c
c
Lời Ðầu Sách
Lược Khảo
Phẩm 1
Phẩm 2
Phẩm 3
Phẩm 4
Phẩm 5
Phẩm 6
Phẩm 7
Phẩm 7 (Tiếp Theo)
Phẩm 7 (Tiếp Theo)
Phẩm 8
Phẩm 9
Phẩm 10
Phẩm 10(Tiếp Theo)

 

c
PHÁP BẢO ÐÀN KINH
Giảng Giải
Thiền Sư Thích Thanh Từ
GIẢNG 1



Phẩm thứ bảy nói về Cơ Duyên tức là cơ duyên của Tổ hóa độ.

Tổ từ được pháp ở Huỳnh Mai, về đến Thiều Châu, thôn Tào Hầu, mọi người đều không biết. Có một nho sĩ là Lưu Chí Lược kính trọng Ngài lắm. Chí Lược có người cô làm Ni tên là Vô Tận Tạng, thường tụng kinh Ðại Niết-bàn, Tổ nghe qua liền biết được diệu nghĩa, mới vì cô Ni giải nói. Ni mới cầm quyển kinh hỏi chữ. Tổ bảo: "Chữ thì không biết, nghĩa tức mời hỏi."

Cô Ni nói: "Chữ còn không biết, sao có thể hiểu nghĩa ?"

Tổ bảo: "Diệu lý của Chư Phật chẳng có quan hệ đến văn tự."

Cô Ni kinh lạ mới bảo khắp hàng kỳ đức (người lớn tuổi có đức) trong thôn rằng: "Ðây là hàng tu sĩ có đạo, nên thỉnh cúng dường."Khi ấy có cháu bốn đời của Ngụy Võ Hầu tên là Tào Thúc Lương và dân cư trong làng đua nhau đến chiêm lễ Tổ. Khi ấy chùa cổ Bảo Lâm, từ cuối đời Tùy bị binh lửa làm tàn phế, mới y nơi nền cũ dựng lại ngôi chùa, mời Tổ trụ trì ở đó, không bao lâu thành một ngôi chùa rất trang nghiêm. Tổ ở đó hơn chín tháng lại bị bọn ác đuổi theo, Tổ bèn trốn đến trước núi, bị họ phóng hỏa, đốt cỏ cây, Tổ ẩn thân vào trong kẹt đá được khỏi, trên đá ngày nay dấu Tổ ngồi kiết già và vết nếp y của Tổ vẫn còn, nhân đó gọi là hòn đá tị nạn. Tổ nhớ Ngũ Tổ dạy đến Hoài và Hội dừng ẩn, Ngài mới ẩn ở hai ấp ấy. 

Ðó là giai đoạn Ngài cònđanglánhnạn, người ta theo đuổi kiếm để tiêu diệt Ngài, cũng là lúc Ngài nói kinh Ðại Niết-bàn choNi côVô Tận Tạ?g nghe.

Ðến giai đoạn Tổ vào ở chùa và công khai truyền bá.

Thiền sư Pháp Hải:

Tăng Pháp Hải, người quê ở Khúc Giang, Thiều Châu, ban đầu đến tham vấn Tổ, hỏi rằng "Tức tâm tức Phật, cúi xin Ngài chỉ dạy." Tổ bảo: "Niệm trước chẳng sanh tức tâm, niệm sau chẳng diệt tức Phật, thành tất cả tướng tức tâm, lìa tất cả tướng tức Phật, nếu tôi nói cho đủ, cùng kiếp cũng không hết. 

Niệm trước đã chẳng sanh thì làm sao có niệm sau, mà nói niệm sau chẳng diệt. Ðúng ra phải hiểu như thế này: Tâm trước không sanh, sau không diệt, tâm đó tức là Phật. Còn tâm niệm niệ? sanh diệt, đó không phải là Phật. Tâm nghĩ lành, tâm nghĩ thiện, thì niệm thiện đó có phải là Phật chăng ? Nên biết đến chỗ cứu kính niệm thiện còn phải bỏ, cho nên nói tâm mà trước sau không dấy niệm, tâm đó tức là Phật vậy. "Thành tất cả tướng tức là tâm, lìa tất cả tướng tức là Phật.". Chữ tâm trong câu này khác hơn chữ tâm trong câu trước. Tỉ dụ như tôi nói : Ðây là cái ly, đây là chai dầu, đây là đồng hồ v.v... như vậy thì thành tướng cái ly, thành tướng chai dầu, thành tướng đồng hồ: Tức là tâm vậy. Khi nói cái ly người ta biết tướng cái ly, khi nói chai dầu người ta biết tướng chai dầu, khi nói đồng hồ người ta biết tướng đồng hồ; cái gì đặt tên ly, tên chai dầu, tên đồng hồ ? Ðó là tâm. Tâm này là tâm sanh diệt là tâm an danh cho tất cả tướng, nên nói "thành tất cả tướng tức là tâm". "Lìa tất cả tướng tức là Phật." Tâm mà không dính các tướng, tâm đó mới là Phật. Cho nên nói: Thành tất cả tướng là tâm, đó là tâm sanh diệt, còn lìa tất cả tướng thì tâm đó mới là Phật.

Hãy lắng nghe tôi nói kệ:

Tức tâm danh tuệ,

Tức Phật nãi định,

Ðịnh tuệ đẳng đẳng,

Ý trung thanh tịnh.

Ngộ thử pháp môn,

Do nhữ tập tánh,

Dụng bổn vô sanh,

Song tu thị chánh."

Tức tâm là tuệ, tức là cái tâm không sanh không diệt mà liễu tri, tâm đó là tuệ. Tâm liễu tri đó không bị dấy động, không chạy theo cảnh, đó là định. Tâm hằng định hằng tuệ, tâm đó tức là Phật. Tâm hằng liễu tri mà không động, tâm đó là Phật: Tức tâm tức Phật là vậy. Hằng liễu tri mà không động gọi là định tuệ song tu. Nếu ngồi chú tâm vào một cảnh nào cho được định, rồi từ định phát sáng ra gọi là tuệ, đó là định tuệ khác biệt. Còn ở đây Lục Tổ dạy định và tuệ đồng thời không có hai, không có cách biệt.

Ngài Pháp Hải ngay lời đó liền đại ngộ, làm bài kệ tán thán:

"Tức tâm nguyên thị Phật,

Bất ngộ nhi tự khuất,

Ngã tri định tuệ nhân,

Song tu ly chư vật."

