Bốn mùa hoa giác

 

Tỳ Kheo Ni Huệ Hải  biên soạn 

 

VI.LỜI CÁC ĐẠI SƯ.

I 

1.TRUNG ĐẠO GIẢN DỊ 

 

Tâm linh tất cả hữu tình hoạt động ở sáu căn: Mắt tai mũi lưỡi thân ý. Con đường chúng ta đi là vứt bỏ yêu ghét. Bình tĩnh trước mọi cảnh, thoát ra ngoài chiến trường thế sự. Đường giải thoát là trung đạo giữa hai thái cực buông lung và khổ hạnh. Chỉ cần đặt tất cả khổ vui hay dở xuống. Tin chắc thế gian này chẳng có gì hấp dẫn, chẳng có gì cần nắm giữ. Biết lạc thú hay đau khổ chẳng phải ta và của ta, chúng sẽ biến dần. Thực tập xả bỏ tất cả thủ chấp. Được thuần thục, tâm sẽ quân bình. Quân bình này là chánh đạo giải thoát.

Hãy học cách nhìn tiến trình của tâm. Khi bị khuấy động, tâm giấy khởi các ảo giác, các tư tưởng. Mặc cho chúng tan đi. Kiểm soát tâm là một việc làm thích thú, bảo đảm không bao giờ chán.

Đức Thế Tôn dạy các Tỳ-kheo: Sáu căn gặp sáu trần không phân biệt đẹp xấu thơm hôi ngon dở nên không cảm động. Tinh tấn gìn giữ sáu căn, không để ác pháp làm chủ. Một bề an định trong tánh thấy nghe. Cảm giác thuận nghịch phát sanh, thương ghét nhiễu loạn, không nhận là mình. Đừng hững hờ để tâm duyên cảnh. Tinh tấn chế ngự tham sân si. bảo hộ thiện pháp như phòng giặc không cho vào nhà cướp của.

Có 5 pháp để thành biện việc hộ 6 căn là giới, nhẫn, trí nhớ, trí tuệ, tinh tấn. Ngược lại: buông lung, hay quên, me muội, nông nổi, lười biếng không hộ được sáu căn.

Lộ trình tâm trong nhãn căn khi xúc trần:

1-     Tâm bình thường (Bhavanga) rung động một sát na, dừng lại một sát na.

2-     Tâm tìm kiếm cảnh trần ở năm căn phát sanh rồi diệt.

3-     Nhãn thức một sát na.

4-     Thọ một sát na.

5-     Suy đạt một sát na.

6-     Xác định một sát na.

7-     Tốc hành tâm luôn 7 sát na.

 

Những sát na đầu, tỳ-kheo chưa ý thức được. Mãi đến số 7 mới có hộ, nghĩa là tham sân không áp lực chi phối. Thân như cái nhà, 6 căn như cửa mở. Trí nhớ như người gác cửa. Năm pháp hộ như cửa cái. Một trong sáu trần dắt đường. Tham sân là kẻ cướp. Người gác quên phận sự, không lưu tâm đến cửa cái, kẻ dắt đường dẫn cướp vào phá các thiện pháp. Thành quách an toàn nhờ quan quân canh giữ. Tỳ-kheo hộ sáu căn mới bảo tồn được giới phẩm.

 

2. HỌC VÀ HÀNH

 

Muốn được chân lý phải học căn bản:

1) Giới luật

2) Tứ Niệm Xứ. Lời nói có giới hạn nên kinh điển không diễn tả được hết. Kinh nghiệm của chính mình mới đem lại đức tin thật sự. Lấy lời Phật làm căn bản để nghiên cứu tâm mình. Học rồi thực hành sẽ thấy giáo pháp. Nếu không, ta chỉ biết Phật pháp qua ngôn ngữ. Việc cần học là tìm được một con đườn thoát khổ được an cho mình và cho người.

Tâm di động thì tư tưởng hình thành tham ái hay bực bội. Vì không hiểu rõ sự chuyển động này, cứ theo thói quen, hình thành maĩ tư tưởng, trở nên nạn nhân của nó. Theo dõi sự di chuyển của vọng tâm, sẽ thấy đặc tính của nó là vô thường, vô ngã và không biết chán đủ. Khi các pháp sanh, hãy chánh niệm, biết chúng. Tâm thực hiện được sự ghi nhận, giác tỉnh này mới là tâm được huấn luyện đúng cách.

