.

 

 

 

KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ NIỀM TIN PHẬT GIÁO

 

Biên Soạn: Pháp Sư Quảng Tịnh

Việt dịch: Thích Ðạo Cơ

 

--- o0o ---

Chương III

GIÁO CHỦ PHẬT GIÁO

LỊCH SỬ  ÐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI.

(Từ  thành đạo đến nhập Niết-bàn )

Dẫn Nhập

Chương trước đã cho ta biết đức Phật vì đại nguyện mà xuất gia tu đạo giác ngộ nên mọi người tôn xưng Ngài là Phật Ðà.

Thái tử vừa mới thành Phật quả, câu nói đầu tiên của Ngài: “Lạ thay! Lạ thay! Tất cả chúng sanh đều có đầy đủ trí tuệ, đức tướng của Như lai; nhưng do vì vọng tưởng chấp trước nên không thể chứng đắc được”. Trong kinh Pháp hoa có nêu mục đích của đức Phật ra đời là: “Chỉ bày cho chúng sanh ngộ nhập tri kiến của Phật”. Do đó, sau khi thành đạo, Ngài không nhập Niết-bàn mà đi khắp mọi nơi để hóa độ chúng sanh.

Chánh Ðề

I. Ðức Phật chuyển pháp luân

Ðức Phật tuần tự giáo hóa ở các nơi:

1. Thuyết pháp taïi vườn Lộc Uyển (vườn Nai)

Sau khi đức Phật thành đạo, Ngài muốn đem chân lý chỉ dạy người đời, nhưng lại sợ người đời trí tuệ thấp kém, khó tin nhận. Ngài nghĩ đến hai vị thầy trước kia của mình là tiên nhân A-la-lam và Uất-đầu-lam-phất có trí tuệ cao, nhất định tiếp nhận được giáo pháp; nhưng hai vị thầy này đều đã qua đời. Vì vậy, Ngài đi đến vườn Lộc Uyển (Mrigadava) trong thành Ba-la-nại (Varanasi) để gặp năm người đồng tu với Ngài trước kia. Năm anh em ông Kiều-trần-như vừa trông thấy đức Phật từ xa đi lại, họ bèn ước định với nhau là không tiếp đón. Nhưng, khi đức Phật đến gần họ, oai đức trang nghiêm của Ngài khiến họ không thể tự chủ, đều tự động đứng dậy nghinh tiếp. Sau đó, đức Phật khai thị cho họ: “Hai cực đoan khổ hạnh và hưởng thụ dục lạc không có ích trên đường tu, xả bỏ hai cực đoạn này mới là trung đạo”. Ngài lại giảng rộng nội dung của pháp Tứ đế1, Bát chánh đạo2. Năm người nghe chánh pháp như người vừa tỉnh mộng, hoan hỷ tin nhận, trở thành những vị đệ tử xuất gia đầu tiên của Phật.

2. Ðệ tử tại gia đầu tiên

Lúc đức Phật ở vườn Lộc Uyển, có một thanh niên trẻ tuổi, con nhà giàu tên là Da-xá, nhàm chán cuộc sống giàu sang mà bỏ nhà ra đi, gặp được đức Phật. Sau khi nghe đức Phật thuyết pháp, anh cầu xin đức Phật cho phép mình được xuất gia. Cha của Da-xá đi kiếm con, tìm đến chỗ đức Phật, nghe đức Phật thuyết pháp cũng hoan hỷ phụng hành, trở thành vị đệ tử tại gia thứ ba (hai vị đệ tử tại gia lúc đức Phật mới thành đạo là hai thương gia Ðế-lê-phú-bà và Bạt-lệ-ca cúng dường và thọ giới quy y)

3. Ngài Ca-diếp – giáo chủ đạo thờ lửa

Trên đường đức Phật đến nước Ma-kiệt-đà, khi đi đến núi Dà-gia, Ngài đã nhiếp phục được vị giáo chủ nổi tiếng của ngoại đạo thờ lửa tên là Ưu-lâu-tần-loa-ca-diếp3 và năm trăm đệ tử của ông. Ca-diếp có hai người em: một là Na-đề Ca-diếp với ba trăm người đệ tử; một người nữa là Ca-da Ca-diếp với hai trăm người đệ tử. Tất cả đều xuất gia, quy y theo đức Phật.

