.

 

 

 

KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ NIỀM TIN PHẬT GIÁO

 

Biên Soạn: Pháp Sư Quảng Tịnh

Việt dịch: Thích Ðạo Cơ

 

--- o0o ---
 

Chương VIII

 TỤNG KINH-TRÌ CHÚ-NIỆM PHẬT-CHỈ QUÁN

 

Dẫn Nhập

Hàng đệ tử Phật sau khi quy y, thọ năm giới, nếu không tiến thêm một bước nữa để nghiên cứu, thực hành và thể nghiệm Phật pháp thì không đúng với tinh thần là đệ tử của Phật. Chúng ta biết quy y có sự quy y và lý quy y. Cúng dường Phật cũng có sự cúng dường và lý cúng dường. Nếu không suy nghĩ sâu sắc, thể nghiệm và phụng hành giáo lý mà chỉ dừng ở nghi thức và hình thức bên ngoài thì niềm tin dễ dàng chuyển thành mê tín. Vì thế muốn làm một người Phật tử cần phải nghiên cứu thâm nhập Phật lý và nỗ lực thực hành, để mong khai phát trí tuệ, chứng thật tướng các pháp (chân lý). Hàng ngày, đệ tử Phật thường tu hành các phương thức như: tụng kinh, trì chú, niệm Phật, thiền quán ...

Chánh Ðề

I. Tụng kinh

1. Ðịnh nghĩa

Tụng là đọc tụng. Kinh, tiếng Phạn là Tu-đa-la nghĩa là khế hợp, là chỉ cho giáo lý của Phật Ðà, trên khế hợp với lý của chư Phật, dưới khế hợp với căn cơ của chúng sanh. Tụng kinh tức là đọc tụng kinh điển của chư Phật Ðã thuyết giảng .

2. Vì sao phải tụng kinh?

Dục vọng của con người không bao giờ ngừng nghỉ, không lúc nào mà ta không bị dục vọng dẫn dắt. Nó khiến ta trong giấc mộng cũng bị khuấy động bởi khen, chê, được, mất, mà sanh ra các thứ cảm thọ, mừng, giận, vui, buồn. Kinh Phật tức là những hướng dẫn của đức Phật,  giúp chúng ta làm cách nào để vứt bỏ vô minh, xa lìa tội lỗi. Nhưng, những Phật lý này rất sâu xa chúng ta nghe qua một lần không thể ghi nhớ và hiểu được. Do đó, chúng ta cần phải đọc tụng nhiều lần để ghi nhớ và thể hội nghĩa lý sâu kín trong ấy .

3. Tụng kinh như thế nào?

- Phương diện cá nhân:

Nên sửa soạn thời khắc yên tịnh, rửa tay, rửa mặt, thay quần áo, ở trước Phật phải đốt hương, đốt đèn, hoặc đứng hoặc quỳ hoặc ngồi, miệng đọc tụng tiếng rõ ràng, tai lắng nghe kỹ lưỡng, tâm tập trung tinh thần tư duy nghĩa lý của kinh. Trong kinh văn, hễ có chỗ nào không hiểu nên đọc tụng nhiều lần, mục đích hiểu cho được lời dạy của đức Phật, hơn nữa phải đem hết khả năng áp dụng vào trong đời sống. Do đó, cần phải lựa chọn kinh điển phù hợp với trình độ, đồng thời có thể giúp chúng ta đạt được lợi ích mà thành kính đọc tụng nhiều lần.

- Phương diện gia đình:

Có thể quy định giờ giấc tụng kinh. Kinh điển đọc tụng nên chọn những kinh mà mọi người có thể hiểu được. Khi cả nhà cùng tụng hoặc cá nhân tụng một mình thì ba nghiệp cần phải thanh tịnh, trang nghiêm Phật đường, ăn mặt sạch sẽ, thành kính đọc tụng. Trong lúc tập thể tụng kinh, giữa chừng ta dừng lại không tụng nữa, thì ý niệm không được gián đoạn, nhưng ý cần phải nương theo kinh văn. Sau mỗi lần đọc tụng, vị gia trưởng nên khai thị một ít Phật lý hoặc kể chuyện  sự tích Phật giáo cho cả nhà nghe .

