MỤC LỤC
Mục Lục
Lời dịch giả.
Lời tựa của Ngài Lai Quả.
1. Phát tâm học đạo
2. Nguyện trụ Tòng Lâm
3. Lập hạnh quyết định
4. Đánh hét khó chịu
5. Quy củ khó học
6. Thân tâm bất an
7. Thiệt thòi khó chịu
8. Tập khí khó trừ
9. Nhẫn khổ
10. Lục căn khó nhiếp
11. Thỉnh cầu khai thị
12. Chán trụ Tòng Lâm
13. Thích ở núi sâu
14. Nhẫn nại phiền toái
15. Chẳng trọng tu huệ
16. Chẳng muốn thường trụ
17. Dễ phạm quy củ
18. Hỷ xả tất cả
19. Phát tâm dũng mãnh
20. Thân tâm quen thuộc
21. Chẳng tin tham thiền
22. Nghi Pháp
23. Nghi người
24. Toan tính thối lui
25. Biết sám hối
26. Biết hổ thẹn
27. Phát khởi lòng tin
28. Nghe được lãnh hội
29. Thấy có tương ưng
30. Tự nguyện dụng công
31. Quên mệt nhọc
32. Nghi tình chẳng đắc lực
33. Thân tâm bực bội
34. Tâm thối lui bỗng nổi dậy
35. Nhận sự khuyến thỉnh của đại chúng
36. Vọng tâm tạm nghỉ
37. Ngoài thân tạm quên
38. Cảm thấy thân khinh an
39. Trụ chỗ khô tịnh
40. Bày đặc bậy bạ
41. Ham thích thơ kệ
42. Chẳng nguyện tiến sâu
43. Cái dụng đề khởi
44. Công năng trừ vọng
45. Công năng trừ ngủ
46. Lạc đường tự tại
47. Vọng tự thừa đương
48. Giới luật sai trái
49. Tâm pháp đều tịch
50. Được chút ít cho là đủ
51. Sanh tâm dụng
52. Hữu tâm dụng
53. Tán tâm dụng
54. Nắm giử dụng
55. Đắc lực dụng
56. Phóng tâm dụng
57. Thân thiết dụng
58. Gián đoạn dụng
59. Thô tâm dụng
60. Miên mật dụng
61. Chẳng gián đoạn dụng
62. Tế tâm dụng
63. Lìa pháp dụng
64. Vô tâm dụng
65. Chân tâm dụng
66. Chuyển thân dụng
67. Đồng thể đại bi
68. Thay chúng chịu khổ
69. Đại từ tạo vui
70. Xót thương chúng khổ
71. Học hạnh Bồ Tát
72. Bố thí
73. Trì giới
74. Nhẫn nhục
75. Tinh tấn
76. Thiền định
77. Trí huệ
78. Hỷ xả
79. Ái ngữ
80. Lợi hành
81. Đồng sự
82. Lập chí hướng thượng
83. Trừ biếng nhác
84. Cung kính
85. Cúng dường
86. Tán thán
87. Giấu điều ác, khoe điều thiện
88. Trừ phỉ báng
89. Dứt tranh cải
90. Ba điều thường không đủ
91. Khuyến trụ Tòng Lâm
92. Phát tâm làm việc
93. Thích làm thanh chúng
94. Tình nguyện làm bếp
95. Biết nhân biết quả
96. Phát thệ nguyện lớn
97. Sự lý dụng
98. Hóa đạo dụng
99. Tha thọ dụng
100. Tự thọ dụng
101. Thiền pháp
102. Tu tạp hạnh
103. Cầu thần thông
104. Hiếu thắng
105. Dụng công phu ngoại đạo
106. Hiểu lầm
107 Công phu chẳng bị thế gian chuyển
108 Công phu chẳng bị thân chuyển
109 Công phu chẳng bị tâm chuyển
110 Công phu chẳng bị hôn trầm chuyển
111 Làm chủ sanh tử
112 Ðầu sào trăm thước
113 Trên bờ vực thẳm buông tay
114 Tuyệt hậu tái tô
115 Qua sơ quan
116 Phá trùng quan
117 Thấu lao quan
118 Buông Không xuống
119 Khai tòng lâm
120 Chánh pháp trụ lâu 
 
