Biện Sự

Thứ 43 - 1
 

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu vì đại sự nên xuất hiện thế gian. Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu vì việc chẳng khá nghĩ bàn nên xuất hiện thế gian. Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu vì việc không xưng lường nên xuất hiện thế gian. Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu vì việc không số lượng nên xuất hiện thế gian. Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu vì việc không ngang ngang nên xuất hiện thế gian?

Phật nói: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Như lời ngươi vừa nói. Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu vì đại sự nên xuất hiện thế gian, vì việc chẳng khá nghĩ bàn nên xuất hiện thế gian, vì việc chẳng khá xưng lường nên xuất hiện thế gian, vì việc không số lượng nên xuất hiện thế gian, vì việc không ngang ngang nên xuất hiện thế gian. Vì cớ sao? Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu năng thành xong bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa vậy.

Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu năng thành xong nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không vậy. Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu năng thành xong chơn như pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới vậy. Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu năng thành xong khổ thánh đế, tập thánh đế, diệt thánh đế, đạo thánh đế vậy.

Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu năng thành xong bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định vậy. Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu năng thành xong tám giải thoát, tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ vậy. Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu năng thành xong bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi vậy.

Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu năng thành xong không giải thoát môn, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn vậy. Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu năng thành xong Bồ tát thập địa vậy. Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu năng thành xong năm nhãn sáu thần thông vậy.

Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu năng thành xong Phật mười lực bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng vậy. Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu năng thành xong pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả vậy.

Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu năng thành xong nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí vậy. Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu năng thành xong tất cả đà la ni môn, tất cả tam ma địa môn vậy.

Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu năng thành xong quả Dự lưu, quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán vậy. Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu năng thành xong Độc giác Bồ đề vậy. Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu năng thành xong tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát vậy. Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu năng thành xong chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề vậy.

Thiện Hiện! Như vua Quán đảnh đại vương dòng Sát đế lợi oai đức tự tại hàng phục tất cả, đem các việc nước giao phó cho đại thần, khoanh tay vô sự yên hưởng đời ổn vui khoái. Thiện Hiện! Như Lai cũng vậy, là Đại pháp vương đem pháp Thanh văn, hoặc pháp Độc giác, hoặc pháp Bồ tát, hoặc các Phật pháp thảy đều phó chúc cho Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu. Bởi Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đây đều năng thành xong tất cả sự nghiệp. Vậy nên, Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu vì đại sự nhân duyên xuất hiện thế gian, vì việc chẳng khá nghĩ bàn nên xuất hiện thế gian, vì việc chẳng khá xưng lường nên xuất hiện thế gian, vì việc không số lượng nên xuất hiện thế gian, vì việc không ngang ngang nên xuất hiện thế gian. Vì cớ sao?

Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu chẳng lấy đắm sắc nên xuất hiện thế gian, năng thành xong việc; chẳng lấy đắm thọ tưởng hành thức nên xuất hiện thế gian, năng thành xong việc.

Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu chẳng lấy đắm nhãn xứ nên xuất hiện thế gian, năng thành xong việc; chẳng lấy đắm nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ nên xuất hiện thế gian, năng thành xong việc.

Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu chẳng lấy đắm sắc xứ nên xuất hiện thế gian, năng thành xong việc; chẳng lấy đắm thanh hương vị xúc pháp xứ nên xuất hiện thế gian, năng thành xong việc.

Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu chẳng lấy đắm nhãn giới nên xuất hiện thế gian, năng thành xong việc; chẳng lấy đắm sắc giới nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ nên xuất hiện thế gian, năng thành xong việc.

Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu chẳng lấy đắm nhĩ giới nên xuất hiện thế gian, năng thành xong việc; chẳng lấy đắm sắc giới thanh giới và nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ nên xuất hiện thế gian, năng thành xong việc.

Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu chẳng lấy đắm tỷ giới nên xuất hiện thế gian, năng thành xong việc; chẳng lấy đắm hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ nên xuất hiện thế gian, năng thành xong việc.

Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu chẳng lấy đắm thiệt giới nên xuất hiện thế gian, năng thành xong việc; chẳng lấy đắm vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ nên xuất hiện thế gian, năng thành xong việc.

Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu chẳng lấy đắm thân giới nên xuất hiện thế gian, năng thành xong việc; chẳng lấy đắm xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ nên xuất hiện thế gian, năng thành xong việc.

Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu chẳng lấy đắm ý giới nên xuất hiện thế gian, năng thành xong việc; chẳng lấy đắm pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ nên xuất hiện thế gian, năng thành xong việc.

Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu chẳng lấy đắm địa giới nên xuất hiện thế gian, năng thành xong việc; chẳng lấy đắm thủy hỏa phong không thức giới nên xuất hiện thế gian, năng thành xong việc.

Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu chẳng lấy đắm vô minh nên xuất hiện thế gian, năng thành xong việc; chẳng lấy đắm hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não nên xuất hiện thế gian, năng thành xong việc.

Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu chẳng lấy đắm bố thí Ba la mật đa nên xuất hiện thế gian, năng thành xong việc; chẳng lấy đắm tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa nên xuất hiện thế gian, năng thành xong việc.

Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu chẳng lấy đắm nội không nên xuất hiện thế gian, năng thành xong việc; chẳng lấy đắm ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không nên xuất hiện thế gian, năng thành xong việc.

Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu chẳng lấy đắm chơn như nên xuất hiện thế gian, năng thành xong việc; chẳng lấy đắm pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới nên xuất hiện thế gian, năng thành xong việc.

Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu chẳng lấy đắm khổ thánh đế nên xuất hiện thế gian, năng thành xong việc; chẳng lấy đắm tập diệt đạo thánh đế nên xuất hiện thế gian, năng thành xong việc.

Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu chẳng lấy đắm bốn tĩnh lự nên xuất hiện thế gian, năng thành xong việc; chẳng lấy đắm bốn vô lượng, bốn vô sắc định nên xuất hiện thế gian, năng thành xong việc.

Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu chẳng lấy đắm tám giải thoát nên xuất hiện thế gian, năng thành xong việc; chẳng lấy đắm tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ nên xuất hiện thế gian, năng thành xong việc.

Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu chẳng lấy đắm bốn niệm trụ nên xuất hiện thế gian, năng thành xong việc; chẳng lấy đắm bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi nên xuất hiện thế gian, năng thành xong việc.

Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu chẳng lấy đắm không giải thoát môn nên xuất hiện thế gian, năng thành xong việc; chẳng lấy đắm vô tướng, vô nguyện giải thoát môn nên xuất hiện thế gian, năng thành xong việc.

Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu chẳng lấy đắm Bồ tát thập địa nên xuất hiện thế gian, năng thành xong việc.

Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu chẳng lấy đắm năm nhãn nên xuất hiện thế gian, năng thành xong việc; chẳng lấy đắm sáu thần thông nên xuất hiện thế gian, năng thành xong việc.

Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu chẳng lấy đắm Phật mười lực nên xuất hiện thế gian, năng thành xong việc; chẳng lấy đắm bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng nên xuất hiện thế gian, năng thành xong việc.

Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu chẳng lấy đắm pháp vô vong thất nên xuất hiện thế gian, năng thành xong việc; chẳng lấy đắm tánh hằng trụ xả nên xuất hiện thế gian, năng thành xong việc.

Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu chẳng lấy đắm nhất thiết trí nên xuất hiện thế gian, năng thành xong việc; chẳng lấy đắm đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí nên xuất hiện thế gian, năng thành xong việc.

Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu chẳng lấy đắm tất cả đà la ni môn nên xuất hiện thế gian, năng thành xong việc; chẳng lấy tất cả tam ma địa môn nên xuất hiện thế gian, năng thành xong việc.

Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu chẳng lấy đắm quả Dư lưu nên xuất hiện thế gian, năng thành xong việc; chẳng lấy đắm quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán nên xuất hiện thế gian, năng thành xong việc.

Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu chẳng lấy đắm Độc giác Bồ đề nên xuất hiện thế gian, năng thành xong việc. Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu chẳng lấy đắm tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát nên xuất hiện thế gian, năng thành xong việc.

Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu chẳng lấy đắm chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề nên xuất hiện thế gian, năng thành xong việc.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Vì sao Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu xuất hiện thế gian chẳng lấy đắm sắc, chẳng lấy đắm thọ tưởng hành thức?

Bạch Thế Tôn! Vì sao Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu xuất hiện thế gian chẳng lấy đắm nhãn xứ, chẳng lấy đắm nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ?

Bạch Thế Tôn! Vì sao Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu xuất hiện thế gian chẳng lấy đắm sắc xứ, chẳng lấy đắm thanh hương vị xúc pháp xứ?

Bạch Thế Tôn! Vì sao Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu xuất hiện thế gian chẳng lấy đắm nhãn giới, chẳng lấy đắm sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ?

Bạch Thế Tôn! Vì sao Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu xuất hiện thế gian chẳng lấy đắm nhĩ giới; chẳng lấy đắm thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ?

