Mục Lục
Lời Dịch Gỉa
Luận Tổng Quát: Thế Nào Gọi Là Thiền
Chương I: Cội Nguồn Truyển Thừa, Trang 01-1
Trang 01-2
Chương II: Yếu Chỉ Thiền Tông, Trang 02-1
Trang 02-2
Trang 02-3
Trang 02-4
Chương III: Thỉnh Ích (Hỏi Đạo)
Phụ Lục: Nguyệt Khê Pháp Sư Cao Ngoạ Xứ Bi Văn
.
CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA &
Phương Pháp Tu Trì Của Thiền Tông
Nguyên Tác: Nguyệt Khê Thiền Sư - Dịch giả: Thích Duy Lực
Từ Ân Thiền Đường, Anaheim, California Hoa Kỳ Xuất Bản 1991 PL 2535
.
CHƯƠNG II
YẾU CHỈ THIỀN TÔNG

1- Ý NGHĨA “GIÁO NGOẠI BIỆT TRUYỀN, CHẲNG LẬP VĂN TỰ”.

Bích Nham Tập có bài bình xướng rằng: “Đạt Ma từ xa quán đất này có căn khí Đại thừa, bèn vượt biển đến Trung Quốc, chuyên truyền Tâm ấn khai thị cho kẻ mê, chẳng lập văn tự, trực chỉ nhơn tâm, kiến tánh thành Phật”.

Nói “Chẳng lập văn tự”, vì văn tự phải nương bộ não suy nghĩ, suy nghĩ thì nương nhất nhiệm vô minh; nhất niệm vô minh hư huyễn chẳng thật, nên suy nghĩ văn tự cũng hư huyễn chẳng thật. Do hư huyễn chẳng thật gọi là tương đối, tương đối thì có sanh diệt, chẳng thể hiển bày tuyệt đối chẳng sanh diệt của bản thể, vì văn tự chẳng thể hiển thị Phật tánh, nên nói chẳng lập văn tự. Phật Thích Ca dùng lời nói văn tự để hoằng giáo pháp là do sự bất đắc dĩ, nên thí dụ ngón tay chỉ mặt trăng, vừa thuyết liền phá. Kinh Niết Bàn nói: “Bắt đầu từ Lộc Uyển, cuối đến sông Bạt Đề, khoảng giữa 50 năm, chưa từng thuyết một chữ” là vậy.

Kinh Kim Cang nói: “Nếu nói Như lai có thuyết pháp tức là báng Phật, người ấy chẳng hiểu nghĩa sở thuyết của ta”. Ý cho rằng phàm thuộc về lời nói văn tự đều chẳng có nghĩa thật, tương đối chẳng thể diễn tả tuyệt đối. Phật Thích Ca vì từ bi độ chúng sanh, dù tạm mượn lời nói văn tự để thuyết pháp, chỉ gọi là phương tiện, nên khi đang thuyết pháp, thường cảnh cáo đại chúng chớ chấp lời nói là thật, để khỏi tự kẹt chẳng thông, đọa vào trong hầm sâu tương đối mà chẳng thể tự cứu.

Phật đối với lời nói và nghĩa thật phân ra rõ ràng, chẳng cho lẫn lộn, thật rất khổ tâm.

Kinh Lăng Già nói: “Đại Huệ! Những kẻ si mê nói rằng: Nghĩa như ngôn thuyết, nghĩa với thuyết chẳng khác. Tại sao? Vì nghĩa tự chẳng thân (không bản thể), ngoài ngôn thuyết chẳng còn nghĩa nào, nên nói nghĩa đúng như ngôn thuyết. Đại Huệ! Họ nói vậy là trí huệ bị cháy khét, chẳng biết Tự tánh ngôn thuyết, chẳng biết ngôn thuyết sanh diệt (pháp tương đối), nghĩa thì chẳng sanh diệt (pháp tuyệt đối). Đại Huệ! Tất cả ngôn thuyết đều đọa nơi văn tự, nghĩa thì chẳng đọa, lìa tánh và phi tánh, cũng chẳng thân chẳng thọ. Đại Huệ! Như lai chẳng thuyết những pháp đọa văn tự, vì văn tự có với không đều bất khả đắc, nên nói chẳng đọa văn tự. Đại Huệ! Nếu nói Như lai thuyết những pháp đọa văn tự, ấy là hư vọng, vì pháp lìa văn tự, cho nên chư Phật và chư Bồ tát chẳng thuyết một chữ, chẳng đáp một chữ. Tại sao? Vì pháp lìa văn tự (bản thể tuyệt đối chẳng dính dáng với văn tự). Dù ngôn thuyết là vọng tưởng của chúng sanh, nhưng cũng chẳng thể phế bỏ ngôn thuyết, nếu chẳng thuyết tất cả pháp thì giáo pháp sẽ bị hoại, nếu giáo pháp hoại thì chẳng còn chư Phật, Bồ tát, Duyên giác, Thanh văn, vậy ai thuyết cho ai? Đại Huệ! Đại Bồ tát chớ nên chấp trước ngôn thuyết, chỉ dùng phương tiện tùy nghi rộng thuyết kinh pháp, vì phiền não và hy vọng của chúng sanh chẳng đồng, nên chư Phật vì sự hiểu biết mỗi mỗi khác nhau của chúng sanh mà thuyết pháp, khiến lìa tâm (thức thứ tám), ý (thức thứ bảy), và ý thức (thức thứ sáu); vì tâm, ý, ý thức chẳng thể đạt đến chỗ tự giác Thánh trí vậy”.