4. Tinh xá Trúc Lâm

Ðức Phật dẫn hơn một ngàn đệ tử hướng đến thành Vương-xá – thủ đô nước Ma-kiệt-đà (Rajagrha). Vua Tần-bà-sa-la nghe thái tử Tất-đạt-đa ngày xưa đã thành đạo lòng mừng khôn tả, bèn cùng với quần thần đến thăm hỏi. Ðức Phật thuyết giảng chánh pháp cho vua nghe. Vua cùng quần thần sanh lòng cung kính tin nhận. Vua Tần-bà-sa-la  liền thỉnh đức Phật vào cung để cúng dường và ra lệnh xây một tòa tinh xá qui mô rộng lớn trong vườn trúc Ca-lan-đà ở phía bắc ngoại thành để cúng dường đức Phật và giáo đoàn có chỗ an trú tu tập. Ðây là tinh xá Trúc lâm cũng là đạo tràng màø người đời vì đức Phật mà thành lập; có rất nhiều bộ kinh được đức Phật thuyết giảng nơi đây.

Ở tinh xá Trúc Lâm một thời gian, đức Phật lại thâu nhận Xá-lợi-phất (Saripatra) và Mục-kiền-liên (Maudgalgayan)4 xuất gia làm đệ tử .Về sau,  hai vị này có công rất lớn trong việc giúp đức Phật hoằng dương chánh pháp, và được liệt vào trong hàng mười đại đệ tử của đức Phật.5

5. Ðức Phật veà quê cũ

Lộ trình từ tinh xá Trúc Lâm ở thành Vương-xá đến nước Ca-tỳ-la-vệ đi ngựa nhanh nhất phải mất ba ngày mới tới. Ðã hơn mười năm xa quê hương và gia đình, hiện tại trên đường hoằng hóa đã thành lập bốn nơi hoằng pháp, nên đức Phật muốn trở về quê hương để thăm viếng dòng tộc và sẽ thuyết giảng chánh pháp cho họ. Vừa lúc, vua Tịnh-phạn sai đại thần Ưu-đà-di đến tìm đức Phật. Ngài dẫn đoàn đệ tử trên đường trở về quê hương, dừng chân nghỉ trong rừng cây Câu-ni-đà ngoại thành Ca-tỳ-la-vệ, và sau đó ôm bát vào thành khất thực. Nghe tin thái tử trở về, vua Tịnh-phạn giật mình, liền vội vàng ra khỏi cung đón. Nhà vua thấy oai nghi của đức Phật trang nghiêm thanh tịnh; ban đầu thâm tình còn sâu nặng muốn đức Phật thừa kế ngôi vị quân vương. Nhưng tâm của đức Phật như dòng nước lắng yên, Ngài cung kính tuyên bày diệu pháp cứu cánh. Vua Tịnh-phạn biết đức Phật đã tu thành chánh quả, được các nước sùng tín, lòng cảm thấy an ủi vô hạn. Ðức Phật ở lại cố hương ba tháng. Các huynh đệ trong vương tộc như: A-nan, A-na-luật, Bạt-đề cho đến A-nan-đà - em cùng cha khác mẹ với Ngài, đều cùng nhau xuống tóc xuất gia, nhập vào giáo đoàn của đức Phật; thậm chí La-hầu-la tuổi còn nhỏ cũng được xuất gia, trở thành vị Sa-di đầu tiên. 