THAM THIỀN PHỔ THUYẾT 
Lai Quả Thiền Sư
Việt Dịch: Tỳ Kheo Thích Duy Lực
Từ Ân Thiền Ðường Hoa Kỳ Xuất Bản 1992

106. HIỂU LẦM

Người tham thiền hoặc do trong đời quá khứ tạo nghiệp ác nặng, nghiệp thiện nhẹ hoặc chưa gieo duyên với Phật hoặc chưa tu tập Bát Nhã, dù được xuất gia, nhưng khó nhập đạo, một phen gặp nghiệp duyên đời trước, chẳng phải tâm cuồng thí thân cũng loạn. Như người đi lạc đường bỗng gặp đống vàng, hoang mang không biết phải làm sao, lượm thì chẳng được, bỏ thì thấy tiếc. Lượm thì sợ bị phạm pháp, bỏ thì sợ người khác lấy. suy nghĩ trăm mưu ngàn kế cũng chưa biết phải làm sao, lâu ngày kết nơi tâm dần dần thành ra bệnh nặng. Việc khác cũng lấy đây suy ra mà biết. Do đó, thân điên cuồng, tâm rối loạn, người có ý bài xích Thiền Tông, thấy người đó dường như nhập ma, dường như bệnh tâm thần, vội gán tội cho Thiền Tông, do tham thiền mà có chứng bệnh này. Kỳ thật là do họ không có tri kiến chân chánh về Phật pháp, mù quáng tạo nghiệp địa ngục A Tỳ mà chẳng tự biết. Có bọn người tu đại thừa. Cho nên Chứng-Đạo-Ca nói : "Văn thuyết Như Lai đốn giáo môn, hận bất diệt trừ như ngõa toái" nghĩa là : "Nghe người nói môn đốn giáo của Như Lai (tức là Tổ Sư Thiền), hận thù muốn đập tan nát như ngói bể". Vừa nghe có người muốn tham thiền, vội nói : "Tham thiền e sợ nhậap ma", chận đầu đốn một nhát, khiến người nghe liền đổi pháp tu, như vậy cứ bài xích cái pháp khác mình. Cái tội phá pháp không có cái tội nào lớn hơn tội phỉ báng Thiền Tông.

Nhưng bệnh này do hai nhân duyên phát khởi :

l. Trong tiền kiếp, tâm nhiễm yêu ghét quá sâu, tu hành tà đạo hoặc ngỗ nghịch với cha mẹ, hoặc phỉ báng Thánh Hiền, hoặc làm nhơ uế già lam, hoặc phá giới luật, xứng ý thì vui như điên, nghịch ý thì giận phát cuồng, khiến cho thân tâm thác loạn, đều do thức hôn mê thân vô chủ lạc mất chánh niệm, đuổi theo ác cảnh làm những hành vi traqi lý, tục gọi là bệnh tâm thần, Tăng gọi là nhập ma. Những việc này với việc tham thiền thật chẳng có mảy may dính dáng.

Thường thường, có người sợ nói : "Tham thgiền dù tốt, nhưng sợ nhập ma". Lời này thốt ra khỏi miệng, nhất định bị đọa địa ngục không cứu được. Sao vậy? Tự mình lìa đại pháp tham thiền lại dạy người lỉa đại pháp tham thiền như thấy người té xuống nước, tự mình chẳng chịu cứu, còn bảo người khác đừng cứu. Tội ấy thế nào ? Hãy nghĩ xem!

Lại như tự mình chẳng hành Phật đạo, nói Phật đạo sai, cũng khuyên người khác đừng hành Phật đạo, nghiệp ác này cảm hai thứ báo :

a)- Tự phỉ báng chánh pháp, bị đọa địa ngục A Tỳ một đại kiếp mới ra, còn phải chịu ở địa ngục hàn băng.

b)- Đoạn hạt giôóng thiện của người khác khiến cho người sanh phỉ báng, phải đọa địa ngục A Tỳ bốn đại kiếp, ra khỏi địa ngục này rồi còn phải chịu các địa ngục khác nữa.