Lời nói văn tự đối với bản thể của Phật tánh dù chẳng có giá trị để nói, nhưng đối với sự thuyết pháp độ sanh thì vẫn phải nhờ ngôn thuyết để làm công cụ chủ yếu, đến khi hội Linh Sơn Phật niêm hoa thị chúng, Ca Diếp tỏ ngộ, mới tuyên bố có pháp môn “Giáo ngoại biệt truyền, chẳng lập văn tự” để truyền cho Ca Diếp, pháp môn này là trực tiếp hiển bày thể dụng của Phật tánh, khiến chúng sanh chẳng nhờ văn tự mà trực tiếp ngộ nhập Bản thể của Chơn như. Các đại đệ tử được Thế Tôn dạy dỗ và huân tập đã lâu, Thế Tôn biết họ căn cơ đã thuần thục, nên đặc biệt truyền thị pháp môn vi diệu này, khiến đốn ngộ pháp Vô sanh, thẳng siêu Phật địa.

Suy nghĩ, lời nói, văn tự cùng xuất phát từ nhất niệm vô minh. Khi một niệm chưa động, tịch nhiên trống rỗng, chẳng có tư tưởng cảm giác, dĩ nhiên cũng chẳng lời nói văn tự, đây gọi là vô thỉ vô minh. Khi vô thỉ vô minh bị kích thích, một niệm đã động, suy nghĩ liền sanh. Do suy nghĩ có lời nói, do lời nói mà lập văn tự, suy nghĩ là lời nói chẳng có tiếng, lời nói là suy nghĩ có tiếng, văn tự là nói có hình, lời nói là văn tự vô hình, cả ba đều gom trong chữ “tên gọi”. Nhiếp Đại Thừa Luận nói: “Tên gọi” có hai thứ, một là tên gọi ngôn thuyết, hai là tên gọi suy tư. Nhà triết học Rousseau cũng nói “Tư tưởng là nói bên trong”, Lâm Tế thiền sư nói: “Tên gọi chẳng tự là tên gọi, chỉ do trước mắt ngươi cho là cái linh thiêng của kiến văn giác tri chiếu soi ấy, gắn cho tất cả tên gọi”. Nhưng cả ba đều khởi từ nhất niệm vô minh, nhất niệm vô minh có sanh có diệt, biến đổi vô thường, tên gọi văn tự cũng theo đó biến đổi vô thường. Vô thường thuộc tương đối, Phật tánh thuộc tuyệt đối, tương đối chẳng thể hiển bày tuyệt đối, nên tuyệt đối của Phật tánh chỉ có thể tự tu tự chứng mới có thể nhận biết được, chẳng thể dùng văn tự diễn tả, cũng chẳng thể dùng bộ não suy lường. Kinh Lăng Già nói: “Đệ nhất nghĩa (Phật tánh tuyệt đối) là sở đắc của Thánh trí tự đắc, chẳng phải cảnh giới cảm giác của vọng tưởng ngôn thuyết, cho nên vọng tưởng chẳng thể hiển bày Đệ nhất nghĩa. Ngôn thuyết sanh diệt lay động do nhân duyên tương sanh với nhau, vì do nhân duyên tương sanh với nhau nên chẳng thể hiển bày Đệ nhất nghĩa”.

Kinh Giải Thâm Mật nói: “Ta nói thắng nghĩa (Phật tánh) là sở chứng bên trong của bậc Thánh, việc làm suy tư (suy nghĩ đo lường) là sở chứng của chúng sanh”. Lại nói: “Sở hành của thắng nghĩa vô tướng, suy tư là hành theo cảnh giới có tướng. Thắng nghĩa chẳng thể ngôn thuyết, suy tư là hành theo cảnh giới ngôn thuyết; thắng nghĩa vốn tuyệt biểu thị, thắng nghĩa tuyệt cả tranh luận, suy tư là hành theo cảnh giới tranh luận”.