6. Tinh xá Kỳ viên:

Trong nước Xá-vệ (Shravasti) (nằm hướng chánh bắc Ấn Ðộ, phía tây bắc nước Ma-kiệt-đà) có một trưởng giả tên là Tu-đạt-đa giàu có nhất thiên hạ, hàng ngày bố thí khắp nơi, giúp đỡ người nghèo khổ cô độc. Người đương thời tôn trọng, gọi ông là trưởng giả Cấp-cô-độc (Cấp, nghĩa là cung cấp cứu trợ). Trưởng giả Cấp-cô-độc nhân việc đi đến thành Vương xá, được bạn là trưởng giả Hộ-di-thủ-la giới thiệu về oai đức của đức Phật. Tu-đạt-đa nghe xong vui mừng vô cùng, yêu cầu bạn dẫn mình đến tinh xá Trúc Lâm để gặp đức Phật. Ðức Phật vì ông thuyết pháp. Tu-đạt-đa được nghe những điều chưa từng nghe, lòng vui mừng hớn hở. Ông mong mỏi dân chúng Xá-vệ cũng được đức Phật giáo hóa. Nên sau khi về nước, ông quyết định xây một đạo tràng với quy mô rộng lớn, rồi thỉnh đức Phật về đó  để giáo hóa. Ðây chính là tinh xá Kỳ viên6. Bấy giờ, vua Ba-tư-nặc của nước Xá-vệ cũng quy y với đức Phật.

7.  Vua Tịnh-phạn băng hà

Sau khi rời nước Ca-tỳ-la-vệ, đức Phật lại tiếp tục đi giáo hóa khắp nơi. Có một hôm vào mùa an cư, tại núi Linh thứu ở ngoài thành Vương-xá, đức Phật Ðang trong thiền định, biết vua Tịnh-phạn bệnh rất nặng. Ngài bảo các đệ tử mau chóng trở về thành Ca-tỳ-la-vệ. Sau đó, đức Phật thuyết giảng về đạo lý vô thường, khổ, không, vô ngã... cho vua Tịnh-phạn nghe. Vua Tịnh-phạn nghe xong, an nhiên qua đời. Khi đưa linh cữu của vua đi, đức Phật cũng tham gia khiêng linh cữu. Nhân dân thấy bậc vĩ đại như đức Phật mà cũng khiêng đưa linh cữu vua cha, ai nấy đều cảm động rơi lệ, lớp lớp quỳ bên đường lễ bái.

8. Tỳ-kheo ni đầu tiên

Sau khi vua Tịnh-phạn băng hà, em họ của ngài là Ma-ha-na-ma kế thừa vương vị, thống trị nước Ca-tỳ-la-vệ. Di mẫu của đức Phật là Ma-ha-ba-xà-ba-đề do vua Tịnh-phạn qua đời nên không muốn ở lại trong cung, liền dẫn Da-du-đà-la và một số cung nữ theo đức Phật xuất gia thành những Tỳ-kheo ni đầu tiên .

II. Phương tiện giáo hóa của đức Phật

Khi hoằng pháp độ sanh, đức Phật thường gặp sự đố kỵ, cản trở quấy nhiễu như: Có lần khi đức Phật Ðang thuyết pháp, có một nữ ngoại đạo giả làm người phụ nữ có mang đến nhục mạ. Lại có một lần khác, một tên ngu si vô lại giết người, để gom đủ một trăm ngón tay (vì theo tà đạo cho rằng làm như vậy mới có thể chứng đạo) đã đuổi theo cố giết đức Phật. Ðức Phật từng bị em họ là Ðề-bà-đạt-đa điều khiển voi say  giẫm đạp và lăn đá lớn từ trên núi cao xuống ám hại Ngài. Tuy thế, nhưng với trí tuệ và oai đức của mình, Ngài đã thoát khỏi. Không kể là người thân, kẻ thù, người trí, người ngu, người nghèo, người giàu, Ngài đều dùng các phương tiện để nhiếp phục, khiến họ bỏ ác làm thiện, hướng đến giải thoát.