Bài kệ này cho chúng ta thấy ngài Pháp Hải đã ngộ. Tức tâm nguyên là Phật, vì không ngộ nên tự thối khuất, tự lui, tự khinh mình, cho mình là dở nên nói: Thôi mình là chúng sanh, bao giờ thành Phật ! Nhưng không ngờ chính tâm mình là Phật. Bây giờ con hiểu được cái nhân định tuệ rồi, định là tâm không động, tuệ là hằng liễu tri; con hiểu được điều này rồi, nên đồng tu định tuệ lìa các vật. Như vậy là Ngài đã ngộ, đã được vào nhà của Tổ rồi.

Thiền sư Pháp Ðạt:

Tăng tên là Pháp Ðạt, người ở Hồng Châu, xuất gia lúc bảy tuổi, thường tụng kinh Pháp Hoa, đến lễ Tổ mà đầu không sát đất. Tổ mới quở: "Lễ mà đầu không sát đất, chi bằng đừng lễ, trongtâm ông ắt có mộ?vật, vậyôngchứachất sự nghiệp gì ?"

Pháp Ðạt thưa:"Tôi tụng kinh Pháp Hoa đã đến ba ngàn bộ."

Nếu chúng ta tụng kinh Pháp Hoa đến ba ngàn bộ chắc lạy đầu không sát đất ! Tại sao lạy đầu không sát đất, vì là lễ gượng chớ không tin người mình lạy có phước hơn mình, cho nên lễ mà chưa thật kính.

Tổ bảo: "Nếu ông tụng đến muôn bộ, được ý kinh mà chẳng cho là hơn, ắt cùng với ta sánh vai, nay ông mang sự nghiệp này, trọn không biết lỗi, nghe ta nói kệ:

Lễ bản chiết mạn tràng, Ðầu hề bất chí địa, Hữu ngã, tội tức sanh, Vong công, phước vô tỉ."
Lễ là cốt chặt cờ ngã mạn, tại sao đầu không sát đất ? Có ngã thì tội liền sanh, quên công thì phước vô tỉ. Tổ dạy: Nếu ông tụng kinh đến muôn bộ, hiểu rõ ý kinh mà không thấy mình hơn thiên hạ, đó là bằng với ta. Nếu ông tụng kinh đến ba ngàn bộ mà thấy hơn người, là ông mang sự nghiệp lỗi lầm mà không biết. Như vậy chúng ta mới thấy người ngồi nhận cho người ta lễ là vì người học đạo, muốn cho họ tăng trưởng phước đức, dẹp trừ bản ngã, vì ngã là gốc của tội lỗi. Vì vậy trước người có đức hạnh hơn mình mà không kính không lễ, tỏ ra mình ngã mạn thì tội lỗi khi nào mới hết ! Người ngồi nhận lễ là tạo cơ duyên cho người học đạo dẹp trừ bản ngã, chớ có sung sướng lợi ích chi đâu. Nhiều người không hiểu nói ngồi cho người ta lễ coi bộ hãnh diện, sự thật đó chỉ là vì người mà thôi. Lại nữa trong khi người ta lễ, nếu mình sanh tâm tự cao tự đại đó là tổn đức, là mình có tội rồi. Cho nên khi nhận lễ mình phải nhiếp tâm nhiếp niệm, chỉ vì lợi ích cho người học đạo mà thôi. Vì thế Tổ bảo: Lạy là cốt chặt cờ ngã mạn, nếu lạy mà đầu không sát đất tức là lạy mà còn thấy mình hơn, thì lạy làm chi ! Tổ dạy tiếp: "Có ngã thì tội liền sanh, quên công thì phước vô tỉ." Người tu vừa có ngã là có tội, nếu quên công của mình thì phước không biết bao nhiêu mà kể. Nhưng người tu hiện nay nếu được chút công liền khoe : Năm nay tôi ăn chay trong một tháng được mười ngày, hay là mỗi đêm tôi tụng được một phẩm Pháp Hoa, như vậy trong mấy năm nay tôi tụng tất cả là bao nhiêu quyển v.v... Như vậy có gọi là quên công chăng ? Cho nên chúng ta tu mà vướng vào hình thức, càng vướng hình thức chừng nào thì ngã càng to chừng nấy; người tu nhiều, ngã lớn, là tại chỗ đó. Tu niệm Phật cũng vậy, tính chuỗi để hơn người. Mỗi ngày niệm được bao nhiêu chuỗi thì ghi vào sổ, đến cuối năm đem hoa sen đến để Thầy phết đỏ, rồi so sánh với bạn bè xem ai được nhiều phết đỏ hơn v.v... Người tu mà nặng về hình thức cho mình tu cao hơn người, nên càng tu thì ngã càng to. Có ngã là si, bởi vì thân là tướng duyên hợp hư giả, các tâm niệm là bóng dáng của sáu trần hư giả, thân và tâm đều là hư giả, mà chúng ta tô điểm cho nó to lên, chẳng phải si là gì ? Ví dụ như có một khúc gỗ mục, có người chạm giống hình người, lại phết sơn lên cho dễ coi, có người đi ngang thấy và khen: Chà người này đẹp quá! Rồi đemvòng vàng đến đeo vào để tô điểm cho người đẹp. Ðó là tỉnh hay mê ? Khúc gỗ mục mà không biết, lại cho là người, đó là cái lầm thứ nhất. Lại tô điểm vòng vàng cho nó, đó là cái lầm thứ hai. Cũng như vậy, thân là tướng duyên hợp hư giả mà không biết, là lỗi thứ nhất. Còn chấp tu nhiều phước lớn hơn người, là lỗi thứ hai... Cho nên người tu phải hiểu thật rõ thì việc tu mới không vướng kẹt. Chúng ta tu cũng giống như ngài Pháp Ðạt vậy, chỉ nhớ mình tụng được rất nhiều bộ kinh, nên đến với ai cũng ngưỡng đầu. Như ngài Pháp Ðạt biết Tổ là lớn thì rán lạy, chớ ngầmtrong bụng khôngnhậnTổhơn mình, cho nên bị Tổ quở. Tổ lại hỏi: "Ông tên gì ?" Pháp Ðạt thưa: "Tên Pháp Ðạt."

Tổ bảo: "Ông tên Pháp Ðạt mà đâu từng đạt pháp." Lại nói bài kệ:

"Nhữ kim danh Pháp Ðạt, Cần tụng vị hưu yết, Không tụng đãn tuần thanh, Minh tâm hiệu Bồ-tát.

