MỤC LỤC
Mục Lục
Lời dịch giả.
Lời tựa của Ngài Lai Quả.
1. Phát tâm học đạo
2. Nguyện trụ Tòng Lâm
3. Lập hạnh quyết định
4. Đánh hét khó chịu
5. Quy củ khó học
6. Thân tâm bất an
7. Thiệt thòi khó chịu
8. Tập khí khó trừ
9. Nhẫn khổ
10. Lục căn khó nhiếp
11. Thỉnh cầu khai thị
12. Chán trụ Tòng Lâm
13. Thích ở núi sâu
14. Nhẫn nại phiền toái
15. Chẳng trọng tu huệ
16. Chẳng muốn thường trụ
17. Dễ phạm quy củ
18. Hỷ xả tất cả
19. Phát tâm dũng mãnh
20. Thân tâm quen thuộc
21. Chẳng tin tham thiền
22. Nghi Pháp
23. Nghi người
24. Toan tính thối lui
25. Biết sám hối
26. Biết hổ thẹn
27. Phát khởi lòng tin
28. Nghe được lãnh hội
29. Thấy có tương ưng
30. Tự nguyện dụng công
31. Quên mệt nhọc
32. Nghi tình chẳng đắc lực
33. Thân tâm bực bội
34. Tâm thối lui bỗng nổi dậy
35. Nhận sự khuyến thỉnh của đại chúng
36. Vọng tâm tạm nghỉ
37. Ngoài thân tạm quên
38. Cảm thấy thân khinh an
39. Trụ chỗ khô tịnh
40. Bày đặc bậy bạ
41. Ham thích thơ kệ
42. Chẳng nguyện tiến sâu
43. Cái dụng đề khởi
44. Công năng trừ vọng
45. Công năng trừ ngủ
46. Lạc đường tự tại
47. Vọng tự thừa đương
48. Giới luật sai trái
49. Tâm pháp đều tịch
50. Được chút ít cho là đủ
51. Sanh tâm dụng
52. Hữu tâm dụng
53. Tán tâm dụng
54. Nắm giử dụng
55. Đắc lực dụng
56. Phóng tâm dụng
57. Thân thiết dụng
58. Gián đoạn dụng
59. Thô tâm dụng
60. Miên mật dụng
61. Chẳng gián đoạn dụng
62. Tế tâm dụng
63. Lìa pháp dụng
64. Vô tâm dụng
65. Chân tâm dụng
66. Chuyển thân dụng
67. Đồng thể đại bi
68. Thay chúng chịu khổ
69. Đại từ tạo vui
70. Xót thương chúng khổ
71. Học hạnh Bồ Tát
72. Bố thí
73. Trì giới
74. Nhẫn nhục
75. Tinh tấn
76. Thiền định
77. Trí huệ
78. Hỷ xả
79. Ái ngữ
80. Lợi hành
81. Đồng sự
82. Lập chí hướng thượng
83. Trừ biếng nhác
84. Cung kính
85. Cúng dường
86. Tán thán
87. Giấu điều ác, khoe điều thiện
88. Trừ phỉ báng
89. Dứt tranh cải
90. Ba điều thường không đủ
91. Khuyến trụ Tòng Lâm
92. Phát tâm làm việc
93. Thích làm thanh chúng
94. Tình nguyện làm bếp
95. Biết nhân biết quả
96. Phát thệ nguyện lớn
97. Sự lý dụng
98. Hóa đạo dụng
99. Tha thọ dụng
100. Tự thọ dụng
101. Thiền pháp
102. Tu tạp hạnh
103. Cầu thần thông
104. Hiếu thắng
105. Dụng công phu ngoại đạo
106. Hiểu lầm
107 Công phu chẳng bị thế gian chuyển
108 Công phu chẳng bị thân chuyển
109 Công phu chẳng bị tâm chuyển
110 Công phu chẳng bị hôn trầm chuyển
111 Làm chủ sanh tử
112 Ðầu sào trăm thước
113 Trên bờ vực thẳm buông tay
114 Tuyệt hậu tái tô
115 Qua sơ quan
116 Phá trùng quan
117 Thấu lao quan
118 Buông Không xuống
119 Khai tòng lâm
120 Chánh pháp trụ lâu 
 
THAM THIỀN PHỔ THUYẾT 
Lai Quả Thiền Sư
Việt Dịch: Tỳ Kheo Thích Duy Lực
Từ Ân Thiền Ðường Hoa Kỳ Xuất Bản 1992



57. THÂN THIẾT DỤNG

Nhân vì trước dụng công nắm giữ đắc lực, dù có thể phóng tâm dụng, song còn chưa tránh khỏi gặp đâu thì chướng ngại đó. Cái tâm của dụng tâm duyên theo một tướng, dù chẳng bị lôi mất, nhưng có thể bị tướng ấy kích động hoặc làm ngăn cách, đâu bằng tịnh cũng như vậy, động cũng như vậy, sắc cũng như vậy, không cũng như vậy. Dầu cho sự vật lớn cũng chẳng thể ngăn cách, nhân sự quen cũng chẳng thể ngăn cách, tiếng của âm thanh, động của tâm, biến đổi, sống chết của thân, cho đến thức ngủ, khen chê đều chẳng thể ngăn cách, luôn cả cái chẳng thể ngăn cách cũng chẳng ngăn cách, chính cái ngăn cách ấy cũng chẳng thể ngăn cách.