Ðức Phật tùy người, tùy hoàn cảnh khác nhau mà dùng phương pháp khác nhau để giáo hóa đệ tử. Trong hàng đệ tửû vì căn cơ mỗi người khác nhau nên đức Phật thường ứng dụng các pháp phương tiện để hóa độ họ. Ví dụ như Nan-đà thân tuy xuất gia nhưng tâm còn tình cảm luyến ái, đức Phật dùng thần thông đưa Nan-đà đi dạo thiên đàng và địa ngục để so sánh hai cảnh khổ vui mà chọn lựa. Ðối với A-nan-đà học rộng nghe nhiều nhưng vì mắc nạn thiếu nữ Ma-đăng-già, đức Phật dùng nghĩa lý thâm sâu của kinh Lăng nghiêm để giáo hóa, dẫn dắt A-nan-đà thấy rõ cảnh huyễn mà chuyên tâm tu đạo. Tóm lại, đức Phật thường dùng các phương tiện tùy duyên giáo hóa, khai ngộ cho tất cả chúng sanh quy y Phật pháp chứ không dùng một đường lối nhất định nào.

III. Tinh thần bình đẳng của đức Phật

Ðương thời, xã hội Ấn Ðộ được chia làm bốn giai cấp: Bà-la-môn (người làm việc tế lễ), Sát-đế-lợi (vua chúa, võ sĩ), Phệ-xá (bình dân), Thủ-đà-la (tiện dân, nô lệ ).

Giai cấp phân chia rất nghiêm ngặt, kỳ thị rất quyết liệt. Ðương thời cho rằng Bà-la-môn hóa sanh từ trong miệng Phạm thiên nên rất tôn quý. Tôn giáo phải do Bà-la-môn nắm giữ. Chủ trương tế tự vạn năng, Bà-la-môn là trên hết. Thủ đà la sinh tánh thấp hèn, đời đời kiếp kiếp đều là Thủ đà la không bao giờ được giải thoát. Họ cho rằng thân thể tiện dân luôn luôn ô uế, cho nên không được tiếp xúc thân thể với người giàu có, thậm chí cho rằng nếu họ mà đạp lên bóng của người giàu là phạm tội đại bất kính.

Ðức Phật vốn mang tinh thần bình đẳng với tất cả chúng sanh, đối với tất cả các giai cấp, căn cơ... đều thương như nhau. Không những thuyết pháp cho hàng quốc vương quyền quý mà Ngài còn thuyết pháp cho những người nghèo hèn bình dân. Không chỉ độ cho hàng Bà-la-môn tế tự như Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên, hàng Sát-đế-lợi quý tộc như A-nan-đà, A-nan, Kiều-trần-như ... xuất gia, mà Ngài cũng độ cho những hạng người thấp hèn như thầy Ưu-ba-ly – thợ hớt tóc hoàng gia Ca-tỳ-la-vệ, Nan-đề – người dân thấp hèn gánh phân... xuất gia. Chủ trương bốn tộc xuất gia đồng là họ Thích, đức Phật không những muốn đệ tử tại gia tôn quý như vua Ba-tư-nặc... phải lễ kính Ca-diếp, Mục-kiền-liên... mà còn phải lễ kính Ưu-ba-ly, Nan-đềø. Trong Tăng đoàn, Nan-đà xuất gia với thân phận vương tử cũng phải lễ kính Ưu-ba-ly và Nan-đề vì họ xuất gia trước. Ðức Phật không những tiếp nhận sự cúng dường của hàng giàu có như trưởng giả Cấp-cô-độc mà còn tiếp nhận sự cúng dường của người thợ thiết nghèo Thuần-đà. Ðức Phật không chỉ thuyết pháp cho tu sĩ Ðại Ca-diếp hành hạnh đầu đà mà còn dẫn dắt cho vương tử Nan-đà tham luyến vợ đẹp. Ðức Phật không chỉ thuyết pháp cho hàng thanh niên, học sinh mà còn thuyết giảng cho người già tám mươi tuổi. Ðức Phật không chỉ thuyết pháp cho hoàng hậu mà còn thuyết pháp cho cả dâm nữ Liên Hoa Sắc....

IV. Năm thời thuyết pháp của đức Phật

Trong bốn mươi chín năm thuyết pháp, những pháp Ngài đã thuyết về sau các hàng đệ tử kết tập thành ba tạng: Kinh – Luật – Luận. Sang Trung Quốc, đại sư Trí Giả thuộc tông Thiên Thai nghiên cứu cho rằng: kinh điển đức Phật nói trước sau y cứ vào nghĩa mà phân chia, những loại tương đồng xếp lại thành một thời, nên có tên là Ngũ thời thuyết giáo7.