Nhữ kim hữu duyên cố,

Ngô kim vị nhữ thuyết,

Ðãn tín Phật vô ngôn,

Liên hoa tùng khẩu phát."

Phật là chỗ vô ngôn, tin được như vậy thì hoa sen từ miệng phát. Tâm mà trước không sanh, sau không diệt, tâm đó có nói gì đâu, vừa có lời nói là duyên theo tâm sanh diệt rồi. Cho nên không dấy niệm thì không có ngôn từ, có dấy niệm thì thành tiếng nói thì thầm bên trong, hoặc phát ra thành ngôn từ nơi miệng. Vì vậy tất cả ngôn thuyết là do dấy niệm mà ra, nên Tổ nói : Nếu tin Phật vô ngôn thì hoa sen từ miệng phát. Chúng ta hiện nay lấy việc tụng bằng ngôn ngữ cho là đạo, như vậy tụng kinh chỉ theo tiếng suông thôi, thì bao giờ thấy được tâm thật của mình ! Ngài Pháp Ðạt nghe kệ hối hận, tạ lỗi thưa: "Từ nay về sau con sẽ khiêm cung đối với tất cả. Ðệ tử tụng kinh Pháp Hoa mà chưa hiểu được nghĩa kinh, tâm thường có nghi, Hòa thượng là bậc trí tuệ rộng lớn, cúi mong lược nói nghĩa lý trong kinh." Tổ bảo: " Pháp Ðạt, pháp tức rất thâm đạt mà tâm ông chẳng đạt, kinh vốn là không nghi mà tâm ông khởi nghi. Ông tụng kinh này, lấy cái gì làm tông ?"

Pháp Ðạt thưa: "Học nhân căn tánh ám độn, từ trước đến nay chỉ y văn mà tụng niệm, đâu có biết tông thú."

Tổ bảo: "Tôi không biết chữ, ông thử lấy kinh tụng một biến, tôi sẽ vì ông giải nói."

Pháp Ðạt liền to tiếng tụng kinh, đến phẩm Thí Dụ, Tổ bảo: "Dừng !" 

Thôi nghe bao nhiêu đó đủ rồi ! Tổ nghe đến phẩm Thí Dụ là được ba phẩm: phẩm Tự, phẩm Phương Tiện và phẩm Thí Dụ.

Kinh này nguyên lai lấy nhân duyên ra đời làm tông, dù nói nhiều thứ thí dụ cũng không vượt qua chỗ này. Sao là nhân duyên ? Kinh nói chư Phật Thế Tôn chỉ có một đại sự nhân duyên mà xuất hiện ở đời, một đại sự đó là tri kiến Phật. Người đời do mê bên ngoài nên chấp tướng, mê bên trong nên chấp không.

Vì mê bên ngoài cho sự vật là thật, sự vật do duyên hợp không thậ? mà thấy là thật nên chấp tướng này đẹp, tướng kia xấu, tướng này lớn, tướng kia nhỏ; mê bên trong nên chấp không, vì không hiểu được tâm tánh của mình cho rằng tâm tánh không có, nghĩa là không có cái tâm chân thật.

Nếu hay nơi tướng mà lìa tướng, nơi không mà lìa không thì trong ngoài chẳng mê, nếu ngộ được pháp này, một niệm tâm khai, ấy là khai Tri kiến Phật.

Phật là gì ?

Phật tức là giác, phân làm bốn môn: 

- Khai giác tri kiến (hay khai Phật tri kiến) tức là khai cái tri kiến giác của mình.

-Thị giác tri kiến tức là chỉ cái giác tri kiến.

- Ngộ giác tri kiến.

- Nhập giác tri kiến.

Nếu nghe khai thị liền hay ngộ nhập tức là giác tri kiến, chân tánh xưa nay mà được xuất hiện. Ông dè dặt chớ hiểu lầm ý kinh, nghe trong kinh nói khai thị ngộ nhập rồi tự cho là Tri kiến của Phật, chúng ta thì vô phần. Nếu khởi cái hiểu này tức là chê bai kinh, hủy báng Phật vậy. Phật kia đã là Phật rồi, đã đầy đủ tri kiến, cần gì phải khai nữa. Nay ông phải tin Phật tri kiến đó chỉ là tự tâm của ông, lại không có Phật nào khác

Khai thị là Phật khai thị tức là mở chỉ cái giác tri kiến, ngộ nhập là chúng ta ngộ nhập cái giác tri kiến. Bản tánh của mình sẵn có từ xưa đến nay, cái chân tánh đó liền được xuất hiện. Ông dè dặt chớ hiểu lầm ý kinh, nghe trong kinh nói "khai thị ngộ nhập Phật tri kiến" rồi nói khai tri kiến của Phật, thị tri kiến của Phật, ngộ tri kiến của Phật, nhập tri kiến của Phật, còn chúng ta thì vô phần, không biết gì hết. Nếu ông hiểu như vậy là chê bai kinh, hủy báng Phật, vì Phật kia đã là Phật rồi, tức là đầy đủ tri kiến cần gì phải khai nữa. Nay ông phải tin Phật tri kiến đó chỉ là tự tâm của ông lại không có Phật nào khác. Vì chúng ta không nhận ra cái tri kiến Phật sẵn có nơi mình, cho nên Phật mới khai thị cho chúng ta ngộ và nhập cái tri kiến Phật của chúng ta; còn Phật đã đầy đủ tri kiến rồi, cần gì phải khai thị nữa.Cho nên chúng ta phải hiểu cho rõ là khai thị ngộ nhập tri kiến Phật của chính mình vậy.

Vì tất cả chúng sanh tự che phủ cái quang minh, tham ái trần cảnh, ngoài thì duyên (với ngoại cảnh), trong tâm thì lăng xăng, cam chịu lôi cuốn, liền nhọc đức Thế Tôn kia từ trong tam-muội mà dậy, dùng bao nhiêu phương tiện nói đến đắng miệng, khuyên bảo khiến các ông buông dứt chớ hướng ra ngoài tìm cầu thì cùng Phật không hai, nên nói khai Phật tri kiến.

Vì chúng ta bên ngoài thì duyên theo cảnh, trong tâm thì rối loạn lăng xăng, nên ánh sáng quang minh của chính mình bị che khuất. Vì vậy Phật dùng các phương tiện nói đến đắng miệng khô môi, khuyên dứt chúng ta không chạy ra ngoài tìm cầu, như vậy mới cùng Phật không hai, đó là khai Phật tri kiến.