Theo các kinh điển kể trên, nên biết suy nghĩ văn tự với Chơn như Phật tánh chẳng thể tiếp xúc với nhau. Người ta thường nói: “Chỉ có thể ý hội, chẳng thể ngôn truyền”. Kỳ thật tuyệt đối của Phật tánh dù muốn ý hội cũng chẳng thể được, huống là ngôn truyền ư! Chẳng những Phật tánh như thế, cho đến một kỹ thuật của thế gian chỗ huyền diệu của họ cũng chẳng thể ngôn truyền vậy. 
Như Trang Tử nói: “Hoàn Công đọc sách nhà trên, người thợ mộc đẽo bánh xe ở nhà dưới, buông chàng đục đi lên hỏi Hoàn Công rằng: xin hỏi sách Ngài đọc đó là sách gì?
Hoàn Công trả lời: Lời nói của bậc Thánh.
-Bậc Thánh đâu?
-Chết rồi.
Người đẽo bánh xe liền nói: Thế thì sách của Ngài đọc đó chỉ là cặn bả của bậc Thánh mà thôi!
Hoàn Công nói: Quả nhân đọc sách, người thợ đẽo bánh xe sao được bàn luận? Nến nói có lý thì ta tha tội, nếu nói không được thì chém đầu.
Người đẽo bánh xe thưa: Hạ thần đem việc của hạ thần ra mà xem, nếu hạ thần đẽo bánh xe hơi lỏng một chút thì xe chạy được nhưng không an toàn vì dễ sút ra, nếu đẽo hơi chặt thì bánh xe khít mà quay không được, do sự tự ngộ của hạ thần, tâm khiến tay, tay cầm búa đẽo vào bánh xe, chẳng lỏng chẳng chặt, dùng miệng chẳng thể nói, nhưng có sự tự động ở trong đó. Dù con của hạ thần cũng là một thợ mộc danh tiếng, nhưng hạ thần chẳng thể đem sự ngộ ấy để truyền dạy cho con. Nay hạ thần còn sống, có bánh xe, có búa, có tay mà còn truyền thọ chẳng được, huống là bậc Thánh đã chết, chỉ để lại lời nói không còn gì cả!

Do đó chứng tỏ lời nói văn tự là việc gián tiếp trong gián tiếp, sức diễn tả rất hạn chế, huống là muốn truyền đạt bản thể của tuyệt đối ư! Nên Phật nói: “Bất khả thuyết! Bất khả thuyết!” Còn Văn Thù bồ tát tán thán Duy Ma Cật rằng: “Cho đến chẳng có ngôn có thuyết, ấy là chơn nhập pháp môn bất nhị”. Lão Tử nói: “Cho nên bậc Thánh ở nơi việc vô vi hành giáo giáo pháp vô ngôn”. Khổng Tử nói: “Ta muốn vô ngôn”. Tử Lư nói: “Văn chương qua Khổng Phu Tử có thể nghe mà tánh với thiên đạo thì chẳng thể nghe”. Liệt Tử nói: “Vì ngộ bản tánh nên chẳng thể bảo cho biết”. Các nhà Nho và Đạo giáo đều cùng một ý kiến này.

Thế Tôn vì cứu sự hạn chế hẹp hòi của lời nói văn tự, nên ở ngoài ngôn giáo biệt truyền phương pháp trực tiếp, tức là việc niêm hoa thị chúng vậy. Chẳng những niêm hoa mà thôi, phàm nhướng mày nháy mắt, tằng hắng, ngó nhìn đều là phương pháp tiếp dẫn hậu học, khiến cho ngộ nhập bản thể tuyệt đối.

Kinh Lăng Già nói: “Đại Huệ! Chẳng phải tất cả thế giới đều có ngôn thuyết, ngôn thuyết chỉ dùng để giả lập mà thôi. Hoặc có thế giới dùng ngó nhìn để thuyết pháp, hoặc dùng hình tướng, hoặc dùng nhướng mày, nháy mắt, hoặc cười, hoặc ngáp, hoặc tằng hắng, hoặc lay động, hoặc ghi nhớ cõi Phật. Đại Huệ! Những tác dụng kể trên đều khiến chư Bồ tát đắc Vô sanh Pháp nhẫn và Tam muội thù thắng, cho nên chẳng phải ngôn thuyết gồm có tất cả tánh. Đại Huệ! Giống như những ruồi muỗi, con kiến, con trùng trong thế giới này, đều chẳng có ngôn thuyết mà mỗi mỗi làm xong việc hằng ngày”. Hét, gậy, chửi, mắng, dựng phất trần, giơ ngón tay của Tổ sư Trung Quốc đều từ đây mà ra, chẳng phải khi không bày đặt, hoặc có người hỏi nói Thiền tông là sáng lập từ Trung Quốc, ấy là do người chưa hiểu thấu vậy.