Thế giới, thân, tâm, còn mất, mộng mị đều chẳng ngăn cách gọi là THÂN, chân thật làm được gọi là THIẾT. Hai chữ THÂN THIẾT, người chưa liễu ngộ nên theo đó thực hành, còn người dụng công đã đến cùng tột thì phải diệt trừ cho sạch. Sao vậy? Phải biết, người hành đạo nếu công phu cạn mà thường quên, ấy là chưa hành đến chỗ sâu, thì phải nhờ hai chữ này để hạ thủ công phu mới dễ nhập đạo. Nếu công phu đã đến thoại đầu thì thân thiết hay không thân thiết đều không màng đến mới có thể đi đến kiến tánh. Việc này trong quá trình dụng công cần phải lưu ý.
 
 

58. GIÁN ĐOẠN DỤNG

Công phu dù rất thân thiết, song cũng có lúc gián đoạn mà chẳng tự biết. Vì sao? Chính ngay lúc dụng tâm biết được thanh tịnh tự tại, hoặc biết được rỗng rang an nhàn, hoặc biết nghi tình đắc lực hay chẳng đắc lực, biết chỗ đắc lực là chỗ nào, chỗ chẳng đắc lực là chỗ nào, cũng gọi là gián đoạn. Ngay trên câu thoại đầu tham cứu, biết tham đến chỗ tịnh, tham đến chỗ sáng sủa hoặc tham hiện ra tướng Phật, bảo tháp, núi sông, đất đai, nam nữ, già trẻ, mình người, tất cả đều gọi là gián đoạn.

Sự gián đoạn trên khác hẳn với công phu của người sơ tham. Người sơ tham, đề thì có tham, quên thì hoàn toàn quên, chẳng biết quên ở chỗ nào.

Còn người lão tham, có lúc trong miệng nói chuyện, tâm biết tham thiền, có lúc tâm đang tham thiền, miệng biết nói chuyện. Hoặc thân làm việc, công phu vẫn còn, hoặc lúc dụng công, thân vẫn làm việc. Hoặc công phu với làm việc đều quên, hoặc công phu với làm việc đồng làm. Hoặc lúc ngủ, công phu thân thiết chẳng biết là mộng, đến khi thức giấc mới biết. Hoặc lúc mộng, trước thấy việc khác, sau thấy dụng công phu, do thiền mà tỉnh. Hoặc đang ngủ không công phu, không mộng tưởng giống như ban ngày. Ấy đều là sự gián đoạn của người lão tham.

Người tham thiền phải khéo tự dụng tâm mới được.
 
 

59. THÔ TÂM DỤNG

Tâm có định loạn, thiền có đắc thất, sự gián đoạn đều do thô tâm này gây ra.

Thô tâm là gì? Như gói nhiều đậu nành trong bao, dù để ở đâu, bên trong ắt cũng lỏng lẻo, hễ mở bao ra thì đổ vãi đầy đất. Nếu đem bao đậu ngâm nước, đậu nẩy mầm nở ra thì làm bao bị bể. Dụ như thô tâm duyên cảnh, tâm cảnh đồng thô, dù thu lại thành một khối, cũng chưa quên các thức. Hơi có chút giãi đãi thì thân tâm tán loạn, nghi tình tiêu mất, tâm thiền cũng tan.

Nếu đem dậu trong bao xay nát hòa với nước nhồi thành một khối, ắt từ bên trong bỏ được đậu, bên ngoài diệt được mầm, chẳng còn sanh ra đậu nữa. Cũng như vậy, các vọng lăng xăng thu về một niệm, ngay ở trên niệm ấy, dùng sức của câu thoại đầu tham cứu quét sạch hết trần lao, cặn cáu chẳng còn, tham thành một khối, ắt từ bên trong khử vọng, bên ngoài khử trần, tự chẳng phát sanh thô tâm vậy.
 
 

60. MIÊN MẬT DỤNG

Công phu gián đoạn ở trước rõ ràng là do thô tâm làm thành. Đã nói là thô tâm thì cần phải tiến thêm một bước nữa. Công phu miên mật, miên như sợi tơ, mật như vải bố. Do một sợi tơ mà thành miên, từ một đường chỉ mà thành mật. Công phu do một pháp mà thành phiến, từ một niệm mà thành khối.

Cũng như đem tơ dệt thành vải bố, sợi dệt dày (MIÊN) chẳng thông gió tức là xuất thế vô lậu, như vải bố dệt kín (MẬT) chẳng lọt mưa tức là thế giới vô lậu. Nếu tham được đến chỗ pháp thế gian và pháp xuất thế gian cùng câu thoại đầu đồng một pháp, tâm thế gian và tâm xuất thế gian cùng câu thoại đầu đồng một tâm, là cái đạo MIÊN MẬT sâu vậy.