4. Kinh điển đọc tụng hằng ngày

Thường ngày, chúng ta có thể chọn những kinh điển cơ bản giản dị để đọc tụng như: kinh Tứ thập nhị chương, kinh Bát đại nhân giác, kinh Di giáo, kinh Pháp cú... rồi sau đóù mới tuần tự đọc tụng kinh có nghĩa lý tương đối sâu xa hơn. Lúc xảy ra sự cố đặc biệt có thể đọc tụng kinh điển như: cầu siêu bạt độ thì tụng kinh Di đà, kinh Ðịa tạng, kinh Vu lan; cần tiêu trừ tai nạn thì có thể tụng kinh Kim cang, kinh Lăng nghiêm; cầu an có thể tụng phẩm Phổ môn, kinh Dược sư... Ngoài đọc tụng kinh ra, cần phải sám hối để tiêu nghiệp; khi sám hối nên theo các nghi thức sám hối1 mà thực hành lễ bái.

II. Trì  chú

1. Ðịnh nghĩa

Chú, tiếng Phạn là Ðà-la-ni, dịch là tác trì hoặc tổng trì. Trong Ðại trí độ luận có nói: “Ðà-la-ni, tiếng Hoa là năng trì hoặc năng giá. Nghĩa là có khả năng gìn giữ tập hợp các pháp thiện khiến không rời không mất, giống như đồ đựng nước nguyên vẹn thì nước không bị rò rỉ; đồng thời có khả năng ngăn chặn khiến tâm ác không sanh, không tạo pháp bất thiện” .

2. Chủng loại của Ðà-la-ni

- Pháp Ðà-la-ni còn gọi là Văn Ðà-la-ni: nghĩa là đối với Phật pháp nghe được rồi thì có thể ghi nhớ, giữ gìn không để quên mất .

- Nghĩa Ðà-la-ni: nghĩa là đối với nghĩa lý sâu xa của các pháp có thể tổng trì2 không để quên mất.

- Chú Ðà-la-ni: Là ngôn ngữ bí mật được nói ra trong khi tu thiền định của chư Phật và Bồ-tát, thần nghiệm không thể nghĩ bàn, gọi là “chú”ù. Chú Ðà-la-ni, người năng trì ngôn ngữ của chú không được để mất thiện căn.

- Nhẫn Ðà-la-ni: Nhẫn nghĩa là an trú vào bất động, lấy trí vô phân biệt làm thể của nhẫn, khiến an trụ vào thật tướng các pháp mà nhẫn. Không khởi vọng tưởng phân biệt, gọi là Nhẫn Ðà-la-ni.

Trên đây lược nói bốn loại (căn cứ vào Trí độ luận thì còn có vô số Ðà-la-ni). Hàng tín đồ Phật giáo trì chú đa số theo loại thứ ba, hoặc đa số không hiểu nghĩa Ðà-la-ni.

3. Phương pháp tụng niệm

- AÂm thanh niệm tụng: Phát ra âm thanh tụng niệm lớn.

- Kim cang niệm tụng: Ngậm miệng, lưỡi niệm thầm.

- Tam-ma-địa niệm tụng: Dùng định tâm, niệm thầm chơn ngôn.

- Chơn thật niệm tụng: Trụ nơi định tâm, quán tưởng thật tướng đại biểu của chơn ngôn

Lại chiếu theo cách tu hành của Mật tông, cần phải tay bắt ấn cùng với sự quán tưởng... mong cầu tam mật thân ngữ  ý tương ưng3.

4. Các chú trì tụng hàng ngày và công hiệu của việc trì chú :

- Chú Lăng Nghiêm: Ðược rút ra từ trong “Kinh Ðại Phật Ðảnh Thủ Lăng Nghiêm”, có oai lực rất lớn nên được gọi là vua trong các loại chú. Các hàng đại đức cao Tăng đa số đều hành trì chú này. Oai lực của chú này có khả năng tiêu trừ dục niệm đã sanh, chưa sanh và khiến nó không phát sanh nữa. Nó có khả năng ức chế mọi tà chú, phá trừ tất cả ma chướng.