Sao chẳng nghĩ đến điều đó! Chường nặng đời trước chất chứa tới đời này đến nỗi thân tâm lúc nào cũng cuồng loạn, lạc mất chánh niệm, gánh chịu khổ sở.Nếu biết phải tự trách lấy mình, đâu dám phỉ báng chánh pháp. Cái bệnh nặng này chỉ có thamn thiền mới có thể trị, không có pháp nào khác để cứu, sao lại đặt điều vu khống là tham thiền sanh ra cái bệnh nặng này? Đây dù là lời nói không có căn cứ mà đã tạo tội lớn. Vì sao? Người thế tục dù không tham thiền cũng có bệnh tâm thần, có bệnh điên cuồng, nên các nơi đều có nhà thương điên để trị liệu, sao lại gán tội cho tham thiền. Người phỉ báng tham thiền không có nhà thương nào trị được.

2. Cần phải biết rằng thường thường người mắc chứng bệnh này, vì trong đời trước tạo nghiệp quá thuần thục chưa kịp chịu cái quả báo khổ kịch liệt. Do nhân cảm quả, nay bỗng gặp nhau khiến cho thân tâm đều tối, mờ mịt chẳng tự biết. Vì tạo nhân này nên cảm báo này, như sứt môi là do phỉ báng Tam Bảo, phỉ báng Thiện tri thức, lại như lúc còn ở thế tục lén làm tổn thương người vô tội, trộm vật của chúng tăng, dâm với người có đạo, lừa gạt vật quý, phạm các thánh giới căn bản của Phật, nhẹ thì thổ huyết mà chết, nặng thì nhập ma mà chết, có người bị mù mắt, có người bị chết bất đắc kỳ tử. Phạm tội thì phải chịu lấy quả báo, theo lý thì thọ báo đời sau, nhưng vì nghiệp ác quá nặng nên hiện đời bị giảm thọ. Có người nghiệp ác nặng hơn nên ngay nơi thân đang sống này bị đọa địa ngục.

Người ta thường nói : "Nhập ma là ma nhập tâm khiến cho tâm cuồng loaọn". Điều đó chẳng đúng.

Trong kinh Đại Bát Nhã có đoạn Xá Lợi Phật hỏi Ngài Văn Thù :

  • Sức ma rất lớn hay nhập vào tâm phủ của người đặng làm chủ phải chăng?
Ngài Văn Thù đáp :
  • Chẳng phải vậy. Này Xá Lợi Phất! Phật, Bồ Tát có thể nhập vào tâm của ma, ma chẳng thể nhập vào tâm của Phật, Bồ Tát và người tham thiền.
Lúc ấy, ma tình nhập vào tâm Tỳ Kheo mà không nhập được. Bồ Tát Văn Thù nhập vào trong tâm ma, liền hiện ra ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp, thuyết pháp Baqt Nhã, Trời, người nghe pháp ngộ đạo rất đông. Sau khi ra khỏi tâm ma, mà ma chẳng biết vừa rồi là Bồ Tát Văn Thù khiến ma làm Phật thuyết pháp, Trời người khai ngộ cũng có, tỳ kheo đắc quả cũng có. Ngài Văn Thù lại nhập vào tâm của Xá Lợi Phất làm Phật thuyết pháp như trước. Thế nên biết rõ ràng ma chẳng thể nhập vào tâm người. Tất cả Thánh hiền có thể nhập vào tâm ma khiến ma cuồng loạn, khiến ma già nua cũng có.

Ước mong mọi người hoặc niệm ác hoặc niệm thiện sau khi thọ quả báo thiện hoặc ác rồi đều có hy vọng liễu thoát sanh tử luân hồi. Nếu miệng nói một chữ MA, tâm nghĩ một niệm MA, là lìa giòng giống Phật, dần dần thành quyến thuộc Ma vương. Phật tử chẳng làm việc ma, làm thì thành con của ma. Tôi thống thiết khuyên quý vị Tăng tực là phải làm Phật tử chân chánh.

Thế nào là người Phật tử chân chánh? Trì cấm giới của Phật, hành chánh hạnh của Phật, nói lời của Phật, ăn thức ăn của Phật, mặc y của Phật, làm hạnh của Phật, ở chỗ của Phật, ngồi tòa của Phật, nằm giường của Phật, đây là việc lục độ văn hạnh của người Phật tử chân chánh vậy.