Người làm được công phu miên mật thì quy củ thuần thục, oai nghi nghiêm túc, cử chỉ đoan chánh, ngữ ngôn giản thiểu, người đời đều tôn là Thượng Tọa.

Xin gửi lời nói với người tham thiền rằng : Chớ nghi tham thiền có nhiều chỗ khó, chỗ vi tế của tham thiền làm cho người ta sợ thế này thế nọ. Than ôi! Nếu có thể như con tằm nhả tơ, bắt đầu từ một sợi cho đến cuối cùng làm thành một kén, khoảng giữa không có gián đoạn, đó là công phu miên mật rõ ràng. Bằng không, há người chẳng bằng vật ư!
 
 

6l. CHẲNG GIÁN ĐOẠN DỤNG

Gián đoạn đều là thô tâm. Do miên mật mà thành chẳng gián đoạn.

Đó là quá trình dụng công.

Công phu dụng đến chỗ ngoài không có trần cảnh để quên, trong không có thân tâm để giữ. Một câu thoại đầu quên ngày tháng, tuyệt sớm chiều. Từ công phu mà ngủ, từ công phu mà dậy, mộng cũng từ công phu mà thức tỉnh, đây gọi là chẳng gián đoạn.

Người công phu đến chỗ chẳng gián đoạn thì Long Thiên chẳng thấy thân họ, Quỷ Thần chẳng thấy tướng họ. Họ không nghe như người điếc, không thấy như người mù, nghe tiếng mắng mà chẳng biết duyên cớ, bị đánh đập mà chẳng biết đau đớn. Thoại đầu làm cho giận hờn chạy mất, nghi tình làm cho yêu ghét trốn mất. Bất cứ cái gì hiện trước mắt đều chẳng màng đến. Dù Phật cùng ngồi với họ, họ cũng quên đó là Phật. Phật ma đều chém, phàm thánh đều hất bỏ. Người đầu đồng trán sắt thấy được thì đầu trán cũng bị vỡ, người ba đầu sáu tai nghe được thì tâm ý cũng thành tro. Công phu chẳng gián đoạn thật có sự thần diệu như thế.
 
 

62. TẾ TÂN DỤNG

Công phu chẳng gián đoạn, đầu tiên thần diệu, kế đó toàn chân, dù nói phi phàm song vẫn còn nhiều thô.

Nay nói tế tâm dụng, tất cả pháp dụng tâm trước kia như ném đại địa ra ngoài hư không, như một chổi quét sách bụi bậm khắp thế giới. Ngước lên chẳng thấy hư không, cúi xuống chẳng thấy đại địa. Công phu của tế tâm có sức như thế, người mộ đạo sao chẳng làm thử!

Người sơ tham thường khi có thô niệm chưa dừng, lúc ấy đối với công phu tế tâm, miễn cưỡng dụng lưu tâm tế, hữu tâm tế, đè nén tế, tạo tác tế. Các tế dụng này đều do toàn thô làm thành. Do thô mà thành thì chẳng phải tế, là chọi với cái chân tế.

Cái tế của người lão tham thì quên thô quên tế, tế đó lại thêm tế.

Mặc dù nói tế mà chẳng gọi là chân tế, vì chân tế tức là vô tế vậy. Người xưa nói : "Một niệm bất giác sanh tam tế, cảnh giới làm duyên sanh lục thô" là nghĩa này vậy. Cũng như đem đại địa chia làm bốn phần, bỏ ba phần còn lại một phần, rồi lại chia phần này làm bốn, bỏ ba phần còn lại một, cứ thế tiếp tục chia mãi cho đến thành lân-hư-trần, các trần kia thảy đều bỏ hết. Lân-hư-trần này tức là tế tâm vậy. Cái tế của tế tâm đâu thể tỷ dụ, chỉ khi công phu dụng đến chỗ này mới biết lời tôi chẳng sai.
 
 

63. LÌA PHÁP DỤNG

Trước dụng công phu tế tâm còn có một lân-hư-trần, đến đây phải lìa nó, cho nên gọi là lìa pháp dụng. Pháp này tức là pháp tham thoại đầu, tại sao phải lìa nó? Vì tâm tức là pháp, pháp tức là tâm. Ban đầu thì tâm pháp khó được nhất như, kế thì tâm pháp được nhất như. Nay tâm pháp chẳng được nhất như, là vì câu thoại đầu còn lạ. Ra sức tham cứu, từ lạ thành quen, cứ đi thẳng đến chỗ cùng tột cội nguồn, đường về quê cũ sẽ chẳng còn xa. Do đây, dụng pháp của tự tâm, chẳng dụng pháp khác. Nói lìa pháp là lìa cái pháp ở ngoài câu thoại đầu (lân-hư-trần), chứ chẳng phải lìa câu thoại đầu. Như tự mình không có tiền, phải mượn tiền người khác dùng, tự mình đã có tiền, phải dùng tiền của mình. Cho nên lìa pháp bên ngoài, dùng pháp tự tâm (pháp thoại đầu), chứ chẳng phải lìa pháp mà không có pháp để dùng. Đến đây dù pháp quên mà người chưa quên. Pháp tức là thiền tham, người tức là tâm tham. Chẳng nhờ pháp tham cứu, chỉ dùng tâm tham cứu. Tham thẳng chẳng ngừng, chẳng chút tạm trụ. Khi ấy, Diêm La thấy liền chắp tay, Quỷ Thần thấy bèn quy y. Ngàn Thánh muôn Hiền đều đi đường này mà thành tựu. Công năng của quên pháp làm kinh hãi trời đất, ai chẳng hâm mộ!
 