Bạch Thế Tôn! Vì sao Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu xuất hiện thế gian chẳng lấy đắm tỷ giới; chẳng lấy đắm hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ?

Bạch Thế Tôn! Vì sao Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu xuất hiện thế gian chẳng lấy đắm thiệt giới; chẳng lấy đắm vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ?

Bạch Thế Tôn! Vì sao Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu xuất hiện thế gian chẳng lấy đắm thân giới; chẳng lấy đắm xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ?

Bạch Thế Tôn! Vì sao Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu xuất hiện thế gian chẳng lấy đắm ý giới; chẳng lấy đắm pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ?

Bạch Thế Tôn! Vì sao Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu xuất hiện thế gian chẳng lấy đắm địa giới, chẳng lấy đắm thủy hỏa phong không thức giới?

Bạch Thế Tôn! Vì sao Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu xuất hiện thế gian chẳng lấy đắm vô minh; chẳng lấy đắm hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não?

Bạch Thế Tôn! Vì sao Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu xuất hiện thế gian chẳng lấy đắm bố thí Ba la mật đa; chẳng lấy đắm tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa?

Bạch Thế Tôn! Vì sao Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu xuất hiện thế gian chẳng lấy đắm nội không; chẳng lấy đắm ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không ?

Bạch Thế Tôn! Vì sao Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu xuất hiện thế gian chẳng lấy đắm chơn như; chẳng lấy đắm pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới?

Bạch Thế Tôn! Vì sao Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu xuất hiện thế gian chẳng lấy đắm khổ thánh đế; chẳng lấy đắm tập diệt đạo thánh đế?

Bạch Thế Tôn! Vì sao Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu xuất hiện thế gian chẳng lấy đắm bốn tĩnh lự; chẳng lấy đắm bốn vô lượng, bốn vô sắc định?

Bạch Thế Tôn! Vì sao Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu xuất hiện thế gian chẳng lấy đắm tám giải thoát; chẳng lấy đắm tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ?

Bạch Thế Tôn! Vì sao Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu xuất hiện thế gian chẳng lấy đắm bốn niệm trụ; chẳng lấy đắm bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi?

Bạch Thế Tôn! Vì sao Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu xuất hiện thế gian chẳng lấy đắm không giải thoát môn; chẳng lấy đắm vô tướng, vô nguyện giải thoát môn?

Bạch Thế Tôn! Vì sao Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu xuất hiện thế gian chẳng lấy đắm Bồ tát thập địa?

Bạch Thế Tôn! Vì sao Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu xuất hiện thế gian chẳng lấy đắm năm nhãn; chẳng lấy đắm sáu thần thông?

Bạch Thế Tôn! Vì sao Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu xuất hiện thế gian chẳng lấy đắm Phật mười lực; chẳng lấy đắm bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng?

Bạch Thế Tôn! Vì sao Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu xuất hiện thế gian chẳng lấy đắm pháp vô vong thất; chẳng lấy đắm tánh hằng trụ xả?

Bạch Thế Tôn! Vì sao Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu xuất hiện thế gian chẳng lấy đắm nhất thiết trí; chẳng lấy đắm đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí? Bạch Thế Tôn! Vì sao Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu xuất hiện thế gian chẳng lấy đắm tất cả đà la ni môn; chẳng lấy đắm tất cả tam ma địa môn?

Bạch Thế Tôn! Vì sao Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu xuất hiện thế gian chẳng lấy đắm quả Dự lưu, chẳng lấy đắm quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán ? Bạch Thế Tôn! Vì sao Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu xuất hiện thế gian chẳng lấy đắm Độc giác Bồ đề ?

Bạch Thế Tôn! Vì sao Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu xuất hiện thế gian chẳng lấy đắm pháp tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát ?

Bạch Thế Tôn! Vì sao Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu xuất hiện thế gian chẳng lấy đắm chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề ?

Phật nói: Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Ngươi vả thấy sắc khá lấy khá đắm chăng? Vả thấy thọ tưởng hành thức khá lấy khá đắm chăng? Ngươi vả thấy có pháp hay lấy hay đắm chăng? Vả thấy bởi pháp ấy có lấy có đắm chăng? Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy.

Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Ngươi vả thấy nhãn xứ khá lấy khá đắm chăng? Vả thấy nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ khá lấy khá đắm chăng? Ngươi vả thấy có pháp hay lấy hay đắm chăng? Vả thấy bởi pháp ấy có lấy có đắm chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy.

Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Ngươi vả thấy sắc xứ khá lấy khá đắm chăng? Vả thấy thanh hương vị xúc pháp xứ khá lấy khá đắm chăng? Ngươi vả thấy có pháp hay lấy hay đắm chăng? Vả thấy bởi pháp ấy có lấy có đắm chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy.

Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Ngươi vả thấy nhãn giới khá lấy khá đắm chăng? Vả thấy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ khá lấy khá đắm chăng? Ngươi vả thấy có pháp hay lấy hay đắm chăng? Vả thấy bởi pháp ấy có lấy có đắm chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy.

Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Ngươi vả thấy nhĩ giới khá lấy khá đắm chăng? Vả thấy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ khá lấy khá đắm chăng? Ngươi vả thấy có pháp hay lấy hay đắm chăng? Vả thấy bởi pháp ấy có lấy có đắm chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy.

Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Ngươi vả thấy tỷ giới khá lấy khá đắm chăng? Vả thấy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ khá lấy khá đắm chăng? Ngươi vả thấy có pháp hay lấy hay đắm chăng? Vả thấy bởi pháp ấy có lấy có đắm chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy.

Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Ngươi vả thấy thiệt giới khá lấy khá đắm chăng? Vả thấy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ khá lấy khá đắm chăng? Ngươi vả thấy có pháp hay lấy hay đắm chăng? Vả thấy bởi pháp ấy có lấy có đắm chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy.

Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Ngươi vả thấy thân giới khá lấy khá đắm chăng? Vả thấy xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ khá lấy khá đắm chăng? Ngươi vả thấy có pháp hay lấy hay đắm chăng? Vả thấy bởi pháp ấy có lấy có đắm chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy.

Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Ngươi vả thấy ý giới khá lấy khá đắm chăng? Vả thấy pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ khá lấy khá đắm chăng? Ngươi vả thấy có pháp hay lấy hay đắm chăng? Vả thấy bởi pháp ấy có lấy có đắm chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy.

Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Ngươi vả thấy địa giới khá lấy khá đắm chăng? Vả thấy thủy hỏa phong không thức giới khá lấy khá đắm chăng? Ngươi vả thấy có pháp hay lấy hay đắm chăng? Vả thấy bởi pháp ấy có lấy có đắm chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy.

Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Ngươi vả thấy vô minh khá lấy khá đắm chăng? Vả thấy hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não khá lấy khá đắm chăng? Ngươi vả thấy có pháp hay lấy hay đắm chăng? Vả thấy bởi pháp ấy có lấy có đắm chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy.

Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Ngươi vả thấy bố thí Ba la mật đa khá lấy khá đắm chăng? Vả thấy tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa khá lấy khá đắm chăng? Ngươi vả thấy có pháp hay lấy hay đắm chăng? Vả thấy bởi pháp ấy có lấy có đắm chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy.

Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Ngươi vả thấy nội không khá lấy khá đắm chăng? Vả thấy ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không khá lấy khá đắm chăng? Ngươi vả thấy có pháp hay lấy hay đắm chăng? Vả thấy bởi pháp ấy có lấy có đắm chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy.

Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Ngươi vả thấy chơn như khá lấy khá đắm chăng? Vả thấy pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới khá lấy khá đắm chăng? Ngươi vả thấy có pháp hay lấy hay đắm chăng? Vả thấy bởi pháp ấy có lấy có đắm chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy.

Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Ngươi vả thấy khổ thánh đế khá lấy khá đắm chăng? Vả thấy tập diệt đạo thánh đế khá lấy khá đắm chăng? Ngươi vả thấy có pháp hay lấy hay đắm chăng? Vả thấy bởi pháp ấy có lấy có đắm chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy.

Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Ngươi vả thấy bốn tĩnh lự khá lấy khá đắm chăng? Vả thấy bốn vô lượng, bốn vô sắc định khá lấy khá đắm chăng? Ngươi vả thấy có pháp hay lấy hay đắm chăng? Vả thấy bởi pháp ấy có lấy có đắm chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy.

Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Ngươi vả thấy tám giải thoát khá lấy khá đắm chăng? Vả thấy tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ khá lấy khá đắm chăng? Ngươi vả thấy có pháp hay lấy hay đắm chăng? Vả thấy bởi pháp ấy có lấy có đắm chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy.

Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Ngươi vả thấy bốn niệm trụ khá lấy khá đắm chăng? Vả thấy bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi khá lấy khá đắm chăng? Ngươi vả thấy có pháp hay lấy hay đắm chăng? Vả thấy bởi pháp ấy có lấy có đắm chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy.

Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Ngươi vả thấy không giải thoát môn khá lấy khá đắm chăng? Vả thấy vô tướng, vô nguyện giải thoát môn khá lấy khá đắm chăng? Ngươi vả thấy có pháp hay lấy hay đắm chăng? Vả thấy bởi pháp ấy có lấy có đắm chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy.

Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Ngươi vả thấy Bồ tát thập địa khá lấy khá đắm chăng? Ngươi vả thấy có pháp hay lấy hay đắm chăng? Vả thấy bởi pháp ấy có lấy có đắm chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy.

Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Ngươi vả thấy năm nhãn khá lấy khá đắm chăng? Vả thấy sáu thần thông khá lấy khá đắm chăng? Ngươi vả thấy có pháp hay lấy hay đắm chăng? Vả thấy bởi pháp ấy có lấy có đắm chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy.

Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Ngươi vả thấy Phật mười lực khá lấy khá đắm chăng? Vả thấy bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng khá lấy khá đắm chăng? Ngươi vả thấy có pháp hay lấy hay đắm chăng? Vả thấy bởi pháp ấy có lấy có đắm chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy.

Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Ngươi vả thấy pháp vô vong thất khá lấy khá đắm chăng? Vả thấy tánh hằng trụ xả khá lấy khá đắm chăng? Ngươi vả thấy có pháp hay lấy hay đắm chăng? Vả thấy bởi pháp ấy có lấy có đắm chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy.

Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Ngươi vả thấy nhất thiết trí khá lấy khá đắm chăng? Vả thấy đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí khá lấy khá đắm chăng? Ngươi vả thấy có pháp hay lấy hay đắm chăng? Vả thấy bởi pháp ấy có lấy có đắm chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy.

Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Ngươi vả thấy tất cả đà la ni môn khá lấy khá đắm chăng? Vả thấy tất cả tam ma địa môn khá lấy khá đắm chăng? Ngươi vả thấy có pháp hay lấy hay đắm chăng? Vả thấy bởi pháp ấy có lấy có đắm chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy.

Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Ngươi vả thấy quả Dự lưu khá lấy khá đắm chăng? Vả thấy quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán khá lấy khá đắm chăng? Ngươi vả thấy có pháp hay lấy hay đắm chăng? Vả thấy bởi pháp ấy có lấy có đắm chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy.

Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Ngươi vả thấy Độc giác Bồ đề khá lấy khá đắm chăng? Ngươi vả thấy có pháp hay lấy hay đắm chăng? Vả thấy bởi pháp ấy có lấy có đắm chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy.

Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Ngươi vả thấy tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát khá lấy khá đắm chăng? Ngươi vả thấy có pháp hay lấy hay đắm chăng? Vả thấy bởi pháp ấy có lấy có đắm chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy.

Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Ngươi vả thấy chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề khá lấy khá đắm chăng? Ngươi vả thấy có pháp hay lấy hay đắm chăng? Vả thấy bởi pháp ấy có lấy có đắm chăng? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy.

 

--- o0o ---

Mục Lục Tập 13

Quyển thứ: | 301 | 302 | 303 | 304 | 305

306 |307 | 308 | 309 | 310 | 311 | 312 | 313 | 314 | 315

 316 | 317 | 318 | 319 | 320 | 321 | 322 | 323 | 324 | 325

--- o0o ---

Mục Lục Tổng Quát Kinh Bát Nhã

Tập:  1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 78 | 9 | 10 | 11 | 12

13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24  

--- o0o ---

Vi tính: Nhị Tường

Cập nhật: 01-01-2003

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

dai su khuong tang hoi hay song mot doi ly tuong Bàn tay mẹ thien Những nỗi sợ hãi cần vượt qua dung mang da dat o trong chùa tây thiên di đà Nghiep thấy Cần Thơ Hòa thượng Thích Huệ Thành luâ loại rung Trung chỉ êm vç¹ Chúng ti nh mạt áo lam trong tiếng ve mùa phượng vĩ hà tĩnh phát hiện chuông đồng cổ Bông to a trụ angulimala Âm Dâu Về quê Về mẹ thân yêu Những Vị chay nhớ mãi bỏ học phật PG Ninh Hòa tưởng niệm Bồ tát Thích bình ly bieu Khứ 18 sự thật khiến bạn mạnh mẽ hơn 05 le Phật hoàng Trần Nhân Tông Dân đồng suc khoe ngç tat quan the am テス ma coc co tu mot trong nhung ngoi chua bac nhat tro choi suc sac giao ÐÑÑ Tục làm bánh ú tro quê tôi vụ Truyền