Nhiều loại tâm hình thành, nẩy nở liên lục. Cứ mặc chúng, tốt cũng như xấu. Phật dạy: Vất bỏ hết. Nhưng làm thế nào vất bỏ?

-Quan sát tâm, chỉ thấy các yếu tố khác nhau kết hợp mà không tự ngã. Cảm giác, ký ức, cả năm uẩn đang rời chỗ như lá cuốn theo gió. Ai quan sát tâm sẽ khám phá ra điều này.

Còn dính mắc vào an tịnh vẫn là còn dính mắc. An tịnh chấm dứt, dao động bắt đầu ta sẽ bị dính mắc nhiều hơn. Cho nên dù an tịnh hay động tâm, ta không nên nhận là tôi hay của tôi. Vì có chấp thủ nên con người hết hân hoan đến thoái chí, không ngừng bước lên thiên đường, vào địa ngục.

Rõ ràng chân tâm chủ nhân ông đang chiếu soi không sanh không diệt. Trí chiếu sáng, không gì làm bận rộn được nó cả. Ta bận rộn vì bị những hiện tượng nhận lầm là tự ngã đánh lừa. Khi chứa đựng đồ tốt, chân tâm không trở nên tốt. Khi tiếp xúc việc xấu, chân tâm không trở nên xấu. Tâm trong sạch biết những đối tượng này rõ ràng không bản chất. Trí tuệ nhìn chúng với tâm xả. Đây là bình an, vô sanh, vô ngã, vượt ra ngoài thiện ác.

Hãy phát triển tâm  định, an tịnh và minh sát, hãy thật sự dùng nó. Gặp việc ưa thích hay bực mình, ta để nó ra đi được chưa? Bài này không phải để nghe xuông, phải quyết liệt thực hành liên tục mới được. Đáng tiếc là rất ít người nghiên cứu Phật giáo chịu thực tập. Tôi khẩn khoản khuyên họ nên có sự tu để lý học được sáng tỏ.

 

3.XẢ LÀ BÍ QUYẾT GIẢI THOÁT.

 

Nhà khoa học đưa sự vật ra xét nghiệm để rõ thực chất. tỳ-kheo quan sát con chim sinh đẹp, thấy thân nó bất tịnh, vô thường, một dúm lông chất chứa đau khổ. Thế gian si mê, ngã quỵ trong phiền não, chịu quả báo sáu đạo, gia tăng thói xấu, tạo thêm nghiệp ác. Vòng luân hồi cứ thế xoay vần không cùng tận.

Phật đã đích chỉ tham, sân , si là ba độc, dạy chấm dứt thủ chấp. Gió giác quan, nếu không theo dõi sẽ gây bão tố tham sân, khiến miệng thói thân làm sai quấy. Si mê thấy thiện ra ác, ác ra thiện. ba thứ căn bản phiền não này, vừa như lủa nung nấu, vừa như nước nhấn chìm.

Đức Phật đã thành đạo, vẫn có thân( sắc), vẫn có cảm giác khổ vui( thọ), có tư tưởng, có suy nghĩ ( hành), có tâm thức phân biệt, nhưng không nhận chúng là ta, là của ta. Ngài tách rời năm uẩn ra khỏi các phiền não, như người phá rừng phát quang những bụi cây nhỏ mà không làm hại đến những cây lớn. Phiền não không còn chỗ đứng để sanh diệt, tồn tại, nối tiếp. Còn năm uẩn thì đến và đi, sanh và diệt, theo bản chất tự nhiên của chúng.

Bị nguyền rủa, Tỳ-kheo vì không có cảm giác về tự ngã nên câu chuyện theo âm thanh mà thành không. Tỳ-kheo cẩn thận buông xả hết kiêu và mạn. Thong thả đi trong đời không bị dính mắc là con đường Niết-bàn. Tất cả giáo huấn của Phật chỉ có một mục tiêu: Giải thoát tâm khỏi mọi ràng buộc. Nguồn từ bi và trí tuệ sẽ từ đây chảy ra.