Pháp tham thiền được coi là trên hết, tất cả pháp phàm phu ngoại đạo thì mê tâm, pháp tham thiền thì ngộ tâm. Mặc cho thân bệnh, tâm bệnh, bệnh điên, một phen trị liền lành, khôi phục lại nguồn tâm, thuốc đến bệnh trừ, hiểu lầm đổi thành liễu ngộ. Người phỉ báng tham thiền, gán tội cho tham thiền là nhập ma, đâu biết bệnh ma ở thế gian chỉ có tham thiền mới trị được. Kẻ phỉ báng tham thiền chẳng phải là ma, là cái gì? Nhưng cái bệnh phỉ báng tham thiền, dù phương pháp nào cũng chẳng trị được, rốt cuộc thành ra bị đọa địa ngục.
 
 

107. CÔNG PHU CHẲNG BỊ THẾ GIAN CHUYỂN

Người tham thiền dụng công phu đến chỗ chẳng bị tất cả chuyển, chẳng bị thế gian chuyển, chẳng lẽ không ăn cơm thế gian, không uống trà thế gian? Thực chẳng phải vậy.

Đã biết thế giới vô thường, các hành chẳng phải trường cửu, dù ở thế gian mà thường lìa thế gian, chỉ ở đất thế gian mà chẳng nhiễm tình thế gian. Vì sao nói chỉ ở đất thế gian? Phải biết, đất là chỗ sanh là đồ dinh dưỡng con người, đất là chỗ chúng sanh tạo nghiệp, đất là chỗ chư Phật thực hành việc giáo hóa, đất là chỗ Bồ Tát hành đạo, đất là chỗ nhân gian tạo ra vật dụng, đất là chỗ loài người và chúng sanh đứng chân. Ba tai nạn lớn đến thì quả đất bị hủy diệt. Người tu hành chí đạo, cho đất là nhà lửa, cho đất là biển khổ. Cái hại của đất rất lớn mà cái lợi của đất cũng rất lớn. Người có sanh lão bệnh tử, đất có thành trụ hoại diệt. Đại tử của người, đại không của đất, đất cùng người đồng một bản tánh, đất cùng người chung một thứ sanh. Người tham thiền ở nhờ nơi đất, vì đất cho người ở là trong bổn phận, chẳng phải là ngoài bổn phận, nên dù ở mà không có lỗi.

Tình thế gian là tất cả sự thấy nghe, thủ xả, cảm tình yêu ghét, nhân ngã thị phi, phiền não vô minh, quả báo thiện ác, thiên đường, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, tham sân, thập ác, ngỗ nghịch, bất thiện, cho đến tất cả hành vi trong cuộc sống hàng ngày.... Nay chúng ta dụng công phu tham thiền có ngày đập vỡ Lao Quan thì chẳng những tình thế gian không mà đất thế gian cũng không, vật ngoài bổn phận chẳng trụ mà vật trong bổn phận cũng chẳng trụ.

Hôm nay công phu chẳng bị thế gian chuyển là vì luôn luôn chuyên tâm nhất trí dụng công phu, không có mảy may dính mắc ngoại cảnh, nên ngước lên chẳng thấy bầu trời, chẳng những chẳng thấy mà cái niệm ngước lên còn bất khả đắc thì đâu có bầu trời để thấy, cúi xuống không thấy mặt đất, chẳng những không thấy mà cái kẽ hở để cúi xuống cũng bất khả đắc thì đâu có mặt đất để thấy. Thậm chí đi chẳng biết mình đi, ngồi chẳng biết mình ngồi, đứng chẳng biết mình đứng, nằm chẳng biết mình nằm, đều là quên thế gian. Các thứ của thế gian đã quên được sạch hết, ấy là công phu tham thiền đã lìa thế gian. Nay còn ở thế gian là vì nuôi dưỡng tham thiền, thân dù trụ ở thế gian bất quá là do nghiệp báo của thân tạo từ đời trước. Nghiệp báo còn một ngày thì thân trụ một ngày, lúc nghiệp báo hết thì thân trở về đất. Đất nuôi dưỡng thân ta, thân ta trụ ở trên đất. Cảm cái ơn của đất và nước vun bồi đạo niệm cho ta. Cảm cái đức của thế gian làm cho ta ngộ pháp thân. Mấy mươi năm công phu chỉ lo tham thiền, ăn của thế gian, uống của thế gian mà chưa làm việc cho thế gian, nay mượn hương hoa thế gian để vun bồi phước huệ cho mình. Một mai công phu làm đến nơi đến chốn thì chuyển được thế gian. Đó là :

Tương thử thân tâm phụng trần sát

Thị tắc danh vi báo Phật ân

cũng gọi là tổng báo tứ ân (ân Phật, ân sư trưởng, ân cha mẹ, ân chúng sanh) vậy.
 
