.


 

DUY THỨC HỌC

 

 

 Tuệ Quang

 Huyền-Cơ Phật-Học-Viện

---o0o---

Phần Thứ Hai 

LƯỢC-SỬ VỀ DUY-THỨC-HỌC  

Lúc Phật còn tại thế, đã giảng-dạy về duy-thức trong nhiều bộ kinh như Lăng-già. Giải-thậm-mật, Đại-thừa a-tỳ-đạt-ma, Lăng-nghiêm v.v.

 

            Khoảng 900 năm sau Phật có hai nhà học Phật lỗi-lạc là Vô-Trước và Thế-Thân lập ra duy-thức học, thành một trong hai hệ-thống lớn của đại-thừa Phật-giáo ở Ấn-độ.

 

*

*  *

 

            Ngài Vô-Trước (Asanga) sinh ở khoảng cuối thế-kỷ thứ 7 Tây-lịch ở Bắc-Ấn.

 

            Ngài nhập-định lên cõi trời Đâu-xuất nghe Bồ-tát Di-lặc (Maitreya) dạy về duy-thức.

            Ngài viết được nhiều sách. Đây là những tác-phẩm chính, đã được dịch sang chữ Hán :

 

Phần trước-tác của ngài Di-Lặc :

 

1)      « Du-già sư-địa-luận » (100 quyển). Ngài Huyền-Trang dịch.

2)      « Đại-thừa trang-nghiêm kinh luận ».

3)      « Thập địa kinh luận ».

4)      « Trung-biên phân-biệt luận »

 

Phần trước-tác của ngài Vô-Trước :

 

5)      « Hiển-dương thánh-giáo luận » (20 quyển). Ngài Huyền-Trang-dịch.

6)      « Nhiếp đại-thừa-luận » (3 quyển). Ngài Chân-Đế dịch.

7)      « Đại-thừa A-tỳ-đạt-ma tạp luận » (7 quyển). Ngài Huyền-Trang dịch.

8)      « Kim-cương bát-nhã ba-la-mật-đa kinh luận » (3 quyển).

9)      « Thuận-trung-luận » (2 quyển).

 

Các bộ « Du-già sư địa-luận », « Hiển-dương thánh-giáo-luận », « nhiếp-đại-thừa-luận » nghiên-cứu về duy-thức và nêu thuyết « A-lại-da duyên-khởi ».

 

*

*  *

Ngài Thế-Thân (Vasubandhu) là em ngài Vô-Trước.

            Ngài viết rất nhiều sách. Đây  là mấy bộ chính trong số những bộ đã được dịch sang chữ Hán :

1)      « Duy-thức tam-thập-luận tụng » 1 quyển, ngài Huyền-Trang dịch.

2)      « Duy-thức nhị-thập-luận » 1 quyển, ngài Huyền-Trang dịch.

3)      « Đại-thừa bách-pháp minh-môn-luận », 1 quyển, ngài Huyền-Trang dịch.

 

Mấy quyển trên là căn-bản cho duy-thức-học.

 

*

*  *

 

            Duy-thức-học do hai ngài Vô-Trước và Thế-Thân lập ra, tràn-lan khấp Ấn-độ.

 

            Cho đến thế kỷ thứ 6, trong khoảng 200 năm, có nhiều luận-sư lỗi-lạc xuất-hiện.

 

            Ta có thể kể các ngài Thân-Thắng, Hỏa-Biện, Đức-Tuệ, Trần-Na, An-Tuệ, Nan-Đà, Tịnh-Nguyệt, Hộ-pháp, Giới-Hiền, Thắng-Hữu, Tối-thắng-Tử, Trí-Nguyệt.

 

            Đó là các bậc đại-luận-sư về duy-thức.

 

*

*  *

 

            Ngài Trần-Na (Dignàga) ở cuối thế-kỷ thứ 5 người Nam-Ấn.

 

            Ngài rất giỏi về nhân-minh, và làm môn học này rực-rỡ.
           

            Ngài viết nhiều bộ luận để tuyên-dương duy-thức-học.

 

*

*  *

 

            Ngài Hộ-Pháp (Dharmapàla) là học-trò của ngài Trần-Na.

 

            Ngài viết nhiều sách, đáng kể nhất là bộ « Thành-duy-thức-luận », 10 quyển, ngài Huyền-Trang dịch.