V. Ðức Phật thuyết Di giáo và Niết-bàn

Ðức Phật giác ngộ từ năm ba mươi tuổi, cho đến nay, chưa bao giờ Ngài ngừng công việc hoằng dương chánh pháp. Ngài miệt mài bình đẳng giáo hóa mọi người. Trải qua bốn mươi chín năm, đến lúc được tám mươi tuổi, Ngài bảo các đệ tử: “Trong bốn mươi chín năm qua, những giáo pháp cần nói, ta đã nói xong; việc cần làm ta cũng đã làm xong. Ta không còn giữ một bí mật nào nữa. Tất cả các kinh, ta đã nói hết rồi!”. Một lần tại núi Tỳ-xá-ly (Vasaly), trên đường từ thành Vương-xá đến thành Xá-vệ, cảm thấy thân thể bất an, đức Phật hướng về đại chúng nói: “Sau ba tháng nữa, ta sẽ nhập Niết-bàn”. Các đệ tử thấy như trời đất tối tăm, buồn rầu, sợ hãi vô cùng. Ðức Phật an ủi đại chúng chớ có buồn rầu, than khóc và khai thị : “Ái ân vô thường, có hợp phải có tan, thân này không phải của mình, mạng này không tồn tại được lâu dài”. Mặc dù biết được thời gian nhập Niết-bàn đã đến nhưng đức Phật vẫn tiếp tục hoằng pháp. Ngài đi đến vườn Xà-đầu ở Ba-bà – một thị trấn nhỏ. Tại đây, Ngài đã thọ nhận món chiên đàn nhĩ (một loại nấm hương) do người thợ thiết Thuần-đà (Cunda) cúng. Sau khi ăn xong liền sanh bệnh mà Ngài vẫn đi đến thành Câu-thi-ca-la (ở phía đông nước Ca-tỳ-la-vệ thuộc phía bắc Ấn Ðộ...). Sau khi đến Câu-thi-ca-la, đức Phật trú nghỉ ở dưới gốc hai cây Bà-la. Ngài hướng về đại chúng tuyên nói lời di giáo sau cùng với nội dung:

1. Tôn giả Ca-diếp sẽ kế thừa y bát.

2. Các đệ tử từ đây về sau hãy lấy giới luật làm thầy.

3. Khi mở đầu các lời kinh nên nói; “Tôi nghe như vầy”.

4. Xá-lợi của Ngài phân chia ra ba phần: một phần cho Long cung, một phần cho Thiên cung, và phần còn lại chia đều cho tám vị vua nước Ấn Ðộ. 

Ðại chúng kính cẩn nghe dạy. Nghĩ đến đèn trí tuệ sắp tắt, mặt trời từ bi sắp lặn, trong chúng có người sụt sùi khóc, có người thần sắc nghiêm nghị, có người buồn rầu không nói. Ngay khi ấy, có một ngoại đạo tên là Tu-bạt-đà-la đến xin quy y, và trở thành vị đệ tử cuối cùng của đức Phật.

Trong khung cảnh trăng sáng trên cao, đêm mát như dòng sông, đức Phật an nhiên vào Niết-bàn, hoàn thành xong một đời hóa duyên. Lúc này  nhằm ngày mười lăm tháng hai (Âm lịch).

Kết Luận

Từ truyện ký của đức Phật, chúng ta hiểu được thân thế, tư tưởng hành vi của Ngài, biết rõ Ngài là trời trong các vị trời; là bậc thánh trong các vị thánh. Ngài thật xứng đáng để chúng ta tôn kính và học tập. Là người đệ tử Phật, chúng ta cần phải ghi nhớ cẩn thận lời dạy cuối cùng của Ngài. Hiểu rõ và thực hành song đôi theo tinh thần: trên cầu Phật đạo, dưới hóa độ chúng sanh, tinh tấn tu trì thì mới có thể báo đáp được ân đức của Phật trong muôn một.