Tôi cũng khuyên tất cả người nên thường khai tri kiến Phật ở trong tâm của mình. Người đời do tâm tà, ngu mê tạo tội, miệng thì lành tâm thì ác, tham sân tật đố, siểm nịnh, ngã mạn, xâm phạm người hại vật, tự khai tri kiến chúng sanh. Nếu hay chánh tâm, thường sanh trí tuệ, quán chiếu tâm mình, dừng ác làm lành, ấy là tự khai tri kiến Phật.

Như vậy khai tri kiến chúng sanh là miệng lành mà tâm dữ, rồi tham lam, tật đố, siểm nịnh, ngã mạn, hại người hại vật v.v... Còn khai tri kiến Phật là dứt ác làm lành, biết chánh tâm, thường hành trí tuệ, quán chiếu tự tâm mình.

Ông phải mỗi niệm khai tri kiến Phật, chớ khai tri kiến chúng sanh, khai tri kiến Phật tức là xuất thế, khai tri kiến chúng sanh, tức là thế gian. Nếu ông chỉ nhọc nhằn chấp việc tụng niệm làm công khóa thì nào khác con trâu ly mến cái đuôi của nó !"

Tổ bảo: Nếu ông chỉ chấp tụng kinh nhiều làm công khóa thì khác nào con trâu ly thích cái đuôi của nó. Trong sử nói: Có con trâu tên ly ngưu có cái đuôi thật dài và đẹp. Con trâu thường hay dùng cái đuôi để đuổi ruồi và muỗi, riêng con trâu ly cuốn cái đuôi nó lên mình, không dám dùng đuôi để đuổi ruồi muỗi vì sợ quất đuôi lên mình rụng lông làm mất vẻ đẹp của cái đuôi đi, vì vậy cái đuôi của nó trở thành vô dụng. Chúng ta tu cũng vậy, nếu chấp tụng kinh là công khóa cho rằng tụng tức là tu, mà không tìm hiểu ý nghĩa của kinh để ứng dụng tu hành, cũng giống con trâu ly kia vì yêu đuôi nên quấn nó trên mình, không biết dùng đuôi vào việc hữu ích.

Pháp Ðạt thưa: "Nếu vậy thì chỉ được hiểu nghĩa, chẳng cần phải tụng kinh chăng ?"

Tổ bảo: "Kinh có lỗi gì ? Ðâu có chướng ngại ông tụng, chỉ vì mê ngộ là tại người, tổn giảm hay lợi ích là do mình, miệng tụng tâm hành tức là chuyển được kinh, còn miệng tụng mà tâm không hành tức là bị kinh chuyển.

Chúng ta hiện nay là chuyển được kinh, hay là bị kinh chuyển ? Nếu chúng ta tụng kinh câu nào hiểu nghĩa câu nấy để ứng dụng tu hành, nhận được ý kinh để dùng trong các hành động và tâm niệm của mình, đó là chuyển được kinh. Còn nếu tụng kinh mà mê kinh, tụng bộ này qua bộ khác đến bỏ ăn bỏ ngủ, nghĩ rằng tụng thật nhiều là có phước, đó là bị kinh chuyển. Ða số người thời nay bị kinh chuyển mà không chuyển được kinh, cũng giống như con trâu ly yêu thích cái đuôi của nó, rồi cái đuôi trở thành vô dụng vậy.

Hãy nghe ta nói kệ đây:

Tâm mê Pháp Hoa chuyển, Tâm ngộ chuyển Pháp Hoa, Tụng kinh cửu bất minh, Dữ nghĩa tác thù gia.

Vô niệm niệm tức chánh,

Hữu niệm niệm thành tà,

Hữu vô câu bất kế,

Trường ngự Bạch Ngưu xa."

Tâm mê bị Pháp Hoa chuyển, tâm ngộ chuyển được Pháp Hoa. Tụng kinh lâu mà không hiểu rõ nghĩa, cùng với nghĩa trở thành thù, vì kinh nói một đàng, chúng ta làm một ngả. Phật nói kinh Pháp Hoa để phá tan si mê ngã chấp, và dứt hết những tham sân si. Nhưng hiện giờ kinh Pháp Hoa lại dễ làm cho người ta sanh lòng tham, lúc nào hết tiền đem kinh ra tụng, tụng cho có phước có tiền nhiều, như vậy chẳng lẽ kinh Pháp Hoa làm tăng trưởng lòng tham chúng ta sao ? Chẳng phải cùng với nghĩa trở thành thù là gì ? Thành ra kinh dạy một đàng chúng ta làm một ngả, chẳng phải là thù sao ? Thật ra vì không hiểu được nghĩa nên cùng với kinh trở thành thù. "Không niệm, niệm là chánh, có niệm, niệm là tà." Nghĩa là mỗi niệm dấy lên chúng ta duyên theo niệm là tà, niệm dấy lên buông được nó là chánh, thành ra vô niệm đó là chánh, có niệm tức là tà, đến cứu kính cả hai có và không đều chẳng chấp, mới hằng ngồi trên xe Bạch Ngưu. Xe Bạch Ngưu là gì? Khi buông cả niệm lành niệm dữ mà hằng tri hằng giác, đó tức là Viên mãn Báo thân Phật. Có niệm và không niệm đều buông hết chẳng chấp, mới hằng ngồi xe Bạch Ngưu. Pháp Ðạt nghe kệ rồi bất giác rơi lệ dầm dề, ngay lời nói liền đại ngộ và thưa với Tổ: "Pháp Ðạt từ xưa đến nay thật chưa từng chuyển Pháp Hoa mà bị Pháp Hoa chuyển." Ngài PhápÐạtbấygiờmớithútộitừ trước đến nay tụng ba ngàn bộ kinh Pháp Hoa mà chưa từng chuyển Pháp Hoa, lại rõ ràng là bị Pháp Hoa chuyển, Ngài thấy rõ cái lầm mê của mình.

Lại thưa: "Kinh nói các vị Ðại Thanh-văn cho đến Bồ-tát đều đem hết khả năng suy nghĩ cùng chung nghĩ lường cũng không thể nào đo được trí của Phật, ngày nay khiến kẻ phàm phu chỉ ngộ được tự tâm liền gọi là Tri Kiến Phật, tự chẳng phải là hàng thượng căn nên chưa khỏi nghi báng.