 

4. BÌNH AN

 

Nhìn mọi vật dưới ánh sáng vô thường, vô ngã, khổ và không, sẽ không luyến ái sẽ chẳng ghét bỏ. Chúng ta không tìm khoái lạc, chỉ cầu bình an. Bình an không có ở rừng sâu núi thẳm. Một bậc Thầy đạo đức tối thượng cũng không thể ban cho chúng ta bình an. Bình an chỉ có ở ngay trong chúng ta, cùng một chỗ với giao động. Theo dõi tâm, thấy nguyên nhân của khổ đau thì chấm dứt ngay. Ta sẽ không phải đương đầu với những kết quả.

Nguyên nhân của đau khổ là phiền não. Quan hệ nhất là biến phiền não không bản chất. Không lẩn tránh phiền não. Không dằn ép phiền não mà đối diện với phiền não. Không nuôi dưỡng những thứ độc ở trong tâm.

Tâm ích kỷ là mẹ đẻ của tham, sân , si ggốc dễ của tất cả đau khổ. Ta phải chế ngự chúng, chiến thắng từng giờ phút để thoát sự kiềm chế và điều khiển của chúng. Cuộc chiến đấu tranh quyền làm chủ này thật khó khăn. Khó khăn vì những người bạn thân này, chẳng những sống với chúng ta từ thủa còn thơ mà đã từ vô thuỷ.

Vì chúng ta chỉ đắp thuốc bên ngoài, bên trong vẫn nuôi dưỡng phiền não, cho đến nhận chúng là mình nên đâu có gì mệt nhọc. Nay mổ sẻ để trị tận gốc tránh sao khỏi khó khăn, một khi từ thâm tâm chúng ta là ruột thịt của mình.

Muốn đề kháng phiền não trước hết bớt ăn bớt ngủ. Đây không phải là tự hành hạ mà là điều cần thiết để có sức mạnh ở bên trong. Chúng ta chịu luân hồi sanh tử vì đã dính mắc vào thọ, tưởng, hành,thức. Mỗi mỗi nhận là ta. ta khổ ta vui, ta yêu ta ghét, ta làm thiện ta làm ác, ta thấy ta nghe, chỉ những ta là ta. Nhà thiền coi tâm như một con trâu rừng, đăm đăm trông không cho nó dẫm vào lúa mạ. Huấn luyện cho nó thuần thục. như thế chẳng những chúng ta chấm dứt phiền não ,mà còn thấy được chân lý.

Việc này không phức tạp lắm đâu, chỉ có điều là không thể trông cậy sách vở và thầy bạn, mà phải tu tập. Chính mình kinh nghiệm, chính mình giác tỉnh, lòng tin đạo pháp mới vững bền. Dần dần tầm tri kiến sẽ thay đổi và theo đó các thói quen chấp ngã sẽ chuyển gỡ.

Có 2 loại khổ: Khổ đưa đến khổ và khổ để dứt khổ. Nếu ta sợ loại 2, nhất định ta phải gặp loại 1. Nghiên cứu điểm này sẽ được bình an.

 

5. TÂM PHÂN BIỆT

 

Mật ong ngon ngọt, ăn cơm không, thấy nhạt nhẽo. Các thực phẩm mỗi thứ một vị nhưng bài tiết ra, chúng chẳng khác nhau. Cái tô so với cái tách là lớn nhưng so với cái chậu lại là bé. Tâm phân biệt theo nghiệp mà nhuộm màu vạn vật. Thế giới 6 trần chính nó tạo ra, toàn những bất đồng.

Đường ngọt, muối mặn, khổ vui, động tĩnh, chung quy cũng chỉ là nhân duyên sanh nên vô ngã, vô thường, khổ và không. Chỉ cần chúng ta tự chủ và luôn luôn sáng suốt. Những cảm giác khởi lên, chúng ta ghi, biết rồi để mặc cho chúng tan đi với tính cách vô thường của chúng. Vọng tâm như con khỉ nhảy nhót, ưa thích rồi chán bỏ để ưa thích rồi chán bỏ....Giác quan tiếp xúc sự vật. Yêu và ghét phát sanh. Dĩ nhiên vì có si mê đứng đấy. Nhưng với chánh niệm thì đây là lúc trí tuệ phát sanh. bắt buộc phải có mặt ở một nơi mà các giác quan bị quấy rầy. Đừng ngại, giác ngộ không có nghĩa là điếc hay mù. Chỉ cần chánh niệm không dính mắc. Bản chất là ảo ảnh nên sáu trần tự trôi qua. Diều cần yếu là phải học cách kiểm soát và làm chủ con khỉ. Cần thì xích nó lại. Mặc cho nó chết. Nhưng bạn ơi, bạn vẫn có con khỉ chết. Xác nó có thối hết đi nữa, bạn vẫn còn bộ xương khỉ.