 

64. VÔ TÂM DỤNG

Người xưa nói : "Hữu tâm dụng đến chỗ vô tâm, vô tâm còn cách một lớp rào". Trước lúc vô tâm thì mưa gió sấm chớp đều ở trong hư không. Sau khi vô tâm thì gạch ngói sỏi đá đều quy về đại địa, đây gọi là chân vô tâm.

Nói vô tâm, chẳng phải không có tự tâm, cũng chẳng phải không có đạo tâm, chỉ là không có tâm muốn thành Phật làm Tổ, không có tâm muốn minh tâm kiến tánh, không có tâm thế gian, xuất thế gian, không có tâm yêu ghét lấy bỏ, không có tâm thế pháp, Phật pháp, không có tâm hữu vi, vô tri, không có hai tâm, không có một tâm, tức là chỉ cái vô tâm dụng này, cũng là chỗ Thiền Tông nói "lìa tâm ý thức tham" vậy.

Cái công của vô tâm có trước khi Phật chưa thành, trước khi chúng sanh chưa sanh. Đạo vô tâm này là pháp Thiền trực tiếp truyền từ Phật Thích Ca, có thể khiến cho người gỗ nhảy múa, hổ đá nuốt dê, ẩn thân trong bầy trâu đất, cướp thức ăn trong động rắn sắt. Dẫu cho muôn Tổ đồng thanh ngợi khen đạo nhân vô tâm này, mà ngàn Phật ra đời cũng khó thấy được.
 
 

65. CHÂN TÂM DỤNG

Chân tâm cùng với giả tâm đều đồng một dụng. Tối sơ (ban đầu) dụng công đến tối hậu (cuối cùng) dụng công không có một chút thay đổi. Nên cái pháp sơ hậu đồng nhau, cái tâm sơ hậu chẳng khác, cái dụng sơ hậu cũng vậy. Như người đi đường vạn dặm, bước đầu tiên lên đường và bước cuối cùng đến nhà đều dùng chân đi, chẳng dùng cái khác, thế nên nói sơ hậu đồng nhau. Chẳng qua người căn khí lớn thì một bước đến nhà, dọc đường không bị trở ngại, niệm trước có thể nói là phàm phu, niệm sau có thể nói là bậc thánh. Sự sai biệt của thánh phàm chỉ cách một niệm, đâu nhọc đi xa, đây là thượng căn.

Người căn hơi cạn, sức tin nếu mạnh, tối sơ ôm chặt một câu thoại đầu dù chết chẳng buông, cho đến chỗ tối hậu dụng tâm, dọc đường bị chướng ngại đều không màng đến, đây là trung căn.

Người căn nhỏ hơn nữa, đầu tiên từ trên câu thoại đầu dụng tâm, gặp việc bị trở ngại, cử chỉ trái phạm, biến đổi như gió mây, thay đổi như trời tạnh chuyển mưa, lúc tiến lúc thoái, mất hết ngày giờ. Dù cho ra sức tiến tới, sau cùng đến chỗ đầu sào trăm thước còn dễ, tiến thêm một bước nữa thì khó. Người tử thủ chỗ này xưa nay rất nhiều.

Chân nghi, nghi là nhân của ngộ, ngộ là quả của nghi. Nhân tiểu nghi khai quả tiểu ngộ. Nhân đại nghi khai quả đại ngộ. Nhân chân nghi khai quả chánh ngộ. Nhân chẳng nghi cảm quả chẳng ngộ. Người phát chân nghi, lúc nghi giống như đi ngồi bất an, không ăn mà quên đói, không tỉnh mà quên ngủ, ngoài như ngu ngốc, trong như người si. Lúc thời tiết đến (đại ngộ), kinh thiên động địa, cùng Phật, Tổ sánh vai, cùng chúng sanh bình đẳng, há chẳng vui ư!
 