Ngài Pháp Ðạt thưa con thấy rõ trong kinh nói, đem tất cả trí của Thanh-văn như ngài Xá-lợi-phất và tất cả trí Bồ-tát chung họ?p lại để suy nghĩ đo lường trí tuệ của Phật cũng không bao giờ đo được. Hiện nay con là phàm phu, nếu nói con khai tri kiến Phật, con liền được tri kiến Phật, như vậy con hơn những vị Thanh-văn Bồ-tát hay sao ?

Lại kinh nói ba xe: xe dê, xe nai, xe trâu cùng với xe trâu trắng khác nhau như thế nào ? Cúi xin Hòa thượng rủ lòng từ khai thị cho."

Tổ bảo: "Ý kinh rõ ràng, ông tự mê trái. Các hạng người tam thừa không thể đo lường được trí tuệ Phật, đó là lỗi tại chỗ đo lường. Dù ông đem tất cả sự suy nghĩ mà suy xét lại càng thêm xa vời.

Chúng ta học kinh bị lầm nhiều chỗ, trong kinh nói dù cho trăm ngàn muôn ức người cùng dồn tất cả trí tuệ như Xá-lợi-phất để so lường trí Phật cũng không tới được, và dồn tất cả trí tuệ Bồ-tát so lường trí Phật cũng không tới được! Chúng ta cứ nghĩ trí Phật là cao tột, trí của Bồ-tát Thanh văn không thể tới được, chớ không ngờ lỗi tại chỗ so lường. Dù trí của tất cả Bồ-tát Thanh văn hay trí của Phật đi nữa mà so lường cũng đều không đúng với tri kiến Phật, muốn đúng với tri kiến Phật tất phải dừng những suy nghĩ so lường đó. Vì vậy Tổ bảo phải buông cả hai niệm thiện và ác mới ngồi trên xe Bạch Ngưu, tức là phải lặng tất cả niệm mới thấy tri kiến Phật, càng suy lường thì cách Phật càng xa.

Phật vốn vì phàm phu mà nói, chẳng phải vì Phật mà nói, lý này nếu chẳng tin chắc thì sẽ như những vị Thanh-văn trong hội Pháp Hoa thối tịch vậy. Ðâu chẳng biết đã ngồi trên xe Bạch Ngưu lại tìm ba xe ngoài cửa; huống là kinh văn rõ ràng nhằm ông mà nói, chỉ một Phật thừa, không có thừa nào khác; hoặc là hai, hoặc là ba cho đến vô số phương tiện, bao nhiêu nhân duyên thí dụ, ngôn từ nói về pháp ấy đều vì một Phật thừa. Ông sao chẳng tỉnh, ba xe là giả, là việc thuở xưa, một xe là thật, là việc hiện nay, chỉ dạy ông dẹp giả trở về thật, sau khi trở về thật, thật cũng không tên. Nên biết có những của báu trọn thuộc về ông, do ông thọ dụng, lại không khởi tưởng của cha, cũng không khởi tưởng của con, cũng không khởi tưởng dùng, ấy gọi là trì kinh Pháp Hoa, từ kiếp này đến kiếp khác, tay không rời quyển kinh, từ sáng đến tối không lúc nào chẳng tụng kinh." 

Tổ bảo: Ông hỏi tôi ba xe khác nhau chỗ nào để làm chi. Chủ yếu Phật nói trong kinh Pháp Hoa là một Phật thừa, là một xe Bạch Ngưu thôi, còn nói ba xe là quyền, là phương tiện. Ba xe là chuyện cũ thời xưa tạm lập, còn nhất thừa là chuyện hiện giờ, trong kinh Pháp Hoa Phật muốn chỉ dạy. Ông nên bỏ cái giả, trở về cái thật, cái thật cũng nguyên không có tên, chỉ nên biết lúc đó tất cả của báu từ ông nhận dùng, đừng khởi tưởng của cha của con, cũng không khởi tưởng dùng nữa. Bởi vì tưởng của cha là có nhân, tưởng của con là có ngã; còn có ngã có nhân, rồi còn có dùng nữa tức là còn cái thứ ba, như vậy là chưa hợp với kinh Pháp Hoa, bỏ được ba tưởng đó mới đúng với kinh Pháp Hoa. Ðược như vậy mới gọi ông là người trì kinh Pháp Hoa.

Pháp Ðạt nhờ chỉ dạy, vui mừng nhảy nhót liền nói kệ khen rằng:

Kinh tụng tam thiên bộ, Tào Khê nhất cú vong, Vị minh xuất thế chỉ, Ninh yết lụy sanh cuồng.

Dương lộc ngưu quyền thiết,

Sơ trung hậu thiện dương,

Thùy tri hỏa trạch nội,

Nguyên thị pháp trung vương.

Kinh tụng đến ba ngàn bộ, đến Tào Khê một câu liền quên hết, không còn chấp một bộ nào. Nếu chưa hiểu được ý chỉ xuất thế, thì đâu có hết được cái điên cuồng nhiều đời. Xe dê, xe nai, xe trâu là quyền lập, trước, giữa, sau là khéo nêu bày. Ai biết ngay ở trong nhà lửa nguyên là vị vua pháp. Ngay trong nhà lửa tức là ngay trong thân tứ đại, ngũ uẩn đã có ông vua pháp ngồi sẵn trong đó mà không ai biết. Chúng ta cứ tưởng khai thị tri kiến Phật là Phật ở ngoài, không ngờ ngay trong nhà lửa tức là ngay trong thân vô thường này có ông vua chánh pháp tức là ông Phật ngồi ở trong sẵn sàng, không phải tìm kiếm nơi đâu xa. Tổ bảo: "Từ nay về sau ông mới đáng gọi là Tăng tụng kinh." Pháp Ðạt từ đây lãnh hội huyền chỉ, cũng không ngừng tụng kinh. Thiền sư Trí Thông: Tăng Trí Thông, người quê ở An Phong thuộc Thọ Châu, ban đầu xem kinh Lăng-già đến hơn một ngàn lần nhưng không hiểu được Tam thân Tứ trí, đến lễ Tổ cầu giải nghĩa này. Tổ bảo: "Ba thân là Thanh tịnh Pháp Thân, đó là tánh của ông, Viên mãn Báo thân là trí của ông, Thiên bá ức Hóa thân là hạnh của ông vậy. 

Tổ dạy: Thanh tịnh Pháp thân tức là tự tánh thanh tịnh của mình, Viên mãn Báo thân tức là trí tuệ bất sanh bất diệt của mình, Thiên bá ức Hóa thân tức là những hạnh lành của mình.