 

Lời góp

 Sau khi đức Phật nhập Niết-bàn chín mươi ngày (15-5), năm trăm vị đệ tử thường theo đức Phật, nhóm tập trong đại thạch thất trên núi Kỳ Xà Quật ở ngoại thành Vương Xá, suy tôn Tôn giả Ðại Ca-diếp làm chủ trì, Tôn giả A-nan – đa văn đệ nhất tụng tạng Kinh, Tôn giả Ưu-ba-ly – trì giới đệ nhất tụng tạng Luật. Sau khi thông qua sự đồng ý của đại chúng, xác định đây chính là lời dạy của đức Phật thì tất cả cùng tuân theo đọc tụng. Ðây là lần kiết tập Phật điển thứ nhất. Sắc thân thị hiện  của đức Phật tuy đã nhập diệt nhưng phong cách và giáo pháp của Ngài sẽ vĩnh viễn là ánh sáng chói lọi ở thế giới Ta-bà này, là thuyền từ trên biển khổ che chở cứu vớt chúng sanh.


1 Tứ đế: Còn gọi bốn Thánh đế. Tức là Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Ðạo đế. Ðế là chân lý. Khổ đế là chân lý nói rõ nỗi thống khổ. Tập đế là chân lý nói rõ nguyên nhân của nỗi thống khổ. Diệt đế là nói rõ cảnh giới Niết-bàn mới là nơi quay về rốt ráo lý tưởng nhất của con người. Ðạo đế là nói rõ con người cần phải tu tập như thế nào, mới có thể chứng đắc được Niết-bàn, chủ yếu là chỉ việc tu tập Bát chánh đạo.

2 Bát chánh đạo: Còn gọi là Bát Thánh đạo, tức là tám chi đạo pháp của bậc Thánh:

1-Chánh kiến: Thấy biết chân chánh.

2-Chánh tư duy: Suy nghĩ chân chính.

3-Chánh ngữ: Lời nói chân chánh.

4-Chánh nghiệp: Hành vi chân chánh.

5-Chánh mạng: Nghề nghiệp chân chánh.

6-Chánh tinh tấn: Là nỗ lực tinh tấn đúng pháp.

7-Chánh niệm: Là nhớ nghĩ chân chánh.

8-  Chánh định: Là thiền định chân chánh.

3 Quá trình huynh đệ Ca-diếp quy y đức Phật: Vào giai đoạn đức Phật tu khổ hạnh, Ngài từng nghe nói ở một nơi nọ có một vị tu hành có phong cách rất vĩ đại tên là Ca-diếp. Ca-diếp cùng hai em lãnh đạo một ngàn đệ tử, tín ngưỡng Thần lửa. Do sự học vấn của mình mà họ được quốc vương, đại thần đương thời tôn trọng.

Ðức Phật đến địa phương nơi họ tu hành. Trời đã về chiều, Ngài xin ở trọ một đêm. Ca-diếp muốn thử đức Phật đã đắc đạo hay chưa nên chọn sẵn cho đức Phật ở trong gian phòng có con độc long. Sáng ngày hôm sau, khi nhìn thấy đức Phật từ trong phòng đi ra một cách an nhiên, Ca-diếp kinh hãi, trố mắt ngơ ngác. Ngay chiều hôm ấy, họ đã cử hành một buổi lễ lớn. Ca-diếp vì đố kỵ thần lực kỳ lạ của đức Phật, sợ đức Phật đến hội sẽ hơn mình, nên tính toán giữ chân đức Phật lại, do đó mà không đến chỗ Phật. Suốt buổi hội chỉ đạo chúc mừng mà vẫn chưa thấy đức Phật xuất hiện, Ca-diếp trong lòng mừng thầm. Sáng hôm sau, Ca-diếp thấy đức Phật liền hỏi thăm: “Ðêm qua Ngài đi đâu?”. Ðức Phật trả lời một cách từ hòa: “Ý ông không muốn nên Ta không đến trong hội khánh chúc. Ca-diếp giật mình, trong lòng nghĩ: “Ðây là người gì mà sao có thể hiểu thông suốt được những suy nghĩ trong lòng ta?” Ðức Phật nói tiếp: “Người tu hành không nên có tâm ganh ghét, cũng không nên nghĩ cách hại người!”. Ca-diếp vô cùng xấu hổ. Biết đức Phật là người giác ngộ chân chánh nên ông liền thống lãnh hai em cùng các đệ tử đến lễ bái đức Phật. Ðức Phật khai đạo cho họ và mượn lửa của giáo phái thần lửa làm đề tài, để chỉ bày ba thứ lửa độc của con người: “Trong lòng con người có ba thứ lửa độc, hàng ngày thiêu đốt chúng ta, đó là: lửa tham, lửa sân và lửa si”. Nếu nương chánh pháp tu hành, trừ diệt ba thứ lửa này thì con người sẽ không còn phiền não khổ đau.