Mặc dù sự diễn tả của ngôn thuyết văn tự có nhiều hạn chế, nhưng chẳng thể phế bỏ. Kinh Viên Giác nói: “Kinh giáo liễu nghĩa như ngón tay chỉ mặt trăng, nếu thấy được mặt trăng thì biết ngón tay chẳng phải mặt trăng, tất cả ngôn thuyết của Như lai khai thị cho Bồ tát đều cũng như thế”. Nên biết giáo pháp văn tự của Như lai đều từ bản tánh chảy ra, muốn khiến chúng sanh theo đó tu hành để đạt đến bản thể tuyệt đối, lìa nhị biên Có và Không, chẳng phải lời nói văn tự của thế gian có thể so bằng.

Kinh Giải Thâm Mật nói: “Dù pháp tánh lìa ngôn, vì muốn khiến chúng sanh tự hiện Đẳng giác, nên giả lập danh tướng”. Còn nói: “Dù Tự tánh chẳng tánh, pháp sở chứng lìa những văn tự, nhưng chẳng thể bỏ ngôn thuyết văn tự mà được diễn thuyết”. Kinh nói: “Biết pháp chẳng do ngôn, người khéo diễn tả ở nơi vô ngôn, mà hiển bày ngôn thuyết, như tiếng vang khắp nơi”. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tất cả chư Phật ra diệu âm thanh, vì chúng sanh làm Phật sự; tất cả chư Phật tịch lặng vô ngôn cũng vì chúng sanh làm Phật sự”. Nên biết một nói, một nín, một động, một tịnh của Phật đều là dẫn dắt chúng sanh đạt đến chỗ giải thoát, như thầy thuốc tùy bệnh cho thuốc, chỉ cần hết bệnh tức là toa thuốc hay, đâu cần phân biệt lộc nhung hay cứt bò!

Xưa nay các Tổ sư Thiền tông như ngài Đạo Tín, Huệ Năng, Đạo Nhất, Bá Trượng, Đại Châu, Lâm Tế, Tuyết Phong, Tuyết Đậu… dù gắn cái bảng hiệu “chẳng lập văn tự”, nhưng đều có pháp ngữ và tác phẩm lưu hành trên đời, chẳng phải hoàn toàn phế bỏ văn tự. Nên biết nói “chẳng lập văn tự” là muốn chỉ rõ tìm Phật tánh trong văn tự bất khả đắc, người tu hành chớ nên đọa vào vọng tưởng văn tự mà bị văn tự trói buộc, nếu cứ chấp thật sự chẳng lập văn tự thì nghịch với bản ý của Phật với Tổ vậy.

Kinh Pháp Bảo Đàn nói: “Kẻ chấp Không lại báng kinh rằng, trực ngôn chẳng dùng văn tự; đã nói chẳng dùng văn tự thì con người cũng chẳng nên ngôn ngữ, vì ngôn ngữ tức là tướng của văn tự”. Lại nói: “Trực đạo chẳng lập văn tự, đâu dè hai chữ chẳng lập cũng là văn tự, thấy người có lời nói, liền báng họ là dính mắc văn tự. Các ngươi nên biết, tự mê còn đỡ, lại báng kinh Phật, chớ nên báng kinh, tội chướng vô số kể”.

Tổ Đình Sự Uyển có nói: “Chư Tổ truyền pháp, ban sơ tu hành gồm tam tạng giáo thừa, sau tổ Đạt Ma chuyên truyền Tâm ấn, phá chấp giáo để hiển Tông (Thiền), gọi là giáo ngoại biệt truyền, chẳng lập văn tự, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật. Nhưng đối với sự chẳng lập văn tự, người hiểu lầm rất nhiều, thường cho là bỏ cả văn tự, lấy im lặng tĩnh tọa làm Thiền, ấy là con dê câm của Thiền môn. Vả lại muôn pháp lăng xăng, đâu chỉ là văn tự chẳng lập thôi! Họ chẳng biết đạo tức phải thông, sao lại cố chấp nơi một gốc!”

Nên người thông thạo ngay nơi văn tự mà văn tự bất khả đắc, đối với văn tự như thế, đối với các pháp khác cũng vậy, hễ kiến tánh thành Phật là xong, đâu đợi bỏ văn tự mới xong!

Cho nên văn tự dù thuộc về tương đối, nếu được nương ngón tay mà thấy mặt trăng thì văn tự chưa từng chẳng có công dụng, nếu được minh tâm kiến tánh, chứng nhập Nhất hạnh, nhất tướng Tam muội thì ngay nơi văn tự tức là Thật tướng, tương đối biến thành tuyệt đối; nếu chấp ngón tay là mặt trăng thì văn tự chưa từng là chẳng hại.