 

108. CÔNG PHU CHẲNG BỊ THÂN CHUYỂN

Người tham thiền làm được đến chỗ chẳng bị thế gian chuyển là công phu có tiến bộ rồi.

Thế nào là chẳng bị thế gian chuyển? Như ngay lúc tham thiền, bên ngoài có sắc tướng đẹp, không có tâm ngó ngàng tới, đây gọi là chẳng bị thế gian chuyển.

Chẳng bị thân chuyển : Thân là gốc của các khổ, thân là kẻ đầy tớ của thế giới, thân là nhang đèn của thiên đường, thân là hòn sắt nóng của địa ngục, thân là rượu ngon của Tu La, thân là yết hầu của ngạ quỷ, thân là lông vẩy của súc sanh, thân là túi phẩn của loài người, thân là thiền định của nhị thừa, thân là hóa thân của Bồ Tát, thân là sự nghiệp của chư Phật, thân là tâm can của Tổ sư. Một chữ THÂN khổ phi thường mà vui cũng phi thường. Thân là dụng cụ của việc ác cũng là dụng cụ của việc thiện. Phải biết thân vốn vô tình, bị hữu tình sai khiến tạo nên thế giới, tạo nên nhân gian, cho nên chẳng có thân thì không tạo được. Ngày nay, tham thiền chính là cần phải đập vỡ cái dụng cụ tạo nghiệp này. Sao nói là dụng cụ? Thân dù vô tình, nếu bị người ác chi phối thì người ác làm chủ thân này, người ác muốn ăn cơm, sai khiến cái thân mau mau đi làm cơm, muốn tà dâm, sai cái thân mau mau làm việc xấu. Do đó, thân là người gỗ, người gỗ cho nên là dụng cụ của người ác.

Người tham thiền ngay lúc dụng tâm nếu tùy thân (dụng cụ) chuyển động thì lúc đó công phu tham thiền dễ dàng bị thân chuyển. Há chẳng thẹn ư? Nếu thấy sắc đẹp thì xả con mắt, nghe tiếng hay thì xả lỗ tai, ngửi mùi thơm thì xả lỗ mũi, nếm vị ngon thì xả cái lưỡi, xúc giác êm ái thì xả thân căn, biết pháp hay thì xả ý căn. Thân dụng cụ tạo nghiệp này hoàn toàn xả được hết tức là chẳng bị thân chuyển. Nếu không có sức để xả hoàn toàn, chỉ xả một hai chỗ, rốt cuộc cũng bị toàn thân chuyển. Sắc thân này rất là lợi hại, như người bị con mắt chuyển thì công phu tham thiền bị đánh đổ, tham cái vui chốc lát của thế gian, muốn quày đầu dụng công lại thì tâm vẫn bị chi phối, dù dụng công thế nào đều chẳng nhập tâm như cách lớp giày gãi ngứa. Từ đây về sau uổng chịu khổ một đại kiếp, thân bị lửa đốt thành đống lửa, vào đất không cửa, kêu trời chẳng thấu. Lúc này phải chịu đau khổ dài lâu, chỉ vì lúc trước thích vui chốc lát, bây giờ chịu khổ tâm nào nhớ dến công phu. Vì thế, người tham thiền hận cái thân này đến thấu xương, vội lo tham thiền, chẳng cho có một niệm nhỏ duyên ở trên thân. một phen bị chuyển đi rồi khó mà trở lại, dù cho có trở lại cũng chỉ là một bộ mặt giả. Sao vậy? Sau khi bị thân chuyển thì thân liền thọ quả báo hiện tại, vị lai ở nhân gian. Vì thế, dù thân có ngứa, có đau, có nhơ, có sạch cũng đừng màng đến nó là tốt nhất. Vừa để ý đến thân là bị thân chuyển. Ngay lúc bị thân chuyển, phải mau quở lấy mình, mới có thể cứu được.
 