Sau khi nghe đức Phật thuyết pháp, Ca-diếp và các đệ tử của ông, lòng rất vui mừng, bèn ném bỏ dụng cụ thờ lửa, rồi toàn thể đều cầu xin xuất gia với Phật.

4 Một hôm, Xá-lợi-phất trên đường đi, gặp tỳ kheo Mã Thắng (A-thuyết-thị) đệ tử của  Phật. Tỳ kheo Mã Thắng có hình dung đoan chánh, cử chỉ mẫu mực, ai trông thấy cũng tỏ lòng cung kính. Xá-lợi-phất bị hấp dẫn trước oai nghi của tỳ kheo Mã Thắng. Ông ta nghĩ:. “ Vị sa môn trẻ tuổi này tướng mạo xuất chúng, chắc hẳn là bậc có đạo hạnh”. Bèn đến hỏi thăm:

“Ngài học đạo với ai? Giáo pháp đó như thế nào?” Tỳ kheo Mã Thắng trả lời: “Tôi ở tinh xá Trúc lâm, xuất gia theo đức Phật. Ngài là người xuất thân từ dòng họ Thích Ca. Ðức Phật thường dạy đạo lý ‘các pháp do duyên sanh, các pháp do duyên diệt’”. Xá-lợi-phất nghe xong như có sở ngộ, liền lễ tạ rồi từ biệt đi. Sau đó thì về chỗ ở, Mục-kiền-liên thấy dung mạo Xá-lợi-phất vui vẻ hơn ngày thường, bèn hỏi nguyên do. Xá-lợi-phất kể việc gặp tỳ kheo Mã Thắng. Xá-lợi-phất truyền đạt giáo lý của đức Phật cho Mục-kiền-liên nghe. Nghe xong, Mục-kiền-liên tâm khai mắt sáng. Hai vị đều cho rằng bậc minh sư chân chánh đã xuất hiện, liền cùng nhau dẫn hai trăm đệ tử đến tịnh xá Trúc lâm để ra mắt đức Phật, cầu xin xuất gia.

5 Mười đại đệ tử của Phật: 

1.   Xá-lợi-phất - trí tuệ đệ nhất.

2.   Mục-kiền-liên - thần thông đệ nhất.

3.   La-hầu-la - mật hạnh đệ nhất.

4.   Phú-lâu-na - thuyết pháp đệ nhất.

5.   Ca-chiên-diên - nghị luận đệ nhất.

6.   Tu-bồ-đề - giải không đệ nhất.

7.   A-na-luật - thiên nhãn đệ nhất.

8.   Ðại Ca-diếp - đầu đà đệ nhất.

9.   Ưu-ba-ly - trì giới đệ nhất.