           

            Bộ này giải-thích bộ « Duy-thức-tam-thập-tụng », của ngài Thế-Thân.

 

            Nay ngài Huyền-Trang căn-cứ ở bộ sách của ngài Hộ-pháp làm chính, và tổng-hợp 9 nhà khác mà dịch thành bộ « Thành-duy-thức-luận »,

 

            Quyển sách này là bản dịch bộ trên, của cụ Trí-Độ.

 

            Có thể nói đây là căn-bản của duy-thức-học.

 

*

*  *

 

            Ngài Giới-Hiền (Siladhadra) là đệ-tử Ngài Hộ-Pháp.

 

            Năm 636 tây-lịch, ngài Huyền-Trang từ Trung-Hoa qua Ấn-Độ, được ngài Giới-Hiền truyền cho duy-thức-học.

 

*

*  *

 

Ngài Huyền-Trang (600-664) có công du-học Ấn-Độ, mang cái học duy-thức chân-truyền về Trung-Hoa. Ngài chu-du khắp các nước Ấn-Độ, mang được nhiều kinh sach quý về Trung-Hoa.

 

            Ngài dịch rất nhiều kinh, sách, gồm 76 bộ, 1349 quyển.

 

            Đáng kể là bộ « Thành-duy-thức-luận », của ngài Hộ-Pháp, được coi là một trong những bộ giá-trị do ngài Huyền-Trang dịch.

 

*

*  *

 

            Ngài Khuy-Cơ (632-682) là đệ-tử lỗi-lạc của ngài Huyền-Trang, càng làm rực-rỡ duy-thức-học.

           

            Ngài viết nhiều bộ sách giá-trị, đáng kể nhất là bộ « Thành-duy-thức-luận thuật-ký » (20 quyển).

 

*

*  *

 

            Từ đây, duy-thức-học tràn-lan khắp nước Trung-Hoa, rồi sang Nhật, rồi khắp Á-Đông.

 

            Nhật-bản phát-triển mạnh mẽ ngành học này, và nay nghiễm-nhiên là nước đứng đầu thế giới về duy-thức.


*

*  *

 

            Ở Việt-Nạm mới xuất-hiện. một Tam-Tạng Pháp sư lỗi-lạc, cái học uyên-bác, cao-thâm, có thể sánh với các ngài Thế-Thân, Huyền-Trang, Khuy-Cơ. Đó là ngài Huyền-Cơ.

 

            Chúng tôi xin công-bố tài-liệu quý báu của ngài về « thành-lập duy-thức », trong quyển sách này.
           

            Ngài Huyền-Cơ làm Phật-pháp rực-rỡ trong thời-đại nguyên-tử này.

 

---o0o---

[ Mục Lục ] [ 01 ] [02 ] [03 ] [04 ] [05 ] [06 ]

[07]  [08 ] [09] [10] [11 ] [12 ] [13 ] [14 ]

---o0o---
Vi tính: Viên Trí
Trình bày: Nhị Tường
Cập nhật: 01-03-2004
 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Chất xơ ngăn ngừa huyết áp cao Lịch động Chất xơ ngăn ngừa huyết áp cao giảm Thức ăn ngon nhờ có tình thương trong an chay 不空羂索心咒梵文 giua Huyết áp hay thay đổi nguy cơ mất trí Lúc nhỏ dị ứng dấu hiệu nguy cơ tim Thể dục giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Gi盻 anh se nho vo nga va niet to lên chua dong ngo chùa đông ngọ chien thang long ganh ghet va tanh vi ky chu ï½ 魔在佛教 chùa đại giác niet ban 1 niết bàn 1 niệm Khái chua leifeng Đi tìm những cao thủ trong làng võ Sài Ăn rau quả tươi cũng giúp ích cho tinh mó Diễn tu tanh quan am 1 Sinh tố dưa hấu dâu tây tự tánh quan âm 1 tự tánh quan âm 1 niem tin tu tanh di da 1 tự tánh di đà 1 tự tánh di đà 1 Trò nhÃÆ chùa nam phổ Gene có phải nguyên nhân chính gây ra ung cho Sự tương đồnggiữa kinh Vu lan trong Hán chua cam vu 五痛五燒意思 vua luong vu de 俱利伽羅劍用處 vua lương vũ đế