Theo Kinh Lăng Nghiêm, dù có nhắm mắt bịt tai, nội thủ u nhàn, vẫn là pháp trần phân biệt ảnh sự( con khỉ chết). Dù có chứng A-la-hán, như Tổ Ca Diếp, nghe tiếng đàn của Càn-thát-bà-vương, bất giác đứng dậy múa. ngài Tất Lăng Già Bà Ta cứ gọi nữ thần sông Hằng là Tiểu Tỳ. Phật day: Tổ ca Diếp xưa kia, 500 đời làm nghề ca múa. Ngài Tất Lăng Già Bà Ta thật tình không còn kiêu mạn. Đây là tập khí nhiều đời còn lại. Phải tu Bồ-tát hạnh mới đoạn hết ( xương khỉ).

 

6.CHÁNH KIẾN

 

Đức Phật khi thành đạo xem loài người như một ao sen: Một số còn nằm trong bùn. Một số vượt khỏi bùn nhưng còn nằm ở trong nước. Một số vươn được lên mặt nước. Một số vượt mặt nước đứng trong hư không, nở hoa, toả hương. Bạn hãy xem xét mình là loại nào? Nếu còn ở dưới nước thì coi chừng, chẳng thoát được lũ cá và rùa nó rúc rỉa, còn ở luân hồi, dù cõi trời người vẫn không thể làm chỗ bình an.

Cần học kỹ Phật pháp để tự có một tầm nhìn đúng. Việc này vô cùng quan trọng.

Suốt đời trau dồi tâm từ ái và tôn kính mọi người. Thận trọng lời nói và việc làm. Đấy là tài sản của chúng ta. Sống đúng với giới luật, tâm sẽ an hoà trong sáng, giải thoát dễ dàng phát triển trên mảnh đất này.

Suốt đời trau dồi tâm từ ái và tôn kính mọi người. Thận trọng lời nói và việc làm. Đấy là tài sản của chúng ta. Sống đúng với giới luật, tâm sẽ an hoà trong sáng, giải thoát dễ dàng phát triển trên mảnh đất này.

Nhà cửa phải quét dọn sạch sẽ, y phục tề chỉnh. Tâm chúng ta phải xả ác tu lành. Xả ác tu lành tới cùng cực. Có nhiều hiểu biết sai lầm về sự tập chung tâm ý. Có nhiều hiện tượng bất thường xảy ra trong lúc tu hành, nên cần các bậc thầy điều chỉnh và hướng dẫn.

Chánh tinh tấn không phải là lo việc bên ngoài mà là bền tâm giác tỉnh và ngự chế bên trong. Có đức hạnh mà bố thí thì từ thiện được trong sáng.

Người không hiểu giáo pháp mong che giấu lỗi lầm, dâu có biết nghiệp luôn luôn theo dõi họ. Giới luật và chánh kiến là hai bước đầu tiên phải hoàn thành. Phiền não sẽ tự tan biến. Cũng như đèn thắp lên, chúng ta cũng chẳng cần hỏi bóng tối đã đi đâu. Muốn có chánh kiến phải học và tu Tứ Niệm Xứ.

Giới Định Tuệ là đạo, là con đường phải đi chớ chưa phải là chân lý mục tiêu. Như từ Sài Gòn đến Hương Sen, đường đi là đạo, chỗ đến là Hương Sen. Trong tất cả lúc, tất cả nơi, Đạo lo huỷ diệt Tập và KHổ. Kiên trì không ngơi nghỉ, chịu đựng mọi khó khăn, tranh đấu với phiền não cho tới cùng.

Giới Định Tuệ đem lại sự bình an kỳ diệu, không phải dựa vào một ai khác.

Có trí tuệ là tự mình thấy rõ lẽ phải. Khen chê không quấy rầy được. Hãy tự xét. Nếu họ nói sai, ta bỏ qua. Nếu họ nói đúng, ta sửa mình. Cần gì phải giận dữ. Tự tin và nỗ lực giác tỉnh, sẽ được thật sự bình an, ta chỉ cần tỉnh thức và chánh niệm.