- Chú Ðại bi: Ðược rút ra từ trong “Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế AÂm Bồ-tát Quảng Ðại Viên Mãn Vô Ngại Ðại Bi Tâm Ðà-la-ni”, đây là chú mà đức Thiên Quang Tịnh Trụ Như Lai đã dạy cho Bồ-tát Quan Thế AÂm vào thời quá khứ. Khi đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế; nhân vì thương xót chúng sanh ở thế giới Ta-bà bị ác duyên bủa trói, chịu khổ vô lượng, nên Bồ-tát Quan Thế AÂm tụng ra chú này mong chúng sanh ở cõi này có thể tu trì mà được lợi ích. Ngàn tay, ngàn mắt là tượng trưng cho trí tuệ vô lượng, diệu đức vô lượng, do đó sự linh cảm của chú này uy lực vô biên. Nếu chí thành đọc tụng chú này thì có thể diệt vô lượng vô biên tội nghiệp, có thể trị các loại bệnh khó trị.

- Tiêu tai kiết tường thần chú: Chú này được rút ra từ trong Kinh “Tiêu Tai Kiết Tường”, là chú được nói lúc đức Phật ở trên cung trời Tịnh Cư. Trong kinh có nói, nếu muốn tránh tai nạn có thể phát sanh thì phải thiết lập đạo tràng, rồi y theo nghi thức, tụng niệm chú này một trăm lẻ tám biến thì có thể tiêu trừ hết tai nạn .

- Phật mẫu Chuẩn đề thần chú: Chú này được rút ra từ trong “Kinh Chuẩn Ðề Ðà-la-ni”. Trong kinh có nói, niệm chú này hết chín mươi vạn biến thì có thể tiêu trừ hết các trọng tội ngũ nghịch, thập ác4.

- Dược Sư quán đảnh chơn ngôn: Chú này rút ra từ trong “Kinh Dược Sư Lưu Ly Bổn Nguyện Công Ðức”. Trong kinh có nói, nếu chúng sanh nào mắc phải những thứ bệnh thì chỉ cần lấy một ly nước sạch, thành tâm niệm chú này một trăm lẻ tám biến rồi uống thì bệnh tật sẽ thuyên giảm và lành hẳn.

- Thất Phật diệt tội chơn ngôn: Nhân duyên chú này là nhân vì Bồ-tát Văn Thù Sư Lợi thương hàng Phật tử vào thời mạt pháp phạm tội tứ trọng ngũ nghịch mà không có cách nào sám hối nên thỉnh ý Phật chỉ dạy. Ðức Phật nhân đó mà nói chú này .

- Vãng sanh tịnh độ thần chú (chú vãng sanh): Ðược rút ra từ trong Kinh “Bạt Nhất Thiết Nghiệp Chướng Căn Bản Ðắc Sanh Tịnh Ðoä Ðà-la-ni” .

- Phương pháp niệm chú này: Thân thể phải sạch sẽ, súc miệng, thắp hương, chắp tay quỳ trước bàn Phật, thành kính tụng niệm thì có thể diệt được nghiệp chướng; sau khi chết, tự nhiên sanh về thế giới Cực lạc .

III. Niệm Phật

1. Ðịnh nghĩa

Niệm là đem cảnh giới đối tượng ghi nhớ không quên. Phật là tiếng gọi tắt của Phật Ðà, dịch âm từ tiếng Phạn "Buddha”, nghĩa là: “Trí giả, Giác giả”û. Niệm Phật là nhớ nghĩ trí tuệ và phước đức tròn đầy, tướng hảo5 trang nghiêm, mười hiệu đầy đủ6 của đức Phật, là nơi nương tựa của chúng sanh, đáng để chúng ta bắt chước học tập theo.

2. Phương pháp niệm Phật

a. Xưng danh niệm Phật: Trì danh hiệu của một vị Phật hoặc Bồ-tát. Nhưng điều cốt yếu phải buông bỏ vạn duyên, niệm mỗi chữ phải rõ ràng, tâm khế hợp lẫn nhau, từng niệm tiếp nối lẫn nhau; niệm một câu danh hiệu Phật có thể chặn đứng được dòng thác vọng tưởng .

b. Quán tưởng niệm Phật: Tưởng nhớ mười loại công đức và ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, đại từ đại bi đại hùng đại lực, thần thông vô biên của Phật, là người có khả năng cứu chúng sanh ra khỏi biển khổ sanh tửû, rồi khởi tâm hoan hỷ học điều Phật đã học, làm việc Phật đã làm .