Nếu lìa bản tánh riêng nói ba thân tức gọi có thân mà không trí, nếu ngộ được ba thân không có tự tánh tức là rõ bốn trí Bồ-đề. Hãy lắng nghe tôi nói kệ:

Tự tánh cụ tam thân, Phát minh thành tứ trí, Bất ly kiến văn duyên, Siêu nhiên đăng Phật địa.

Ngô kim vị nhữ thuyết,

Ðế tín vĩnh vô mê,

Mạc học trì cầu giả,

Chung nhật thuyết Bồ-đề."

Tự tánh đầy đủ ba thân, phát minh ra thành tứ trí. Chẳng lìa duyên thấy nghe hiện tại này, siêu nhiên bước lên quả vị Phật. Nay tôi vì ông mà nói, tin chắc chắn hằng không mê lầm, chớ học người tìm cầu bên ngoài, trọn ngày nói Bồ-đề mà chẳng hiểu Bồ-đề là gì, trọn ngày nói ba thân tứ trí mà không biết ba thân tứ trí là gì. Ðến đây Tổ chỉ thẳng ba thân tứ trí có đủ nơi mình, nghĩa là ngộ được ba thân liền phát minh thành tứ trí (vì ba thân là gốc của tứ trí), mà ba thân tứ trí không rời cái thấy cái nghe hiện hữu nơi mình, nếu nhận được như vậy là mình bước lên Phật địa. Ngài Trí Thông lại thưa: "Về nghĩa Tứ trí có thể nghe được chăng ?" Tổ bảo: "Ðã hiểu ba thân liền rõ Tứ trí, sao lại hỏi ư ? Nếu lìa ba thân riêng nói Tứ trí, đây gọi là có trí mà không thân, tức đây có trí lại thành vô trí." Ngài nói kệ:
"Ðại viên cảnh trí tánh thanh tịnh, Bình đẳng tánh trí tâm vô bệnh, Diệu quan sát trí kiến phi công, Thành sở tác trí đồng viên cảnh.

Ngũ bát lục thất quả nhân chuyển,

Ðãn dụng danh ngôn vô thật tánh,

Nhược ư chuyển xứ bất lưu tình,

Phồn hưng, vĩnh xử na-già định."

Tổbảo:Ðạiviêncảnhtrítứctánh thanh tịnh của mình, Bình đẳng tánh trí là tâm không bệnh tức là tâm không duyên theo bên này bên kia, Diệu quan sát trí là làm tất cả mà không chấp ngã, không chấp công, cũng không chấp những việc mình làm nhiều hay ít, Thành sở tác trí là đồng với Ðại viên cảnh trí. Năm thức trước với thức thứ tám, thức thứ sáu với thức thứ bảy là trên quả và nhân chuyển, chỉ dụng danh ngôn mà không có thật tánh. Nếu ngay chỗ chuyển mà không dấy niệm, không có lưu tình, thì ngay nơi chỗ phồn hưng (là ồn náo) mà chúng ta vẫn ở trong đại định Na-già. (Như trên nói chuyển thức thành trí, trong kinh nói: Chuyển năm thức trước làm Thành sở tác trí, chuyển thức thứ sáu làm Diệu quan sát trí, chuyển thức thứ bảy làm Bình đẳng tánh trí, chuyển thức thứ tám làm Ðại viên cảnh trí. Tuy thức thứ sáu, thức thứ bảy là ở trong nhân chuyển, còn năm thức trước và thức thứ tám là trên quả chuyển, chỉ chuyển tên mà không chuyển thể.) Vì sao nói thức thứ sáu và thức thứ bảy là chuyển trong nhân, còn năm thức trước và thức thứ tám là chuyển trên quả ? Bởi vì khi chúng ta tu là tu thức thứ sáu và thức thứ bảy, tức là chuyển trong nhân. Tỉ dụ khi mắt chúng ta thấy sắc, ý liền chạy theo sắc mà phân biệt, cho nên có niệm yêu ghét. Muốn chuyển ý thức phải làm sao ? Tức phải xoay nó trở về, không để nó duyên theo trần cảnh, gọi là phản quan hay là soi trở lại, đó là chuyển thức thứ sáu. Còn thức thứ bảy cũng vậy, thức này hằng chấp ngã, muốn chuyển nó tức phải phá ngã chấp. Khi chuyển thức thứ sáu và thức thứ bảy rồi, thì năm thức trước (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thức) và thức thứ tám cũng theo đó mà chuyển, đó gọi là chuyển trên quả, tức là tất cả chủng tử trong thức thứ tám lần lần tiêu sạch và thức này chuyển thành Ðại viên cảnh trí. Như vậy chủ yếu của sự tu hành là tu ngay nơi thức thứ sáu và thức thứ bảy gọi là chuyển nhân, còn năm thức trước và thức thứ tám không tu mà được chuyển gọi là chuyển quả. Trí Thông liền đốn ngộ được tánh trí nên trình kệ rằng:
"Tam thân nguyên ngã thể, Tứ trí bản tâm minh, Thân trí dung vô ngại, Ứng vật nhiệm tùy hình.

Khởi tu giai vọng động,

Thủ trụ phỉ chân tinh,

Diệu chỉ nhân Sư hiểu,

Chung vong nhiễm ô danh."

Khi ngộ rồi thấy ba thân nguyên là thể của ta, tứ trí vốn là tâm sáng của ta, thân và trí dung nhau không có ngại. Nếu nhận được ba thân tứ trí rồi thì ứng vật tùy hình tha hồ không vướng mắc. Khởi niệm tu hành đều là vọng động, còn giữ trụ tức là kềm đè nó xuống là không hợp với chân tinh. Nhân Thầy mà hiểu rõ được diệu chỉ, tên nhiễm ô cũng trọn quên. Qua bài kệ này chúng ta thấy ngài Trí Thông đã ngộ đạo. Thiền sư Trí Thường: Tăng tên Trí Thường, người ở Quí Khê, Tín Châu, thuở nhỏ xuất gia, chí cầu thấy tánh, một hôm đến tham lễ, Tổ hỏi: "Ông từ đâu đến, muốn cầu việc gì ?"

Sư thưa: "Học nhân gần đây đến núi Bạch Phong ở Hồng Châu lễ Hòa thượng Ðại Thông nhờ chỉ nghĩa kiến tánh thành Phật, nhưng chưa giải quyết được hồ nghi, từ xa đến đây lễ Hòa thượng, mong Hòa thượng từ bi chỉ dạy."