Tam tạng mười hai bộ kinh là do Phật Thích Ca giả lập, cũng do Phật phủ định; giả lập là vì độ chúng sanh, phủ định là vì khỏi làm hại chúng sanh. Nếu giả lập mà chẳng thể phủ định thì chẳng phải là Phật; nếu phủ định mà chẳng thể giả lập cũng chẳng phải là Phật. Vì hay giả lập cũng hay phủ định. Cho nên Phật pháp mới được viên dung vô ngại, thuần túy trọn vẹn mà chẳng có chỗ khuyết điểm.

Phật từng thuyết “Vô thường, Khổ, Không, Vô ngã” rồi ngay đó phủ định liền; Phật từng thuyết “Tứ Đế, Thập Nhị Nhân Duyên” rồi cũng ngay đó phủ định liền, nói giả, chẳng thật, bất khả đắc. Phật thuyết pháp như thế mới chẳng kẹt nơi danh tướng, dẫn dắt vào nơi tuyệt đối mà chẳng có gì cả. Hoặc có người muốn dựa theo kinh điển pháp môn để vấn nạn Phật, mà chẳng biết những kinh điển nhưng pháp môn đó Phật đã mỗi mỗi tự phủ định rồi! Phật vừa nói liền phá, cho đến chẳng lưu lại một chữ, chẳng còn dấu tích để tìm thì đâu còn gì để cho họ chỉ trích ư! Nên người vấn nạn muốn báng Phật, cũng như dùng ngón tay đánh hư không, như ngước mặt phun nước miếng lên trời, mong chẳng tự làm nhơ cho người cũng chẳng được. Được hiểu như thế rồi mới có thể học Phật tham thiền.

2- SỰ KHÁC BIỆT CỦA TÔNG MÔN VÀ GIÁO MÔN.

Tông môn, giáo môn phân ra riêng biệt bắt đầu từ Trung Quốc căn cứ nơi kinh Lăng Già. Phật bảo: “Đại Huệ! Tất cả Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát, có hai thứ tướng thông: gọi là Tông thông và  Thuyết thông. Nói Tông thông là do tự mình chứng đắc tướng thắng tiến, xa lìa ngôn thuyết văn tự vọng tưởng, rồi ngộ nhập Tự Tướng Tự Giác Địa nơi giới vô lậu, xa lìa tất cả giác tưởng hư vọng, hàng phục tất cả bọn ma đạo, do tự giác phát huy ánh sáng, ấy là tướng tông thông. Thế nào là tướng Thuyết thông? Nói thuyết đủ thứ giáo pháp nơi chín bộ Kinh, lìa các tướng đồng, dị và có, không, dùng phương tiện tinh xảo để tùy thuận chúng sanh, ứng cơ thuyết pháp khiến được độ thoát, ấy gọi là Tướng thuyết thông. Đại Huệ! Ngươi và các Bồ tát nên tu học.

Phật nói “Tông thông” là pháp Thiền thực tiễn do mình tự tham tự chứng; nói “Thuyết thông” là Pháp sư giảng giáo lý, thuyết pháp tự tại, chẳng lìa tự tánh, chẳng đọa nhị biên. Một là trực tiếp, một là gián tiếp; một do tâm hành, một do khẩu thuyết, đức Phật hoằng pháp lợi sanh, đại khái chẳng ra ngoài hai lối này. Hai thứ phương pháp dù chẳng đồng, nhưng mục đích cuối cùng chỉ là một, nếu xét kỹ lại thì tông chẳng lìa giáo, giáo chẳng lìa tông, xưa nay Tông môn dù nói chẳng lập văn tự, chẳng trọng kinh điển, nhưng Thế Tôn sau khi niêm hoa thị chúng rồi liền nói: “Ta có Chánh pháp nhãn tạng, Niết bàn diệu tâm, Thật tướng vô tướng, Vi diệu pháp môn, Chẳng lập văn tự, Giáo ngoại biệt truyền, Chỉ thẳng tâm người, Thấy tánh thành Phật”. Tám câu này tức là ngôn ngữ, tức là giáo lý, cho đến tổ Đạt Ma lấy kinh Lăng Già truyền cho ngài Huệ Khả, ngũ tổ Hoằng Nhẫn lấy kinh Kim Cang truyền thọ ngài Huệ Năng, Tứ Tổ có Pháp ngữ, Lục Tổ có Pháp Bảo Đàn, ấy đều chứng tỏ tông chẳng lìa Giáo vậy.