10. A -nan-đà - đa văn đệ nhất. 

6 Tu-đạt-đa sau khi về nước, đi khắp nơi tìm kiếm địa điểm thích hợp để xây tịnh xá cho đức Phật. Ông thấy một tòa viên lâm ở phía nam thủ đô thành Xá-vệ. Tòa viên lâm này của thái tử Kỳ-đà. Tu-đạt-đa đến thỉnh cầu thái tử nhường lại. Thái tử chưa từng biết đức Phật cho nên có ý làm khó dễ, nói: “Nếu ông có thể đem vàng trải kín khắp đất khu vườn này thì ta sẽ để cho!”. Không ngờ Tu-đạt-đa có tiền của thật đáng nể, nguyện lực khó ai sánh bằng, nên sau khi về nhà, ông cho vận chuyển số vàng trong kho báu ra, rồi sai người trải kín khắp khu vườn. Thái tử thấy ông ta trịnh trọng làm việc đó lấy làm cảm động, trong lòng suy nghĩ, đức Phật hẳn là một vị Thánh hiếm có ở đời mới khiến cho Tu-đạt-đa dốc hết sức cúng dường, liền sanh tâm tùy hỷ. Thái tử nói với Tu-đạt-đa: “Nơi gốc cây, vàng không trải đến được. Thôi thì đất vườn do ông cúng, còn cây cối thuộc về tôi. Tôi nguyện dâng cúng và cùng ông xây dựng tinh xá”. Do nhân duyên này nên sau khi tinh xá lạc thành, đức Phật đặt tên là “Kỳ Thọ Cấp-cô-độc viên” gọi tắt là tinh xá Kỳ viên, lấy giai thoại này làm kỷ niệm. 

7 Ngũ thời thuyết giáo:

1. Thời thứ nhất Hoa nghiêm:

Lúc mới đắc đạo không lâu, đức Phật đã giảng kinh Hoa nghiêm tại cội Bồ-đề. Từ nguồn tâm biển giác, Ngài nói rõ đặc tính cao thâm tinh túy của Phật pháp (là pháp giới duyên khởi thậm thâm của Bồ-tát).

2. Thời thứ hai A-hàm:

Ðức Phật thuyết kinh A-hàm, nói rõ lý nhân duyên nghiệp cảm, chỉ bày pháp Tứ đế, Thập nhị nhân  duyên,... là giáo lý cơ bản của Phật giáo.

3. Thời thứ ba Phương đẳng:

Ðức Phật thuyết kinh Phương đẳng, đả phá biên chấp, chê trách tiểu thừa, tán thán Ðại thừa, khen ngợi viên giáo. Ngài nói rõ lý của pháp Ðại thừa, hướng dẫn tự lợi lợi tha, khiến hạng người nhị thừa ( Thanh Văn, Duyên Giác ) quay về Ðại thừa.

4. Thời thứ tư Bát-nhã:

Ðức Phật thuyết kinh Bát-nhã, nói rõ lý như thật không tướng của các pháp trong vũ trụ, khai thị tinh thần Bồ-tát Ðại thừa tích cực lợi tha.

5. Thời thứ năm Pháp hoa và Niết-bàn:

Sau cùng, đức Phật thuyết hai kinh Pháp hoa và Niết-bàn, đưa giáo pháp Tam thừa ( Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát) về Nhất thừa là Phật thừa.  

 

 

--- o0o ---
 

Mục Lục | Chương I | Chương II |  Chương III

 Chương IV | Chương V | Chương VI | Chương VII

 Chương VIII | Chương IX | Chương X


--- o0o ---

 

Trình bày:  Linh Thoại

Cập nhật:  01-04-2004

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

CÒn LÃ hieu ve nhan qua chùa phù dung Long trọng lễ tưởng niệm Đức Tổ Long nghiệp Khai mạc Hội chợ ẩm thực chay lần thư cho bạn sua tra no quen ve trả nợ quên về viet cho hoi tho viết cho hơi thở viết cho hơi thở co van co tu Bảo luâ n Xin chua van duc Lúc Chùa Pôthi Somrôn Di tích lịch sử văn hóa Những di tích lịch sử văn hóa liên quan má i ân Tiê u sư HT Thi ch Tư Ha nh nguyên Nuoc golden em van den va di ngó em vẫn đến và đi Nghi Tà i 乾九 nhân tướng hạnh phúc khổ đau và niết kho dau va niet Trị liệu mệt mỏi tâm thần và thể VẠ永平寺 7 cách đơn giản giúp hạnh phúc hơn mỗi voi du trống co Đường kim