 

109. CÔNG PHU CHẲNG BỊ TÂM CHUYỂN

Người tham thiền dụng tâm, trên tâm là thiền, trên thiền có tham. Có cả ba : tâm, thiền, tham, mới là chánh tham. Người chẳng chánh tham, chẳng biết tâm là vật gì, chẳng biết thiền là vật gì, cũng chẳng biết tham là vật gì. Nếu biết được tâm là gốc vô minh, vọng là gốc của biến đổi, nếu tâm vô sở trụ thì vọng chẳng có chỗ dựa, do đó phàm có tâm chỉ là một lời nói, phàm có vọng chỉ là thể hư vô. Nếu ở nơi tâm chẳng biết vọng, nơi vọng chẳng biết tâm, tâm và vọng đều chẳng biết gọi là nghi tình, dùng nghi tình này mà tham thiền ắt sẽ thành Phật. Sao vậy? Chư Phật ngộ tâm này thành Phật, chúng sanh mê tâm này thành chúng sanh, người tham thiền ở giữa cửa mê ngộ của tâm này giống như tay trái nắm quyền chúng sanh, tay phải nằm quyền chư Phật. Người tham thiền, tâm là thiền, thiền là tâm, có thiền tức tâm, có tâm tức tham. Ba chữ thiền, tâm, tham, vốn là một, vì phương tiện mới phân thành ba. Tâm dụ cho tội của người huyễn. Thiền dụ cho vật của người huyễn. Tham dụ cho tay của người huyễn. Dùng tay người huyễn cầm vật huyễn để phá hoại thân huyễn, thật là lấy huyễn trừ huyễn. Phải biết, tội của người huyễn lớn hơn hư không, tội của người huyễn lớn hơn đại địa, tội của người huyễn lớn hơn nghiệp chúng sanh, tội của người huyễn lớn hơn phước chư Phật. Người tội huyễn này ban đầu chẳng tin mình có tội, tự hỏi : "Tôi có tội gì?". Sau này sống lâu trong thế gian, chịu sự bức bách của hoàn cảnh, rồi được người chỉ dạy mới biết thấy một chữ THẤY là gốc tội lớn, nghe một chữ NGHE là gốc tội lớn, giác một chữ GIÁC (cảm giác đau ngứa) là gốc tội lớn, biết một chữ BIẾT là gốc tội lớn. Tội trạng của tâm, sơ lược có bốn điều là THẤY NGHE GIÁC BIẾT, rộng thì vô cùng vô tận. Muốn tránh những tội lớn kể trên thì phải an trụ nơi tâm. Sinh sống nơi tâm thì không gì sánh bằng, vì :

"Chẳng vinh nhục, chẳng thân sơ, chẳng có ngày đêm và sáng tối

Đầu đội Phật, chân đạp Phật, mỗi tiếng trong miệng đều là Phật

Ngoài Phật ra, chẳng gì khác, tâm là cõi Phật Thường Tịch Quang

Thiền tâm chẳng vỡ khẩn thiết tham

Tham thấu thiền tâm ngộ bản lai

Bản lai vốn tự không tu chứng

Tu chứng đâu ngại gì bản lai

Chính người này, là thực chân, không đầu không chân không lục

căn

Không nhờ siêng năng khổ tham thiền

Khó tránh lầm lỗi nhận khía cân

Dặn dò người chưa phá Thiền quan

Chẳng nên nhận giặc cho là con

Đã quyết tham thiền phá Thiền quan

Chưa đến Thiền quan cần khổ tham

Khổ tham quên lời lại quên thân

Cái đạo quên thân chưa phải chân

Phải mau nhận rõ cái người quên

Một tay đấm ngã người dụng tâm

Tâm tức người, người tức tâm, sau khi quên tâm chẳng sơ thân

Thẳng đến cõi Phật Thường Tịch Quang".
 