c. Thật tướng niệm Phật: Trong kinh A-hàm có nói: “Nếu thấy pháp nhân duyên tức là có thể thấy Phật, cũng chính là thấy pháp Tứ thánh đế: khổ, tập, diệt, đạo”. Lại nói: “Thấy duyên khởi tức thấy pháp, thấy pháp tức thấy Phật. Thấy pháp duyên khởi chính là thấy được thật tướng của các pháp, thấy được bản tính của các pháp”. Tất cả các pháp đều do nhân duyên sanh, mỗi một pháp là do các nhân duyên tập hợp mà thành, mà những nhân duyên này đều có điều kiện riêng của chúng, lớp lớp vô tận. Bởi thế, tất cả các pháp đều do nhân duyên sanh, không thật có tự tánh thường hằng bất biến. Nếu có thể thấy được rõ ràng thật tướng thế gian như vậy thì gọi là thật tướng niệm Phật .

3. Lợi ích của niệm Phật

a. Xưng danh niệm Phật là xưng niệm danh hiệu của Phật và Bồ-tát để có thể đạt được trí tuệ, từ bi của Phật và Bồ-tát mà phá trừ phiền não của chúng ta. Như niệm hạnh tinh tấn của đức bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật để trừ bỏ sự giải đãi, cũng là để biết ơn đến vị giáo chủ của chúng ta. Niệm hạnh thanh tịnh của đức Phật A Di Ðà để trừ bỏ tham dục hoặc cầu vãng sanh về thế giới Cực lạc ở phương Tây. Niệm hạnh không tỳ vết của đức Phật Dược Sư để  trừ bỏ các thứ bệnh hoạn, hoặc cầu vãng sanh về thế giới Lưu ly quang ở phương Ðông. Niệm hạnh hỷ xả của Bồ-tát Di Lặc để trừ bỏ ưu sầu, hoặc cầu sanh về nội viện cung trời Ðâu suất của Bồ-tát Di Lặc. Niệm hạnh trí tuệ của Bồ-tát Văn Thù Sư Lợi để phá trừ ngu si. Niệm hạnh từ bi nghe tiếng cứu khổ của Bồ-tát Quan Thế AÂm để  trừ bỏ tâm oán hận. Niệm đại hạnh, đại nguyện của hai vị Bồ-tát Phổ Hiền và Ðịa Tạng để khích lệ tinh thần chúng ta tích cực hướng thượng ...

b. Quán tưởng niệm Phật: Hành giả tu hạnh này cần phải có niềm tin thanh tịnh bất hoại đối với Phật, Pháp, Tăng, Giới. Tin Phật là bậc nhất thiết trí; tin giáo pháp của Phật có thể khiến cho chúng ta giải thoát được sanh tử, tin Tăng chân thật thanh tịnh là bậc thiện trí thức của chúng ta; tin giới luật của Phật có thể khiến chúng ta ngăn ngừa những sai lầm chặn đứng những điều ác, tránh đọa vào tam đồ, khiến đức hạnh ngày càng sâu xa, dần dần bước tới con đường tốt đẹp. Nếu ai có đầy đủ tín tâm này thì có thể đạt đến cảnh giới Tam học7 viên thông, cuối cùng đạt được giải thoát Niết-bàn .

IV. Chỉ Quán

Chỉ quán là pháp tu trì căn bản của Phật giáo, là con đường trọng yếu để chứng quả; nó có khả năng làm vững mạnh nghị lực của chúng ta, phát huy năng lực tiềm tàng của chúng ta, khai phát trí tuệ của chúng ta. Nhờ tu tập thiền định mà được phát sanh trí tuệ, ngộ điều Phật ngộ, đạt đến giải thoát, đây là nguyện vọng chung của hàng tín đồ Phật giáo; hơn nữa, chỉ quán lại là con đường trọng yếu căn bản để tu định phát tuệ. Cho nên, sự tu trì của các tông phái Phật giáo đều coi trọng pháp chỉ quán. Như Tịnh độ tông có mười sáu phép quán; Mật tông có phép quán Tam mật tương ưng8 (tức quán) tức thân là Phật; Duy Thức tông có năm loại quán duy thức... Các phương pháp tu trì như tụng kinh, trì chú, niệm Phật được nêu ở trước... đương nhiên cũng có thể khiến cho định tuệ của chúng ta tăng tiến. Chẳng qua, dựa vào pháp tu chỉ quán trong lúc tụng kinh, trì chú sẽ khiến cho trình độ  định lực của chúng ta nâng cao rõ rệt và như thế công đức lại càng lớn hơn.