 

66. CHUYỂN THÂN DỤNG

Như từ đất bằng đi lên núi cao, ngay lúc động chân, bùn đất dính giày, thân thể nhơ nhớp. Người sức tin đầy đủ chẳng màng đến thân. Người sức tin hơi yếu rửa sạch rồi mới đi. Lúc đi đường qua hầm qua hố, bị gai gốc, sỏi đá ngăn trở giữa đường, cất bước khó khăn. Đói khát bức ngặt, cô độc không có bạn bè, trông xa núi cao chót vót mà khiếp đảm chân run. Sức đi đường bằng không nhiều, tâm muốn lên cao lại yếu. Đi lâu ngày đến chân núi, bị cọp sói rắn beo đón đường làm cho kinh sợ. Bước từng bước một, tay chẳng thể buông, chân lại bước nhanh, có người ở giữa đường dừng nghỉ, có người đi thẳng lên trên, hễ gặp tảng đá chặn đường, đường đi chật hẹp, hễ tay buông thì thân lăn xuống đất bằng. Than ôi! Đau đớn thay! Trở lại y như cũ, uổng chịu cực khổ mà không tiến được bước nào. Nghĩ đến mà chẳng đau lòng ư! Dù là bước lại dấu cũ cũng rất khó vậy.

Nếu có thể một phen dũng mãnh lên núi thẳng đến chót đảnh, nhìn ra bốn phương không có đường đi, đây gọi là :

"Người ngồi tại đầu sào trăm thước,

Mặc dù được nhập chưa phải chân"

Tự nghĩ : Ở lại lâu thì không thể được, ẩn giấu thân cũng không có chỗ, tiến thêm một bước nữa, ngay đó thừa đương, đây gọi là :

"Đầu sào trăm thước tiến bước nữa

Mười phương thế giới hiện toàn thân"

Lại như mang thai đủ tháng, đến lúc lâm bồn, ồ lên một tiếng (NGỘ) như thùng sơn lủng đáy. Lỗ mũi trước khi chưa sanh cùng diện mục sau khi đã sanh cách nhau chẳng xa. Ngay đây chuyển thân rồi, rất cần lưu ý. Khi chưa chuyển thân là phàm phu, đã chuyển thân rồi thành bậc thánh. Dẫu cho đổi phàm thành thánh nhưng vốn là chính mình, chẳng phải người khác.

Hê! Trên đầu còn thiếu ba mươi gậy!
 
 

67. ĐỔNG THỂ ĐẠI BI

Trước khi chưa ngộ cùng là phàm phu mà không biết, sau khi đã ngộ mới biết là chúng sanh. Như Đức Thế Tôn thấy sao mai mọc ngộ đạo, ba lần than rằng : "Lạ thay! Tất cả chúng sanh đều có trí huệ đức tướng Như Lai, đều do vọng tường chấp trước mà chẳng thể chứng đắc"! Rồi ngài tuân theo nguyên tắc độ sanh của chư Phật quá khứ, việc mình đã xong, lấy hoằng pháp lợi sanh làm sư nghiệp.

Ngoài ra không có việc ước mong hàng Bố Tát từ sơ địa đến thập địa quét sạch vô minh, người trong quả La Hán mau hết tập khí, các vị Thiên Vương bỏ thú vui mà cầu ngộ đạo, các loài Tu La bỏ sân hận mà phát thiện tâm. Xin thỉnh tứ thánh, chư Thiên bát bộ hải chúng, tôi cùng nọi người đồng chung một thể phát tâm đại bi cứu khổ chúng sanh gấo chớ để huỡn.

Lại xin đồng học đại nguyện của chư Phật, hư-không-giới-tận, chúng-sanh-giới không, tâm độ chúng sanh của tôi không có cùng tận. Nếu còn một chúng sanh chưa thành Phật, bi nguyện này của tôi bằng số chúng sanh chưa thành sanh vô biên, nguyện của tôi vô biên. Dù thường đi trong lục đạo, qua lại trong bốn loài, một ngày còn chúng sanh là một ngày còn nguyện của tôi. Xin thỉnh mười phương đại đức sao không vui lòng lái thuyền đại nguyện, cùng dạo biển chúng sanh, há chẳng vui ư!
 
 

68. THAY CHÚNG SANH CHỊU KHỒ

Kinh Phạm võng nói : "Tất cả người nam là cha ta, tất cả người nữ là mẹ ta". Đâu chẳng lo hiếu dưỡng, phải nên thay thế chịu khổ. Đã là cha mẹ, sao lại gọi là chúng sanh.

Phải biết, hai chữ "chúng sanh" là đương nhiện để cho Phật, Bồ Tát gọi. Chúng ta gọi "chúng sanh" dường như chẳng cung kính, vì chúng sanh đều là cha mẹ quá khứ là chư Phật vị lai> Từ nay, về sau, có ngưới đánh ta là cha mẹ quá khứ đánh ta, có người mắng ta là chư Phật vị lai mắng ta. Ta thấy người gánh không nổi cái gánh nặng, ta mau đến gánh giúp. Thấy người đẩy xe không nổ, ta mau đến đẩy giúp. Thấy người giết heo de gà chó, ta khuyên người sát sanh hãy dừng tay. Nếu họ chẳng, dừng ta có tiền thì chuộc con vật, nếu không tiền thì khuyên họ. Khuyên chẳng được thì dùng tâm cung kính quy y cho con vật, tìm mọi phương tiện để cứu độ. Thấy người té xuống soông, mau đem thuyền bè cứu vớt. thấy người gặp tai nạn mau đem tiền giúp đỡ. Thấy trâu ngựa heo dê, lấy bi tâm truyền giới quy y cho chúng. Thấy con trùng con kiến, mau dùng tâm thống thiết quy y cho chúng. Thấy người phỉ báng Tam Bảo thì dùng lời lành an ủi họ. Thấy người khinh khi Tăng Ni, liền hết sức khuyên giải họ. Lại phát đại nguyện thay người địa ngục để họ thoát khổ sanh lên trời, người, thay thế ngạ quỷ để chúng hết đói được no, thay thế mọi người chịu khổ để họ được vui. Đây gọi là thay thế chúng sanh chịu khổ.
 