 

110. CÔNG PHU CHẲNG BỊ HÔN TRẦM CHUYỂN

Người tham thiền dựng thẳng xương sống, để tay trên đùi, cổ dựa bâu áo, chẳng chút lơi lỏng. Công phu đề khởi câu thoại đầu mỗi chữ rõ ràng, niệm niệm sáng sủa, chẳng gấp chẳng huỡn, buông cũng chẳng xuống, đề cũng chẳng lên. Nói buông chẳng xuống là vì công phu thuần thục như vọng tưởng, vọng tưởng không đề khởi mà tự khởi, thoại đầu muốn buông mà chẳng thể buông giống như dòng nước sông Dương Tử ngày đêm chảy mãi muốn ngưng nghỉ chẳng thể được. Nói đề chẳng khởi là công phu miên mật, sức tham dũng mãnh không một chút gián đoạn. Không có gián đọan thì công phu liên tiếp chẳng ngừng, nếu ngừng tức là buông xuống. Buông xuống rồi đề khởi lại thì công phu không khẩn thiết. Tóm lại, không thôi nghỉ thì không buông xuống, không buông xuống thì không đề khởi, vì công phu chưa bị đánh mất thì đề khởi cái gì? Nên nói đề chẳng khởi là vậy.

Nói hôn trầm là hễ hôn liền đen tối khiến cho đánh mất công phu, hễ trầm thì liền chìm mất khiến cho ngủ gật không hay. Hôn trầm có hai nghĩa :

Thân hôn trầm, là ở trong thế giới này ngày đêm hướng ra ngoài tìm cầu, tùy dòng thế tục sâu vào dòng thế tục không chút hay biết. Chẳng biết thân ta tồn tại không lâu, chẳng những không biết tồn tại không lâu luôn cái chẳng tạm có cũng không biết, giống như mở mắt chiêm bao thì lâu hay chậm, biết hay không biết đều chẳng thật.

Tâm hôn trầm : Bản thể của tâm cùng khắp không gian và thời gian, con người ứng dụng hàng ngày mà chẳng tự biết. Dẫu cho biết nó lại lầm cho thân là sở hữu của tâm, và chẳng có người nào không màng đến thân. Cho việc làm của tâm là chủ của thân, thân hôn bất động thì liền chìm nơi giường chõng, cũng là do tâm hôn làm nên. Than ôi! Đại địa hôn hôn, nhân tâm hôn hôn, nghiệp thức hôn hôn, đợi đến lúc nào mới tỉnh. Đau đớn thay!

Chúng ta là người tham thiền biết rõ tâm là huyễn hóa, thân là bóng bọt, đều bị hôn trầm ràng buộc. Tự ta tham thiền đắc lực, thân chẳng bị hôn trầm chuyển, tâm cũng chẳng bị hôn trầm chuyển. Thẳng đến chỗ sâu kín của Thiền, chẳng những thân tâm chẳng trụ hôn trầm mà dẫu cho chỗ thanh tịnh sáng sủa cũng chẳng thèm trụ. Lực lượng của công phu này chẳng bị hôn trầm chuyển. Dẫu cho chuyển dến chỗ nào thì ngay chỗ đó tiếp tục công phu. Lâu ngày, ở trong công phu, chẳng biết có hôn trầm, trong hôn trầm có công phu đắc lực. Công phu cùng hôn trầm lập thành một khối, mới cho là công phu chẳng bị hôn trầm chuyển, chuyển đi cũng có công phu.


 


 


 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

tá la Mẹ Nhập định để được thanh thoát tro choi suc ý nghĩa việc xuất gia Ăn chay xin đừng trần tục hóa chốn thiền môn mua xuan trong dao phat chăn trâu 5 chất dinh dưỡng cần thiết cho người テ p Ý Bơi that tuyết Tu Xét nghiệm máu giúp phát hiện sớm ung 5 câu chuyện ý nghĩa thay đổi cách ô duc phat chi ra 10 an hue cua cuoc Ä toa chu quan va lac quan An bo tat tu trong doi song thuong ngay 01 loi gioi thieu cua duc dalai lama bức thư nổi tiếng của tổng thống luà n пѕѓ à ngu gioi 寺院 募捐 Chiều cuối năm 菩提阁官网 真言宗金毘羅権現法要 xuất mỗi thường Tùy bút Đến hẹn lại lên phía biển thá ƒ nguồn gốc phật giáo của mô típ tái thay diem lanh co phai la dau hieu cua giai thoat Mỗi năm biết và không biết lÃ Æ m đa upagupta Già sen hÓ tây hạt cơm này con xin dâng mẹ 不可信汝心 汝心不可信 Liên phiền não do tham truoc chua thien lam nhá Dây rún mẹ buộc đâu qua nổi định do cáºi thắp sống sao cho vừa lòng nhau tang lễ của người việt dưới góc nhìn ti