1. Ðịnh nghĩa

Chỉ, tiếng Phạn là Sa-ma-tha; Quán, tiếng Phạn là Tỳ bát xá na. Chỉ quán được dịch là “định tuệ”, “tịch chiếu” hay “minh tịnh”. Chỉ là đình chỉ, là chặn đứng vọng niệm, rồi đem tâm để vào, ngưng tụ nơi đế lý bất đôïng. Quán là quán đạt, lợi dụng trí tuệ quán triệt phiền não mà tiêu diệt chúng .

2. Vì sao phải tu quán?

Bình thường, tâm chúng ta như khỉ trên cành, không thể chế ngự được. Nếu muốn chế ngự tâm tán loạn thì cần phải tu tập thiền định chỉ quán. Như trong gió mà thắp đèn dầu thì cũng có thể được nhưng ngọn đèn sẽ bị chao động không đứng yên; còn nếu đặt ở chỗ không gió thì ánh sáng của nó sẽ phát huy tác dụng tỏa sáng. Chúng ta theo đuổi con đường trí tuệ sâu xa của Phật thì vì sao không chịu chuyên nhất rèn luyện tâm trí? Do đó, chúng ta cần phải tu tập chỉ quán .

3. Các loại chỉ quán

Ðức Phật từng dạy có rất nhiều loại chỉ quán như: Tứ thập nghiệp xứ, Tứ niệm xứ, Ngũ đình tâm quán trong kinh A-hàm, Nhất tâm tam quán, Nhất niệm tam thiên trong tông Thiên thai, Nhất chơn pháp giới quán, Thập huyền môn trong kinh Hoa nghiêm v.v ... Hành giả có thể chọn cho mình phương pháp phù hợp với căn tánh để tu hành .

4. Phương pháp chỉ quán

Phương pháp chỉ quán có nhiều loại. Nay sơ lược về các phương pháp chỉ quán như: Ngũ đình tâm quán, Tứ niệm xứ mà người mới học thường dùng.

a. Ngũ đình tâm quán

 Là phương pháp tu trì bước đầu của Phật giáo nguyên thủy. Ðó là cách dùng năm loại pháp quán để chặn đứng tâm lầm lỗi của phàm phu và nhờ đó mà đạt đến trạng thái của “chỉ”. Bao gồm những loại như sau:

- Bất tịnh quán: Quán thân và cảnh giới bên ngoài đều bất tịnh, không thể đắm trước, để chặn đứng tâm tham dục. Người nhiều tham dục nên tu pháp này .

- Từ bi quán: Quán cảnh ngộ đáng thương, hoàn cảnh thống khổ của tất cả chúng sanh hữu tình mà khởi tâm từ bi để chặn đứng tâm sân hận. Người sân hận nặng nề nên tu pháp này.

- Nhân duyên quán: Quán tất cả sự  vật đều do từng lớp nhân duyên hợp lại mà thành, đều tồn tại nhân tố thành lập cũng như tiêu diệt mà ngăn chặn được sự chấp trước đối với sự vật. Người ngu si nặng nề nên tu pháp quán này .

- Giới phân biệt quán: Quán thân tâm là do các nhân duyên lục giới: Ðất, nước, gió, lửa, không và thức hòa hợp mà thành để đối trị ngã kiến.

- Sổ tức quán: Ðếm số lần hơi thở ra vào (như đếm hơi thở ra thì không đếm hơi thở vào và ngược lại, nghĩa là chỉ lấy hơi thở ra hoặc hơi thở vào  để làm mốc đếm), từ một đến mười rồi từ mười đến một, đếm không ngừng để trừ vọng niệm. Người tâm nhiều tán loạn nên tu pháp quán này.

b. Tứ niệm xứ

Sau khi dùng Ngũ đình tâm quán tu chỉ, chúng ta có thể tiếp tục dùng pháp Tứ niệm xứ tu quán để khai mở trí tuệ của chúng ta.