Lại như trong giáo điển Hoa Nghiêm, Niết Bàn, Viên Giác, Lăng Nghiêm, Kim Cang, Lăng Già đều trực thị tông chỉ chẳng lìa Pháp thân, ấy đều chứng tỏ Giáo chẳng lìa Tông vậy. Nên Chứng Đạo Ca nói: “Tông cũng thông, Thuyết cũng thông. Định, Huệ sáng tròn chẳng kẹt Không”, chúng sanh đời mạt pháp chẳng rõ ý chỉ này, vì tiên nhập làm chủ, nên ít người thông suốt, lại mỗi mỗi tự lập cửa ải, bài xích lẫn nhau, kẻ học Thiền thì chấp Tông mà đè Giáo, kẻ học Giáo thì chấp Giáo mà khinh Tông. Thật ra Tông lìa Giáo thì đọa nơi rỗng không, Giáo lìa Tông thì thành ra tạp loạn; Tông với Giáo như hai bánh của xe, chẳng thể phế bỏ bánh xe nào.

Hành giả Tông môn dụng công tham thiền, ngoài việc thân cận Thiện tri thức, hiểu rõ phương pháp dụng công đứng đắn, vẫn cần biết rõ cảnh giới chẳng đồng của bốn thừa và sự khác nhau của phương pháp dụng công, mới chẳng lầm nhận cho Tiểu thừa là Đại thừa, lạc vào lối tẻ, chẳng thể đạt đến minh tâm kiến tánh.

Muốn rõ bốn thừa cũng nên xem kinh điển giáo lý; người học giáo lý đã rõ bốn thừa rồi, cần phải chơn tham thật chứng mới được minh tâm kiến tánh. Nếu chẳng minh tâm kiến tánh, dù kinh điển văn tự chứa đầy bụng, biện tài như suối chảy, ngòi bút viết ra muôn ngàn văn chương, với bản thể của Phật tánh đều chẳng dính dáng, thậm chí hiểu lầm ý Phật, tự ý phát huy để di hại cho kẻ hậu học.

3- ĐẠI Ý CỦA BỐN THỪA.

Chữ Phật còn thuộc giả danh, huống là bốn thừa ư! Nhưng đức Phật đại bi cứu thế, phương tiện độ sanh, vì tùy căn cơ sâu cạn của chúng sanh nên giả thiết đủ thứ ngôn giáo pháp môn dùng để tu tập, theo thời ứng cơ, tùy nghi lập giáo, như lương y trị bệnh, tùy bệnh cho thuốc, nên có những thí dụ như xe dê, xe nai, xe trâu (tam thừa) và hóa thành (nửa đường), Bửu sở (quả Phật)… Khổ tâm ấy thật là chiếu sáng muôn đời.

Tất cả pháp có thể nói ra đều thuộc về tương đối; pháp tương đối phải tùy theo không gian và thời gian mà biến đổi, vốn chẳng thật thể. Nên đức Phật thuyết pháp vừa thuyết liền phá, ban sơ Phật đã từng vì chúng sanh thuyết diệu lý của Chơn như Pháp thân, ý chỉ huyền ảo vi diệu, chúng đều bỏ đi, rồi trở lại thuyết pháp môn Tiểu thừa, người nghe mới tin được. Đến khi đồ chúng tu Tiểu thừa đã quen thuộc, ham thích Thiền vị, chỉ tự độ thân mình, Phật lại quở rằng: “Đây vẫn chưa cứu cánh, chưa lìa hẳn sanh tử, nên tu Trung thừa”. Đồ chúng mới chuyển tu Trung thừa, đạt nơi ngã, pháp đều Không. Phật lại quở rằng: “Đây vẫn chưa cứu cánh, tập khí từ vô thỉ chưa sạch, cũng còn biến dịch sanh tử, nên tu Đại thừa”. Từ đó chúng mới chuyên tu pháp Đại thừa, đến khi căn cơ thuần thục, Phật mới trực thị pháp Tối thượng thừa, kẻ tu hoát nhiên đại ngộ, thấu triệt bản tâm chẳng sanh chẳng diệt, chẳng biến chẳng khác, sẵn sàng viên mãn, chẳng do tạo tác, mới biết phi tâm, phi Phật, phi vật, cuối cùng chẳng có pháp nào để đắc, nói “Pháp môn” chỉ là nói suông, nói “bốn thừa” đều là hý luận, khi ấy mới tin Phật nói “Chẳng thuyết một chữ, chẳng đáp một chữ” là chẳng phải cố ý bày đặt sự huyền bí.

Nay lược thuật cảnh giới bốn thừa như sau:

TIỂU THỪA: Cũng gọi là Thanh văn thừa, do nghe thanh giáo của Phật mà ngộ lý Tứ Đế, đoạn dứt Kiến hoặc, Tư hoặc, chứng nhập Niết bàn Tiểu thừa, ấy là lối tu hạ căn trong đạo Phật. Kinh Thắng Man Bửu Quật rằng: “Hai chữ Thanh văn là kẻ hạ căn theo giáo lập nên, thanh tức là Giáo vậy”.