 

69. ĐẠI TỪ TẠO VUI

Phải biết một người dù có làm hết sức mình cũng chẳng dễ gì thực hiện được sự an vui trọn vẹn cho loài người. Sao vậy? Vì gốc của sự an vui chẳng ra ngoài hai con đường đạo và đức. Ngoài đạo đức thì không có biện pháp nào khác. Đạo là lìa sự chống trái của đời. Đức là cảm được người sùng kính tin cậy. Người đủ đạo đức thì đối với người đời bất cứ lúc nào tâm cũng vô trụ (không bị dính mắc), nên gặp gì cũng vui.

Lại nữa, nghèo lấy tiền của làm vui, bệnh lấy mạnh làm vui, không có con lấy sanh con làm vui, đắm chìm lấy ra khỏi nước làm vui, bị tù đày lấy ra khỏi ngục làm vui, đói khát lấy no nê làm vui, xuất gia lấy ngộ đạo làm vui, khổ lấy hết khổ làm vui. Đây là nhu cầu của con người ở thế gian, thật chẳng dễ gì có được cái vui lớn!

Nếu người được chí chân thường lạc, đối với tất cả người thế gian khiến cho bỏ ác làm thiện, tránh sự xảo trá giết hại, cứu giúp kẻ bệnh nghèo, cúng dường Tam Bảo.... Đây là khéo tạo vui cho người vậy.
 
 

70. XÓT THƯƠNG CHÚNG KHỒ

Bậc La Hán và Bồ Tát từ sơ địa đến thập địa còn có cái khổ của sanh tử biến dịch, tất cả Chư Thiên có cái khổ của năm tướng suy, A Tu La có cái khổ của giận hờn tranh đấu, người khắp thế gian có cái khổ của sanh già bệnh chết, địa ngục có cái khổ của thiêu đốt, ngạ quỷ có cái khổ của đói khát, súc sanh có cái khổ của ăn nuốt lẫn nhau. Cái khổ của chín giới lớn nhỏ bất đồng. Sai biệt của một niệm đưa đến sự thăng trầm riêng khác.

Ở đây chỉ những điều người ta có thể thấy nghe trong loài người và loài súc sanh. Giàu có cái khổ sợ nghèo, nghèo có cái khổ muốn giàu, đi học có cái khổ khó tiến thân, làm ruộng có cái khổ thất mùa, buôn bán có cái khổ bán ế, làm thợ có cái khổ thất nghiệp. Lại, thú rừng có cái khổ bị bắt, gia súc có cái khổ bị vô nồi nước sội, loài chim bay có cái khổ bị giăng lưới, loài dưới nước có cái khổ ăn nuốt lẫn nhau. Ta nghĩ chúng khổ, ai có thể làm chúng thoát khổ, lòng đau xót rơi lệ dầm dề!

Muốn làm cho tất cả thoát khỏi khổ, trước hết cần phải trị tận gốc. Pháp trị tận gốc là khuyến thỉnh chư Thượng-thiện-nhân tu pháp xuất thế gian, chứng quả xuất thế rồi dạy loài người cùng loài chẳng phải người (phi nhân) vượt ra thế gian, đây là thiện pháp tối thượng. Pháp trị ngọn là người có trách nhiệm độ chúng sanh, mắt thấy cái khổ nào cũng hết lòng tìm cách cứu giúp, tai nghe đến cái nạn nào cũng liều mình thay thế cho người được thoát. Khuyên mọi người kính tin Tam Bảo, sau khi quy y trồng nhân xuất thế. Thấy tất cả sinh linh, đem pháp âm của Tam Bảo rót vào tai khiến cho chúng được nghe thì nhân xuất thế cũng trồng sâu dần. Đây là tận cùng đạo cứu khổ vậy!
 