Đừng tìm lỗi người. Nếu họ sai, ta tự khổ làm chi. Đã chỉ chỗ sai mà họ không sửa, đây là đường đi của họ, chớ có giận dữ mà tự mua sai quấy vào mình. Bất cứ việc gì cũng làm với tâm xả bỏ, không mong cầu tiếng khen hay sự đền đáp. Xả bỏ ít sẽ có bình an ít. Xả bỏ nhiều, bình an nhiều. Xả bỏ hoàn toàn bình an hoàn toàn. Tâm ta luôn luôn hoạt động. Quét nhà hay ăn uống ta hãy thận trọng chánh niệm. Trong những chấp tác hàng ngày, ta tự biết có còn lạc lõng theo các phiền não không? Nhiều vấn đề ta đương đầu chính là nguồn gốc của trí tuệ, để cuộc tranh đấu với thế gian này sớm chấm dứt.

Đạo, Quả, Niết-bàn đòi hỏi một đối kháng với chính tâm mình. trong giai đoạn đầu tìm hiểu giáo pháp, thân ẩn cư rất cần. Nghiêm chỉnh tu hành, ta sẽ trưởng thành trong giáo pháp. Ai tìm sẽ thấy. Ai ăn sẽ no. Chỉ người ăn mới no.

Bạn có thể bảo thân bạn đừng già được không? Dạ dày có xin phép bạn khi nó đau không? Chúng ta chỉ là người thuê nhà. Tại sao không chịu tìm cho ra thật sự chủ nhân thân này là ai?

 

7.TIẾT CHẾ BA NGHIỆP

 

Chỉ khi nói cần hoặc có ai hỏi. Xuất gia kiêng nói nhiều và thói quần tụ. Không cần hoàn toàn tịnh khẩu, chỉ nói lời hữu ích.

Chớ lo tạo chùa mà chẳng nghĩ đến luyện tâm. Muốn dạy người khác, chính mình phải kiểm soát được mình. Hằng kiểm điểm tâm mình, xem ta thực hành đúng hay còn khuyết điểm?

Nhiều vị tu hành hay nhập thất là để dẽ thanh lọc tâm, chứ không phải để tách rời mọi người.

Nếu đời sống thế tục thuận lợi cho sự tu hành thì đức Phật đâu có khuyên chúng ta xuất gia? Thân và tâm là hang ổ của kẻ cướp, luôn luôn nổi lửa tham sân si, ngũ dục lôi cuốn.

Ta đối trị tham ái bằng pháp đầu đà và quan sát tử thi. Tập thấy mình là một xác chết, một bộ xương. Các cô gái trẻ đẹp đi qua kia chỉ là một bộ xương bọc thịt, phủ một lớp da. Cả ba thứ đều tanh hôi, sửa soạn để hoá dòi mủn nát.

Niệm thân để đối kháng lại chỗ thấy biết rất sai của mình. Đạo giải thoát bảo ta phải nhìn cho thấy cơ thể ta và người chỉ là những tập hợp vô thường đầy khốn khổ. Do đây giải thoát những hiểm nguy của tham ái.

Nghĩ đến cái chết, đến sự huỷ diệt, ta sẽ không quyến luyến cuộc đời. Do đó ta được hoan hỷ và định tâm. Biết sự vật đúng chân tướng của nó, ta không bị ràng buộc.

Tu hành có 3 căn bản:

1.    Nghiêm hộ sáu căn: Miên mật sớm chiều như người vào rừng sâu đề phòng rắn độc và thú dữ, cẩn thận không để gai nhọn đâm chích. Như người có vết thương thận trọng không cho ruồi muỗi xúc chạm. ba nghiệp điều hoà mới có bình an.

2.    Ăn uống tiết độ: ăn chay thì dễ, hạn chế miếng ăn rất khó. hãy học ăn trong chánh niệm. Nên phân biệt muốn ăn và cần ăn. Bớt ăn bớt ngủ rất cần trong mặt trận chống biếng nhác và tham ái. Có thiếu thốn, phiền não mới lộ diện để cho ta thấy mà hàng phục.