Pháp môn Tứ Đế của thừa Thanh văn sở tu tức là khổ, tập, diệt, đạo. Khổ là cái quả của thọ báo, tập là cái nhân chiêu quả, diệt là đắc quả tịch diệt, đạo là lối tu để đoạn trừ cái nhân chiêu quả. Nói một cách khác, tu theo Tứ Đế tức là biết Khổ đoạn Tập, mộ Diệt tu Đạo; Đế là ý nghĩa xác thật. Cách tu của họ là đoạn dứt công dụng của lục căn, lắng tâm tĩnh lự, cho đến chỉ còn một chút niệm trong sạch, ấy là cảnh giới của Tiểu thừa đạt đến, quả cùng tột gọi là A la hán.

Động cơ của người tu Tiểu thừa là nhàm chán phiền não sanh tử mà cầu thanh tịnh Tịch diệt, cho rằng trong linh tánh vốn chẳng có phiền não, tất cả khổ đều do lục căn chiêu tập mới có, nên muốn được sự vui thanh tịnh tịch diệt chỉ có tu đạo làm cho công dụng của lục căn dừng lại, chẳng sanh tác dụng chiêu tập, mắt chẳng thấy, tai chẳng nghe, mũi chẳng ngửi, lưỡi chẳng nếm, thân chẳng xúc, ý chẳng tưởng, công dụng của lục căn đã dứt sạch, sáu cửa đã đóng kín, trong linh tánh chỉ còn một niệm thanh tịnh, tịch tịnh an lạc, ấy là đạo quả sở chứng của Tiểu thừa. Nhưng lục căn dù tạm dứt, mà một niệm thanh tịnh chưa được buông bỏ, ắt chẳng phải cứu cánh.

TRUNG THỪA: cũng gọi là Duyên giác thừa, do quán nhân duyên mà ngộ đạo. Xưa nay xưng Bích chi phật, dịch nghĩa là Độc giác. Pháp môn của Trung thừa là Thập Nhị Nhân Duyên, tức vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Thập nhị chi (mười hai nhánh) này bao gồm quá khứ, hiện tại, vị lai, tâm thế nhân quả tuần hoàn chẳng dừng. 

Ở đây Vô minh là nhất niệm vô minh, cũng gọi là tánh nhất niệm vọng động, chẳng phải vô thỉ vô minh, vì bất giác khởi niệm, bèn sanh ra đủ thứ phiền não, tạo đủ thứ thiện ác nghiệp, gọi là Hành, hai chi này là nhân đời trước. Thức là nghiệp thức như thân trung ấm bị lôi kéo mà đến đầu thai; Danh sắc là lúc ở trong thai sắc thân chưa thành, tứ ấm Thọ, Tưởng, Hành, Thức chỉ có tên gọi, chưa có thật chất; Lục nhập là nói ở trong thai lục căn đã hoàn thành, là chỗ sở nhập của lục trần; Xúc là sau khi sanh ra, lục căn tiếp xúc lục trần; Thọ là lãnh thọ các cảnh giới thuận nghịch, năm chi này là quả đang thọ ở đời này. Ái là đối với cảnh trần có sở ái; Thủ là chấp thủ việc mình ham muốn; Hữu là có quyền sở hữu, cho mình được tùy ý chi phối, ba chi này là nhân sở đắc của đời này, đời này tạo nghiệp nhân thì đời sau báo ứng nghiệp quả. Sanh là tùy theo sự gieo nghiệp nhân thành chủng tử để thọ sanh nơi kiếp sau. Lão tử là kiếp sau đã có sanh, ắt phải có lão tử, hai chi này là quả báo phải thọ ở đời sau. Ấy là đại khái của Thập Nhị Nhân Duyên.

Kẻ tu pháp Trung thừa quán xét chúng sanh trong tam thế đều bị Thập Nhị Nhân Duyên chi phối, mà Thập Nhị Nhân Duyên thì nương nhất niệm vô sanh khởi, cho rằng Tiểu thừa chưa thể phá nhất niệm này, nên chưa đạt cứu cánh, nếu được đoạn dứt nhất niệm này thì vượt ra ngoài tam thế, liễu thoát sanh tử.

Nên cách dụng công của họ là muốn quét sạch nhất niệm vô minh, đạt đến cảnh giới mênh mông trống rỗng chẳng có gì cả, tự cho đã chứng Niết bàn, chẳng biết đã lọt vào vô thỉ vô minh. Cảnh giới trống rỗng chẳng có chi cả, cũng gọi là “Không chấp”, linh tánh ám muội, chẳng khác gì gỗ đá! Huống chi nhất niệm vô minh dù tạm dừng, nếu bị kích thích vẫn có thể nổi lại, nên sở chứng của Trung thừa vẫn chưa cứu cánh.