 

71. HỌC HẠNH BỔ TÁT

Ở địa vị phàm phu cứ lấy tham lam không chán cho là khoái, chẳng lấy "biết đủ" để làm vui. Tham lam là tổn người lợi mình, khoét thịt người để bồi bổ mình, chẳng màng đến ngưởi nghèo, chỉ lo ta giàu, cho đến tổn thương mạng người để nuôi dưỡng mạng mình. Do nhấn ác này, mình người trả báo lẫn nhau. Nếu suy rộng ra, một xứ như thế, một nước như thế, cho đến phổ biến khắp nơi, khi nhân quả chín mùi, bỗng nổi một niệm hung ác tạo ra tai biến lớn lao, đây là do nhiều đời nhiều kiếp tạo nhân mà thành. Muốn tránh khỏi tai kiếp lớn trước hết phải bỏ tham lam. Cái hành vi tham lam đều do tâm niệm con người phát khởi. Muốn biến tai kiếp thành an vui phải học gương đức Phật ở trong nhân địa, lúc hành đạo Bồ Tát đối với loài người đã xả bỏ đầu mắt não tủy, mặt mũi lưỡi răng để cứu người tai ách. Những tròng con mắt Phật xả bỏ, trải khắp đất của tam thiên đại thiên thế giới đến nỗi chẳng còn chỗ trống để cắm mũi kim.

Đối với loài chim bay, ngài đã cắt thịt cho chim ưng ăn. Đối với loài thú chạy, ngài đã xả thân cho cọp đói. Có một đời vì thương loài côn trùng, ngài biến thành một con ếch để cho bầy kiến bao vây ăn thịt. Lúc ấy, có một con quạ vội quắp con ếch bỏ xuống nước. Con ếch không chịu và nói : "Thà tôi chết để cho lũ kiến no. Tôi nếu xuống nước, cả bầy kiến đều chết". Đó là ngài ở trong loài sống dưới nước hành đạo Bồ Tát. Con quạ lúc đó là tiền thân của ngài A Nan. Bầy kiến là tiền thân của chúng La Hán. Con ếch là tiền thân của đức Phật.

Ước mong người học Phật đều ra tay xung phong tiến tới học hạnh Bồ Tát độ các hữu tình. Nếu có thể làm đến hai ngàn Bồ Tát để độ một ngàn chúng sanh thì có gì là khó!
 
 

72. BỐ THÍ

Bố thí là một hạnh trong lục độ. Muốn hành đạo Bồ Tát độ tất cả chúng sanh, trước hết phải độ bằng cách bố thí.

Phải biết, tâm bệnh của chúng sanh, dù là Phật sống hiện ra ở trước chúng sanh, nếu chúng sanh ấy vô duyên cũng chẳng muốn gặp Phật, dù Phật hiện các thần thông trước chúng sanh, chúng sanh cũng không muốn tin Phật. Sao vậy? Vì họ tưởng rằng đối với gia đình họ vô ích, đối với bản thân họ cũng vô ích. Dẫu cho tướng hảo, thần thông của Phật mà gặp chúng sanh vô duyên, họ cũng khó sanh lòng kính tin nên bỏ qua chẳng màng đến. Người hành đạo Bồ Tát đối với kẻ vô duyên thì gieo duyên cho họ, họ không tiền thì cho tiền, họ không vật thì cho vật, họ không áo thì cho áo, họ không có ăn thì cho ăn. Các chúng sanh ấy nhớ đến cái ân đức cứu giúp, chẳng những đời này không quên mà đời đời kiếp kiếp cũng khó quên. Thế nên muốn độ chúng sanh cần phải hành bố thí để gieo duyên.

Người hành đạo Bồ Tát phải dùng Vô Tận Thí :

Như có người hận ta thì bố thí hoan hỷ. Có người phỉ báng ta thì bố thí vui vẻ. Có người trộm cắp của ta thì bố thí tiền của. Có người hại ta thì bố thí thân mạng. Có người đánh mắng ta thì bố thí nhẫn nhục. Thấy người không áo liền cởi áo trên thân mình để bố thí. Thấy người đói liền đem phần cơm mình cho ăn. Thấy người không tiền xe liền đem tiền giúp đỡ. Thấy người đánh nhau bèn vội khuyên can. Thấy cha đánh con liền dùng lời khéo an ủi. Thấy con ngỗ nghịch với cha liền ngăn trở. Thấy mẹ chồng độc ác đánh nàng dâu liền khuyên can ra cho nàng dâu chạy thoát. Thấy nàng dâu hỗn với mẹ chồng liền ngăn cản. Người hành đạo Bồ Tát không phân biệt tăng tục, nam nữ, chỉ cần trong thân ngoài thân đều bố thí hết. Ấy mới là cái hạnh bố thí của đại Bồ Tát.
 
 

73. TRÌ GIỚI

Một chữ GIỚI chẳng những Tăng ni phải hành mỗi ngày, không được tạm lìa một khắc mà ngay cả mọi người ở thế gian cũng chẳng được tạm lìa. Sao vậy? Người tại gia có giới cờ bạc, có giới hút thuốc, có giới tà dâm, có giới lừa gạt, có giới sát sanh, có giới bất hiếu, có giới bất trinh, có giới uống rượu, có giới bất từ (bi), có giới ngỗ ngịch, có giới bất chánh. Một chữ GIỚI này, đối với người tại gia thông dụng không thiếu, thiếu một điều không GIỚI, liền thành tệ hại.