- Thân niệm xứ: Quán thân bất tịnh. Quán trong và ngoài thân đều dẫy đầy những thứ bất tịnh chẳng  phải sạch để có thể sanh tâm yêu thích.

- Thọ niệm xứ: Chính là quán thọ là khổ. Thọ chỉ cho các cảm thọ: khổ, vui, không khổ, không vui. Tức là quán dẫu cho lạc thọ cũng là do nhân duyên sanh không có thật tánh, được rồi mất, mất rồi lại sanh khổ não.

- Tâm niệm xứ : Quán tâm vô thường. Tâm này là chỉ cho tâm thức của chúng ta, là chủ thể tinh thần mà từ nó chúng ta có các loại tác dụng của nhận thức. Tác dụng tâm thức của chúng ta là duyên lục căn: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý với lục trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp mà khởi lên sự phân biệt, tác ý, niệm niệm vô thường, thay đổi không dừng không có một tâm thường trụ.

- Pháp niệm xứ: Quán pháp vô ngã. Quán tất cả các pháp, tất cả sự vật đều do nhân duyên hòa hợp mà có; nó không có tự tánh thật sự, không có sự hiện hữu của một cái “ngã” chắc chắn tự tại chủ thể bất biến.

c. Lợi ích tu chỉ quán

Trì giới mới có thể giúp tu định, có định mới có thể sanh tuệ, có định cũng mới có thể trì giới; do đó, giới định có thể phối hợp bổ sung cho nhau. Bởi thế, tu tập chỉ có thể đạt được định, tu tập quán thì có thể đạt được tuệ. Mục đích việc học Phật là cầu cho được đầy đủ Tam vô lậu học: Giới, định, huệ.

Kết Luận

Phật giáo là một tôn giáo chú trọng trí tuệ, cũng là một tôn giáo chú trọng đến thực hành. Nếu không có trí tuệ thì Phật giáo chẳng khác gì với các hệ thống triết học và các tôn giáo khác. Nếu không có sự tu chứng thật tế thì Phật giáo cũng chẳng khác bánh vẽ không thể dùng để qua cơn đói, nói ăn nhưng cuối cùng lại không no bụng .

Ở bài này, trước đây có đề cập đến việc tụng kinh, trì chú, chỉ quán ... là những phương pháp nên tu trì hàng ngày của hàng Phật tử. Nó có khả năng giúp chúng ta đạt được định lực và trí tuệ, giúp chúng ta sống tự tại trong thế giới loạn lạc tối tăm. Chúng ta nên sớm bắt đầu thực hành, nếu không bước một bước đầu tiên thì vĩnh viễn ta sẽ  đứng nguyên tại chỗ.

Cổ đức nói:

    “Thân người khó được, nay đã được,

     Phật pháp khó nghe, nay đã nghe,

     Thân này không để đời này độ

     Lại đợi ngày nào độ được thân?” .

 

Lại nói :

   “Chớ đợi đến già mới học Phật

   Mồ hoang lắm kẻ tuổi còn xuân”.

Mong rằng hành giả hãy chọn cho mình một pháp môn thích hợp rồi nỗ lực tu hành, thẳng bước hướng đến con đường giải thoát, chớ để luống qua một đời mà phụ thiện căn học Phật của đời này.


1 Liên quan đến qui tắc sám hối: Cổ đức có chế định các phương pháp sám hối như sau: Lương hoàng sám, Từ bi thủy sám tam muội, Sám đại bi, Hồng danh sám hối ...

2 Tổng trì Á`   «ù  :  Tiếng Phạn Dhārani (Ðà-la-ni), dịch là Tổng trì, tức là niệm tuệ lực có thể tổng nhiếp chấp trì vô lượng Phật pháp mà không để mất.

3 Tam mật thân ngữ ý tương ưng: Tam mật thân, ngữ , ý của chúng sanh vốn sẵn có Tam mật của Như Lai nhưng do hoặc nhiễm nên không thể chứng đắc, phải nhờ Ðại bi tâm của Phật giúp chúng sanh hành Tâm mật bình đẳng của Phật, để Tam mật (tam nghiệp) của chúng sanh và Tam mật Như Lai vô nhị phân biệt, gọi là Tam mật thân ngữ ý tương ưng.