Tổ bảo: "Kia có ngôn cú gì ông thử nhắc lại xem."

Trí Thường thưa: "Trí Thường đến nơi kia, trải qua ba tháng, chưa được chỉ dạy, vì lòng tha thiết vì pháp nên một hôm riêng vào trượng thất thưa hỏi: Thế nào là bản tâm, bản tánh của con ?

Ngài ÐạiThôngnóirằng: Ôngthấyhư không chăng ?

Trí Thường đáp: Thấy !

Hòa thượng Ðại Thông hỏi: Ông thấy hư không có tướng mạo chăng ?

Trí Thường đáp: Hư không vô hình màtướng mạo gì ?

Ngài Ðại Thông bảo: Bản tánh của ông ví như hư không, trọn không một vật có thể thấy, ấy gọi là chánh kiến, không một vật có thể biết ấy gọi là chân tri, không có xanh, vàng, dài, ngắn, chỉ thấy bản nguyên thanh tịnh, giác thể tròn sáng tức gọi là thấy tánh thành Phật, cũng gọi là Như Lai Tri Kiến.

Học nhân tuy nghe lời này vẫn chưa giải quyết xong (điều nghi), cúi xin Hòa thượng chỉ dạy."

Tổ bảo: "Lời Thầy kia nói vẫn còn kiến tri nên khiến ông chưa rõ, nay tôi chỉ ông một bài kệ:

Chẳng thấy một pháp còn thấy không,

Giống như mây nổi che mặt nhật,

Chẳng biết một pháp giữ biết không,

Lại như hư không sanh điện chớp. 

Tri kiến này bỗng nhiên dấy lên,

Lầm nhận đâu từng hiểu phương tiện,

Ô?g phải một niệm tự biết lỗi,

Tự kỷ linh quang thường hiển hiện."

Trí Thường nghe bài kệ rồi tâm ý hoát nhiên, bèn nói kệ rằng:

"Vô cớ khởi tri kiến,

Chấp tướ?g cầu bồ-đề,

Tình còn một niệm ngộ,

Ðâu vượt mê ngàn xưa,

Tự tánh giác nguyên thể,

Tùy chiếu luống đổi dời,

Chẳng vào thất Tổ sư,

Mờ mịt chạy hai đầu."

Chúng tôi giải thích lại đoạn văn trên cho quí vị nhận rõ: Ngài Trí Thường đến hỏi đạo với Lục Tổ. Tổ hỏi: Ông từng hỏi đạo nơi nào rồi ? Ngài Trí Thường thưa: Ðã từng tới Hòa thượng Ðại Thông ở núi Bạch Phong Hồng Châu, hỏi về nghĩa thấy tánh thành Phật. Tổ hỏi: Hòa thượng dạy ông như thế nào ? Ngài Trí Thường thưa: Một hôm vì lòng thiết tha cầu đạo cho nên Trí Thường vào trong thất hỏi Hòa thượng: Thế nào làbản tâm bản tánh của con ? Hòa thượng Ðại Thông mới hỏi: Ông thấy hư không chăng ? Ðây là dùng hình thức cụ thể để hỏi. Ngài Trí Thường đáp: Dạ thấy. Hỏi: Hư không có tướng mạo gì ? Ðáp: Hư không không có tướng mạo. Hòa thượng liền nói: "Bản tánh của ông cũng không tướng mạo như là hư không vậy, thấy được như vậy gọi là chánh kiến, biết được như vậy gọi là chân tri. Bản tánh nguyên nó là thanh tịnh, không dài, không ngắn, không xanh, không vàng v.v... đó là cái thể giác ngộ viên minh của ông, đó gọi là Phật, là tri kiến Như Lai". Tuy nói rõ như vậy mà ngài Trí Thường cũng không ngộ, như vậy là Hòa thượng Ðại Thông có chỉ hay là không chỉ ? Chúng ta thấy rõ là Hòa thượng đã chỉ một cách thật thà đầy đủ hết lòng hết dạ rồi. Ngài nói: Thể tánh đó không tướng mạo giống như hư không, thể tánh đó thanh tịnh, không dài, không ngắn, không xanh, không vàng v.v... thấy như vậy, biết như vậy là chánh kiến, là chân tri. Hòa thượng Ðại Thông tuy chỉ hết tình rồi, nhưng còn cái lỗi là lập chánh kiến và chân tri, thành ra bỏ danh từ này lập danh từ khác chớ không buông sạch được, do đó mà ngài Trí Thường vẫn hồ nghi chưa nhận được bản tánh. Tổ liền nói bài kệ: 

Bất kiến nhất pháp tồn vô kiến,

Ðại tợ phù vân già nhật diện,

Bất tri nhất pháp thủ không tri,

Hoàn như thái hư sanh thiểm điện.

Thử chi tri kiến miết nhiên hưng,

Thác nhận hà tằng giải phương tiện,

Nhữ đương nhất niệm tự tri phi,

Tự kỷ linh quang thường hiển hiện.

Chẳng thấy một pháp mà còn cái thấy không, tức là cái không tướng mạo, nếu còn thấy cái không tướng mạo là chánh kiến đó là bệnh rồi, giống như có một đám mây nổi che khuất mặt trời. Vừa dấy niệm cho là chánh kiến hay cho cái không tướng mạo là đúng, chẳng khác nào mặt trời đang sáng tỏ bị một đám mây che phủ vậy, đó là cái lỗi thứ nhất. Kế đến lỗi thứ hai là: chẳng biết một pháp mà giữ cái biết không, như trong hư không có làn điện chớp. Nếu trong hư không trống rỗng bỗng dưng có làn điện chớp thì hư không đã mất tánh cách hư không rồi. Ở đây cũng vậy trong chỗ chân thật không danh tự, không tên họ mà lập là chánh kiến là chân tri thì rơi vào ngôn ngữ rồi. Cho nên ngài Ðại Thông tuy thật lòng chỉ dạy, nhưng vô tình Ngài bị kẹt trong ngôn ngữ và danh tự nên cái chân thật bị che lấp đi. Cái tri kiến chấp là chánh kiến là chân tri bỗng dưng dấy lên, đó là lầm nhận, đâu từng hiểu biết được phương tiện. Ông nên một niệm biết được lỗi ấy, tự nhiên cái linh quang của ông thường hiển hiện. Lỗi ấy là lỗi lập chánh kiến và chân tri, nếu buông được cái kiến tri này thì cái sáng suốt linh diệu của ông hiển bày. Nghe đến đây ngài Trí Thường hoát nhiên đại ngộ, và làm kệ trình Tổ:

Vô đoan khởi tri kiến, Trước tướng cầu Bồ-đề, Tình tồn nhất niệm ngộ, Ninh việt tích thời mê.