Bậc xuất gia chúng ta đã thọ Tam đàn đại giới đàng hoàng, mười điều của Sa Di, hai trăm năm mươi điều của Tỳ Kheo, mười trọng bốn mươi tám khinh của Bồ Tát. Nếu giữ giới kỹ lưỡng, một chữ cũng không sót, không chút vi phạm thì công cũng chưa lớn. Phải từ giới vào định, do định phát huệ, phá ngu si, mở trí huệ, dựng pháp tràng, lập tông chỉ, mới là công lớn của GIỚI.

Ước mong người học Phật chúng ta mau đem Tam đàn giới bổn ra xem qua nhiều lần, xét nét kỹ lưỡng, nghiên cứu sự quan hệ trong giới, danh nghĩa trong giới tướng, thấu triệt đúng như pháp thì mới biết trong cuộc sống hàng ngày của mình, ngoài việc giữ giới ra không có việc nào hơn nữa. Nếu lỡ phạm thánh giới, phải nói thật là phạm, chẳng nên che giấu. Che giấu ắt phạm thêm một giới vọng ngữ. Người lỡ phạm cũng chẳng nên sợ, chỉ sợ chẳng biết mình phạm hoặc biết mà chẳng sám hối, thì ngàn Phật cũng chẳng thể cứu. Nếu phạm liền sám hối, sám hối rồi vĩnh viễn không còn tái phạm thì sám hối mới diệt được tội. Nếu sám rồi chẳng hối cải, vẫn tạo tội phá giới như cũ thì không cứu được. Phải biết, cái công tự mình trì giới còn là nhỏ, cái công khuyên người trì giới mới là lớn.
 
 

74. NHẪN NHỤC.

Người đời thường nói : "Chữ THA THỨ cao không bằng chữ NHẪN NHỤC, chữ NHẪN NHỤC trên tâm như một cái dao". Lời này thật không sai.

Phạn ngữ Ta Bà, Trung Hoa dịch là Kham nhẫn, nói thẳng tức là thế giới nhẫn nhục. Nếu có thể nhẫn được mọi việc, nhẫn được mọi nơi mọi lúc thì tự có thể từ nhẫn vào đạo, Phật ở nhân địa bị vua Ca Lợi chặt cắt thân thể ra từng mảnh được thành hạnh nhẫn, được gọi là nhẫn nhục tiên nhơn, chứng được hạnh nhẫn nhục trong lục độ. Chúng ta đang hành đạo nhẫn nhục, như muỗi đậu trên đầu cắn ta đau chẳng thể nhẫn, phải nhịn cho nó cắn no rồi bay đi, còn saün sàng muốn nó đến cắn nữa, đó là nhẫn nhục thành. Lúc tọa hương hoặc lạnh hoặc nóng chẳng màng, chỉ muốn nắm chặt công phu không để mất, đó là nhẫn thành. Hoặc người ở đơn bên cạnh hôi nách, mồ hôi chua, thân hôi, miệng thúi, chân hôi, nên xem là mùi hương, nghĩ là hương vị lâu ngày chẳng chán, đó là nhẫn thành. Trụ Tòng Lâm, bị các vị chứvc sự ức hiếp, càng ức hiếp chẳng những thân không vọng động mà ngay cả niệm cũng không vọng động, đó là nhẫn thành. Vị chức sự hoặc đánh ta mắng ta, chẳng những ta chẳng nổi phiền não, lại còn sanh tâm hoan hỷ, một khi qua rồi thì thôi, đó là nhẫn thành. Quần áo, đồ vật bị người ăn cắp, thà mặc áo rách hay ở trần cũng không nổi phiền não, không thấy lỗi người, đó là nhẫn thành. Như tâm dâm nổi dậy mạnh mẽ, liền cắn chặt hàm răng tham thiền, thề rằng :

"Nếu ta dùng tâm dâm dâm dục với người, nguyện sanh xuống địa ngục, hoặc mù hai mắt, hoặc thổ huyết mà chết". Lại, hoặc có người muốn phá giới thể của ta, thà đưa đầu cho người ta chặt, chứ ép ta phá giới thì chẳng được, đây gọi là đại nhẫn. Hoặc có người dụ dỗ ta ăn thịt uống rượu, ta thà ăn cứt, uống nước đái chớ chẳng nếm một chút rượu thịt, đây cũng gọi là chân nhẫn vậy.
 
 
 


 


 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

白骨观 危险性 î ï 佛教中华文化 妙蓮老和尚 願力的故事 放下凡夫心 故事 ï¾ï½½ 人生是 旅程 風景 五藏三摩地观 Nhóm trẻ nào có nguy cơ tử vong 五痛五燒意思 トO con Vì sao nên ăn rau cải xoăn tuyết Trung tâm Pháp Bảo tổ chức buffet chay ï¾ ï½½ noi nuong nhưng chịu được thống khổ mới có Lòng biết ơn và đền ơn quan Dịch Tờ Đêm ban se thay yeu doi chết khát bên cạnh dòng sông Nấu tin căn É cồn tạng vãµ dan Người mai chua xua tảng cẠtạm 1945 Đổi học khóa dấu nguyên