4 Ngũ nghịch, Thập ác:

- Ngũ nghịch là chỉ cho năm hành vi trái với đạo lý như: giết cha, giết mẹ, giết A la hán, làm thân Phật chảy máu, phá hòa hợp Tăng. Nhân vì năm hành vi này là tội ác cực nặng, hễ phạm bất cứ tội nào trong năm tội này cũng đều bị chiêu cảm quả báo đọa vào địa ngục Vô gián, nên nó còn được gọi là năm nghiệp Vô gián.

- Thập ác còn có tên là Thập bất thiện, chỉ cho : sát sanh, trộm cướp, tà dâm, nói láo, nói thêu dệt, ác khẩu, nói hai chiều, tham dục, sân nhuế, ngu si .

5 Trong kinh nói Phật đà, tướng hảo trang nghiêm, đầy đủ ba mươi hai tướng tốt. Ba mươi hai tướng tốt còn gọi là ba mươi hai tướng đại nhân, đó là :

1.     Bàn chân bằng phẳng vững chãi.

2.     Dưới bàn chân có xoáy hình tròn bánh xe, có ngàn nan hoa.

3.     Ngón tay thon dài.

4.     Tay chân mềm mại.

5.     Giữa kẽ tay kẽ chân có màng da mỏng như lưới giăng.

6.     Gót chân đầy đặn.

7.     Mu bàn chân nổi cao đẹp.

8.     Bắp chân như  bắp chân Lộc vương.

9.     Tay dài quá đầu gối.

10.  Nam căn ẩn kín.

11.  Thân hình cao lớn, cân đối.

12.  Những lỗ chân lông toát lên ánh sáng màu xanh.

13.  Những lông trên thân uốn lên về bên phải.

14.  Thân thể có ánh vàng.

15.  Quanh mình đều có hào quang chiếu ra một trượng.

16.  Da mỏng, mịn màng.

17.  Bảy chỗ đầy đặn (lòng bàn tay, bàn chân, hai vai và đỉnh đầu).

18.  Hai nách đầy đặn.

19.  Thân như sư tử.

20.  Thân thể đoan chánh.

21.  Hai vai tròn đầy.

22.  Trong miệng có bốn mươi hai cái răng.

23.  Răng trắng trong, đều và khít.

24.  Bốn cái răng cửa trắng trong và lớn nhất.

25.  Hai má cao đầy đặn như sư tử.

26.  Nước bọt trong miệng thơm.

27.  Lưỡi rộng và dài.

28.  Giọng nói trong âm vang như giọng của Phạm thiên.

29.  Mắt xanh biếc.

30.  Long mi như Ngưu vương.

31.  Lông trắng ở giữa hai chân mày.

32.   Trên đỉnh đầu có cục thịt nổi cao như hình búi tóc ( nhục kế).

6 Mười hiệu của đức Phật:

1.  Như lai: Lấy ý dịch từ âm tiếng Phạn “Ða-đà-a-già-đa”ø nghĩa là duyên khởi lên nhưng không thật tánh, tuy thị hiện đến nhưng không thật đến; cho nên gọi là Như lai. Còn trong Thành thật luận thì nói rằng: nương vào con đường như thật mà thành chánh giác, gọi là Như lai.

2.  Ứng cúng: Lấy ý dịch từ âm tiếng Phạn “A-ly-ha”, nghĩa là xứng đáng nhận sự cúng dường của hàng trời và người, cho nên gọi là Ứng cúng .

3.  Chánh biến tri: Ý nói Phật là đấng Nhất thiết trí, là người đã hiểu rõ hoàn toàn chân lý của vũ trụ thế gian .

4.  Minh hạnh túc: Minh là ba minh (Túc mạng minh, Thiên nhãn minh và Lậu tận minh). Hạnh chỉ cho diệu dụng thanh tịnh của thân, khẩu, ý. Minh và Hạnh, chỉ có đức Phật là đầy đủ, ngoài ra ai nấy đều thiếu sót nên gọi là Minh hạnh túc (đấng đầy đủ Minh và Hạnh).