Tự tính giác nguyên thể,

Tùy chiếu uổng thiên lưu,

Bất nhập Tổ sư thất,

Mang nhiên thú lưỡng đầu.

Không có lý do mà khởi thấy biết, đó là chấp tướng mà cầu giác ngộ. Nếu trong tâm còn một niệm nghĩ rằng phải ngộ, phải thành Thánh v.v... thì đâu có vượt khỏi cái mê của thuở xưa. Tự tánh là nguồn giác của chính mình, tùy chiếu liền bị đổi dời tức là cái thể đó là tánh hằng tri hằng giác, nhưng vừa dấy niệm để chiếu soi hay phân biệt liền bị đổi dời mất đi. Nếu không vào được thất của Tổ sư, thì mờ mịt chạy theo hai đầu hay là hai bên, tức là bên này là thật bên kia là giả, đây là chân kia là vọng, đây là chánh kia là tà v.v... Ngài Trí Thường tuy thấy được như vậy, nhưng vẫn còn một vài điểm nghi nhỏ nên hỏi thêm. Trí Thường một hôm hỏi Tổ: "Phật nói pháp ba thừa, lại nói Tối thượng thừa, đệ tử chưa hiểu, cúi mong Ngài vì chỉ dạy." Tổ bảo: "Ông xem nơi bản tâm mình, chớ có chấp pháp tướng bên ngoài. Pháp không có bốn thừa, tâm người tự có những sai biệt. Thấy nghe tụng đọc là Tiểu thừa, ngộ pháp hiểu nghĩa là Trung thừa, y pháp tu hành là Ðại thừa, muôn pháp trọn thông, muôn pháp đầy đủ, tất cả không nhiễm, lìa các pháp tướng, một cũng không được, gọi là Tối thượng thừa.

Tổ giải nghĩa tứ thừa: Người họcđạo mà còn kẹt ở cái thấy nghe đọc tụng, đó là Tiểu thừa; người học đạo mà ngộ pháp hiểu nghĩa, gọi là Trung thừa; người học đạo y theo pháp tu hành gọi là Ðại thừa. Người học đạo thông suốt được tất cả pháp mà không nhiễm tất cả pháp, lìa tất cả pháp tướng, rời tất cả pháp chấp, gọi là Tối thượng thừa.

Thừa là nghĩa hành, không phải ở miệng tranh, ông phải tự tu chớ có hỏi tôi, trong tất cả thời, tự tánh tự như."

Thừa là nghĩa thực hành, vì vậy chữ thừa có nghĩa là di chuyển từ nơi này đến nơi kia. Nói Tiểu thừa, Trung thừa, Ðại thừa chẳng qua là chỉ sự di chuyển. Chữ thừa có chỗ đọc là thặng, thặng là cỗ xe. Ví dụ chúng ta hiện giờ đang ở Vũng Tàu muốn về Thành phố Hồ Chí Minh, thì phải ra bến xe, lên xe đi Thành phố Hồ Chí Minh, thì xe đó đưa mình tới Thành phố Hồ Chí Minh; muốn về Bà Rịa thì lên xe đi Bà Rịa, nó đưa mình tới Bà Rịa v.v... Chúng ta muốn đến nơi nào thì phải lựa xe mà đi. Trên đường tu cũng vậy, nếu chúng ta thích hợp pháp môn nào thì chọn pháp môn đó, pháp môn ấy sẽ đưa mình tới đích mong muốn, cho nên nói thừa là chở chuyên, là đi, hay là hành. Phần nhiều chúng ta có cái lỗi hay xưng tôi là Ðại thừa, rồi chê người kia là Tiểu thừa, đó là sai lầm, bởi vì Tổ dạy chữ thừa này là chỉ sự tu hành của mình, chớ không phải sự tranh hơn tranh thua. Nói mình là Ðại thừa để chê người ta là Tiểu thừa, đó là tranh hơn tranh thua, nên chưa phải là Ðại thừa. Còn tranh hơn tranh thua tức là còn tâm bỉ thử, chưa xứng đáng là đạo, huống nữa là Ðại thừa.

Trí Thường liền lễ tạ và hầu Tổ đến trọn đời.

Trong đoạn ngài Trí Thường hỏi đạo với Lục Tổ, chúng ta thấy có hai phần. Phần trước là sau khi hỏi đạo với Hòa thượng Ðại Thông, Ngài còn nghi ngờ, nên xin Lục Tổ giải nghi cho. Nhờ Tổ chỉ dạy thấu đáo nên Ngài ngộ. Phần sau là Ngài hỏi thêm về nghĩa tứ thừa để hiểu cho rành rẽ, khỏi bị lầm lẫn.


 
   
 
 
[

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Bác sĩ trải nghiệm thiền cùng tam bảo lực tương y nghia dang huong trong tam linh nguoi viet lan chÙa nhung dieu tuoi tre can biet khi buoc vao doi Æ u phat phap Giải mã việc bạn luôn lo lắng sợ hãi xuất Tổ Do Về Đại lễ tưởng niệm Đức Đệ Não HT çš đàn Mam ß Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Nhật Những biểu hiện khi cơ thể thiếu ngay åº 雷坤卦 mở cánh cửa không tháºn Chu lể khoi chè Tình 7 ao tuong ve tinh yeu yeu Đức Dalai Lama người có ảnh hưởng nguoi cha tot chinh la thay hieu truong quan trong Quan Món ăn giúp ngon giấc ngủ niêm hoa thuong thich tri thu phap Dấu hiệu và một số cách phòng tránh để an nhung dieu phai nu can biet khi di chương v khương tăng hội テス bao cao ket qua tu tap cua khoa tu mua he huong dinh 20 dieu dai tu duong trong doi on hành trình gieo chữ của thầy giáo tật Già 白佛言 什么意思 Những món ăn trong hội chùa của Bắc che khoai mon bach qua chẳng 出家人戒律 day phÃÆp ngẫm thành mat hãy khóc đi nếu em thấy tuyệt vọng QuẠ7 chuong ii thich ca the ton Thử