3.    Chánh niệm tỉnh thức liên tục: Niệm Phật cả đêm để cả ngày hôm sau nghỉ hay vứt bỏ tất cả bổn phận để chuyên niệm Phật, bạn sẽ mất bình an. Nên nhớ ta phải tiếp tục thở bất kể hoàn cảnh nào, không thể quá gấp hoặc quá hoãn. Điều hoà là cha sức khoẻ. Tu hành cũng thế, luôn luôn theo dõi tâm như cha mẹ bảo vệ con cái, không cho chúng làm bậy.

 

8. AN VUI Ở ĐÂU

 

Vất bỏ hết đời sống thế tục, đắp y mang bát làm một người xuất gia, hoàn toàn tự do, không còn một chút tư hữu nào. Thế mà nhộm y sẫm nhạt một chút cũng không chịu. Đội mũ không được, phải đội khăn v.v...Bận tâm đến vài ba cái sở hữu, trong khi chỉ cần giác tỉnh. Đời sống an phận thúc liễm trong tu viện, nhiều người cho rằng tù túng áp chế. Dù là đã đụng tâm quyết chí tu hành, họ vẫn thấy không thoải mái.

Tư hữu và tham luyến hoàn toàn không do hoàn cảnh sanh ra. Gốc dễ của chúng ở tim con người. bất luận nơi đâu, lúc nào, với một vật bé nhỏ không đáng, chúng cũng khởi dậy. Chỉ khi nào ta biết rõ chúng là gốc dễ của tất cả phiền toái thì ta mới được hưởng cái thảnh thơi của dứt bỏ.

Luyện tâm là điều tối yếu. Phật giáo là đạo của tâm. Người nào đào luyện tâm mình, người ấy tu theo Phật giáo. Tin chắc lý nhân quả, quan sát kỹ sự sanh diệt của sáu trần, làm chủ mọi hoạt động của tâm ý, chắc chắn sẽ giải thoát. Như thế ta tự lo khai mở trí tuệ. Trí tuệ cẩi thịên nhân tâm. Hãy tỉnh dậy! Cố gắng tìm vui ở sự tu hành. Giữ gìn giới phẩm căn bản. Kiểm soát thân miệng ý. Đừng chán nản trong khó khăn, tập chung tâm ý. Đạo sở dĩ quý vì có thể huấn luyện được tâm. Với nỗ lực đúng, chúng ta đạt được trí tuệ.

Thực hành chánh pháp là bậc xuốt thể gian. Giới luật là cha mẹ của mọi sự tốt đẹp. Nhìn thẳng tham sân khởi dậy ở các giác quan, đừng dính mắc vào chúng. Cứ thế tập, đừng bận tâm đến kết quả. Bao giờ thành cũng được, miễn là tinh tấn.

Biết rõ thân già bệnh chết chỉ là đất nước gió lửa, kết hợp tạm thời, thì khi bắt buộc rời bỏ nó, ta đỡ đau khổ.

Hiểu rõ vô ngã tức khắc buông gánh nặng. Không chấp ngã, tầm nhìn sẽ mở rộng, mọi việc trở nên dễ dàng. Sống với giáo pháp, an vui tự đến.

 

 

---o0o---

 

Mục Lục  > I > II > III > IV > V > VI > VII

---o0o---

Vi tính: Quảng Tuệ Hương & Quảng Trí Lực

 Trình bày: Anna

Cập nhật: 10-2007

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

正信的佛教 mầu Vận 32 loi khai thi ve su vo thuong Những sắc thời gian chua buu phuoc Ngôi chu Cà rốt thực phẩm của mắt và tim t sen làng 佛教中华文化 大乘与小乘的区别 da lanh mot PhÃp PhÃÆp lâm BÃÆn 白佛言 什么意思 nái phat giao viet nam duoi thoi ngo vuot Chuyện 正法眼藏 công tà t Phở thu vi phÃÆt ペット葬儀 おしゃれ tượng thức Khoai Di khoai lang cõi cong nhan cach thang bang di tim y nghia cua cuoc song qua su nghien cuu tự nghiep bao gioi thieu tong quat phan 2 Viết nhạc lan dau cong bo anh ve cuoc dau tranh chong dan ap ông Tt tượng phật hoàng bằng ngọc đã được đức phật cồ đàm nhà tâm lý trị