ĐẠI THỪA: Cũng gọi là Bồ tát thừa, pháp sở tu là sáu Ba la mật, cũng gọi là Lục độ. Sáu Ba la mật là: Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền na, Bát nhã. Người tu Đại thừa gọi là Bồ Đề Tát Đỏa, Bồ đề dịch là Giác, Tát đỏa dịch là Hữu tình. Ý là giác ngộ chúng sanh hữu tình, gọi tắt là Bồ tát, tức là chúng sanh phát đại tâm Bồ đề, lấy tâm Bồ đề làm thể để tự độ; lấy tâm Đại bi làm dụng để độ tha, tự tha kiêm lợi, nên xưng Đại thừa. Phẩm Thí Dụ trong kinh Pháp Hoa rằng: “Nếu có chúng sanh nơi Phật Thế Tôn nghe pháp tín thọ, tinh tấn tu hành, cầu Nhất thiết trí, Phật trí, Tự nhiên trí, vô sư trí, Vô sở úy, dùng sức tri kiến của Như lai thương xót vô lượng chúng sanh, độ thoát tất cả trời, người đều được lợi ích an lạc, ấy gọi là Đại thừa.

Lục độ bao gồm tam học Giới, Định, Huệ, mà lấy pháp Thiền na làm chủ yếu để dụng công, người tu Đại thừa biết nhất niệm vô minh chẳng thể phá, nên lợi dụng nhất niệm vô minh để phá tan vô thỉ vô minh mà được kiến tánh, ấy là phương pháp dùng tướng cướp (nhất niệm vô minh) để bắt vua cướp (vô thỉ vô minh) vậy.

TỐI THƯỢNG THỪA: Cũng gọi là Phật thừa, khi đã minh tâm kiến tánh, hiển hiện Phật tánh chơn như, phát huy diệu lý tuyệt đối, chỉ có kẻ chứng với kẻ chứng mới biết nhau được. Nên Thế Tôn niêm hoa, Ca Diếp mỉm cười; Ca Diếp giơ tay, A Nan hiệp chưởng, dùng tâm ấn tâm, khế hợp ăn khớp, trình bày trước mắt, chẳng nhờ ngôn thuyết, là pháp tối cao cùng tột, chẳng còn gì hơn nữa, ấy gọi là Tối thượng thừa thiền.

Tiểu thừa đoạn lục căn, Trung thừa đoạn nhất niệm vô minh, Đại thừa đoạn vô thỉ vô minh, Tối thượng thừa trực chỉ Chơn như Phật tánh, đây là đại ý của bốn thừa. Kinh Pháp Bảo Đàn nói: “Pháp chẳng bốn thừa, do tâm người tự có sai biệt mà hình thành; thấy, nghe, đọc, tụng là Tiểu thừa; hiểu nghĩa ngộ pháp là Trung thừa; y pháp tu hành là Đại thừa; vạn pháp đều thông, vạn pháp sẵn sàng, tất cả chẳng nhiễm, lìa chư pháp tướng, trọn vô sở đắc, gọi là Tối thượng thừa”. Thế thì, đại ý của bốn thừa đã rõ ràng.

Triệu Châu hòa thượng nói: “Ta Chẳng thích nghe một chữ Phật”, còn nói: “Hễ lão Tăng niệm Phật một tiếng thì phải súc miệng ba ngày”. Nếu thấu rõ lời này thì chẳng bị bốn thừa trói buộc.
 
 

Xem Tiếp: Trang 02-2

c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

hạt say dam nhat thoi Làm sao biết chứng hiếu động thái quá Kẹo nhai nicotine không tốt cho sức khỏe Nhân sâm có tác dụng điều trị cảm già hay nhin sau vao cuoc song nhu no dang la Háºnh sau phap tao nen su hoa hop trong doi song cong đau Đèn huỳnh quang giúp tăng giá trị dinh phà phat tu va van de thien năng ceo vc corp thien de hanh phuc chan thuc c Đạo Chú đại bi GiÒ Chuyến nhung hinh anh dang nho tai khoa tu mua he 2013 Giai nhin thau la tri hue chan that phan 1 nhá lịch và  chùa long hòa Chư thien chanh niem nghiệp 10 nghiep lanh mang lai phuoc duc Món chay tháng giêng Chính thức khai trương Việt chay thien chua tri than tam 5 tan o thai lan mạt tức hương lá ƒ nguoi yeu rot cuoc la ai Hoạ Nguyện mừng Hãy những lời sám hối của con tới mẹ kho de Rau cải xào nấm nu dien vien tre xuat gia gieo duyen mot thang NhÒ Học cha me dung lo chung con se thi tot ma Diễn L廕