5.  Thiện thệ: Lấy ý dịch từ âm tiếng Phạn “Tu-dà-đa”ø nghĩa là “Hảo khứ”, “Thiện khứ”. Chữ này tương xứng nghĩa với chữ Như lai. Như lai nghĩa là nương vào con đường như thật mà thành chánh giác. Thiện thệ là nói như thật mà đến bờ giải thoát không còn trở lại biển khổ sanh tử.

6.  Thế gian giải: Hiểu rõ triệt để như thật về hành thế gian (ngôn ngữ, văn tự, quan niệm...) hữu tình thế gian (sinh vật giới) và không thế gian (không gian), biết rằng thế gian là nguy hiểm bại hoại, biết thế gian là vô thường, vì vô thường cho nên khổ, vì khổ cho nên vô ngã, đồng thời chứng biết được như thật về chánh giác, chánh kiến .

7.  Vô thượng sĩ: Ðức Phật có đầy đủ năm phần pháp thân, là đấng tối tôn tối thượng cao quý nhất trong tất cả chúng sanh, không ai có thể so sánh được.

8.  Ðiều ngự trượng phu: Ðức Phật có khả năng dùng các phương tiện khéo léo điều phục giáo hóa các đấng trượng phu, khiến cho quay về giải thoát Niết-bàn .

9.  Thiên nhân sư: ý nói đức Phật là vị đạo sư trong ba cõi, có khả năng dùng chân lý hướng dẫn chúng ta trong hiện tại cũng như mai sau, chỉ bảo cho chúng ta những điều nên làm và không nên làm, phân biệt những điều thiện và bất thiện, khiến chúng ta y theo lời dạy mà thực hành, không lìa đạo pháp, tiến tới giải thoát tất cả mọi sự trói buộc của phiền não.

10.  Phật Thế tôn: “Phật”, theo Trung  hoa có nghĩa là “bậc giác ngộ”, giác ngộ thật tướng của các pháp; đồng thời từ sự tự giác ngộ hướng đến dẫn dắt khiến người giác ngộ theo, cho đến được giác hạnh viên mãn. “Thế tôn”, ý nói là bậc tướng hảo trang nghiêm, đã vĩnh viễn phá sạch các phiền não tham, sân, si có khả năng tự phân biệt tất cả các pháp, là bậc đã tu tập pháp thượng nhân thế gian, là đấng tôn quý trong thế gian không ai sánh bằng. Cho nên gọi là Thế tôn.

7 Tam học còn gọi là tam vô lậu học, chỉ cho ba học: Giới, định, tuệ.

Trong kinh Lăng nghiêm, quyển sáu có dạy rằng: “Nhiếp tâm là giới, nhân giới sanh định, nhân định phát tuệ, đó gọi là tam vô lậu học”. Hữu lậu chính là còn bị phiền não bủa vây quấy nhiễu, vẫn còn tiếp nối trôi lăn trong sanh tử. Vô lậu là đã trải qua quá trình diệt sạch phiền não, vượt thoát sự ràng buộc của sanh tử luân hồi, được tự tại vô ngại .

8 Tam mật tương ưng ¤T  ±K  ¬Û  À³ :  Xem cht. 3, tr. 117.

 

 

--- o0o ---
 

Mục Lục | Chương I | Chương II |  Chương III

 Chương IV | Chương V | Chương VI | Chương VII

 Chương VIII | Chương IX | Chương X


--- o0o ---

 

Trình bày:  Linh Thoại

Cập nhật:  01-04-2004

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Thuốc lá và những căn bệnh ung thư gây nguoi dan ba ban lan Món ngon Tình chon Hoằng lời phật dạy biển ái vô cùng làm sao lÃ Æ trẠchút giáo Tạp Sư bà Hải Triều Âm viên tịch thọ 94 BÃƒÆ Ngó niệm phật chớ cầu phước báo hưởng benh VÃƒÆ Não nhan vị 四大皆空 Cõi Bún gạo xào chay Tương quan Tăng sĩ Cư sĩ và vấn đề Nguyen niết bàn niêm trường vô thường nam NÃƒÆ vu Xà 新西兰台湾佛寺 Quan chuyến V廕要 放下凡夫心 故事 Ngay Tip di hai mot nha su trong tu the toa thien vien tich vãµ Á nghiem ve nhan quatu viet chi va viet muc lên 11 loi khuyen tam huyet giup nguoi sap chet chua thien lam